intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đặc trưng là những ghi chép mang tính chất riêng tư, chân thực, sinh động, không trau chuốt, hầu như chưa được công bố, Di cảo Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ những trăn trở, suy tư mang chân thành của nhà văn về trách nhiệm nghệ sĩ của mình để có thể hình dung rõ hơn về Nguyễn Minh Châu - một trong số những gương mặt nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới. Luận văn lấy Di cảo Nguyễn Minh Châu làm đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu từ đó làm sáng tỏ những nét tiêu biểu trong sự vận động và đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----- *** ----- PHAN THỊ HỒNG GIAO QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN PHƯƠNG LAN HÀ NỘI - 2010
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu ............................. 2 2.2. Nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu ......... 4 2.3. Tình hình nghiên cứu về Di cảo Nguyễn Minh Châu ...................... 6 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 9 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10 Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 10 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo ............................. 11 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ................................................... 11 1.1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người ............................ 11 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học viết về đề tài chiến tranh 1945-1975 và sau 1975 .............................................................. 13 1.1.3. Con người qua các sáng tác nhật ký viết về chiến tranh ............. 15 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo....................................................... 16 1.2.1. Viết về con người với cảm hứng ngợi ca .......................................... 17 1.2.1.1.Con người trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh ..................... 18 1.2.1.2.Con người với lòng dũng cảm và đức hy sinh cao đẹp ............... 21 1.2.2. Viết về con người với cảm hứng nhân bản ...................................... 24 1.2.2.1. Con người với những mất mát và nỗi đau khôn cùng ............... 26 1.2.2.2.Con người với những suy ngẫm mang tính nhân bản ................ 33 1.2.2.3. Con người với những suy ngẫm về vấn đề khôi phục vết thương sau chiến tranh......................................................................................... 39
  3. Chương 2: Quan niệm về văn học của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo ............................................. 48 2.1. Về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực......................................... 49 2.1.1 Hiện thực cuộc sống là khởi nguồn sáng tạo của nhà văn............. 52 2.1.2. Quan niệm về phản ánh hiện thực trong văn học ......................... 58 2.1.3. Những yêu cầu về cách tiếp cận, phản ánh hiện thực trong văn học ..................................................................................................................... 64 2.2. Văn học thể hiện tính tư tưởng ........................................................... 78 2.2.1. Quan niệm về tính tư tưởng trong tác phẩm văn học .................. 78 2.2.2. Phấn đấu để tác phẩm có tính tư tưởng ..................................... 84 Chương 3: Quan niệm về nhà văn của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo .............................................. 89 3.1.Quan niệm về tài năng của người cầm bút .......................................... 91 3.1.1.Tài năng của người cầm bút gắn liền với cá tính sáng tạo ................. 91 3.1.2. Phát triển tài năng của người cầm bút .............................................. 95 3.2. Bản năng, ý thức và trách nhiệm của người cầm bút ...................... 101 3.2.1. Giai đoạn bản năng của người cầm bút .......................................... 102 3.2.2. Giai đoạn ý thức của người cầm bút .............................................. 105 3.2.3. Trách nhiệm của người cầm bút ..................................................... 109 PHẦN KẾT LUẬN ............................................ 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................ 123
