intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã sử dụng những kiến thức về thi pháp học và tự sự học để đi sâu phân tích sự mới mẻ trong quan niệm cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của Lê Lựu khi khắc họa nhân vật. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả cho nền văn học dân tộc nói chung và văn học Việt Nam đương đại nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành Hà Nội - 2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Thị Vân Anh, lớp Cao học Văn K56, khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan công trình Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Bá Thành. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014 Người cam kết Nguyễn Thị Vân Anh 3
  4. LỜI CẢM ƠN Cuối cùng, luận văn của chúng tôi cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Bá Thành, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công trình này. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 7 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 7 NỘI DUNG Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới .................................................................................................... 8 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới ............................................... 8 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới ........................................................ 10 1.3. Lê Lựu - nhà văn đạt nhiều thành tựu từ thể loại tiểu thuyết ...................... 16 1.3.1. Vài nét về cuộc đời Lê Lựu ........................................................... 16 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................... 18 1.3.3. Những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền văn học đương đại Việt Nam ..................................................... 22 Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 2.1. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết ............................................................. 26 2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người .......................................... …26 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết ............................................................. 27 2.2. Phân loại nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới .............. 30 2.2.1. Nhân vật bi kịch ............................................................................. 31 2.2.1.1. Bi kịch do hoàn cảnh ............................................................... 31 2.2.1.2. Bi kịch do bản thân tự đánh mất mình ..................................... 42 2.2.2. Nhân vật tha hóa ............................................................................ 48 5
  6. 2.2.2.1. Tha hóa bởi căn bệnh duy ý chí, suy nghĩ lầm lạc .................. 48 2.2.2.2. Tha hóa bởi chủ nghĩa cơ hội, thực dụng ................................ 53 2.2.2.3. Tha hóa do giả dối, lừa lọc ...................................................... 61 2.2.3. Nhân vật lưỡng diện....................................................................... 64 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới ................................................................................................. 75 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .................................................................... 75 3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm ......................................................................... 80 3.3. Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật .. 89 3.4. Yếu tố tự truyện........................................................................................... 92 3.5. Giọng điệu trần thuật ................................................................................... 95 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 1986 đất nước bước sang một thời kỳ mới, cuộc sống thay da đổi thịt trên nhiều phương diện. Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực xã hội. Không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng từng bước làm mới và thay đổi bản thân. Các thế hệ nhà văn đã có những cách nhìn, cách tiếp cận hiện thực và con người phong phú, đa dạng, nhiều chiều, nhiều phương diện chân thực và toàn diện hơn. Nhân vật là trọng tâm của tác phẩm. Nó là sự thể hiện chân xác và toàn diện nhất bộ mặt của tác phẩm và bản chất, lý tưởng của thời đại. Thể loại tiểu thuyết với tầm vóc và khả năng khái quát rộng lớn là mảnh đất màu mỡ để nhà văn tái hiện cuộc sống và con người thời đại. Cùng với các nhà văn lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng…thì Lê Lựu với thể loại tiểu