intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích mối liên quan giữa đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA với chức năng thận sau ghép. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

  1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------- LÂM THỊ THU HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM HLA VÀ KHÁNG THỂ KHÁNG HLA TRÊN BỆNH NHÂN GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Thái Nguyên - 2020
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi kết quả thu được không chỉnh sửa, sao hoặc chép từ các nghiên cứu khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc Tác giả
  3. iii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Hà, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết bản luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học cùng toàn thể các thầy cô trong và ngoài trường đã giảng dạy giúp tôi trau dồi thêm rất nhiều kiến thức phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của bản thân. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020 Học viên Lâm Thị Thu Hương
  4. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Tình hình suy thận mạn trên thế giới và ở Việt Nam ................................. 3 1.2. Bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối.......................................... 3 1.2.1. Chẩn đoán bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối ..................... 3 1.2.2. Các giai đoạn của suy thận mạn ............................................................... 5 1.2.3. Các biến chứng của suy thận mạn giai đoạn cuối .................................... 6 1.2.4. Các phương pháp điều trị thay thận ......................................................... 7 1.3. Khái quát về ghép thận................................................................................ 9 1.3.1. Đại cương ................................................................................................. 9 1.3.2. Vai trò của sự hòa hợp HLA trong ghép thận ........................................ 12 1.3.3. Kiểu gen miễn dịch, sự hòa hợp tổ chức trong ghép thận ..................... 13 1.3.4. Biến chứng của ghép thận ...................................................................... 13 1.4. Phức hợp hòa hợp tổ chức chính (MHC) hay kháng nguyên bạch cầu người (HLA) ................................................................................................ 15 1.4.1. Giải phẫu vùng gen ............................................................................... 15 1.4.2. Cấu trúc phân tử của HLA ...................................................................... 17 1.4.3. Chức năng HLA ...................................................................................... 21 1.5. Các kỹ thuật xác định HLA - MHC ........................................................... 22 1.5.1. Kỹ thuật huyết thanh học – Thử nghiệm gây độc lympho bào .............. 22 1.5.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử ................................................................ 23 1.5.3. Kỹ thuật PCR - SSP ............................................................................... 24 1.5.4. Độ mẫn cảm trước ghép của người nhận ............................................... 24
  5. v 1.5.5. Kỹ thuật tiền mẫn cảm bằng kỹ thuật Miễn dịch – gắn men (ELISA) (Panel reactive antibody test by ELISA) .......................................... 25 1.5.6. Kỹ thuật thực hiện LABSCREEN kit (tìm kháng thể kháng HLA) ................................................................................................................. 25 1.6. Các phương pháp theo dõi thận, đánh giá chức năng thận ghép .............. 26 1.7. Tình hình nghiên cứu ghép thận ở Việt Nam............................................ 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 28 2.1. Đối tượng .................................................................................................. 28 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ................................................................... 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................. 28 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 28 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 28 2.2.2 Thời gian nghiên cứu: ............................................................................. 28 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 29 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 29 2.4.2 . Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29 2.4.3. Kỹ thuật định type HLA độ phân giải cao cho 1 Locus (A, B, C, DR, DQ, DP) bằng kỹ thuật PCR - SSO. ................................................... 29 2.4.4. Kỹ thuật thực hiện LABSCREEN kít của ONE LAMDA (Kháng thể kháng HLA). .................................................................................. 32 2.4.5. Định lượng Creatinin máu...................................................................... 34 2.4.6. Định lượng ure máu ............................................................................... 34 2.5. Sơ đồ nghiên cứu....................................................................................... 35 2.6. Tuân thủ các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu.................................... 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 37
  6. vi 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới, BMI của người cho thận và người nhận thận.................................................................................................................... 37 3.2. Đặc điểm HLA và sự hòa hợp HLA trên các cặp ghép thận ...................... 39 3.3. Đặc điểm kháng thể kháng HLA của người nhận thận. ............................ 43 3.4. Liên quan giữa type HLA với chức năng thận người nhận thận sau ghép................................................................................................................... 44 3.5. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở bệnh nhân ghép thận ......................... 47 3.6. Liên quan giữa kháng thể kháng HLA với nồng độ Creatinin người nhận sau ghép......................................................................................... 49 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 50 1. Kết luận ........................................................................................................ 50 2. Khuyến nghị ................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52
  7. vii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết chữ Viết đầy đủ DNA Deoxyribonucleic acid EDTA Ethylene diamin tetraacetic acid ELISA Enzyme-linked Immunosorbent assay HLA Human Leucocyte Antigen MHC Major Histocompatibility Complex PCR Polymerase chain reaction RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism SSO Sequence Specific Oligoprobes SSP Sequence Specific primers SAPE (R-Phycoerythrin-Conjugated Streptavidin) PE P-Phycoerythrin MDRD Modification of Diet in Renal Diseases BMI Body Mass Index
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giai đoạn suy thận mạn tính theo mức lọc cầu thận.......................... 5 Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi, BMI của người cho thận.......................... 37 và người nhận thận ........................................................................................... 37 Bảng 3.2. Đặc điểm chung về giới của người cho thận và người nhận thận ................................................................................................................... 37 Bảng 3.3. Quan hệ giữa người cho thận và người nhận thận........................... 39 Bảng 3.4. Tỷ lệ tương thích HLA trên các cặp ghép thận ................................ 40 Bảng 3.5. Sự hòa hợp HLA theo lớp ................................................................ 41 Bảng 3.6. Phân bố HLA theo huyết thống ........................................................ 42 Bảng 3.7. Đặc điểm kháng thể kháng HLA của người nhận thận .................... 43 Bảng 3.8. Nồng độ Creatinin và Ure huyết thanh sau ghép ở các thời điểm .................................................................................................................. 44 Bảng 3.9. Liên quan giữa sự hòa hợp HLA và nồng độ ure huyết thanh sau ghép .................................................................................................. 45 Bảng 3.10. Liên quan giữa số lượng các alen HLA hòa hợp với chức năng thận sau ghép (nồng độ creatinin sau ghép) ............................................ 46 Bảng 3.11. Liều Tac và nồng độ Tac ở bệnh nhân ghép thận.......................... 47 Bảng 3.12. Liên quan giữa số lượng các alen HLA hòa hợp với nồng độ thuốc ức chế miễn dịch Tac ở các cặp ghép thận........................................ 48 Bảng 3.13. Liên quan giữa kháng thể kháng HLA với nồng độ Creatinin người nhận sau ghép......................................................................... 49