  4. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1 Trong dòng chảy của văn học hiện đại, Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là nhà văn thuộc thế hệ sau năm 1954. Ông vào nghề khá muộn nhưng đã khẳng định được vị trí tiêu biểu của mình. Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10-1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát, được viết ngay trên giường bệnh, trong những ngày giờ chót cùng của cuộc đời ông (1989). Ba thập kỷ - một hành trình không phải là dài, so với những đồng nghiệp, đồng lứa: Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hồ Phương,.... nhưng với một số tác phẩm cùng các bài phê bình, tiểu luận, Nguyễn Minh Châu không chỉ minh chứng xuất sắc cho bước chuyển âm thầm và quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật. Ông đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một trong số những nhà văn tiêu biểu đặt nền móng cho sự đổi mới. Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người mở đường tinh anh và xuất sắc nhất cho văn học Cách mạng Việt Nam thời kỳ hậu chiến. 1.2. Nguyễn Minh Châu đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng may mắn thay, những trang nhật ký của ông đã được bà Nguyễn Thị Doanh vợ ông - nâng niu, gìn giữ và công bố trong cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu. Với tư cách vừa là nhà văn, vừa là người lính - chứng nhân của lịch sử, Nguyễn Minh Châu đã ghi chép khá đầy đủ, chi tiết và rất công phu những gì mà ông có dịp chứng kiến, đã được nghe, được nghiền ngẫm trong suốt cuộc hành trình. Từ những ghi chép này chúng ta bắt gặp tư chất của một nhà văn chuyên nghiệp. Bên cạnh những trang ghi chép mang tính chất tư liệu như còn vương khói súng và nhịp độ khẩn trương gấp gáp của cuộc chiến hào hùng, chúng ta bắt gặp dấu hiệu của những chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về cách nhìn nhận chiến tranh, con người với những day dứt, trăn trở khi nhìn sâu vào cuộc chiến của dân tộc. Vẫn là âm hưởng sử thi, tràn đầy niềm tự hào 1
  5. về lòng dũng cảm, sự hy sinh vô bờ bến của bộ đội ta, nhân dân ta nhưng bên cạnh đó là những suy ngẫm về mất mát, đau thương mà con người phải chịu đựng. Có thể nói Di cảo của Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho hậu thế cái nhìn chân thật về hiện thực của một giai đoạn lịch sử đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng mà còn giúp người đọc được tiếp cận số phận con người, số phận dân tộc với cái nhìn cảnh tỉnh về chiến tranh. Ta có thể hiểu được cái nhìn tiên cảm của Nguyễn Minh Châu về đề tài chiến tranh đã có từ rất sớm nhưng điều kiện xã hội chưa cho phép ông có đủ dũng khí để thể hiện một cách đầy đủ mà đành phải giấu đi, gói trong bao lần lá, rào sau bao tầng chữ văn chương . 1.3. Cũng ở Di cảo ta có dịp thấu hiểu những trăn trở, suy tư về nghề văn, về trách nhiệm của người cầm bút qua những trang nhật ký và trang sổ tay viết văn. Đây là căn cứ thực sự quan trọng để bạn đọc hiểu về con người nhà văn từ góc độ tâm hồn và nhân cách. Từ đó ta có thể hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, về những chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật đã manh nha từ rất sớm, để hôm nay, hậu thế thấy được sự dũng cảm của ông với vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học thời hậu chiến. Di cảo cho chúng ta hiểu một cách thấu đáo và đầy đủ hơn về một Nguyễn Minh Châu tiên phong trong lĩnh vực đổi mới và cũng hiểu được đâu là động lực thôi thúc ông chọn con đường ấy và vì sao ông lại có thể thành công đến vậy. Nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu, chúng ta sẽ có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc đời, văn nghiệp và đặc biệt là sự vận động trong nhận thức và trong quan niệm nghệ thuật của một nhà văn tâm huyết, tài năng của văn học hiện đại Việt Nam. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : 2.1. Nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu công bố truyện ngắn đầu tiên vào năm 1960 và năm 1970 đã có một số bài phê bình dành cho tiểu thuyết Cửa sông và tập 2
  6. truyện ngắn Những vùng trời khác nhau. Những năm 80 bài phê bình các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ngày càng nhiều, nhất là khi các sáng tác của ông có nhiều dấu hiệu đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Đặc biệt cho đến đầu những năm 90 đã có hơn trăm bài viết về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm của ông. Nhiều bài viết trong các cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châu đã được tập hợp lại in trong cuốn Nguyễn Minh Châu, con người và tác phẩm (1991) và Nguyễn Minh Châu - kỷ yếu nhân năm năm ngày mất ( 1994 ). Trong các tác giả viết nhiều về Nguyễn Minh Châu trước hết phải kể đến tác giả Tôn Phương Lan với hàng chục bài viết và một luận án tiến sỹ. Các tác giả như Ngô Thảo, Nhị Ca, Bùi Việt Thắng, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Trung Thu, Trung Trung Đỉnh, Ngô Vĩnh Bình….cũng đều là những