thuyết đã đưa ông lên vị trí danh dự của những nhà văn xuất sắc thời kỳ đổi mới. Là một nhà văn suốt đời hướng về con người, Lê Lựu đã gây dựng nên một thế giới nhân vật phong phú, đa sắc màu. Từ những người lính trở về sau chiến tranh khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống đổi thay, đến những người nông dân còn lạc hậu bị ràng buộc với những quan niệm phi lý, những con người tự đánh mất chính mình gây ra những bi kịch đau buồn đến những con người tha hóa bởi lòng tham vật chất, chức quyền…Xót xa hơn là những người phụ nữ luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc nhưng lại bị xã hội đè nén và những con người do hoàn cảnh mà trở nên lừa lọc, giả dối…Tất cả hiện lên chân thực từ tấm lòng chân thành, giàu tình thương yêu của Lê Lựu, ông không hề thương thay khóc mướn mà trải lòng mình dưới từng trang sách. Suốt cuộc đời Lê Lựu “chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật”, ông 7
  8. “không thể viết được nếu không bám vào sự thật”. Đó chính là nét độc đáo trong văn chương Lê Lựu. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Lựu và một thế giới nhân vật sinh động, chân thực đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”. Mặt khác, qua đây chúng tôi cũng muốn bày tỏ tình cảm, sự kính trọng, ngưỡng mộ trước tài năng của một nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong sự phát triển không ngừng của văn học đương đại, Lê Lựu ngày càng khẳng định được vị trí chắc chắn của mình trong lòng độc giả và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Về vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới đã có một vài nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ mới dừng ở mức nhận định, khái quát. Sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Cuốn Lê Lựu tạp văn (2002) là một công trình tổng hợp những bài viết, những bài phê bình văn học của Lê Lựu đối với các nhà văn, nghề văn. Đặc biệt ở phần 4 cuốn sách đã tập hợp khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả. Đó là Phong Vũ với “Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn”, là Lê Thành Nghị với “Thời xa vắng - một tâm sự nóng bỏng”, tác giả Thiếu Mai “nghĩ về một “Thời xa vắng chưa xa””, Nguyễn Hòa “Suy tư từ một “Thời xa vắng””, Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh đến “khuynh hướng triết lý trong tiểu thuyết - những tìm tòi và thể nghiệm”, Trần Đăng Khoa tìm hiểu “Lê Lựu - chân dung văn học”… Khi tìm hiểu về vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu, Phan Vũ nhận định: “Lê Lựu có ý thức rõ rệt trong việc tạo nên những cảnh ngộ, việc miêu tả cuộc đời, số phận của mỗi nhân vật. Ở mỗi người anh muốn tìm hiểu khai thác và diễn tả cả mặt nổi bên ngoài, lẫn mặt chìm bên trong. Điều đó ít nhiều làm cho các 8
  9. nhân vật tiểu thuyết Mở rừng có dáng vẻ khác nhau” [23, tr.526]. Bài viết còn khẳng định sở trường của Lê Lựu khi khắc họa những nhân vật người lính:“anh dễ thành công khi miêu tả những người lính trẻ, nhất là những người lính có gốc gác ở một vùng quê. Loại nhân vật này anh rất thuộc, anh thân thiết và tri kỉ” [23, tr.529]. Tìm hiểu tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, Thiếu Mai đã khẳng định tài năng xây dựng nhân vật của Lê Lựu:“Lê Lựu tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến chân tơ, kẽ tóc đến tận những ngọn ngành, sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ” [23, tr.577]. Lê Tất Cứ tìm hiểu về Lê Lựu và tiểu thuyết Ranh giới (1979) đã đặc biệt nhấn mạnh đến ngòi bút xây dựng nhân vật của Lê Lựu thông qua hình tượng trung tâm của tác phẩm - nhân vật Ngân:“Điều đáng nói trước tiên trong Ranh giới là tác giả đã không để cho các nhân vật mải miết chạy theo cốt truyện làm mờ đi tính cách, mờ đi tư tưởng mà anh muốn truyền đến bạn đọc. Anh đã lấy việc xây dựng một hệ thống tính cách để chuẩn bị cho quá trình phát triển của cốt truyện” [23, tr.622]. Tác giả nhấn mạnh:“Ngòi bút Lê Lựu đã lách vào một chỗ khó khăn của hiện thực tâm lý nhân vật” [23, tr.624]. Lê Hồng Lâm khi nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Lựu đã cho rằng: “Ông luôn viết hết mình như ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt là đi đến tận cùng tính cách của nhân vật. Ở mức độ nào đó nhà văn Lê Lựu đã tạo ra những nhân vật điển hình cho những hoàn cảnh điển hình” [23, tr.703]. Nhà phê bình Hồng Thái cũng có quan điểm tương tự khi tìm hiểu tác phẩm Hai nhà:“tiểu thuyết Hai nhà đọc rất “vào” vì ngòi bút phân tích tâm lý của Lê Lựu đạt đến trình độ lão luyện” [23, tr.717]. Cuốn Thời xa vắng - tiểu thuyết và phim (2004) tiếp cận tác phẩm Thời xa vắng trên hai phương diện: phim và tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam Norico Kato trong bài “Về Thời xa vắng” đã khẳng định: “Thời xa 9
