intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài: “Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông” – luận văn nhằm chỉ rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật về tiếng hát làm dâu trong dân ca của người Mông. Qua đó làm rõ số phận của người phụ nữ khi làm dâu và tục lệ hôn nhân của người Mông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam: Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––– LÊ THU HƯỜNG TIẾNG HÁT LÀM DÂU TRONG DÂN CA DÂN TỘC MÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––– LÊ THU HƯỜNG TIẾNG HÁT LÀM DÂU TRONG DÂN CA DÂN TỘC MÔNG Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Ngọc Anh và sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thu Hường i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Ngọc Anh - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giảng viên khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Thu Hường ii
  5. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 9 NỘI DUNG.......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 10 1.1. Dân ca Mông trong không gian văn hóa, văn học Mông .............................. 10 1.1.1. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học ........................................................ 10 1.1.2. Dân ca Mông - giai điệu giàu bản sắc trong văn hóa, văn học Mông............... 15 1.2. Hình ảnh người phụ nữ Mông trong dân ca dân tộc Mông ........................... 23 * Tiểu kết chương 1............................................................................................. 27 CHƯƠNG 2. TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ LÀM DÂU TRONG DÂN CA MÔNG................................................................................................ 29 2.1. Tâm trạng nhớ thương khi làm dâu .............................................................. 30 2.1.1. Nỗi nhớ về gia đình ................................................................................... 30 2.1.2. Nỗi nhớ về thời thanh xuân tươi đẹp......................................................... 32 2.2. Sự phiền muộn trong phận làm dâu ............................................................. 37 2.2.1. Nỗi lòng về thân phận làm dâu nhỏ bé.................................................... 38 2.2.2. Tâm trạng ngột ngạt trong cuộc sống ở gia đình chồng .......................... 41 2.3. Ước vọng của người phụ nữ khi làm dâu ..................................................... 46 iii
  6. 2.3.1. Ước vọng trở về với cuộc sống tự do ........................................................ 46 2.3.2. Phụ nữ Mông mạnh mẽ vượt lên số phận ................................................. 50 * Tiểu kết chương 2............................................................................................. 53 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TIẾNG HÁT LÀM DÂU TRONG DÂN CA DÂN TỘC MÔNG ............................................................ 55 3.1. Ngôn ngữ ...................................................................................................... 55 3.1.1. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân tộc Mông ............................................................................................ 56 3.1.2. Một số biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ dân ca Mông ..................... 60 3.2. Hình tượng nghệ thuật.................................................................................. 64 3.2.1. Hình tượng về loài vật (trâu, bò) ............................................................... 65 3.2.2. Hình tượng nước mắt ................................................................................ 67 3.2.3. Hình tượng lá ngón.................................................................................... 69 3.3. Quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian Mông ....................................... 71 3.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ......................................................... 71 3.3.2. Quan niệm về hiện thực cuộc sống khắc nghiệt nhiều hủ tục đối với người phụ nữ .................................................................................................................. 