intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

154
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên mảnh đất thành phố Hoa hồng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...................../...................... ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ PHƯƠNG NGA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.NGUYỄN THỊ PHƯỢNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận văn này do tôi viết, số liệu thu thập và các nội dung nghiên cứu, cũng như kết quả đề tài là trung thực. Những số liệu phục vụ cho nghiên cứu được sử dụng trong đề tài do chính tác giả sưu tầm từ các nguồn khác nhau và được trích dẫn nguồn trong phần tài liệu tham khảo./. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Lê Thị Phương Nga
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt, xin gửi lời trân trọng cảm ơn đối với - PGS.TS Nguyễn Thị Phượng - Người cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND thành phố Đồng Hới, Phòng Văn hóa - Thông tin thuộc UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Ban quản lý Di tích tỉnh Quảng Bình và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Tôi hoàn thành chương trình Cao học Quản lý công và luận văn tốt nghiệp. Trân trọng cảm ơn Học viên Lê Thị Phương Nga
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ............................................................................................ 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm di tích lịch sử văn hóa ...............................................................10 1.1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa .................................................................10 1.1.2. Hệ thống các loại di sản văn hóa .......................................................................15 1.2. Quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa ............................................................18 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ......................................................................................18 1.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa ............ 24 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ...................................28 1.3. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa........................ 34 1.3.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với Di tích lịch sử - văn hóa ............................. 34 1.3.2. Ý nghĩa ...............................................................................................................34 Kết luận Chương 1 ..............................................................................................................35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................................................................36 2.1. Tổng quan chung về địa lý, lịch sử - văn hóa thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................................................36 2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................36 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tiến trình lịch sử - văn hóa ................................................. 36
  5. 2.1.3. Tổng quan về hệ thống Di tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................................38 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về Di tích Lịch sử - văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................................41 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa .......................41 2.2.2. Thực trạng quản lý Di tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .........................................................................................................................46 2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .......................................................................56 2.3.1. Về ưu điểm .........................................................................................................56 2.3.2. Về hạn chế..........................................................................................................58 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ...........................................................................60 Kết luận Chương 2 ..............................................................................................................61 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................... 63 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa ..................................................................................................................63 3.1.1. Quan điểm của Đảng về bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa ......................... 63 3.1.2. Quan điểm thống nhất vai trò quản lý Di tích lịch sử- văn hóa........................ 64 3.1.3. Quan điểm về bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử- văn hóa trên cơ sở tính trung thực, nguồn gốc của di sản văn hóa .............................................................. 65 3.1.4. Quan điểm về bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử- văn hóa gắn với sự phát triển kinh tế- xã hội của cộng đồng, địa phương ...................................................65 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di sản - văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ........................................................................................ 68 3.2.1. Chú trọng công tác quy hoạch; ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa................................................................................................................................. 70