  10. vắng là cuốn tiểu thuyết rất thành công trong việc miêu tả nội tâm của những cá nhân đang phải gánh chịu những thương tổn và lo toan và là một cuốn tiểu thuyết mà nền văn học mới đang tìm kiếm trong mớ hỗ độn của xã hội” [33, tr.355]. Trong công trình Tiểu thuyết đương đại (2005), Bùi Việt Thắng nhận định đóng góp của Lê Lựu khi bàn về kiểu nhân vật bi kịch: “Từ sau 1975, trong điều kiện mới cái bi kịch được vận dụng như một hình thức hữu hiệu để tái hiện đời sống trong toàn bộ tính chất bi tráng của nó vốn là một đặc trưng của lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Nhà văn Lê Lựu là người đã thành công trong nhiệm vụ xây dựng một kiểu nhân vật bi kịch mới của văn học - bi kịch lạc quan” [39, tr.134] và“tác giả đã quan tâm đến số phận con người cụ thể: phát hiện và miêu tả quá trình tâm lý phức tạp của con người thụ động, méo mó và cơ hội tới con người chủ động, hoàn thiện và trung thực là nhiệm vụ chính mà tác giả đã thực hiện thành công một cách căn bản” [39, tr.187]. Những sáng tác của Lê Lựu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp Đại học và Sau đại học. Các công trình đã tiếp cận Lê Lựu trên các bình diện như: không gian, thời gian, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự…Có thể kể đến một số công trình sau: Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hiền “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” (2002), (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã tìm hiểu sự đổi mới cảm hứng nghệ thuật của Lê Lựu trong bộ ba tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông và những nỗ lực hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết của Lê Lựu. Luận văn đã làm nổi bật được cảm hứng bi kịch và sự nhận thức lại hiện thực trong tiểu thuyết Lê Lựu qua bộ ba tác phẩm trên. Luận văn thạc sỹ của tác giả Võ Thị Mỹ Hạnh “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu” (2008), (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu trên phương diện nghệ thuật thông 10
  11. qua việc tìm hiểu về người trần thuật, kết cấu lời văn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Từ đó thể hiện được sự sáng tạo nghệ thuật và đóng góp của tác giả đối với nền văn học dân tộc. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đào Thị Cúc “Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” (2010), (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tiếp cận nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu trên bình diện không gian, thời gian nghệ thuật. Luận văn đã trình bày được những dạng thức, mô hình của không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu…Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới. Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác như: Nghệ thuật viết tiểu thuyết Lê Lựu (2006) - luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Vân, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu (2013) - luận văn thạc sỹ Mai Thị Liên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội… Có thể nói, Lê Lựu và tiểu thuyết của ông thu hút nhiều luận văn nghiên cứu ở các phương diện nội dung cũng như nghệ thuật. Nhưng vấn đề mà chúng tôi đi sâu tìm hiểu thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Lê Lựu đều có tiếng nói khá thống nhất, khẳng định tài năng và tinh thần miệt mài lao động của nhà văn trên con đường tìm tòi, sáng tạo hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là “thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” chỉ mới dừng lại ở mức khái quát, sơ lược, thường thì tác giả chỉ kết hợp nhận xét trong những phê bình, nghiên cứu chung về Lê Lựu. Vì vậy, trên cơ sở những công trình đã 11
  12. nghiên cứu chúng tôi sẽ kế thừa, tiếp thu để hoàn thành luận văn của mình với mong mỏi khẳng định hơn nữa giá trị văn chương Lê Lựu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới trên các khía cạnh như: các kiểu nhân vật, tính cách, đặc điểm nhân vật thể hiện trong tác phẩm và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Lựu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu 5 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Lê Lựu thời kỳ đổi mới. Đó là: - Thời xa vắng (1986) - Đại tá không biết đùa (1990) - Chuyện làng cuội (1991) - Sóng ở đáy sông (1994) - Hai nhà (2000) 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Sử dụng phương pháp này để tiếp cận trực tiếp với tác phẩm trên mọi phương diện, từ đó khái quát làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Công trình đi sâu tìm hiểu về thể loại Tiểu thuyết. Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc của Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu tác giả và tác phẩm trong sự đối chiếu với những tác giả và tác phẩm khác là hết sức cần thiết vì qua đó sẽ làm nổi bật được nét riêng, nét độc đáo của đối tượng. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở hai phương pháp trên chúng tôi tiến hành phương pháp này để làm rõ vấn đề. Từ đó để khái quát, tổng hợp lại những vấn đề đã nghiên cứu. 12