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh sau ghép thận .................................................................... 11 Hình 1.2: Vùng HLA của nhiễm sắc thể 6 (healthvietnam.vn). ....................... 16 Hình 1.3. Tóm tắt cấu trúc hệ HLA (healthvietnam.vn). ................................. 18 Hình 1.4. Phức hệ MHC loại I (vi.wikipedia.org). .......................................... 19 Hình 1.5. Phức hệ MHC loại II (vi.wikipedia.org). ......................................... 20 Hình 3.1. Tỷ lệ ghép thận ở nam và nữ ............................................................ 37 Hình 3.2. Phân bố độ tuổi lúc ghép thận ......................................................... 38
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ghép thận được xem là phương pháp điều trị thay thế thận suy giai đoạn cuối hiệu quả nhất, không những thay thế chức năng bài tiết mà còn hồi phục chức năng nội tiết của thận. Ghép thận là đỉnh cao tiến bộ của y học nói chung và của ngành thận học, niệu học, miễn dịch học nói riêng. Nhờ những hiểu biết về cơ chế thải ghép và những phát minh các thuốc giảm miễn dịch mới, ghép thận có nhiều thành công. Nguồn thận cho có thể từ người sống hoặc người chết não. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy rằng ghép thận đã giảm đáng kể nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống so với lọc máu chu kì [1], [15], [27]. Trên 60 năm kể từ thành công hai trường hợp ghép thận ở Boston giữa những anh chị em sinh đôi khác trứng hiện nay trên thế giới đã có trên 400.000 trường hợp ghép [15], [27]. Trong ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, sự hòa hợp miễn dịch là rất quan trọng, được coi là tiêu chuẩn bắt buộc và quyết định đến sự thành công của ca ghép. Để đánh giá sự hòa hợp về mặt miễn dịch, xét nghiệm HLA (Human leucocyte antigen) - kháng nguyên bạch cầu người là xét nghiệm cơ bản nhất trong tuyển chọn cặp ghép cho và nhận. HLA là một nhóm gen mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào. HLA là protein quan trọng liên quan đến thải ghép, đặc biệt trong những năm đầu sau ghép. Việc lựa chọn cặp ghép phù hợp kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ thành công của cuộc ghép [1], [15], [17], [27]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về HLA trong ghép tạng, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau. Ở Việt Nam, số lượng những nghiên cứu
  11. 2 này còn ít và chưa thấy rõ được mối liên quan giữa HLA và chức năng thận sau ghép. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hiện nay đã thực hiện được trên 25 ca ghép thận thành công, tuy nhiên chưa nhiều nghiên cứu đánh giá về vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA với chức năng thận sau ghép. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA của các ca ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Phân tích mối liên quan giữa mức độ hòa hợp HLA lên chức năng thận sau ghép.
  12. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình suy thận mạn trên thế giới và ở Việt Nam Thận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, điều hòa huyết áp, cân bằng lượng kiềm, lượng nước trong cơ thể đồng thời giúp điều hòa chuyển hóa các chất dinh dưỡng như caxi - photpho và quan trọng nhất đó là một trong những cơ quan quan trọng để duy trì cuộc sống cho con người [10], [15], [27]. Suy thận xảy ra khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm khiến các chất độc hại đọng lại trong cơ thể. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – CDC, năm 2019 ở Mỹ có khoảng 37 triệu người mắc suy thận mạn chiếm tỷ lệ 15,0% trong tổng số người lớn ở Mỹ. Thống kê ở Pháp mỗi năm có khoảng 4.800 đến 6.000 ca mới mắc suy thận mạn. Nhật và Đài Loan khoảng 2.400 ca [9], [33]. Tại Việt Nam, ước tính khoảng 8 triệu người mắc suy thận mạn chiếm khoảng 10% dân số trong đó có 3,1% đến 3,6% suy thận mạn tiến triển từ giai đoạn III đến giai đoạn V [47], [53]. 1.2. Bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối 1.2.1. Chẩn đoán bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối Năm 2012, hội thận học Mỹ (NKF/KDIGO-2012) (Kidney disease improving global outcomes) đưa ra tiêu chuẩn mới nhất chẩn đoán xác định suy thận mạn như sau [22]: Suy thận mạn tính được xác định khi có sự bất thường của thận về cấu trúc và chức năng kéo dài trên 3 tháng. Các tiêu chuẩn để chẩn đoán suy thận mạn tính: - Các biểu hiện cho thấy thận bị tổn thương và phải kéo dài trên 3 tháng (một hoặc nhiều biểu hiện): + Có albumin niệu (≥30mg/24 giờ, [≥3mg/mmol/24 giờ]). + Các bất thường phát hiện bởi mô bệnh học khi làm sinh thiết thận.
