intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ, bổ sung một số cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG CÔNG THƢỞNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIẾT ĐỊNH HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Công Thƣởng
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết Định đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý công đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên Khoa sau đại học và các Phòng, Khoa của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn các anh chị công tác tại UBND thành phố Hà Nội đã nhiệt tình thu thập, cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành công trình luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Hoàng Công Thƣởng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ........................................................................... 6 1.1. Một số vấn đề cơ bản về cấp nƣớc đô thị ......................................................... 6 1.1.1. Khái niệm nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch .............................................. 6 1.1.2. Khái niệm cấp nước đô thị ............................................................................... 7 1.1.3. Vai trò của cấp nước đô thị.............................................................................. 8 1.1.4. Đặc điểm cấp nước đô thị ................................................................................ 9 1.1.5. Hệ thống cấp nước đô thị............................................................................... 11 1.2. Quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị ............................................................. 12 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ......................................................................... 12 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ..................... 13 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ........................................ 15 1.2.4. Mục đích quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ........................................... 15 1.2.5. Vai trò quản lý nhà nước về cấp nước đô thị................................................ 17 1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước đô thị............................................ 18 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị.................... 27 1.3.1.Yếu tố pháp luật............................................................................................... 27 1.3.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 27 1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 28 1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ................................................................................................................ 29 1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và của các đơn vị cấp nước ................................................................................................................................... 30 1.3.6. Áp dụng khoa học, công nghệ ........................................................................ 31 1.4. Kinh nghiệm trong nƣớc và nƣớc ngoài về quản lý cấp nƣớc đô thị ................ 31 1.4.1. Kinh nghiệm trong nước................................................................................. 31 1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................................ 33
  5. 1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về cấp đô thị trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................ 34 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 36 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội .............. 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 36 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 39 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................................... 41 2.2.1. Hệ thống cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................... 41 2.2.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội .. 44 2.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................................. 61 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 61 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................................... 64 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 69 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 71 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................... 72 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị của thành phố Hà Nội .................................................................................................... 72 3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 72 3.1.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 75 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới .............................................................. 76 3.1.4. Một số kế hoạch về cung cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới ........................................ 77
  6. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 83 3.2.1. Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 83 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................... 85 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................ 88 3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư và quản lý giá nước sạch .................. 90 3.2.5. Tăng cường xã hội hóa về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................................................... 92 3.2.6. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................ 94 3.2.7. Tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................... 95 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 97 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................104
