BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
-----------------------------------------<br />
<br />
HOÀNG THỊ THÙY LINH<br />
<br />
BÀI TOÁN SYLVESTER VÀ BÀI TOÁN<br />
FERMAT – TORRICELLI CHO<br />
CÁC HÌNH CẦU EUCLID<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2016<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
-----------------------------------------<br />
<br />
HOÀNG THỊ THÙY LINH<br />
<br />
BÀI TOÁN SYLVESTER VÀ BÀI TOÁN FERMAT–<br />
TORRICELLI CHO CÁC HÌNH CẦU EUCLID<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH : PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP<br />
MÃ SỐ : 60 46 01 13<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS. TS. ĐỖ VĂN LƯU<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2016<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới<br />
PGS.TS. ĐỗVăn Lưu – Người Thầy đã luôn giúp đỡ và hướng dẫn em trong<br />
suốt học tập và làm luận văn này.<br />
Em xin cảm ơn tới trường Đại học Thăng Long Hà Nội. Em xin cảm ơn<br />
tới các Giáo sư, Tiến sỹ và các Thầy, cô giáo trong bộ môn Toán đã giảng dạy<br />
cho em những kiến thức cơ bản, nền tảng quý báu trong thời gian học cao học.<br />
Em xin cảm ơn phòng Quản lý Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi<br />
để em hoàn thành khóa luận này.<br />
Cảm ơn các bạn trong lớp cao học Toán K3 Đại học Thăng Long,<br />
chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp, đã luôn thân thiện và nhiệt tình<br />
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập vừa qua.<br />
Tôi cảm ơn những người thân yêu trong gia đình và các bạn bè luôn<br />
ủng hộ, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong suốt quá trình học<br />
tập và thời gian làm luận văn.<br />
Tác giả<br />
<br />
Hoàng Thị Thùy Linh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Mở đầu......................................................................................................1<br />
Chương 1: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀM LỒI VÀ DƯỚI<br />
VI PHÂN HÀM LỒI<br />
1.1.<br />
<br />
Tập lồi và nón lồi.....................................................................3<br />
<br />
1.1.1. Tập lồi......................................................................................3<br />
1.1.2. Nón lồi.....................................................................................4<br />
1.2.<br />
<br />
Hàm lồi.....................................................................................8<br />
<br />
1.2.1. Hàm lồi.....................................................................................8<br />
1.2.2. Các phép toán về hàm lồi.......................................................14<br />
1.3.<br />
<br />
Dưới vi phân hàm lồi.............................................................17<br />
<br />
1.4.<br />
<br />
Dưới vi phân hàm max..........................................................23<br />
<br />
Chương 2: BÀI TOÁN SYLVESTER VÀ BÀI TOÁN FERMAT TORRICELLI CHO HÌNH CẦU EUCLID<br />
2.1.<br />
<br />
Khái niệm và định nghĩa.......................................................25<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Bài toán Sylvester cho hình cầu Euclid...........................26<br />
<br />
2.2.1. Sự tồn tại, duy nhất nghiệm và điều kiện tối ưu..............26<br />
2.2.2. Bài toán Sylester suy rộng cho ba hình cầu....................32<br />
2.3.<br />
<br />
Bài toán Fermat – Torricelli cho hình cầu Euclid.............49<br />
<br />
2.3.1. Sự tồn tại và duy nhất nghiệm của nghiệm tối ưu............49<br />
2.3.2. Cấu trúc nghiệm...............................................................56<br />
KẾT LUẬN.......................................................................................63<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................64<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Giải tích lồi cho ta một lý thuyết phong phú và đẹp đẽ về hàm lồi<br />
và ứng dụng trong tối ưu hóa với nhiều kết quả nổi tiếng chẳng hạn như:<br />
Bất đẳng thức Jensen, Định lý Fenchel – Moreau về hàm liên hợp, Định<br />
lý Moreau – Rockafellar về dưới vi phân hàm lồi, Định lý Kuhn – Tucker<br />
cho bài toán tối ưu lồi có ràng buộc,…Có thể nói tập lồi, hàm lồi các đối<br />
tượng đẹp trong tối ưu hóa.Với các bài toán lồi ta có các điều kiện đặc<br />
trưng cho nghiệm của bài toán đó dưới ngôn ngữ dưới vi phân của hàm<br />
lồi.<br />
Trong toán sơ cấp nhiều bài toán được phát biểu với các hàm lồi.<br />
Với các bài toán cực trị, hàm lồi đóng một vai trò rất quan trọng. Cực trị<br />
địa phương của hàm lồi trên miền lồi cũng là cực tiểu toàn cục, cực đại của<br />
một hàm lồi trên một đa giác lồi đạt tại một trong các đỉnh của đa giác đó.<br />
Nhiều bài toán sơ cấp hay được phát biểu theo hướng này. Bài toán<br />
Sylvester cho các hình cầu Euclid được phát biểu như sau: “ Cho hai họ<br />
hữu hạn các hình cầu Euclid. Tìm một hình cầu Euclid nhỏ nhất chứa các<br />
hình cầu của họ thứ nhất và cắt tất cả các hình cầu của họ thứ hai”. Bài<br />
toán Fermat – Torricelli cho các hình cầu Euclid được phát biểu như sau: “<br />
Cho hai họ các hình cầu Euclid. Hãy tìm một điểm làm cực tiểu tổng<br />
khoảng cách xa nhất đến các hình cầu của họ thứ nhất và khoảng cách gần<br />
nhất đến các hình cầu của họ thứ hai”. Các bài toán đó được nghiên cứu<br />
bằng công cụ giải tích lồi trong [3]. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “BÀI<br />
TOÁN SYLVESTER VÀ BÀI TOÁN FERMAT - TORRICELLI<br />
CHO CÁC HÌNH CẦU EUCLID ”<br />
4<br />
<br />