người có nhiều bài báo viết về tác phẩm và con người nhà văn Nguyễn Minh Châu. Các bài viết của các tác giả mà chúng tôi điểm qua trên đây đã được tập hợp tương đối đầy đủ trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn. Ngoài ra, hàng năm còn có nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ở các trường Đại học và Viện văn học nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ nhiều góc độ khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Chúng tôi không hy vọng bao quát đầy đủ mà tập trung chú ý vào những ý kiến tiêu biểu, giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài: Nhìn chung, bàn về sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, các tác giả đều khẳng định một nét tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu là nhà văn không chịu bằng lòng với những gì mình đã viết mà luôn tìm cách khám phá, đổi mới trong tư duy nghệ thuật, trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh, con người và cuộc sống. Phần lớn, các tác giả đều đã đề cập đến bước chuyển mình của Nguyễn Minh Châu từ cảm hứng hiện thực lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi 3
  7. bước sang cảm hứng nhân văn. Với tài năng, lương tâm và trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu lại cùng dân tộc bước vào cuộc chiến đấu mới: chiến đấu cho quyền sống của con người. Có thể thấy các ý kiến bàn về sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đều tập trung vào tìm hiểu mảng hiện thực quen thuộc nhất của ông: chiến tranh và người lính. Ông đã thể hiện quan niệm nghệ thuật mới mẻ khi tiếp cận hiện thực này và đã góp phần phát hiện ra những quy luật vận động sâu kín của đời sống nhân sinh thế sự và đạt tới một chiều sâu nhân bản mới. Các tác giả đều thống nhất trong việc khẳng định: Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã thực sự đem đến cho ông một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới - đặc biệt là ở đề tài viết về chiến tranh. Những ý kiến của người đi trước thực sự là những gợi ý quý báu, làm cơ sở giúp chúng tôi triển khai và hoàn thành luận văn này. 2.2. Nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu Sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở phần sáng tác, mà ngay trong địa hạt phê bình, người ta cũng nhớ đến ông ở tư cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một nền văn học thời chiến. Bằng bài tiểu luận Viết về chiến tranh ông đã làm xôn xao dư luận. Và văn học thời kỳ đổi mới đã ghi nhận bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ của ông là hiện tượng đặc sắc của một nhân cách dũng cảm và trung thực và một cảm quan nhạy bén của một nghệ sỹ đã nhận thức được sự tất yếu của tiến trình văn học. Tìm hiểu tiểu luận - phê bình của Nguyễn Minh Châu diễn ra khá muộn so với quá trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Bảy năm sau ngày ông qua đời, năm 1994, những trang tiểu luận - phê bình của ông mới được nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan tập hợp và cho ra mắt bạn đọc một cách đầy đủ trong tập 4
  8. Trang giấy trước đèn. Tác giả Tôn Phương Lan, trong Hành trình dẻo dai của một ngòi bút đã nhận thấy ở lĩnh vực lý luận phê bình văn học, chúng ta bắt gặp vẫn Nguyễn Minh Châu ấy: trăn trở, dằn vặt, hao tâm, tổn trí để khám phá, tìm tòi cho ra cái lẽ của nghề văn, của nghiệp cầm bút, của thiên chức người nghệ sĩ và văn chương. Tôn Phương Lan là người không chỉ có công biên soạn, giới thiệu phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu mà còn là người phát hiện sự vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ở mảng phê bình tiểu luận. Các tác giả khác như Mai Hương, Nguyễn Trọng Hoàn, Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn ….cũng có bài viết đề cập đến mảng phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu. Nhìn chung, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu còn rất ít so với loạt bài nghiên cứu về sáng tác của ông. Chúng tôi coi những bài viết đánh giá về mảng phê bình và tiểu luận của Nguyễn Minh Châu là những gợi ý, giúp ích cho việc nghiên cứu đề tài. Có thể rút ra những gợi ý sâu sắc sau đây: Nơi bộc lộ trực tiếp, rõ nhất ý thức và tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu chính là phần phê bình tiểu luận. Để hiểu rõ sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật của ông cần dùng chính phần này để soi chiếu vào sáng tác của nhà văn, từ đó có cơ sở khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học cách mạng nước nhà không chỉ ở thực tiễn sáng tác mà còn ở góc độ lý luận. Nguyễn Minh Châu viết khá nhiều trang tiểu luận phê bình có giá trị thể hiện suy nghĩ của ông về những phương diện khác nhau của quá trình văn học. Giá trị của ngòi bút phê bình của nhà văn là ở tính tư tưởng rõ ràng, chân thật, mạch lạc của nó…nhưng vị trí cao nhất của ông là người thổi bùng ngọn lửa đổi mới văn học của giai đoạn mới. Trong thời gian gần đây, nhiều luận văn Thạc sỹ và một số luận án Tiến sỹ khoa học Ngữ văn ở các trường Đại học KHXH & NV, Đại học Sư phạm HN và Viện Văn học đã chọn Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông làm đối tượng nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Dẫu vậy, vẫn chưa có 5