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các tiêu chí chất lượng nước sạch sinh hoạt .............................................. 7 Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2015-2017 (Giá so sánh) ................................................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.1. Lượng nước sản xuất và cung cấp từ các đơn vị cấp nước .................. 43 Biểu đồ 2.2. Lượng nước sạch Hà Nội thiếu qua các năm........................................ 44 Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................................... 51 Bảng 2.3. Công suất các nhà máy nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .... 51 Biểu đồ 2.3. Cân đối nhu cầu dùng nước và tổng công suất nước cấp giai đoạn 2020-2050.................................................................................................................. 52 Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ kinh phí phát triển nguồn và phát triển mạng lưới cấp nước ....... 55 Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ cơ cấu nguồn vốn của các dự án đầu tư cấp nước ....……………55 Bảng 2.4. Giá bán nước sạch cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt .................................................................................................................... 56 Bảng 3.1. Công suất các nhà máy nước ngầm khu vực trung tâm Hà Nội ............... 78 Bảng 3.3. Công suất các trạm bơm tăng áp trên địa bàn Hà Nội .............................. 81
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước đô thị ............................................................... 11 Sơ đồ 1.2. Phân cấp quản lý cấp nước đô thị ........................................................... 22 Hình 2.1. Bản đồ địa giới Hành chính Hà Nội .......................................................... 37 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ............ 48
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài chính BXD : Bộ Xây dựng BYT : Bộ Y tế CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CP : Chính phủ CP ĐTXD : Cổ phần đầu tư xây dựng CT : Chỉ thị GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn NĐ : Nghị định ngđ : ngày đêm TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QH : Quốc hội QĐ : Quyết định UBND : Ủy ban nhân dân
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đối với các địa bàn dân cư đông đúc như ở các đô thị thì cung cấp nước sạch là rất cần thiết để phục vụ đời sống sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Với vị trí là trung tâm về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước, thủ đô Hà Nội nằm trong số các đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt, từ khi nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII, về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội thì Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người[30]. Cùng với quá trình đô thị hóa thì lĩnh vực cấp nước với sự quan tâm tập trung ưu tiên của Chính phủ, lãnh đạo địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, lĩnh vực cấp nước đã có những bước phát triển hết sức tích cực: quy mô, công suất, phạm vi được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, dần đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất – sinh hoạt của người dân. Hệ thống cấp nước phát triển theo định hướng, từng bước được đầu tư hiện đại về trang thiết bị, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, chất lượng nguồn nước được nâng cao, các nguồn nước ngầm được khai thác hợp lý trong khi các nguồn nước mặt thay thế được đưa vào khai thác đã đáp ứng phần nào thiếu hụt nhu cầu sử dụng nước. Kỹ năng quản lý và vận hành thì được kiểm soát chặt chẽ với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, trữ lượng nước bị thu hẹp trong khi nhu cầu sử dụng của con 1
  11. người ngày càng tăng đặt ra cho Hà Nội một sức ép rất lớn. Cung cấp nước sạch cho Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số đô thị, cũng như yêu cầu cao của cộng đồng. Bên cạnh đó, nguồn lực cho đầu tư, năng lực quản lý hạn chế, việc lựa chọn công nghệ chưa phù hợp, nhận thức của cộng đồng, ô nhiễm nguồn nước cũng như những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đang là những thách thức lớn đối với các nhà quản lý đô thị và ngành cấp nước của Hà Nội. Chính vì lẽ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài là “Quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị là vấn đề được rất nhiều cấp chính quyền, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều góc độ khác nhau như: Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị ở Việt Nam” của Bùi Đức Hưng – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006). Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị trên phạm vi cả nước và tập trung phân tích thực trạng yếu kém về công tác quản lý nhà nước từ đó đề ra các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công: “Quản lý nhà nước về tài chính đối với việc sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Phùng Kim Thu – Học viện Hành chính Quốc gia (2007). Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản và vai trò của quản lý nhà nước về tài chính nói chung, quản lý nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp cấp nước nói riêng. Định hướng chuyển đổi mô hình hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước từ bao cấp sang doanh nghiệp tự chủ về tài chính, tập trung vào nghiên cứu yếu tố tác động cơ bản của quản lý nhà nước trong việc sản 2
