intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn Học Việt Nam: Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là khảo một cách khách quan về vai trò của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây đầu thế kỷ XX. Cụ thể là các tác phẩm, học giả đăng tải trên Nam Phong tạp chí trong 17 năm tồn tại. Tạp chí đã xây dựng được một đội ngũ sáng tác văn học mới cho thế hệ 1913 – 1932. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn Học Việt Nam: Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Bùi Hoàng Yến KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Hà Nội-2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******* Bùi Hoàng Yến KHẢO SÁT SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHÁP TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 60 22 30 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội-2015
  3. Lời Tri ân Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt ba năm trong chương trình đào tạo Thạc sĩ, dưới tay truyền dạy, hướng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của tập thể thầy cô là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đáng kính của trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Vì thế, trước tiên tôi xin kính gửi đến quý thầy cô lời tri ân sâu sắc về những tri thức và tình cảm mà các thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian qua! Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến người thầy - Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Vương, một nhà giáo mẫu mực trong nhân cách, tận tâm trong giảng dạy và nghiêm túc, khách quan trong khoa học, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này! Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp thân thiết của tôi – những người đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi, trong thời gian học tập và thực hiện công trình khoa học đầu tiên của mình – lời cảm ơn chân thành, thắm thiết! Hà Nội ngày 09 tháng 02 năm 2015 Bùi Hoàng Yến
  4. MỤC LỤC A - MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọ đề tài. ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. .................. 4 2.1. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................... 4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. ....................................................... 5 3. Lịch sử vấn đề. ...................................................................................... 6 3.1. Trƣớc cách mạng tháng tám. ........................................................... 6 3.2. Sau cách mạng tháng Tám. .............................................................. 7 3.3. Từ năm 1975 đến nay. ...................................................................... 9 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................ 10 B. NỘI DUNG ............................................................................................ 12 1. Chương 1. Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. ............................................................. 12 1.1. Thực dân Pháp – Sự chuyển đổi chính sách xâm lƣợc. ............... 12 1.2. Sự thay đổi của đội ngũ trí thức Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lƣợc. ................................................................................................. 13 1.3. Công cuộc đổi thay chuyển mình của nền văn học. ..................... 15 Chƣơng II. NAM PHONG TẠP CHÍ CÙNG VỚI SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC PHƢƠNG TÂY ...................................................................... 26 2.1. Nam Phong ra đời và tiến triển. ..................................................... 26 2.1.1. Bối cảnh báo chí Việt Nam trƣớc khi Nam Phong tạp chí ra đời. ... 26 2.1.2. Nam Phong tạp chí. ...................................................................... 32 2.2. Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam qua sự tiếp nhận văn học Pháp. ................................................................................................. 35 2.2.1. Sự đóng góp các tác phẩm, công trình dịch thuật của các diễn giả tiêu biểu trên Nam Phong. .............................................................. 35 2.2.2. Văn học có những thay đổi mới. ................................................. 41
  5. CHƢƠNG 3. CÁC TÁC GIẢ ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC TRUYỀN BÁ VĂN HÓA, VĂN HỌC PHÁP – CHÂU ÂU TRÊN NAM PHONG. ... 68 3.1. Chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh (1892 - 1945). ................ 68 3.2. Các tác giả đóng góp trên Nam Phong. ......................................... 74 3.2.1. Nguyễn Bá Trác (1881 – 1845) – Lối văn „ám chỉ” và “hàm súc”. ......................................................................................................... 75 3.2.2. Nguyễn Hữu Tiến (1875 – 1941) – Nhà biên khảo, dịch thuật tài năng. ........................................................................................................ 77 3.2.3. Nguyễn Trọng Thuật (1993 – 1940). ........................................... 81 3.2.4. Nguyễn Bá Học (1858 – 1921)...................................................... 82 KẾT LUẬN ................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 90