  9. một chuyên luận hay một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về Di cảo Nguyễn Minh Châu. Gần đây nhất, một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học của tác giả Trần Thị Lan Phương (2008) có tên Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua phê bình và tiểu luận (do PGS.TS Nguyễn Bá Thành hướng dẫn) đã tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, từ góc độ Lý luận văn học với ba nội dung sau : Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về văn học và nhà văn; về hiện thực và việc phản ánh hiện thực; về nhân vật trong tác phẩm văn học. Đây là một đề tài nghiên cứu thiên về mảng phê bình tiểu luận của Nguyễn Minh Châu từ góc độ Lý luận văn học nhưng vẫn là những gợi ý và là nguồn tham khảo cần thiết đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 3.3. Tình hình nghiên cứu về Di cảo Nguyễn Minh Châu Di cảo của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm vừa được nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc vào tháng 7 năm 2009. Đã hai mươi năm kể từ ngày ông mất (23/1/1989), những trang viết, những tờ nháp, những cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu đã được vợ ông - bà Nguyễn Thị Doanh phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội công bố tương đối có hệ thống. Do mới xuất bản nên chưa có một công trình chuyên sâu nào lấy Di cảo Nguyễn Minh Châu làm đối tượng nghiên cứu. Tôn Phương Lan là một người nghiên cứu lâu năm về Nguyễn Minh Châu cũng là người viết lời giới thiệu cho tập Di cảo. Dưới tiêu đề Cái nhìn ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu (Sau này đã được chỉnh sửa và in trong tạp chí văn học 2009), Tôn Phương Lan đã giới thiệu khái quát các phần nội dung cơ bản của Di cảo : “Di cảo của Nguyễn Minh Châu được chia làm ba phần : Phần I: Tiếng vọng: Gồm những ghi chép của ông từ những năm 1967- 1968, 1972-1973 trở đi. Đây là quãng thời gian xảy ra chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Khe Sanh…, bối cảnh mà sau này ông chọn để viết nên Dấu chân người lính và một số tiểu thuyết, truyện ngắn khác. Trong số này, lẻ tẻ một 6
  10. vài đoạn có thể đã được trích đăng báo, tạp chí nhưng để tiện cho độc giả có một cái nhìn trọn vẹn, NXB Hà Nội quyết định in toàn bộ. Phần II: Nghề văn : Là những trăn trở, quan niệm và tâm sự của tác giả về nghề cầm bút và hầu như chưa từng được công bố. Đó còn là những suy nghĩ, nhận định về xu thế, tình hình văn học trong nước và trên thế giới được rút ra từ “Trang sổ tay viết văn” và từ cuốn sổ ghi chép cuối cùng (1987-1988) của ông. Những trang viết nối từ chiến tranh sang hòa bình - đặc biệt là những trải nghiệm của Nguyễn Minh Châu những năm cuối đời đã thể hiện sự thay đổi, chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của ông về mọi khía cạnh của nghề văn, từ đó dẫn đến những đột phá trong sáng tác của ông: “Cỏ lau”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”… Phần III: Riêng tư : là thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà văn. Ở đây tập hợp những trang viết mà chính ông đối thoại và đối diện với mình. Và cả những trang viết về một phần không thể thiếu trong cuộc đời ông là gia đình, vợ con, anh em, bè bạn. Giới thiệu nội dung Di cảo, Tôn Phương Lan đã đưa ra những nhận xét, những suy ngẫm về tư tưởng của của Nguyễn Minh Châu :Trong thời kỳ đầu, những ghi chép của ông hầu như chủ yếu là về những sự kiện, con người, địa danh cụ thể. Càng về sau, sự chọn lọc, độ suy ngẫm, tính triết lý càng được tăng dần....Những trang ghi chép của ông còn là sự thẩm thấu một nỗi đau không thể nói thành lời trước những mất mát mà chiến tranh gây ra cho dân tộc nói chung, cho mỗi con người cụ thể nói riêng....vì thế bao trùm lên tất cả là một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh. Tôn Phương Lan đã đưa ra những kết luận khái quát có ý nghĩa phát hiện: ông thật sự là một nhà cách tân - không chịu vừa lòng với những gì được viết ra, luôn tự làm mới mình bằng những suy nghĩ hướng văn chương trở về với ý nghĩa đích thực của nó. 7