  6. 3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý về Di tích lịch sử - văn hóa .................... 72 3.2.3. Hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa ..77 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về Di tích lịch sử - văn hóa .............................................................................. 78 3.2.5. Tích cực hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các Di tích lịch sử - văn hóa .................................................................... 80 3.2.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch ............................................................ 82 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra việc quản lý và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh ..................................................................................................... 83 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................................85 3.3.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ........................................................ 85 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình ......................................................................85 3.3.3. Đối với Sở Văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Bình ................................................85 3.3.4. Đối với UBND thành phố có di tích lịch sử văn hóa.......................................86 3.3.5. Ủy ban nhân dân xã, phường có di tích lịch sử văn hóa ................................... 87 Kết luận Chương 3 ..............................................................................................................88 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 89 DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý BVHTT : Bộ Văn hóa - Thông tin Bộ VHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện Đại hóa DTLS - VH : Di tích llịch sử văn hóa DSVH : Di sản văn hóa GS : Giáo sư Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư QLNN : Quản lý Nhà nước Sở VHTT : Sở Văn hóa - Thể thao TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc VH : Văn hóa XHH : Xã hội hóa
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo độ tuổi ................. 44 Bảng 2.2. Tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ............................................................................................................... 45
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo độ tuổi ................................................................................................................... 45 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đội ngũ quản lý về DTLS - VH thành phố theo trình độ chuyên môn ....................................................................................................................... 46
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Theo dòng thời gian, ông cha đã để lại một kho tàng DSVH đồ sộ, phong phú và mang nhiều giá trị. Ngày nay, những DSVH nói chung và DTLS - VH nói riêng có một vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Luật DSVH đã khẳng định: “Di sản văn hóa Việt Nam là tải sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. DSVH của mỗi quốc gia trên thế giới hay từng địa phương trong mỗi quốc gia đều có những điểm khác biệt nhau. Điều đó đã tạo nên những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi địa phương. Từ lâu đời cùng nhý hiện nay, Ðảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy DSVH của dân tộc. Quán triệt lý tưởng chỉ đạo này, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích, và ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày DSVH Việt Nam. Như vậy, di tích, cổ tích, hay gọi đầy đủ là DSVH, cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào đều là linh hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững của đất nước ta, nhất là trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triễn kinh tế hiện nay. 1.2. Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thành phố Đồng Hới vẫn không ngừng phát triển. Trong thời kỳ 1964 - 1975, cùng với Quảng Bình, Đồng Hới vừa là tuyến đầu đánnh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng, nơi đã có những phong trào “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương”, “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”… những tên làng, tên đất, tên người như: dòng Nhật Lệ, Trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh; các anh hùng: Quách 1
  11. Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng… đã đi vào lịch sử. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976 tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, thành phố Đồng Hới chỉ giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá của các huyện, khu vực phía Bắc. Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (tháng 7/1989), Đồng Hới trở lại vai trò là trung tâm tỉnh lỵ. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã có định hướng xây dựng thành phố trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật; nơi có vai trò là động lực phát triển của cả tỉnh. Đồng thời xây dựng thành phố Đồng Hới theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô thị hạt nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đô thị hoá trên địa bàn toàn tỉnh. Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử xã hội như trên đã góp phần tạo cho thành phố Dồng Hới, tỉnh Quảng Bình có một kho tàng DSVH đa dạng, độc đào, giàu giá trị còn được lưu truyền đến ngày nay. Một trong những thành tố của kho tàng DSVH quý báu đó phải kể tới hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phù với nhiều loại hình khác nhau, theo thống kê đến nay, Quảng Bình gần 18 di tích lịch sử và danh thắng, trong đó có 09 di tích được xếp hạng. Tuy số lượng di tích và danh thắng không nhiều nhưng lại đầy đủ các loại hình, phân bố khá tập trung, ngoài những giá trị về lịch sử, văn hoá và truyền thống, di tích và danh thắng ở thành phố Đồng Hới có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Di sản văn hóa được ban hành (năm 2001), công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của thành phố được quản lý, đầu tư, trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong và ngoài thành phố. Đã nhận thức và xác định di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền di sản văn hóa dân tộc, là nhân chứng sống của truyền thống lâu đời cổ xưa với những giá trị 2