  13. - Phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội: Văn học nói chung và tiểu thuyết Lê Lựu nói riêng mang hơi thở chung của thời đại. Vì vậy tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới không thể không nói đến sự tất yếu phải đổi thay, chuyển hướng của văn học nghệ thuật trong giai đoạn này. Sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử - xã hội nhằm lý giải cơ sở thực tiễn và quá trình chuyển hướng của nghệ thuật trong tác phẩm của Lê Lựu. 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã sử dụng những kiến thức về thi pháp học và tự sự học để đi sâu phân tích sự mới mẻ trong quan niệm cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của Lê Lựu khi khắc họa nhân vật. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả cho nền văn học dân tộc nói chung và văn học Việt Nam đương đại nói riêng. Với đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm tiếng nói, cách tiếp cận về tác giả, tác phẩm và góp thêm một tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy Lê Lựu. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì phần Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới. 13
  14. Chương 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Nền văn học Việt Nam là một nền văn học phong phú, đa dạng về thể loại. So với các thể loại như thơ hay truyện ngắn thì tiểu thuyết phát triển chậm hơn, tìm thấy hướng đi muộn hơn, nhưng những đóng góp của nó trong thời kỳ này vẫn không thể phủ nhận. Trong giai đoạn 1930 - 1945 qua những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn và các nhà văn hiện thực chủ nghĩa, tiểu thuyết thực sự được quan tâm và phát triển khá mạnh mẽ. Đến những năm 50 tiểu thuyết ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc. Nền văn học sau cách mạng tháng Tám gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc. Nó hướng vào phục vụ những nhiệm vụ chính trị, theo sát những yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng nên văn học giai đoạn này là một nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nền văn học hướng về đại chúng. Cùng với các thể loại khác, tiểu thuyết giai đoạn này góp phần cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phản ánh được hiện thực lịch sử dân tộc, xây dựng nên những nhân vật anh hùng cách mạng, kết tinh những phẩm chất của dân tộc và tinh thần của thời đại. Thời kỳ này văn học đã thoát khỏi cái nhìn bế tắc về con người để hướng tới cái nhìn con người làm chủ vận mệnh đất nước, dân tộc và cả vận mệnh của chính mình. Với quan niệm này con người được thể hiện chủ yếu trong văn học là con người phơi phới lạc quan, dù gặp muôn ngàn khó khăn gian khổ nhưng cuối cùng nhất định chiến thắng. Đấy là những con người luôn luôn quên mình về sự nghiệp chung, quên mình vì nghĩa lớn, quên mình 14
  15. vì tập thể, là những con người đầy ý chí, nghị lực, đầy niềm tin với tấm lòng vì tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Điểm lại những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết giai đoạn này, ta có thể thấy rằng, với quy mô rộng lớn của mình, tiểu thuyết thực sự đã phản ánh chân thực bức tranh rộng lớn của hiện thực cuộc sống thông qua những hình tượng điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Khác với giai đoạn đầu thế kỷ XX, ở giai đoạn lịch sử hào hùng, mang âm hưởng và màu sắc sử thi này, con người tập thể, con người lý tưởng được đề cao hơn bao giờ hết. Nền văn học giai đoạn này nói chung và tiểu thuyết nói riêng dù sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh nhưng lại vô cùng hào hùng và rực rỡ. Những Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Hòn đất của Anh Đức, Bão biển của Chu Văn, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu…thực sự đã tái hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, thống nhất nước nhà. Văn học thời kỳ này nói chung và tiểu thuyết nói riêng đã xứng đáng với sứ mệnh cao cả của một nền văn học cách mạng hướng về đại chúng nhân dân, phục vụ chiến đấu và đã đóng góp được những thành tựu xuất sắc, góp phần quan trọng cho sự phát triển văn học dân tộc trong thời đại mới. Tiểu thuyết thời kỳ này đã ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ về một thời kỳ lịch sử đầy gian lao, hy sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc ta. Những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về đất nước, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống dân tộc vừa đậm nét thời đại hiện lên chân thực, sinh động trên từng trang văn, ngọn bút. Những sáng tác của Nguyên Ngọc, Nguyên Hồng, Anh Đức, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu…đã tạo nên những hình tượng đẹp đẽ và có chiều sâu về người lính, bộ đội, thanh niên xung phong, phụ nữ,… Hình 15