78 * Tiểu kết chương 3............................................................................................. 83 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 84 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 87 PHỤ LỤC iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân tộc thiểu số nói chung là một bộ phận quan trọng tạo nên nét vẽ hoàn chỉnh cho bức tranh văn học Việt Nam. Trong đó, dân ca của đồng bào dân tộc thiểu số được xem là một trong những bộ phận quan trọng để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh đó. Nó là nét phác họa cơ bản giúp ta hình dung được đời sống vật chất, tinh thần cũng như lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc đó từ thời điểm khai sinh cho đến ngày nay. Nguồn dân ca giống như một trung tâm lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa quý giá cho mỗi dân tộc với đặc trưng của nó là hình thành và tồn tại trong tổng thể văn hóa dân gian. Hiểu dân ca cũng có nghĩa là hiểu tâm tư, tình cảm, phong tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ... của dân tộc đó. Đặc biệt trong một địa phương có cộng đồng người dân tộc thiểu số đa dạng mà chủ yếu là người dân tộc Mông thì vấn đề nghiên cứu dân ca của các dân tộc ở đây lại càng cần được chú trọng hơn. Thông qua lời văn trong dân ca, người Mông đã lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha truyền lại, đồng thời thể hiện ước mơ về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Khi nghe và cảm nhận dân ca Mông, chúng tôi bị hấp dẫn bởi nội dung phong phú, sự phản ánh những phong tục tập quán truyền thống đa dạng sinh động cùng nghệ thuật biểu hiện độc đáo, mộc mạc mà đậm triết lí sống sâu xa của tộc người Mông. 1.2. Đồng bào dân tộc Mông thường được biết đến với nhiều nét văn hoá độc đáo và nơi đây cũng chính là một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng phong phú đa dạng. Nhận xét về giá trị của dân ca Mông, Chế Lan Viên từng viết: “Có hàng trăm bài có thể nằm không hổ thẹn trong những tập thơ hay của thế giới” [24; tr. 16]. Đó là kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu của dân tộc Mông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Cũng như người Việt, ngay từ thuở nằm nôi, người Mông đã quen với dân ca qua lời ru tiếng hát của bà, của mẹ. Lời ca tiếng hát sẽ theo họ trong suốt cuộc đời từ lúc bé cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Dân ca Mông đã làm tròn sứ mệnh trong việc lưu giữ nỗi lòng của người bình dân. Trong thế giới đó, nổi bật lên là những bài dân ca về đời sống tinh thần của người phụ nữ Mông đặc biệt phận làm dâu của người phụ nữ với 1
  8. nội dung chính yếu được phản ánh là nỗi thống khổ, bế tắc của kiếp làm dâu. Nghiên cứu những bài dân ca ấy, chính là tìm hiểu và khám phá về niềm vui cũng như những đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ. Người phụ nữ Mông luôn là nạn nhân của chế độ phong kiến, của bọn cường hào và chúa đất. Họ bị thủ tiêu quyền tự do, quyền hạnh phúc và thậm chí cả quyền sống, quyền làm người. Dân ca chính là nơi họ gửi gắm biết bao nỗi niềm. Ẩn đằng sau mỗi câu hát là biết bao niềm vui, nỗi buồn, với rất nhiều những sắc thái, cung bậc tình cảm khác nhau đồng thời thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong cuộc sống thường ngày. Điều đó giúp các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc hiểu rõ hơn về đời sống tinh thần của người phụ nữ Mông, đặc biệt trong tục hôn nhân. Từ đấy, giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp trong đời sống và bồi dưỡng cái đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam hôm nay, đồng thời xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp trong đời sống văn hoá tinh thần nhân dân là một yêu cầu ngày càng cấp thiết, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 1.3. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm tới vấn đề văn hoá miền núi đặc biệt là khu vực các dân tộc thiểu số vùng cao. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [33]. Vì vậy, việc sưu tầm, khai thác di sản dân ca của vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Mông sẽ giúp các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn học dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Góp phần giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp trong đời sống và bồi dưỡng cái đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam hôm nay, đồng thời xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp trong đời sống văn hoá tinh thần nhân dân là một yêu cầu ngày càng cấp thiết, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp Cách mạng hiện nay cũng như lâu dài. 1.4. Trong quá trình nghiên cứu về đời sống tinh thần của người phụ nữ, đặc biệt người phụ nữ khi làm dâu, đã có nhiều tác giả quan tâm đến việc tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ Mông. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn và giới thiệu thơ của một số tác giả dân tộc Mông 2
  9. trong các tuyển tập thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung; hoặc những bài viết riêng lẻ của một số tác giả, ít có công trình nghiên cứu một cách quy mô. Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu về người phụ nữ Mông trong văn học mới chỉ dừng lại ở mức độ điểm qua, như những nét phác thảo, chưa toàn diện và hệ thống, chưa làm nổi bật được thân phận người phụ nữ Mông đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam nói chung. Do đó, rất cần thiết phải có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo, nhằm chỉ ra được hình ảnh người phụ nữ khi làm dâu đặc biệt là nỗi lòng của họ để độc giả có cái nhìn cụ thể về phận làm dâu người phụ nữ Mông. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông” cho luận văn của mình. Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong muốn hiểu rõ hơn về thân phận làm dâu của người phụ nữ trong dân tộc Mông, qua đó hiểu được quan niệm về hôn nhân của người Mông cũng như phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của dân tộc này thông qua các làn điệu dân ca. Mặt khác, qua việc thực hiện luận văn, chúng tôi muốn góp thêm công sức vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần kiến nghị, đề xuất xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu về dân ca Mông không còn là vấn đề mới trong việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung nhưng cần tìm hiểu, nghiên cứu rộng và sâu hơn nữa những vấn đề về nội dung cũng như nghệ thuật trong dân ca Mông để làm sáng tỏ hơn những giá trị văn học cổ truyền dân tộc thiểu số, vị trí của dòng văn học cổ truyền trong dòng chảy chung của nền văn học nước nhà. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về dân ca Mông có thể thấy rằng, đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí cùng rất nhiều những chuyên luận, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiến trình nghiên cứu về thơ ca dân tộc Mông theo nhiều tác giả mới chỉ được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX trở lại đây. Đầu tiên, công trình sưu tầm của nhà thơ, nhà sưu tầm văn học dân gian Hùng Đình Quý với ba tập Dân ca Mông ở Hà Giang đã đặt những viên gạch đầu tiên cho diện mạo thơ ca 3
  10. dân tộc Mông. Trong các công trình nghiên cứu, Hùng Đình Quý đã công bố những bài dân ca Mông Hà Giang (cả bằng tiếng Mông, cả bản dịch tiếng Việt), đó là những bài dân ca do tác giả sưu tầm từ một số nghệ nhân người Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang như: Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc... Đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về vốn văn hóa, văn học của đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể dân tộc Mông. Trên cơ sở sưu tầm, dân ca Mông bắt đầu được các nhà văn, nhà nghiên cứu quan tâm tìm đến và giới thiệu trong các công trình nghiên cứu, trong các luận văn, đề tài nghiên cứu. Dân ca Mông đã được tìm hiểu trong một số giáo trình của các tác giả: Đỗ Bình Trị, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu với những đặc trưng riêng qua sự khái quát từng tác giả. Năm 1965, nhà văn Tô Hoài với bài viết Tiếng hát làm dâu, tiếng đau thương căm hờn, tiếng thiết tha hy vọng ngàn đời của phụ nữ Mèo đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh dân ca đân tộc Mông. Trong bài viết, tác giả đã tập trung đến chủ đề tiếng hát làm dâu của dân ca Mông. Tô Hoài cắt nghĩa về số phận bất hạnh của những người phụ nữ Mông trong xã hội cũ. Trong phần Lời giới thiệu cuốn Dân ca Mèo, nhà sưu tầm Doãn Thanh đã có một số nhận xét về Tiếng hát làm dâu và phụ nữ Mông: “Tiếng hát làm dâu, tiếng Mèo gọi là Gầu ua nhéng (Gâux uô nhangs) diễn tả mọi nỗi khổ đau uất ức của người phụ nữ trong xã hội cũ. Xã hội dân tộc Mèo ngày xưa cũng đầy rẫy những bất công, địa vị người phụ nữ rất thấp kém. Những nạn tảo hôn, cưỡng hôn, những cảnh làm dâu bị đầy đoạ như trâu ngựa. Suốt đời người phụ nữ bị buộc chết vào nhà chồng. Người phụ nữ vô cùng đau khổ, hầu như không có quyền sống. Tình cảm họ bị chà đạp, thể xác bị dập vùi, họ chỉ còn biết dùng lời hát mà kể lể, thở than cho cảnh ngộ đau thương oan trái của mình. Họ cũng dùng lời hát để nguyền rủa cái chế độ bất công khắt khe của xã hội cũ. Tiếng hát làm dâu thể hiện sự đấu tranh chống tập tục và lễ giáo phong kiến của các nàng dâu Mèo trong xã hội cũ…” [23]. Bằng vài nét phác thảo, Doãn Thanh đã cho người đọc những hiểu biết cơ bản về số phận người phụ nữ Mông xưa qua dân ca. 4
  11. Công trình mang tính chất chuyên luận đầu tiên nghiên cứu về dân ca Mông là luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Hùng Thị Hà: Thơ ca dân gian H’mông (Hà Nội 2003). Tác giả công trình đã khảo sát thơ ca dân gian Mông về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa. Đây là công trình có ý nghĩa khái quát về thơ ca Mông nói chung, tuy nhiên luận văn chưa đi sâu vào nghiên cứu một phương diện cụ thể trong thơ ca Mông. Có thể nhận thấy ở những phương diện trên, các tác giả chủ yếu tập trung khảo sát dân ca Mông về nội dung biểu hiện và một số yếu tố thi pháp. Các tác giả có nhắc đến lời văn nghệ thuật trong dân ca Mông nhưng mới chỉ là gợi dẫn mà chưa đi vào phân tích ý nghĩa cụ thể. Bằng những nét phát họa về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông, chúng tôi nắm rõ hơn những đặc điểm về thể loại này. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm dân ca Mông với những mảng đề tài chính của nó. Công trình gần đây nhất là luận án tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Kiến Thọ (ĐHSP Thái Nguyên) về Thơ ca dân tộc Mông - từ truyền thống đến hiện tại (2012) hay luận văn thạc sĩ về Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Mông thời kì hiện đại (2008). Luận án tiến sĩ của Bùi Xuân Tiệp (ĐHSP Hà Nội) về Dân ca Gầu Plềnh và lễ hội Gầu Tào của người HMông ở Lào Cai - truyền thống và biến đổi (2015). Đây là các công trình có ý nghĩa khái quát về thơ ca Mông nói chung, tác giả đã đưa ra những nhận xét quan trọng về phương diện nội dung, nghệ thuật của dân ca Mông. Trong luận văn, tác giả đã nhắc đến một vài khía cạnh trong nội dung tiếng hát làm dâu trong dân ca Mông. Mặc dù những nhận xét đó chỉ mang tính chung nhất, với những khám phá ban đầu nhưng sẽ là cơ sở để chúng tôi triển khai những nội dung chính về thân phận làm dâu của người phụ nữ Mông. Hay là luận văn thạc sĩ của Vũ Hồng Cường (ĐHSP Thái Nguyên) về vấn đề Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca Mông Hà Giang (2010). Đây là một đề tài nghiên cứu đi sâu vào các khía cạnh giá trị nội dung và nghệ thuật của dân ca Mông Hà Giang ở đề tài về tình yêu lứa đôi. Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi rút ra được những đặc điểm về người phụ nữ Mông, đồng thời hiểu được những ước mơ khát vọng và nỗi lòng của họ trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, có luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Hoa 5