  11. Nhìn chung, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về sáng tác và tiểu luận phê bình của Nguyễn Minh Châu nói chung và các bài viết của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan nói riêng đã đánh giá những đóng góp lớn lao có ý nghĩa mở đường của Nguyễn Minh Châu. Đó là những gợi ý và là nguồn tham khảo rất thiết thực đối với chúng tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này. Hiện nay chưa có một công trình chuyên biệt nào viết về Di cảo một cách công phu và đặt trong tương quan với các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Chúng tôi mạnh dạn chọn Di cảo Nguyễn Minh Châu nhằm tìm hiểu những chuyển biến và đổi mới của về quan niệm nghệ thuật của ông. Di cảo Nguyễn Minh Châu chưa thể coi là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Nhà văn chủ yếu ghi lại những cảm nghĩ cho riêng mình: những dòng nhật ký, những ý tưởng, những phác thảo, … để sau này nếu có điều kiện sẽ trau chuốt lại, hoàn thiện thêm. Bởi vậy nên dễ thấy một số ý tưởng còn sơ sài, lặp lại, thậm chí có phần còn chưa thật hợp lý. Việc tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu quả không mấy đơn giản, việc đánh giá chúng lại càng không thể giản đơn. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: Có những tình cảm, những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc Di cảo của Nguyễn Minh Châu ta mới cảm nhận hết vị trí tiên phong của nhà văn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật. Có thể Di cảo của Nguyễn Minh Châu không phải là hoàn toàn mới. Bởi lẽ, nhiều ý tưởng trong Di cảo đã được nhà văn thai nghén để cho ra đời những tác phẩm văn học có ý nghĩa đột phá. Song thời của ông đã sống là thời kỳ chưa “mở cửa”, văn chương chưa thật sự được “cởi trói” nên ở di cảo chúng ta vẫn còn bắt gặp nhiều ý tưởng táo bạo. Nguyễn Minh Châu đã suy ngẫm về chiến tranh, con người, về nghề văn và người viết văn ở một dạng thức ghi chép chân thực nhất, thô mộc nhất, bổ sung một cách thiết thực vào việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của ông. Đó là suy nghĩ, cảm nhận của 8
  12. một con người đối mặt với khoảng cách mong mang giữa sự sống và cái chết trong chiến tranh, đối mặt với từng trang giấy trắng hằng đêm với tâm huyết và trăn trở của người cầm bút chân chính nên rất chân thực, sống động. Nhiều ý tưởng mà Nguyễn Minh Châu thể hiện qua Di cảo là "của để dành" cho bản thân, chưa có điều kiện công bố - chứ không phải là những sản phẩm đã được "làm hàng" qua bàn tay sáng tạo của những người nghệ sĩ. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã thực sự trở thành căn cứ quan trọng để hiểu về con người nhà văn từ góc độ tâm hồn và nhân cách cũng như sự đổi mới tư duy và quan niệm nghệ thuật của ông. Với tính chất là di cảo, ta bắt gặp những tình cảm, những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật, góp phần đánh giá đúng đắn hơn về tài năng Nguyễn Minh Châu. Không phải bao giờ những điều nhà văn viết ra cũng đồng nhất với những điều mà nhà văn ấp ủ, nung nấu. Ý thức nghệ thuật của ông có lúc không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm. Ta hiểu thêm về sự hòa quyện cũng như những mâu thuẫn giữa ý thức công dân và ý thức nghệ thuật của ông, qua đó hiểu thêm về số phận nghệ sĩ, trách nhiệm và sứ mệnh của họ đối với thời đại. Tiếp cận Nguyễn Minh Châu trên ý nghĩa đó, chúng tôi muốn cố gắng tiếp tục hoàn chỉnh thêm chân dung của nhà văn- nhà cách tân văn học tinh anh nhất của thời kỳ hậu chiến. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Luận văn lấy Di cảo Nguyễn Minh Châu làm đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu từ đó làm sáng tỏ những nét tiêu biểu trong sự vận động và đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Với đặc trưng là những ghi chép mang tính chất riêng tư, chân thực, sinh động, không trau chuốt, hầu như chưa được công bố, Di cảo Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ những trăn trở, suy tư mang chân thành của nhà văn về trách 9
  13. nhiệm nghệ sĩ của mình để có thể hình dung rõ hơn về Nguyễn Minh Châu - một trong số những gương mặt nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới. Một số ý tưởng trong Di cảo đã được Nguyễn Minh Châu đưa vào tập Phê bình, tiểu luận Trang giấy trước đèn và thể hiện qua một số tác phẩm cụ thể. Tìm hiểu Di cảo, chúng tôi đã cố gắng mở rộng diện khảo sát qua các tác phẩm cụ thể của Nguyễn Minh Châu. Tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu, chúng tôi đặt trong toàn bộ sáng tác và trong những tư liệu về phê bình và tiểu luận đã công bố của Nguyễn Minh Châu và phần nào là các di cảo, nhật ký chiến tranh, nghề nghiệp của các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm…để hiểu thêm tính chất của một dạng thức văn học mang tính riêng tư nhưng cũng không kém chân thành và nghiêm túc, bổ sung một cách hiệu quả vào việc tìm hiểu cuộc sống và con người với những chiều kích khác nhau, trong những giai đoạn hào hùng của dân tộc. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Di cảo Nguyễn Minh Châu trên phương diện đổi mới quan niệm nghệ thuật. Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm và sử dụng một số phương pháp như sau : - Phương pháp phân tích. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh đối chiếu. 4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai nội dung gồm ba chương: Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo Chương 2: Quan niệm về văn học của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo Chương 3 : Quan niệm về nhà văn của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo 10
  14. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, bên cạnh các khái niệm như: phương pháp sáng tạo, phong cách nghệ thuật, tiến trình văn học, quan điểm lịch sử, hình tượng, thi pháp…thì quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm luôn được giới nghiên cứu lý luận văn học quan tâm. Quan niệm nghệ thuật về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có quan niệm nghệ thuật về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Trước đây, trong giới lý luận văn học Nga đã có nhiều tác giả ứng dụng khái niệm này để khảo sát các nền văn học trên thế giới như: P.X.Likhasốp, I. Êrêmin, V.R.Secbina, V. V.Timôphiep, N.G.Giulinxki… Ở Việt Nam vấn đề này được lưu ý như là một công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. Bởi lẽ, để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có quan niệm về con người và cuộc sống qua góc nhìn nghệ thuật như một điều kiện không thể thiếu. Quan niệm về con người chính là cơ sở chi phối những nguyên tắc chiếm lĩnh, cắt nghĩa hiện thực đời sống của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều 11
  15. quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. 1.1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm khá phức tạp và đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ thuật trong nghiên cứu văn học Xô Viết, G.S.Trần Đình Sử cho rằng: quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng tự bản thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật. Từ đó G.S. đã đưa ra khái niệm được được nhiều người tán thành hơn cả: Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phuơng tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó [93-tr.43]. Như vậy, cái thúc đẩy sức sáng tạo nghệ thuật chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và đặc biệt là về con người, thể hiện sự thống nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn. Ứng với một quan niệm về cuộc đời và con người là một thế giới nghệ thuật tồn tại ngay trong khám phá của nhà văn. Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành trước trong tư duy, trong cảm xúc, tác giả có thể lựa chọn và xây dựng những hình tượng nghệ thuật khác nhau. Và mỗi hình tượng nghệ thuật như vậy trong những tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả lại gặp nhau ở cùng một điểm dưới sự chỉ đạo của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật về con người của riêng mình. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nhà văn, gắn liền với cái nhìn của họ. Nhà văn quan niệm về con người như thế nào thì sẽ lựa chọn các phương tiện nghệ thuật thể hiện phù hợp như thế. Nguyên tắc cắt nghĩa, lý giải tính qui luật số phận con người của nhà văn đã phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật, vai trò sáng tạo của họ 12
  16. trong dòng chảy của văn học dân tộc. Điều này chi phối quá trình thai nghén tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn, đồng thời giúp độc giả xác định được mức độ chiếm lĩnh con người của hình tượng văn học và sự đóng góp tích cực của hình tượng văn học đó vào lịch sử văn học cũng như vào sự phát triển nhân cách con người. Với đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng cảm quan sinh động và cụ thể, mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, văn học là tấm gương phản chiếu xã hội, là sản phẩm của sự nhận thức thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo. Hình tượng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nghệ sĩ dùng nó để miêu tả và bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động đến cảm xúc của công chúng, định hướng thẩm mỹ và định hướng nhân cách cho công chúng. Với ý nghĩa đó, văn học là một phương tiện quan trọng, dùng ảnh hưởng của nó hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ. Song để ảnh hưởng đến mức cao nhất, văn học không thể tác động một cách chung chung, trừu tượng mà cần tạo nên những kinh nghiệm, những tấm gương về tư cách người…Arixtốt đề cao sự thanh lọc hóa tâm hồn của con người, J.Locke nói đến sự phản tỉnh, Hêghen đề cập quá trình tự nhân đôi của con người qua tác động của thế giới nghệ thuật. Con người trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những tâm điểm mà qua đó quan niệm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện sáng rõ nhất. Quan niệm về con người chính đánh dấu trình độ tư duy của nghệ thuật của tác giả. Bởi vậy, để đánh giá những đóng góp, những thành công của một tác giả không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả đó. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học viết về đề tài chiến tranh 1945-1975 và sau 1975 Chiến tranh là một bi kịch khủng khiếp đối với con người, nhưng đồng thời như một thứ lửa thử vàng, nó khơi dậy và làm con người phát lộ những đức tính cao đẹp nhất, như lòng yêu nước, sự quả cảm, đức hy sinh. Nó cũng là dịp để cộng đồng gắn kết với nhau trong cuộc chiến đấu chung. Bởi vậy, 13
  17. chiến tranh đã trở thành một đề tài lớn trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Sự hiện diện của đề tài này trong văn chương chính là sự phản ánh sinh động nhất bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc. Hoàn cảnh lịch sử này đã tác động tới việc hình thành quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của các nhà văn viết về chiến tranh - trong đó có Nguyễn Minh Châu. Văn học 1945-1975 chủ yếu quan tâm đến con người công dân, con người chính trị, rất ít để ý đến đời sống riêng tư của mỗi cá nhân- nếu có cũng chỉ ở góc độ tình cảm đồng bào, đồng chí. Trong chiến tranh, con người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống gắn liền với Tổ quốc, nhân dân và hướng về tương lai tươi sáng. Văn chương viết về chiến tranh tập trung đề cập đến con người quần chúng, con người cộng đồng và con người phi thường sẵn lòng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Cá nhân trong văn học viết về đề tài chiến tranh chỉ tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời khi bước từ phạm vi gia đình ra phạm vi xã hội và sẽ không tồn tại nếu chỉ vì những khát vọng - kể cả những khát vọng nhiều khi rất chính đáng- chỉ cho riêng bản thân mình. Những con người như Lữ, Khuê (Dấu chân người lính ); Đông, Quỳnh, Tú (Vùng trời); Mẫn, Thiêm ( Mẫn và tôi ) ….là những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người trong văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1945-1975. Chú trọng miêu tả con người tiêu biểu cho số phận chung của cả cộng đồng dân tộc, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng, văn học viết về chiến tranh đã tạo ra một bước ngoặt mới trong việc khám phá đời sống con người, đề cập đến hình mẫu con người lý tưởng mang tính cộng đồng. Tuy nhiên, từ sau toàn thắng 1975, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình: Văn học là nhân học. Bệnh đơn giản, một chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người dần dần được chấm dứt. Đã đến lúc cần lưu tâm đến tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng của quan hệ người. Cùng với con người hiện 14
  18. thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường, nhà văn cần coi trọng thêm tới con người tâm linh, con người tự nhiên, con người nhân loại và đặc biệt là con người cá thể và con người đời thường - những phương diện và những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý một cách thích đáng. Có thể nói nhân cách, tài năng văn chương của người nghệ sỹ được bộc lộ rõ nhất là việc khám phá con người đời thường. Văn học sau 1975 hướng đến khám phá và tạo dựng con người thế sự - đời tư, con người cá nhân với những phức tạp và bí ẩn của nó. Nhà văn cắt nghĩa sự tồn tại của con người không phải ở vị thế nhà đạo đức, nhà tuyên huấn mà là nhà tâm lý học, nhà tư tưởng. Con người được nhìn ngắm từ nhiều toạ độ nên nhiều chiều, đa nhân cách-mà theo lời Nguyễn Minh Châu là vừa có "rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ". Nhìn chung, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học viết về chiến tranh sau 1975 đã phát triển toàn diện và sâu sắc. 1.1.3. Con người qua các sáng tác nhật ký viết về chiến tranh Vào những năm gần đây, xã hội đã dành nhiều sự quan tâm về những cuốn nhật ký, hồi ký của những người đã trực tiếp kinh qua các cuộc kháng chiến. Đây là thể loại rất chân thực, được viết bởi những người đã trực tiếp tham gia chiến tranh. Nhật ký không phải là một thể loại văn học nhưng nó có sức hấp dẫn