  13. 4 + Những bất thường về cấu trúc thận được phát hiện bởi chẩn đoán hình ảnh. + Có tiền sử ghép thận. - Giảm mức lọc cầu thận (MLCT)l
  14. 5 Nam: nếu creatinin huyết thanh ≤ 0,9 mg/dl thì mức lọc cầu thận ước tính = 141 x (creatinin huyết thanh)-0,411 x (0,993)tuổi, nếu creatinin huyết thanh >0,9mg/dl thì mức lọc cầu thận ước tính =141 x (creatinin huyết thanh)- 1,209 x (0,993)tuổi [18], [21], [40]. Trần Thị Bích Hương thấy cách tính MLCT ước tính theo công thức Cockcroft-Gault và MDRD có thể áp dụng được trong lâm sàng ở Việt Nam với ưu điểm là thông báo được trực tiếp kết quả từ phòng xét nghiệm sinh hóa cùng với kết quả của creatinin huyết thanh [4]. Hiện nay ở Mỹ đã có 75% các nơi làm xét nghiệm báo cáo hàng ngày MLCT ước tính để cho phép phát hiện được suy thận sớm và điều chỉnh liều thuốc điều trị [50]. 1.2.2. Các giai đoạn của suy thận mạn: được phân chia theo hội thận học của Mỹ năm 2012 dựa vào mức lọc cầu thận ước tính [22]. Bảng 1.1. Giai đoạn suy thận mạn tính theo mức lọc cầu thận Giai MLCT Biểu hiện Chỉ định điều trị đoạn (ml/phút/1,73m2) Chẩn đoán và điều trị Tổn thương thận các bệnh kết hợp, các nhưng mức lọc cầu 1 ≥90 yếu tố nguy cơ tim thận bình thường mạch, làm chậm quá hoặc tăng trình tiến triển bệnh thận. Kiểm soát các yếu tố Tổn thương thận làm nguy cơ, các bệnh kết 2 giảm nhẹ mức lọc 60-89 hợp làm chậm tiến triển cầu thận bệnh thận. Giảm mức lọc cầu Chẩn đoán và điều trị 3 30-59 các biến chứng do bệnh thận mức độ vừa thận gây ra
  15. 6 Giai MLCT Biểu hiện Chỉ định điều trị đoạn (ml/phút/1,73m2) Chuẩn bị các phương Giảm nghiêm trọng 4 15-29 pháp điều trị thay thế mức lọc cầu thận thận Bắt buộc điều trị thay thế 5 Suy thận
  16. 7 tiếp đến là vôi hóa van động mạch chủ gây ra hẹp hoặc hở van. Chẩn đoán dựa trên siêu âm tim. + Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Siêu âm tim và nhất là siêu âm tim qua thực quản sẽ giúp cho chẩn đoán biến chứng này. + Rối loạn nhịp tim: Do rối loạn điện giải tăng kali máu, suy tim, bệnh mạch vành. Kali máu tăng gây ra gây ra những rối loạn về nhịp tim và có thể tử vong do ngừng tim đột ngột. Tăng Kali máu thường xảy ra khi mức lọc cầu thận giảm dưới 20-25ml/phút/1,73 m2. Với MLCT này thì thận không thể đào thải được kali và có thể gây ra thiểu niệu hoặc vô niệu. Kali máu có thể còn tăng cao hơn khi có sự toan máu và thiếu insulin. - Các biến chứng về tiêu hóa: chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa - Các biến chứng về thần kinh: + Viêm thần kinh ngoại vi: tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm, bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò. + Hôn mê do tăng ure máu cao là biểu hiện lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Ở giai đoạn tiền hôn mê bệnh nhân có thể có co giật, rối loạn tâm thần, nói nhảm, tri giác giảm. - Các biến chứng về rối loạn điện giải, chuyển hóa: Toan chuyển hóa hay gặp do tăng trong máu sulfat, phosphate, acid uric. Toan chuyển hóa sẽ làm thay đổi hoạt động của các enzyme, tăng kali máu và làm rối loạn hoạt động của tim và màng thần kinh. Toan chuyển hóa cũng do tế bào của ống lượn gần giảm khả năng đào thải ammoniac. Trên lâm sàng xét nghiệm khí máu để chẩn đoán [42]. 1.2.4. Các phương pháp điều trị thay thận Khi cả hai quả thận không còn chức năng và không có khả năng hồi phục gọi là suy thận giai đoạn cuối. Vậy để duy trì cuộc sống, người bệnh cần phải sử dụng một trong ba phương pháp chữa trị tốt nhất hiện nay đó là: chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Trong đó ghép thận là phương pháp
