BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trịnh Văn Hạnh<br />
<br />
MỘT SỐ ÁP DỤNG CỦA BIẾN ĐỔI FOURIER<br />
VÀO BIẾN ĐỔI LAPLACE NGƯỢC<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trịnh Văn Hạnh<br />
<br />
MỘT SỐ ÁP DỤNG CỦA BIẾN ĐỔI FOURIER<br />
VÀO BIẾN ĐỔI LAPLACE NGƯỢC<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
Mã số<br />
<br />
: Toán Giải Tích<br />
: 60 46 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. NGUYỄN CAM<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 2012<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 4<br />
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5<br />
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 6<br />
1.1. Biến đổi Fourier .................................................................................................... 6<br />
1.2. Đưa tích phân Mellin về biến đổi Fourier ........................................................... 12<br />
Chương 2: BIẾN ĐỔI LAPLACE NGƯỢC BẰNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA<br />
CHUỖI FOURIER ......................................................................................................... 14<br />
2.1. Trường hợp hàm gốc f(x) giảm nhanh ................................................................ 14<br />
2.2. Trường hợp giảm nhanh của giá trị tuyệt đối của hàm ảnh F(p) ........................ 15<br />
Chương 3: CÔNG THỨC NỘI SUY ĐỂ TÍNH TÍCH PHÂN FOURIER .................... 18<br />
3.1. Một số chú ý sơ bộ .............................................................................................. 18<br />
3.2. Phép nội suy đại số của hàm f(x) ........................................................................ 19<br />
3.2.1. Các công thức bổ trợ. ................................................................................... 19<br />
3.2.2 Xây dựng công thức tính toán ...................................................................... 20<br />
3.3. Phép nội suy bởi các hàm hữu tỷ ........................................................................ 51<br />
3.3.1. Chọn phép nội suy và sai số của nó ............................................................. 51<br />
3.3.2. Công thức cầu phương nội suy tổng quát. ................................................... 63<br />
3.3.3. Phép nội suy với các điểm cách đều ............................................................ 66<br />
3.3.4. Quy tắc tính kết hợp với nghiệm của đa thức trực giao. .............................. 66<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 77<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Cam, người Thầy đã<br />
hướng dẫn, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận<br />
văn này.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy - Cô trong hội đồng chấm luận văn đã<br />
dành thời gian quý báu của mình cho việc nhận xét và phản biện luận văn;<br />
cảm ơn các Thầy đã truyền đạt kiến thức trong các học phần.<br />
Cảm ơn quý Thầy – Cô thuộc các phòng, khoa, thư viện của trường<br />
ĐHSP TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình<br />
học tập, thực hiện và bảo vệ luận văn.<br />
Cuối cùng, tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè gần xa, người thân đã<br />
hổ trợ, giúp đỡ nhiều mặt.<br />
<br />
4<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Biến đổi Laplace có nhiều áp dụng quan trọng trong khoa học và kỹ thuật.<br />
Bài toán khôi phục hàm gốc từ hàm ảnh trong phép biến đổi Laplace được<br />
nhiều nhà toán học quan tâm khảo cứu và cho đến nay có rất nhiều phương<br />
pháp được đưa ra.<br />
Trong luận văn này, chúng tôi tính xấp xỉ biến đổi Laplace ngược thông<br />
qua việc áp dụng biến đổi Fourier vào biến đổi Laplace ngược. Cụ thể là tính<br />
tích phân Mellin bằng biến đổi Fourier, từ đó xét các công thức nội suy để<br />
tính tích phân Fourier.<br />
<br />
5<br />
<br />