riêng bởi tính riêng tư, mộc mạc, không "làm văn". Qua những trang viết của họ, thế hệ hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha anh đã suy nghĩ, đã sống và làm việc như thế nào. Họ không chỉ là những người lính cầm súng lao lên chiến hào, mà là những con người bình dị (học sinh, sinh viên, bác sỹ…) với đầy ắp những ước mơ, hoài bão, niềm vui, nỗi buồn mà còn là những nhà văn với những ghi chép chân thực, mang tính tư liệu, tể hiện những suy nghĩ, tình cảm đầy tính nhân bản. Những dòng nhật ký chiến trường đã để lại cho con người hôm nay hiểu rõ hơn về thời lửa đạn của dân tộc, về sự ghê sợ của chiến tranh, về cái giá của hoà bình và về lòng yêu nước ngời lên trong lửa đạn của mỗi con người Việt Nam chân chính. Mãi mãi tuổi hai mươi của 15
  19. Nguyễn Văn Thạc [99], Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã từng tạo nên những “cơn sốt”nhật ký chiến tranh. Một số cuốn nhật ký như: Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Trần Đăng, Nhật ký Nam Cao... Nhật ký Bê Trọc, Nhật ký Chu Cẩm Phong, nhật ký Dương Thị Xuân Quý, nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi[ 100]…dù cho không tạo nên những “cơn sốt” như Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm nhưng có ý nghĩa lớn, bổ sung một cách đắc lực trong việc tìm hiểu về con người trong những giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất và hào hùng nhất của dân tộc. Có thể coi Di cảo của Nguyễn Minh Châu cũng mang một dạng thức riêng tư, có điểm tương đồng với các tác phẩm thuộc thể loại nhật ký chiến tranh. Bên cạnh những phác thảo truyện, những ghi chép mang tính chất tư liệu, phần lớn Di cảo là những dòng nhật ký về chiến tranh vừa mang ý thức công dân vừa thể hiện chiều sâu nhân bản. Qua Di cảo ta hiểu thêm những suy ngẫm ở dạng chân thực, “chưa được sửa sang và đẽo gọt” để hiểu thêm về quá trình đổi mới quan niệm nghệ thuật của ông. 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu qua Di cảo Đại tá - nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu đã tham dự chiến tranh với tư cách là người lính thực thụ đồng thời là một nhà văn, chứng nhân của lịch sử. Là nhà văn quân đội thời chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị, nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trên tinh thần nhập cuộc mạnh mẽ, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động về cuộc chiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trên cả hai miền Nam Bắc. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh và ghi lại trong nhiều trang Di cảo. Một cách lặng lẽ, 16
  20. ngay từ thời gian 1971 - 1972, Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ sâu sắc về chiến tranh một cách đa diện và quan tâm đến những những di chứng, những hậu quả mà nó để lại trong lòng người. Một hình ảnh mà ông thường dùng để liên tưởng chiến tranh là gió ông cụt, thứ gió không đi thành cơn nhưng để lại những vòng xoáy ở nơi nó đi qua. Nguyễn Minh Châu để tâm quan sát, thăm dò, cắt nghĩa... và khao khát có dịp trình bày những điều đã chiêm nghiệm trên trang giấy. Chất liệu hiện thực chiến tranh chiếm hơn nửa nội dung Di cảo Nguyễn Minh Châu. Từ chất liệu đó, ta thấy được mối quan hệ giữa hiện thực được phản ánh với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn và quá trình vận động của quan niệm đó. Quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta đánh giá chiều sâu trong việc khám phá con người của Nguyễn Minh Châu đồng thời cho thấy hướng phấn đấu của nhà văn là đi tìm cách hiểu mới, sâu sắc về con người, đột phá các giới hạn thông thường trong việc miêu tả con người của người đi trước, sáng tạo những tác phẩm mới xứng đáng với mong đợi của người đọc. Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh nhưng không bị chôn chân ở “đề tài chiến tranh”. Từ góc độ phản ánh chiến tranh, nhà văn đã liên hệ đến nhiều vấn đề khác và đặt chúng trong những mối quan hệ xã hội phức tạp. Đó chính là lý do khẳng định sự thành công của Nguyễn Minh Châu: sự thể hiện đề tài chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc . 1.2.1. Viết về con người với cảm hứng ngợi ca Quan niệm về con người ở giai đoạn trước 1975 qua Di cảo về cơ bản là sự tiếp nối của quan niệm về con người trong hai mươi năm trước đó nhưng đã phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi. (Theo quan niệm của G.s. Trần Đình Sử, đặt trong cái nhìn thi pháp học lịch sử để đánh giá văn học những năm chống Mỹ: thực chất sử thi ở đây là phạm trù của một diễn ngôn, mỗi câu chuyện là một bài ca về người anh hùng dân tộc, đại diện cho tinh hoa, khí phách nhân dân đứng 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0