  17. 8 được điều trị ưu tiên cho bệnh nhận suy thận, chỉ với một quả thận mới phù hợp có thể đảm đương được tất cả các chức năng của 2 quả thận bị tổn thương kia và đời sống sau khi ghép thận thành công hầu như bình thường. Hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới có 3 phương pháp điều trị thay thế thận suy đó là phương pháp thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận.  Phương pháp thận nhân tạo Chạy thận nhân tạo hiện nay vẫn là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn muộn được lựa chọn phổ biến nhất ở Việt Nam. Đây là phương pháp lọc máu bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể nhằm mục đích lấy đi những sản phẩm cặn bã và nước dư thừa nhờ các cơ chế: siêu lọc, khuếch tán, đối lưu rồi sau đó máu được dẫn trở lại cơ thể. Như vậy để chạy thận nhân tạo chu kỳ thông thường sẽ được tạo một miệng nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Vị trí hay thực hiện miệng nối là giữa động mạch quay và tĩnh mạch đầu ở cổ tay. - Thận nhân tạo được hoạt động bằng cách máu của bệnh nhân được vào bộ lọc, dịch lọc được bơm vào khoang đối diện với máu theo chiều ngược lại. Áp lực thủy tĩnh trong khoang máu cao hơn khoang dịch do bơm máu và bơm dịch tạo ra, làm nước từ khoang máu di chuyển sang khoang dịch đồng thời kéo theo các chất hòa tan. Các chất như ure, creatinin, kali và các phân tử có trọng lượng phân tử thấp, có nồng độ cao trong máu sẽ khuếch tán từ khoang máu sang khoang dịch lọc do chênh lệch nồng độ riêng phần. Sự khuếch tán phụ thuộc vào tính chất màng lọc, độ chênh nồng độ các chất cần lọc giữa máu và dịch lọc, tốc độ máu và tốc độ dịch lọc qua hai bên màng lọc. - Đa số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo từ 12-18 giờ/tuần và thường chia ra làm 3 lần chạy bằng nhau. Như vậy, người bệnh phải đến nơi lọc máu trung bình 3 lần/tuần [27], [29].
  18. 9  Lọc màng bụng Lọc màng bụng là phương pháp đặt một catheter và đưa dịch lọc qua catheter này vào khoang màng bụng. Lúc này màng bụng như một máy thận nhân tạo cho phép một số chất qua lại, trao đổi, dẫn tới đào thải các chất độc hại cho cơ thể vào dịch lọc mà sau một thời gian sẽ được rút ra khỏi khoang màng bụng bằng chính catheter đưa vào [16].  Ghép thận - Ghép thận là đưa vào cơ thể bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối một quả thận còn chức năng tốt. Đây là phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối hiệu quả, giúp cho người bệnh duy trì được cuộc sống bình thường và cùng với 2 phương pháp chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng làm kéo dài thời gian sống của người bệnh. - Trên thế giới ghép thận được thực hiện từ năm 1993. Ở Việt Nam ghép thận thực hiện được tiến hành từ những năm 1960 nhưng mãi đến năm 1992 ca ghép thận đầu tiên thành công mới được thưc hiện tại bệnh viện 103. Đến năm 2000 số lượng ghép đã lên đến 31 ca được thực hiện ở 3 trung tâm bệnh viện 103, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Việt Đức. Từ đó đến nay đã có rất nhiều bệnh viện trên cả nước tiến hành ghép thận thành công và hiện nay đã có hơn 1000 ca ghép thận được thực hiện tại Việt Nam. - Có 2 nguồn thận ghép: Thận cho từ người sống và người chết não. Nguồn thận ghép cho đến hiện nay ít hơn nhiều so với nhu cầu ghép thận vì vậy tỷ lệ ghép thận thường thấp hơn so với các phương pháp điều trị thay thế thận khác [6], [7], [15]. 