  12. truyền thống của dân tộc và sự tiếp thu chọn lọc tinh hoa nhân loại. Tuy nhiên, trong lịch sử dân tộc do bị chiến tranh tàn phá, cùng với sự bào mòn của tự nhiên và sự thiếu ý thức bảo vệ của con người dẫn đến tình trạng nhiều di tích bị xuống cấp trầm trọng; công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích, nhiều di tích còn bị mất cắp cỗ vật, di vật; việc tuyên tuyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý di tích đến cộng đồng còn chưa thực hiện đầy đủ...Ngoài ra, hệ thống hành lang pháp lý, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, ý thức chấp hành luật pháp và nhận thức của cộng đồng và bảo tồn di tích trong tiến trình phát triển đất nước hiện nay còn thiếu đồng bộ, cần phải thiết lập một hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; xác định việc bảo tồn di tích nhằm tạo ra động lực để phát huy giá trị của di tích đến với cộng đồng trong và ngoài nước, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về di tích là vấn đề thiết thực. Cùng với sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu khai thác, xây dựng, sản xuất ngày càng lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo tồn di tích. Trong quá trình hợp tác quốc tế, cùng với làn sóng giao thoa về di tích văn hóa quốc tế vào Việt Nam, cần có kế hoạch phù hợp để bảo vệ những giá trị truyền thống của di tích của tỉnh, di tích của thành phố trước những tác động của bên ngoài. Vì vậy, đây là vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả nhà nước với những chủ trương chính sách và kế hoạch phù hợp trong công tác quản lý nhà nước về di tích, theo sát tình hình thực tế, cụ thể hóa các chủ trương bằng nhiều chính sách phù hợp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững về di tích và chuyển giao các thế hệ mai sau giá trị di tích với đầy đủ vẻ rực rỡ huy hoàng đích thực của chúng. 1.3. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những 3
  13. người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay. Đã có một số nghiên cứu về quản lý nhà nước về DSVH vật thể, nghiên cứu về quản lý văn hóa ở một số địa phương, nghiên cứu về văn hóa, di tích, di tích văn hóa, di tích lịch sử văn hóa trong mối liên hệ giữa bảo tồn và phát triển, đất và con người của các vùng đất tại Quảng Bình và nhiều công trình, bài viêt liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến QLNN về văn hoá, di sản, DTLS-VH, thực trạng bảo tồn, phát huy DSVH ở nhiều địa phương trong cả nước về góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau được công bố, nhưng đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến Quản lý nhà nước về Di tích lịch sử trên địa bàn của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, từ đó đưa ra giải pháp nhằm quản lý việc bảo tồn và phát huy những giá trị DSVH, quản lý tốt di tích lịch sử để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Quảng Bình, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên mảnh đất thành phố Hoa hồng này. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa cũng như khai thác tiềm năng của di tích và danh thắng là vấn đề nhiều quốc gia, địa phương đã và đang triển khai thực hiện; do vậy đây không phải là vấn đề mới, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề nay. Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách có hệ thống giữa công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững trong điều kiện chúng ta chưa có đủ các điều kiện để bảo tồn một cách nghiêm ngặt, khoa học và đồng bộ thì chưa có tác giả, nhóm tác giả nào nghiên cứu đề tài này ở thành phố Đồng Hới. Trong Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích, danh thắng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2015 lại tập trung vào các 4
  14. giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích, danh thắng thông qua giáo dục truyền thống là chủ yếu, chưa đi sâu tìm giải pháp làm sao quản lý hiệu quả di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Một số công trình nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa, địa chí về Quảng Bình cũng chỉ ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu từng mảng nội dung theo tiêu chí của công trình nghiên cứu, biên soạn như: - Dương Văn An, Ô Châu cận lục, Bùi Lương dịch. - Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. - Bộ Quốc phòng, Binh ðoàn 12 (2005), Tóm tắt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh - Đông Trường Sơn. - Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Quyển 8 - Tỉnh Quảng Bình. - Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Bình (2002), Phong Nha - Kẻ Bàng, Tư liệu tổng quan. - Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Bình (1990, 2002), Quảng Bình di tích - danh thắng, Tập 1, Tập 2; (1998), Quảng Bình Thắng - Tích - Lục. - Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Bình (1998), Thám hiểm du lịch Phong Nha. - Bộ Văn hóa - Thông tin(1993), chỉ thị 72/CT – BVHTT, ngày 30/8 về tăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, Hà Nội. - Hội di sản văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình (2008), Quảng Bình ấn tích thời gian, nhà xuất bản Thuận Hóa. - Hội di sản văn hóa Việt Nam tỉnh - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Bình (2009), Quảng Bình ấn tích thời gian, nhà xuất bản Thuận Hóa - Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành (2002), nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. - Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Bình (2002); Quảng Bình di tích danh thắng tập 2, xí nghiệp in Quảng Bình. 5