  16. tượng nhân vật quần chúng, hình ảnh những người lao động mới, của mọi tầng lớp nhân dân nổi lên với phẩm chất cơ bản là lòng yêu nước và căm thù giặc. Sự phản ánh hiện thực ấy đã ghi nhận những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong khói lửa chiến tranh. Đấy không phải là vẻ đẹp cổ xưa hay ước lệ của thơ văn cổ, cũng không phải là vẻ đẹp đìu hiu đượm buồn của thơ mới mà là vẻ đẹp hào sảng, khỏe khoắn của con người “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi). Như vậy, văn học thời kỳ này đã vượt lên những mất mát đau thương, gác lại những cảm xúc nỗi buồn cá nhân để hướng đến khí thế hào hùng, hăng say đánh giặc, ngợi ca những thành tích, chiến công, những hành động tốt đẹp của con người trong chiến đấu, trong lao động, hướng tới một cuộc sống mới với con người mới, yêu mến chế độ, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, tin tưởng vào tương lai của đất nước. Nhưng một nền văn học chỉ hướng đến cái chung, gạt đi cái riêng, ý thức cá nhân bị tan biến vào ý thức cộng đồng nên đời sống thế sự và riêng tư ít được quan tâm, thể hiện. Mặt khác, vì coi trọng việc phản ánh hiện thực trong phát triển cách mạng nên văn học thời kỳ này không đủ để bao quát toàn bộ sự phong phú và phức tạp của đời sống. Hơn thế nữa, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn hoàn toàn chi phối về mặt đề tài và chủ đề của tác phẩm nên nó cũng hạn chế sự sáng tạo của người cầm bút, làm nghèo đi khả năng và sức mạnh của hư cấu tưởng tượng, hạn chế sự đa dạng của các thủ pháp nghệ thuật. 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Trong suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập cho đất nước, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng 16
  17. trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Mặc dù giai đoạn văn học ấy cũng đang tiếp diễn, nhưng đến những năm đầu thế kỷ XXI đã đặt ra một nhu cầu tự đổi mới, người cầm bút cảm thấy không thể tiếp tục những lối viết như trước, mà cần hướng đến một sự đổi thay. Khi bước vào một giai đoạn lịch sử - xã hội mới, cả nước đứng trước một yêu cầu “phải nhận thức nhiều vấn đề và tự nhận đường”. Sự thay đổi ấy đã tác động đến giới sáng tác. Cuối năm 1986, Đại hội Đảng lần tứ VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới của Đảng về tư duy, nhận thức, trước hết ở quan niệm đề cao thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, chống sức ì và tính bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh mới cho sự sáng tạo. Đảng khuyến khích và yêu cầu văn nghệ sĩ cần có những thể nghiệm mạnh bạo và sáng tạo nghệ thuật ở loại hình cũng như các hình thức biểu hiện. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (ngày 28.11.1987) yêu cầu: “Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn hóa ngày càng mở rộng… nền văn hoá, văn nghệ nước ta cũng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm”. Điều này đã tạo cho người cầm bút sự tự tin và mạnh dạn hơn trong những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật khi viết về đời sống, hiện thực, những tình huống, sự kiện xã hội. Văn học thời kỳ này cũng thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy nghệ thuật. Một hiện thực mới, một công chúng mới nên đòi hỏi một cách viết, cách nhìn nhận và phản ánh mới. Sự đổi mới của các nhà văn trở thành tất yếu sống còn của chính họ. Văn học thời kỳ này vì thế không chỉ đổi mới ở phạm vi đề tài, mà còn đổi mới về tư duy nghệ thuật, về cảm hứng, cách viết… Giờ đây, những người cầm bút hiểu rõ hơn ai hết sứ mệnh của văn chương đối với 17