1.3. Khái quát về ghép thận 1.3.1. Đại cương Ghép thận là đỉnh cao tiến bộ của y học nói chung và của ngành thận học, niệu học, miễn dịch học nói riêng. Đây là phương pháp điều trị được lựa chọn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Ghép thận thành công sẽ mang
  19. 10 lại chất lượng cuộc sống tốt hơn và kéo dài tuổi thọ hơn so với lọc máu [1], [15], [27]. Lịch sử phát triển năm 1902 tại Viên (Áo), Emerich Ullmann là người đầu tiên thông báo kết quả lấy thận chó ghép sang cừu. Cùng năm Alexis Carrel đã thực hiện nhiều trường hợp ghép thận và được nhận giải thưởng Nobel năm 1912 về công trình ghép tạng thực nghiệm. Sau đó, cùng với những thành tựu về miễn dịch học, sinh học phân tử, giải phẫu, sinh lý, gây mê hồi sức và việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán điều trị, theo dõi bệnh nhân. Phẫu thuật ghép tạng nói chung và đặc biệt là ghép thận trong nửa cuối thế kỷ XX càng ngày càng đạt được những kết quả đáng khích lệ mang lại cuộc sống có chất lượng cho những người suy thận. Năm 1954 ca ghép thận trên người được tiến hành cho cặp anh em song sinh ở Boston do Josep Murray và Jonh Merril thực hiện. Trên thế giới hiện nay những nước có số lượng lớn ghép thận là Mỹ có khoảng 10.000 ca thận/năm, ở Pháp 2.000 ca thận/năm. Ở châu Á ca ghép thận đầu tiên được thực hiện vào năm 1964 tại Nhật bản, hàng năm toàn châu Á ghép thận khoảng 8.000 ca . Trong đó một số nước có số bệnh nhân ghép nhiều là Trung Quốc, Nhật bản, Ấn độ. Ở Việt Nam, năm 1992 tại Viện Quân Y 103 - Học Viện Quân Y đã thực hiện 3 ca ghép thận đầu tiên thành công với sự tham gia của các bệnh viện Việt Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Bạch Mai, Hữu nghị và Bệnh viện 108. Tiếp theo là hai ca ghép thận được thực hiện thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy.
  20. 11 Hình 1.1. Hình ảnh sau ghép thận (Human anatomy photo: Kidneyfanpop.com) Đến nay, Việt Nam đã có nhiều trung tâm trong cả nước thực hiện ghép thận thành công và kéo dài đời sống cho bệnh nhân suy thận mạn, trong đó có Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên [15], [17], [27]. Để có được ca ghép thận thành công, điều quan trọng đầu tiên là người hiến thận và người nhận thận phải có sự hòa hợp về mặt miễn dịch. Sự hòa hợp về mặt miễn dịch giữa các cá thể được đánh giá bằng sự tương thích về các allen HLA của người cho và người nhận thận và tình trạng tiền mẫn cảm của người nhận với HLA của người cho. Như vậy cần phải tìm được người hiến thận thích hợp (hòa hợp về HLA)[15], [33]. Người hiến tặng thận thích hợp có thể là người cùng huyết thống hoặc là người không cùng huyết thống. Hiện nay, nguồn thận từ người cho cùng huyết thống rất hiếm nên phần lớn là nguồn thận từ người cho không cùng huyết thống. Chính vì vậy, việc xét nghiệm tuyển chọn người hiến thận phù hợp về HLA là rất quan trọng để có thể mang lại thành công cao sau các ca
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2