  12. (ĐHSP Thái Nguyên) về vấn đề Tính nữ và nữ quyền trong dân ca Mông (2013). Đề tài này đi sâu nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ Mông, từ đó thấy được một cách cụ thể toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, số phận và mối quan hệ của họ với xã hội người Mông. Đồng thời phát hiện và tôn vinh ý thức tự tôn, tự hào và khả năng vượt thoát của người phụ nữ Mông trước hiện thực đời sống xã hội. Đề tài này giúp chúng tôi thấy được vai trò và vị trí cũng như số phận của người phụ nữ Mông nói chung. Phụ nữ Mông xưa chịu nhiều tầng hủ tục và định kiến. Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu và sâu chuỗi lại đặc điểm tâm lí của người phụ nữ khi làm dâu, đặc biệt là nỗi lòng của phụ nữ Mông trong phận làm dâu. Ngoài ra, có thể điểm qua một số công trình mang tính chất tập hợp và giới thiệu thơ văn dân tộc Mông như: tuyển tập Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (Nxb Văn hóa dân tộc, 2000); Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 – 1985 (Nxb Văn hóa, 1981); các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu: 40 năm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nxb Văn hóa Dân tộc, 1985); Vấn đề đặt ra với các nhà thơ văn học thiểu số của Lò Ngân Sủn (Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002); Những đỉnh núi du ca của Nguyễn Mạnh Tiến (Nxb Tri thức, 2017)... Nhìn chung, các công trình này đã giới thiệu những nét khái quát về dân ca Mông nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. Có thể khẳng định, dân ca Mông đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và đội ngũ những người nghiên cứu trẻ hiện nay. Nhiều công trình, đề tài, bài viết đã tìm hiểu dân ca ở nhiều phương diện khác nhau như: nội dung, nghệ thuật, hình thức diễn xướng, hình ảnh biểu tượng trong dân ca. Tất cả những công trình trên sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tìm hiểu đặc điểm về văn hóa và dân ca Mông, là nguồn tư liệu để chúng tôi có cơ sở đi sâu phân tích về đời sống tinh thần của người phụ nữ Mông, nhất là trong phận làm dâu. Từ những tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu dân ca Mông, chúng tôi nhận thấy, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về mảng đề tài này mà đặc biệt là hướng nghiên cứu với góc nhìn tiếng hát làm dâu trong dân ca Mông. Nhìn chung, vấn đề người phụ nữ trong dân ca Mông chưa được khảo sát một cách tỉ mỉ, có hệ thống. 6
  13. Mặc dù người phụ nữ trong dân ca đã được nhắc tới ở một số công trình và bài báo của nhiều tác giả, tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề này một cách khái quát qua một số công trình hay một số ý kiến ngắn hoặc qua một vài chuyên mục nhỏ trong chuyên luận. Trên cơ sở tham khảo, tiếp thu những ý kiến, những định hướng quý báu trong các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống hơn vấn đề Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông. Chúng tôi khẳng định kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ giúp độc giả có một cách nhìn toàn diện và sâu sắc về bản sắc văn hóa, văn học vô cùng độc đáo của người dân tộc thiểu số góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đồng thời xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp với xã hội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là cuốn Dân ca H’Mông, Doãn Thanh - Hoàng Thao - Chế Lan Viên (1984), Nxb Văn học, Hà Nội. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng ba tập dân ca Mông Hà Giang do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hùng Đình Quý sưu tầm: Hùng Đình Quý (1995), Dân ca Mông Hà Giang, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Giang (tập 1, 2, 3). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài: “Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông” – luận văn nhằm chỉ rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật về tiếng hát làm dâu trong dân ca của người Mông. Qua đó làm rõ số phận của người phụ nữ khi làm dâu và tục lệ hôn nhân của người Mông. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đối với luận văn Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là khảo cứu những giá trị về nội dung và 7