  12. xuất, cung cấp nước sạch đó là chính sách giá nước. Bên cạnh một số đề tài thạc sĩ đã công bố thì có nhiều bài viết, tham luận trên các tạp chí, trang web như: - Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tham luận của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tại Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - Cơ hội & Thách thức”, tháng 11 – 2008; - Tiếp tục hoàn thiện về quản lý và tổ chức nâng cao hiệu quả cấp nước đô thị, Nguyễn Văn Tình, tham luận hội thảo tại Hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, 2001; - Đổi mới quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước theo tiến trình cải cách hành chính nhà nước, đi đôi với cải cách doanh nghiệp nhà nước, Thang Văn Phúc, tham luận Hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003; - Thực trạng quản lý, phát triển cấp nước và giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng nước sạch các đô thị Việt Nam, Tạp chí môi trường; Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước đô thị tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “Quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Do đó cần được nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội là công trình tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn cao học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Nghiên cứu làm rõ, bổ sung một số cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3
  13. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về cấp nước đô thị và quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thông qua việc làm rõ khái niệm, nguyên tắc, mục đích, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu dưới góc độ triển khai thực hiện việc quản lý của nhà nước về lĩnh vực cấp nước. - Đối tượng nghiên cứu: Cấp nước đô thị có nhiều lĩnh vực, song đề tài chỉ nghiên cứu về cung cấp nước sạch đô thị mà trọng tâm là quản lý nhà nước về cấp nước sạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi các quận nội thành và vùng ven các quận trung tâm thành phố Hà Nội. + Thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian từ 2015 – 2017, định hướng đến năm 2030 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống, khách quan, toàn diện, lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tài liệu. 4
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm cơ sở để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước sạch đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, quản lý để phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Hà Nội theo định hướng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Một số vấn đề cơ bản về cấp nƣớc đô thị 1.1.1. Khái niệm nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch Quan niệm về mức độ sạch của nước uống thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhận thức, phong tục, tập quán và mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các cộng đồng. Nước sạch là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng và nhiều người vẫn thường hiểu nước uống sạch là nước không có màu, không có mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khỏe người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài. Theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch thì giải thích: “Nước sạch là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng”.[5] Khái niệm phổ biến hiện nay và được nhiều người đồng tình và trích dẫn trong các tài liệu, thì “Nước sạch trước hết là nguồn nước hợp vệ sinh được sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư, không sử dụng làm nước ăn trực tiếp và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành”. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. 6
  16. Bảng 1.1. Các tiêu chí chất lƣợng nƣớc sạch sinh hoạt Giới hạn cho TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính phép 1 Màu sắc (*) TCU 15 2 Mùi vị (*) - Không có mùi vị lạ 3 Độ đục (*) NTU 5 4 Clo dư mg/l 0,3 – 0,5 5 pH (*) mg/l 6,0 – 8,5 6 Hàm lượng Amoni (*) mg/l 3 7 Hàm lượng sắt tổng số mg/l 0,5 2+ 3+ (Fe + Fe ) (*) 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 9 Độ cứng tính theo CaCO3 (*) mg/l 350 10 Hàm lượng Clorua (*) mg/l 300 11 Hàm lượng Florua mg/l 1,5 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 – 0,05 13 Coliform tổng số vi khuẩn/100ml 50 – 150 14 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt vi khuẩn/100ml 0 – 20 Nguồn: QCVN 02:2009/BYT Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan - TCU (True Color Unit): Đơn vị đo màu sắc - NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục 1.1.2. Khái niệm cấp nước đô thị Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về cấp nước đô thị, để hiểu rõ hơn khái niệm cấp nước đô thị ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ khái niệm cấp nước, hoạt động cấp nước, dịch vụ cấp nước và đô thị. Từ các khái niệm đó chúng ta có thể đúc rút, tổng hợp lại thành khái niệm cấp nước đô thị. 7