  15. - Lương Duy Tâm (1998), Địa lý - lịch sử Quảng Bình, Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Bình. - Tổng cục Du lịch (2007), Du lịch ở các di sản văn hoá thế giới. - Nguyễn Tú (1998), Quảng Bình nước non và lịch sử, Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Bình. Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn cao học của nhiều tác giá liên quan đến đề tài. - Quản lý nhà nước về trùng tu di tích cố đô Huế, Hà Xuân Hậu (2014), Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. - Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay, Trần Thị Hồng Minh (2014), Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trần Quang Tuấn Minh (2014), Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. - Quản lý nhà nước về di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Phạm Như Thùy (2014), Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” có thể được xem là đề tài đầu tiên ở thành phố Đồng Hới đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về Di tích lịch sử văn hóa hiên nay, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại thành phố 6
  16. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau: Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về văn hóa, QLNN về DSVH nói chung và DTLS - VH nói riêng; đánh giá thực trạng QLNN về DTLS - VH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DTLS - VH trên địa bàn ở thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. - Phạm vi không gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về DTLS -VH trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mác xít, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa, QLNN về các Di tích lịch sử - văn hóa 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và điều tra xã hội học, cụ thể: - Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát tại một số di tích ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm tập hợp những thông tin bước đầu về thực trạng quản lý các di tích theo các loại hình tại các địa phương này, như: các di tích đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, Tháp nước, Cây đa Chùa ông, Nhà lao Đồng Hới, Trận địa pháo binh Quang Phú, Chiến khu Thuận Đức, Thành Đồng Hới, Cửa biểnn Nhật Lệ, Lũy Đào Duy Từ…. 7
  17. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và phân loại: Tổng hợp phân tích các nguồn tài liệu tỉnh Quảng Bình và Việt Nam nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận văn. Nguồn tài liệu nghiên cứu đi trước sẽ được tìm hiểu theo các nội dung liên quan như: quản lý nhà nước vầ DSVH, quản lý di tích lịch sử văn hóa, các nghiên cứu về DTLS-VH của tỉnh Quảng Bình, các địa phương khác. Tổng hợp, phân tích các số liệu, thống kê phân loại di tích, phát huy giá trị di tích, số lượng khách tham quan các di tích qua một số năm...Trong quá trình hoạt động quản lý, cơ hội, tiềm năng và những thách thức đặt ra đối với công atsc quản lý nhà nước sẽ tạo cho người quản lý chủ động trong công tác của mình từ đó đưa ra được những định hướng, quyết sách của mình. Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng về di sản cũng như thực trạng của hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa hiện nay, định hướng phát triển của địa phương; luận văn sẽ phân tích để đưa ra những điểm mạnh, những hạn chế, chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực trên; từ đó đưa ra được các giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa của thành phố Đồng Hới trong giai đoạn hiện nay và đến năm 2020. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa các mô hình quản lý tại địa phương để tìm được những điểm mạnh, điểm yếu, khắc phục trong việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, đầu tư nhân lực một cách hợp lý và có hiệu quả. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận vãn góp phần làm rõ những vấn đề chung trong công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử vãn hóa trên địa bàn của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ðánh giá công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn nhằm phát huy các giá trị trong giáo dục, đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc. - Ðýa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, đồng thời góp phần phát triễn kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. 8
  18. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 9
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA 1.1. Khái niệm, đặc điểm di tích lịch sử văn hóa 1.1.1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hóa 1.1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa Trước hết, ta tìm hiểu khái niệm về di tích. Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và các Kỹ thuật gia chuyên về các di tích lịch sử, họp ở Venice từ ngày 25 -31/5/1964 đã thông qua Hiến chương Venice. Theo đó di tích "không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử" Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, những loại hình được coi như "di sản văn hóa" là: Di tích kiến trúc: Các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bi ký, các hang động cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà, do tính chất kiến trúc, tính chất ðồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Các di chỉ: các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn hóa đưa ra một khái niệm khoa học về di tích như sau: "Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại" [Luật DSVH, tr. 17]. Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, di tích lịch sử - văn hóa được qui 10
  20. định: "Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" [Luật DSVH, tr. 7]. Trong đó, Di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Cổ vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên; Bảo vật quốc gia được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quí hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. - Về di sản thiên nhiên (danh thắng): Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972, những loại hình được xem là di sản thiên nhiên (danh thắng) đó là: Các cấu tạo tự nhiên: bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Các thành tạo địa chất và địa văn và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe dọa mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. Các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu. 1.1.1.2. Đặc điểm về di tích lịch sử văn hóa Theo điều khoản 1, Điều 28, Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009, Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2