  14. nghệ thuật của những bài dân ca dân tộc Mông viết về tiếng hát làm dâu, qua đó làm nổi bật những nét đặc sắc của những thể loại đó trong văn học dân gian. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông, luận văn đi đến khẳng định những giá trị của của dân ca dân tộc Mông nói riêng và dân ca dân tộc thiểu số nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Đây là phương pháp được sử dụng trong vệc khảo sát dân ca Mông, nhằm có được những cứ liệu xác đáng cho các luận điểm của người viết. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học và cụ thể, nhằm có một cái nhìn toàn diện và rõ ràng, theo hệ thống những khía cạnh khác nhau về tiếng hát làm dâu trong dân ca Mông. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đề tài sử dụng nhằm phân tích các tài liệu lý luận về lời văn nghệ thuật, về lý thuyết bảo tồn và phát huy, phân tích tác phẩm văn học để làm rõ các nội dung nghiên cứu. Từ đó tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để đưa ra đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu. Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Phương pháp này giúp chúng tôi mô tả và thể hiện đối tượng nghiên cứu được sâu sắc, toàn diện và khách quan hơn. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để so sánh diện mạo dân ca Mông với các dân tộc khác, đối chiếu văn hóa Mông với văn hóa các dân tộc khác để tìm ra nét riêng bản sắc trong dân ca dân tộc Mông. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu về các vấn đề liên quan đến luận văn, đi sâu vào mục đích nghiên cứu, gắn với thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu những hủ tục còn tồn tại trong đời sống của người Mông, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm bài trừ các hủ tục để cuộc sống của người dân tộc trở nên văn minh hơn, để khi nhắc đến tiếng hát làm dâu sẽ không còn những tiếng than thân, trách phận nữa. 8
  15. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Việc tìm hiểu tiếng hát làm dâu trong dân ca Mông cần có sự phối kết hợp kiến thức chuyên môn của nhiều ngành khoa học khác như: xã hội học, văn hoá học, dân tộc học… Sử dụng phương pháp này, đề tài sẽ tiếp cận dân ca Mông dưới góc độ văn hóa, dân tộc để nghiên cứu, lí giải những qui luật đặc thù cũng như những nét đặc thù trong đời sống tinh thần của người phụ nữ Mông, đặc biệt là thân phận làm dâu của họ. Bởi vậy, phương pháp nghiên cứu liên ngành đóng vai trò then chốt, là chìa khoá cơ hữu để giải mã những thông điệp khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn Tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về tiếng hát làm dâu trong dân ca của người Mông, với mục tiêu làm rõ những nhận thức về giá trị và vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa của người dân tộc Mông thông qua hình ảnh người phụ nữ trong dân ca Mông. Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi muốn đóng góp thêm tiếng nói trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của dân tộc đồng thời xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, không phù hợp với xã hội hiện nay để khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc trong nét đẹp của dân ca Mông. Đây cũng là một công trình nghiên cứu có thể làm tư liệu thiết thực cho giáo viên để giảng dạy cho học sinh trong những tiết văn học địa phương. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Tiếng lòng của người phụ nữ làm dâu trong dân ca dân tộc Mông Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc Mông 9
  16. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Dân ca Mông trong không gian văn hóa, văn học Mông 1.1.1. Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Trong mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn hóa là đề tài, là chủ đề mà văn học muốn phản ánh, còn văn học là không gian để các giá trị văn hóa tồn tại và phát triển. Dân tộc Mông có nhiều tên gọi và cách viết khác nhau trên sách báo, các văn bản của cơ quan Nhà nước như: Mèo, HMông, H’Mông, Mông, HMông. Vậy cách đọc và viết như thế nào mới đúng? Tại hội nghị cốt cán năm 1978 đã chính thức gọi tên dân tộc này là dân tộc Mông. Sau đó, các văn bản của Đảng và Nhà nước đều viết là Mông. Công văn số 09-CV/HĐDT ngày 04/12/2011 tại Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (khóa X) có công văn nêu rõ: “Tên gọi dân tộc Mông, nếu viết bằng chữ phổ thông là ngôn ngữ chính thức của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì viết là dân tộc Mông”. Vì vậy, nhà nước ta đã thống nhất phiên âm tên gọi đồng bào là “Mông” và cách phát âm là “Mông”. Do đó, luận văn sử dụng cách viết và cách đọc là “Mông”. Tuy nhiên, để tôn trọng các công trình nghiên cứu trước đó, chúng tôi xin giữ nguyên cách viết của các nhà nghiên cứu về dân tộc Mông trong các tài liệu trích dẫn. Dân tộc Mông cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... 10