  17. Trước hết cấp nước được hiểu đó là tổ hợp các công đoạn từ thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước đến khách hàng sử dụng. Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.[5] Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.[5] Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. [23] Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị.[14] Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.[9] Từ các khái niệm cấp nước, hoạt động cấp nước và khái niệm đô thị ta có thể hiểu “cấp nước đô thị đó là quá trình đưa nước sạch sau khi sản xuất vào mạng lưới đường ống tới địa điểm cộng đồng dân cư có yêu cầu cung cấp nước sạch trong đô thị”. 1.1.3. Vai trò của cấp nước đô thị Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân vừa là đầu vào cho các quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 8
  18. Cấp nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân thì có 2 hình thức cấp theo địa bàn, đó là cấp nước đô thị và cấp nước sạch nông thôn. Cung cấp nước là dịch vụ công không thể thiếu được ở các đô thị, nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ công này cho xã hội (trực tiếp hoặc ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức) Cấp nước đô thị nhằm phục vụ cho các hoạt động của con người và đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người thì không thể thiếu được nước, từ ăn uống, chế biến thực phẩm, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Bởi vậy, nước là thứ thiết yếu gắn liền với cuộc sống con người, đặc biệt đối với người dân đô thị khi cấp nước không đủ khiến cuộc sống bị đảo lộn, mọi hoạt động sẽ bị ngưng trệ. Nước sạch đô thị là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và nước sạch đô thị có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại đô thị. Đối với các ngành công nghiệp: mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Đối với nông nghiệp: nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Nước cũng được sử dụng vào các hoạt động công cộng như chăm sóc cây xanh đô thị, vệ sinh đường phố và quan trọng hơn là phải đảm bảo đủ lượng nước tại các họng cứu hỏa khi cần thiết. 1.1.4. Đặc điểm cấp nước đô thị Cấp nước đô thị là một loại hàng hóa công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội để đảm bảo cho hoạt động cấp nước diễn ra liên tục, thường xuyên, ổn 9
  19. định và hiệu quả. Nhà nước với vai trò của một tổ chức điều hành và quản lý toàn xã hội, thông qua hoạt động của mình nhà nước đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận với nguồn nước sạch, nhất là nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các tổ chức để đáp ứng quyền lợi cơ bản của người dân. Cấp nước đô thị vừa là lĩnh vực thuộc dịch vụ công cộng, đồng thời là lĩnh vực thuộc hạ tầng kỹ thuật. Mọi người đều có quyền được tiếp đồng thời nó là hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Mặt khác, trong hoạt động cấp nước đô thị cũng có điểm chung với các lĩnh vực cấp điện, vệ sinh mội trường, cây xanh, giao thông, thông tin liên lạc…những lĩnh vực này có sự tương tác qua lại lẫn nhau có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau. Trong không gian đô thị thì những lĩnh vực này là những tố cơ bản đóng góp vào sự phát triển chung, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tính tập trung: Khác với hoạt động khai thác nước ngầm tại các hộ gia đình ở khu vực nông thôn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán và tự phát gây ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nguồn nước. Để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý thì hoạt động cấp nước tại các đô thị do các đơn vị cấp nước có đầy đủ năng lực chuyên môn và trình độ thực hiện dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Các đơn vị thực hiện việc sản xuất, cung cấp nước được giao phục vụ trong trong một vùng không gian nhất định (các quận, huyện) nơi mật độ dân cư cao và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất diễn ra nhộn nhịp. Tính phức tạp trong công nghệ kỹ thuật và cả trong công tác quản lý: Nếu như các hộ gia đình tại nông thôn sử dụng nước bằng việc khai thác nước giếng khoan để sử dụng trực tiếp hoặc qua một vài bước xử lý thô cơ bản rồi đưa vào sử dụng. Đối với địa bàn đô thị, nơi tập trung chủ yếu là các tòa nhà cao tầng có mật độ dân cư cao không thể tự khai thác nước để phục 10
  20. vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất được. Để cấp nước cho những khu vực này thì các đơn vị phải đảm bảo về an toàn hành lang cấp nước tại các cơ sở khai thác và xử lý nước cần đến một không gian diện tích lớn với hệ thống các công trình xử lý phức tạp qua nhiều bước. Chất lượng nước cấp phải đạt được các quy chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, điều đó đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư công nghệ xử lý nước tiên tiến, hoàn thiện cũng như công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước cũng phải được thực hiện hiện thường xuyên, liên tục. 1.1.5. Hệ thống cấp nước đô thị Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình nguồn cung cấp nước mặt hoặc nước ngầm, các công trình kỹ thuật sản xuất nước và hệ thống phân phối nước.[14] Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm rất nhiều công trình với các chức năng làm việc khác nhau, được bố trí theo các công đoạn liên hoàn nhằm đáp ứng mọi yêu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng trong đô thị. Thông thường, một hệ thống cấp nước đô thị bao gồm các công trình chức năng như sau: Các công Công trình Công trình làm Trạm Mạng lưới điều hòa, trình thu sạch hoặc bơm cấp đường dự trữ nước xử lý nước ống nước nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc đô thị 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2