  18. cuộc sống. Thời kỳ đổi mới với những biến động phức tạp thực sự là mảnh đất lý tưởng cho sự sáng tạo của tiểu thuyết: “Thời nay rộng cửa, gợi được rất nhiều thứ để viết…cái hôm nay, cái ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” (Nguyễn Khải) [41]. Trước hết có thể thấy rõ bước phát triển của văn học trên bình diện tư duy nghệ thuật. Giờ đây văn chương không chỉ là sự ngợi ca, khâm phục mà còn là sự phân tích, lý giải các hiện tượng của hiện thực. Nếu trước đây chủ yếu cách nhìn đơn điệu, rạch ròi thiện ác, địch ta, cao cả, thấp hèn…thì giờ đây cách nhìn nhiều chiều hơn, đa diện và phức tạp hơn. Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện thực, đi vào tiêu điểm nóng hổi nhất của đời sống. Trong tác phẩm, họ đã ý thức cần phải bóc trần thế giới, phơi bày sự thật. Nhiều cây bút đã nêu ra những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lượng, những thói quen, nếp sống, cách hành xử lạc hậu lỗi thời, làm cản trở quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người cũng như sự phát triển của xã hội. Những tác phẩm Thời xa vắng, Hai nhà (Lê Lựu), Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Đi về nơi hoang dã (Nhật Tuấn), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Trả giá, Sóng lừng, Cõi mê (Triệu Xuân), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm (Chu Lai)…là những minh chứng tiêu biểu, đóng góp không nhỏ vào sự đổi mới của tiểu thuyết thời kỳ này. Các thế hệ nhà văn thời kỳ này ngày càng ý thức về sự đổi mới trong sáng tạo, sẵn sàng thể nghiệm, cách tân, và cuối cùng họ đã để lại cho nền văn học dân tộc những trang tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó, góp phần làm 18
  19. cho diện mạo tiểu thuyết phong phú và đa dạng hơn, đồng thời tiếng nói về cuộc đời và con người trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương), Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Tường thành (Võ Thị Xuân Hà), Ngụ cư (Thuỳ Dương), Chuyện của thiên tài (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Bóng của cây sồi (Đỗ Bích Thuý), Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (Nguyễn Ngọc Thuần), Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai)… Nếu như trước đây các nhà tiểu thuyết hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng thì giờ đây họ “trở về xem xét con người Việt Nam một cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn” [3, tr.2], họ nhận thấy rằng cần phải viết về cái gì đó của con người, cho con người. Đất nước chuyển sang giai đoạn mới, tâm lý và nhịp sống thời đại đổi thay. Con người trong tổng hoà của những mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi lên như một vấn đề trung tâm của mọi “nỗ lực sáng tạo” trong tiểu thuyết đương đại. Phan Cự Đệ cũng đã từng nhận định: “Các nhà văn đã đi sâu vào tâm lý bên trong, để cho nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá mình như là một sự lắng lại, suy ngẫm về cuộc đời đã qua…Nhân vật nhìn bản thân mình, tự đối diện với mình như một sự tự phán xét về nhân cách nhằm hướng tới một nhân cách hoàn thiện” [10, tr. 153]. Sự đổi mới trong nhận thức của nhà văn thực sự đã mang đến cho văn học một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc khi viết về con người . Con người với đầy đủ các phẩm chất, bản năng, ý thức, phần con, phần người, từ con người tập thể mang tính cộng đồng chuyển sang con người cá thể đời thường với những mâu thuẫn phức tạp, con người bi kịch, con người sám hối, con người thức 19
  20. tỉnh, con người nhận đường, con người suy tư dằn vặt, con người cô đơn, cay đắng, con người anh hùng, con người hèn hạ... đã đi vào văn chương một cách chân thực, nhân bản, giàu tính hướng thiện, được soi rọi dưới cái nhìn đa diện nhiều chiều. Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo, qua giọng điệu phê phán, tự vấn. Những mặt trái của đời sống, sự tha hóa về nhân cách, những số phận bi kịch, những nỗi đau khắc khoải, những mất mát tổn thương…được đặc tả vô cùng chân thực trên từng trang viết. Vẫn là những người lính, người mẹ, người vợ, nghệ sĩ, trí thức, nông dân... nhưng giờ đây họ được soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào trong nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt ngã nhất với đầy đủ các sắc màu, các cực đối lập: nhân tính và phi nhân tính, đạo lý và thất đức, bản ngã và phi bản ngã... và cũng không né tránh những mặt khuất lấp của cuộc đời, kể cả “góc tăm tối cuối cùng”. Giờ đây con người không phải sống vì cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn, con người quen sống với đám đông, ít đối diện với bản thân mà là con người với tư cách cá nhân, sống với nội tâm và suy nghĩ của chính mình, con người với thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp. Số phận con người bình thường với những bi kịch của cuộc đời hiện lên chân thực, đa dạng. Đó là bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữ cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa thanh lọc và tha hóa, giữa nhân bản và phi nhân bản. Tiểu thuyết thời kỳ này không chỉ đi sâu vào thân phận con người qua cách nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường mà còn đề cập tới khát vọng về đời sống, về hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Những tác phẩm của Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng…đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2