  17. “Người Mông là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Người Mông Trắng sống tập trung ở các huyện phía Bắc như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ. Người Mông Hoa lại sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Tây như: Hoàng Su Phì, Xín Mần và rải rác ở một số địa phương khác.” [29]. Đặc điểm để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa người Mông Hoa và Mông Trắng chỉ là ở trang phục của người phụ nữ. Ngôn ngữ của họ thuộc ngôn ngữ hệ Mông – Dao. Người Mông nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Cây lương thực chính của họ là cây ngô và cây lúa, trong đó chủ yếu là những sản phẩm làm từ cây ngô. Sản phẩm chăn nuôi là dê, bò, ngựa, lợn, ong... tuy nhiên các sản phẩm này mới chỉ dừng ở mức độ tự cung, tự cấp, do đó đời sống của người Mông nơi đây còn rất nghèo nàn, khó khăn. Mặc dù đời sống vật chất không cao nhưng người Mông lại có một cuộc sống tinh thần tương đối phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa với những nét đặc sắc. Truyền thống ấy không chỉ thấy ở những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở… mà còn ở trong toàn bộ tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán, trong các mối quan hệ dòng họ, gia đình, xã hội… và chúng được thể hiện rõ nét trong văn học. Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phản ánh nền văn hóa dân tộc trên nhiều bình diện như phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức dân gian, truyền thống văn hóa, các danh thắng, đền đài,… Như vậy, xét về một ý nghĩa nào đó, các tác giả là người đã viết nên lịch sử tâm hồn văn hóa dân tộc mình bằng văn học để thức nhận những ký ức văn hóa dân tộc. Tiếp xúc với tác phẩm văn học cũng chính là tiếp xúc với những giá trị văn hóa được nhà văn phản ánh trong đó, nhất là những tác phẩm văn học mà đối tượng phản ánh là những vấn đề văn hóa như tác phẩm văn học viết về phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, các truyền thuyết lịch sử, lễ hội…. Đọc các tác phẩm văn học Mông, ta có thể cảm nhận được những giá trị văn hóa của người Mông. Cũng giống như các đồng bào khác, đồng bào Mông 11
  18. rất coi trọng và đề cao mối quan hệ gia đình. Gia đình chính là cái nôi hình thành và phát triển các quan hệ trong xã hội. Trong gia đình người nam giới được coi trọng và chủ trì những công việc lớn như cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên... Nam giới người Mông luôn là trụ cột, người chủ chính trong gia đình, được quyền quyết định mọi việc quan trọng và đảm nhiệm những công việc đòi hỏi sức dẻo dai trong lao động. Còn người phụ nữ Mông thì đảm nhiệm công việc nhà từ đi chợ, nấu cơm đến làm nương rẫy và chăm sóc con cái. Tuy nhiên các cô gái Mông chịu nhiều thiệt thòi do luật tục, định kiến trong xã hội Mông xưa, họ bị trói buộc bởi các tục lệ: ép hôn, cưỡng hôn, tảo hôn, nối dây... Chính vì vậy mà người Mông luôn mong có nhiều con trai hơn con gái. Tâm lí này đã ăn sâu vào nhiều phong tục tập quán, nhiều lĩnh vực của đời sống người Mông. Gia đình người Mông vừa được coi là một đơn vị kinh tế, vừa được coi là một đơn vị văn hóa. Ngay từ nhỏ các bé gái đã được dạy thêu thùa, dệt vải, còn các bé trai thì được làm quen với súng săn, thổi sáo, thổi kèn, bắn nỏ. Người Mông thường cư trú độc lập thành các bản. Mỗi bản thường có một, hai dòng họ. Mỗi dòng họ đều có quy ước, kiêng kị riêng trong đời sống. Chính những quy ước này là sợi dây gắn bó các thành viên cư trú nhỏ lẻ, phân tán thành một lực lượng làm nên sức mạnh đoàn kết đấu tranh để bảo vệ dòng họ. Người Mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe. Trong phong tục tập quán của người Mông, cưới xin và tang ma để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân vì họ quan niệm mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, tuyệt đối không tổ chức đám cưới vào những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của người Mông phải trải qua các bước như 12
  19. dạm hỏi, dẫn cưới và lễ đón dâu. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu. Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà trai phải tổ chức họp gia đình mời những người trong dòng họ để bàn bạc và chuẩn bị kỹ lượng từ việc tổ chức đến đồ sính lễ. Vào ngày trọng đại, người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ Mông thêu và may. Đám cưới người Mông bao giờ cũng phải có ông mối, chú rể, phù dâu, phù rể và những người đại diện cho họ nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục và nghi lễ để đón cô dâu về. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón dâu. Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa và nhà gái cũng không được đưa dâu đến nhà trai. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng lại nghỉ, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần, đồng thời cô dâu cũng phải thay đồ mới trước khi về nhà chồng. Cô dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải làm một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới được vào cửa: bố chú rể ra đón cặp vợ chồng, trên tay cầm một con gà trống đưa sang trái và phải ba cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn, sau đó làm lễ nhập gia cho cô dâu mới. Trước đây người Mông rất phổ biến tục “bắt vợ”. Tục cướp vợ có nhiều ở một số dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng ở người Mông tục này được tồn tại lâu hơn. Thanh niên tổ chức đón đường kéo người con gái đó về, dù người đó không bằng lòng. Sau khi cướp được hai hôm nhà trai cử người báo cho nhà gái biết và tiến hành bàn việc cưới. Do đó nhiều cô gái phải lấy người không vừa ý, vì người con gái đã qua lễ nhập môn thì phải lấy người con trai đã kéo mình. Tang lễ của người Mông là một nghi lễ thể hiện sự tri ân giữa người sống với người đã mất đồng thời phản ánh những quan niệm lịch sử, xã hội và đời sống tâm linh của đồng bào Mông. Đây được coi là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mông. Khác hẳn với các dân tộc khác, người Mông thường tổ 13
  20. chức hai đám tang: đám ma tươi, đám ma khô. Khi có người chết gia đình bắn chỉ thiên ba phát súng báo hiệu cho dân bản biết có người chết, con cháu trong gia đình đi mời gọi anh em dân bản, thầy khèn, thầy trống, thầy cúng. Sau khi phát tang sẽ tiến hành các nghi lễ: trước tiên là lễ chỉ đường để người chết tìm đến tổ tiên. Đặc biệt, trong lễ tang ma của người Mông có lễ “đám ma khô”. Người Mông quan niệm nếu chưa được làm ma khô thì người chết sẽ không hòa nhập được với tổ tiên, người chết không thể hóa kiếp, hồn người chết sẽ quanh quẩn đâu đây để có thể phù hộ nhưng cũng có thể quấy nhiễu con cháu, mọi tội lỗi của người chết lúc sống chưa được tha thứ. Làm lễ ma khô giúp người chết rửa sạch hết tội, được siêu thoát và và đi đầu thai kiếp khác. Tất cả những người có mặt trong tang lễ không được ngủ để tránh hồn người sống đi theo người chết sang cõi âm. Nét đặc sắc trong tang lễ của người Mông là có nhiều loại tang ca, mỗi loại tang ca lại có từng kiểu nghi lễ, kiểu người chết khác nhau. Có thể nói, tục tang lễ của người Mông đã phản ánh tín ngưỡng, đời sống tâm linh, phong tục tập quán cũng như văn hóa dân tộc Mông. Sinh hoạt cộng đồng của người Mông rất đa dạng và phong phú với những làn điệu dân ca cổ truyền, những truyện cổ dân gian, những nhạc cụ truyền thống và các lễ hội độc đáo như: đón Tết, cưới xin, hát giao duyên, chợ tình ... Đặc biệt là những lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tinh thần của người Mông như lễ hội: Gầu tào (gruôv taox), Nào Sồng, các phiên chợ vùng cao... được tổ chức hàng năm. Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước. Có thể nói, những phong tục tập quán, đời sống tâm linh, sinh hoạt cộng đồng,... là một kho tàng phong phú và bí ẩn tạo nên những dấu ấn riêng trong dân ca Mông. Có thể khẳng định, giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Văn hóa giữ vai trò là nguồn cội của văn học, để cung cấp chất liệu, vốn sống, tri thức, cảm hứng, nhằm tạo nên những dự phóng sáng tạo của nhà văn. Văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa. Văn học là một 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2