  6. A - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọ đề tài. Văn hóa Việt Nam nói chung và Văn học học Việt Nam nói riêng, trong tiến trình lịch sử của mình đã có những cuộc tiếp xúc, ảnh hưởng lớn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn hóa, văn học nước ngoài. Trong quá trình tiếp xúc ấy, văn hóa - văn học Việt Nam đã tiếp nhận, chắt lọc tinh hoa của nhân loại để tự làm phong phú bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Để diễn tả những cuộc gặp gỡ kỳ lạ mà cũng hứng thú giữa các nền văn hóa khác nhau, ở nhiều nước trên thế giới, các học giả thường sử dụng khái niệm acculturation. Trong tiếng Việt, có người dịch thuật ngữ đó là thụ ứng, hấp thụ, gần đây hơn thấy một số khái niệm hỗn dung, tiếp biến, đan xen, giao thoa..v.v…Tuy nhiên thì trong Bách khoa toàn thư Mỹ định nghĩa acculturation “là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, gây nên sự biến đổi trong dạng thức hóa ban đầu của một hay cả hai bên” (Dẫn theo Hà Văn Tấn, tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật 4 - 1981). Đối chiếu với một định nghĩa nghiêm chỉnh như thế, người ta thấy cuộc tiếp xúc giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây, trước tiên là văn hóa Pháp trong một vài thế kỷ gần đây, nhất là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đáng được coi là một hành động acculturation điển hình. Trong phạm vi luận văn này, sở dĩ không dùng những giao thoa, đan xen, mà chỉ dùng một chữ khá phổ biến là chữ tiếp nhận. Bởi lẽ, rõ ràng là trong quá trình tiếp xúc mà chúng ta đang quan sát, sự biến đổi chủ yếu xảy ra ở một bên (phía Việt Nam), hơn là cả hai bên (cả phía Pháp). Hơn thế nữa, phải nhìn nhận đó là một sự biến đổi quá lớn, biến đổi hẳn trong dạng thức. Sau khi tiếp xúc, văn hóa Việt Nam như nhào nặn lại, làm lại hoàn toàn, điều đó là đương nhiên, theo các nhà lịch sử văn hóa thì hòa nhập vừa là đặc trưng, là tính nội tại, vừa là điều kiện sống còn của văn hóa. Lịch sử của mỗi nền văn hóa không chỉ là sự phát triển tự thân của nó, mà còn là lịch sử của mối quan hệ giữa nó với các nền văn hóa khác. Riêng ở Việt Nam 1
  7. lịch sử đã hai lần biết tới một sự cấy ghép văn hóa ngoại lai như vậy, nhưng cả hai lần văn hóa Việt Nam đều không mất đi, không bị đồng hóa, trong khi cải biến vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. Từ cuộc tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, chúng ta vẫn có những thời kỳ phát triển độc đáo, như văn hóa Lý – Trần, văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn, bằng chứng cho thấy sau khi làm một cuộc thay máu hoàn toàn dưới ảnh hưởng của văn hóa, văn học Pháp, nền văn chương Việt Nam nửa đầu thế kỷ có được những đứa con bụ bẫm như nền tiểu thuyết hiện đại, phong trào thơ mới.v.v..Quả thật là những bước đầu Âu hóa đã xảy ra với muôn vàn lúng túng, và những điều ấy cũng đúng với công cuộc biến đổi trong văn hóa tinh thần, sự biến đổi xảy ra gián tiếp chậm chạp, có khi người này cấy trồng, người kia gặt hái. Nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, chúng tôi nhận ra một điều, bất kỳ cuốn sách nào, bài viết nào khi đề cập đến văn học giai đoạn này đều nói đến Nam Phong tạp chí, có những bài nghiên cứu đã khẳng định vai trò của Nam Phong trong quá trình phát triển của nền văn học mới. Và cũng theo sự tìm hiểu của chúng tôi, Phạm Quỳnh và một số tác giả tân tiến khác được coi là những nhân vật tiêu biểu của quá trình tiếp nhận văn hóa vừa nói ở trên, ít ra là ở giai đoạn đầu của sự tiếp nhận ấy. Người ta chỉ nghĩ đến Phạm Quỳnh như một trong những người có cơ sở Tây học vững chắc, song sự thực trong cái môi trường văn hóa Hán Việt rộng lớn lúc ấy. Hán học đã thấm vào ông, cả hai nền văn hoa Đông – Tây kết hợp ở ông khá nhuần nhị. Tiếp nối sự nghiệp của những Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, những thành tựu của giai đoạn văn hóa tiền chiến, là khá rực rỡ, được gợi mở từ nhiều năm trước khi những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Tản Đà...đều xây nền đắp móng cho nền văn học mới. Tuy có nhiều ý kiến không tích cực đối với Phạm Quỳnh, nhưng khi lần giở lại Nam Phong, chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp 2
  8. của Phạm Quỳnh trong sự tiếp nhận văn hóa phương Tây và góp phần hình thành nền văn hóa, văn học mới của dân tộc trong thời hiện đại. Chúng tôi chọn Nam Phong tạp chí nhưng không phải bàn mọi điều về Nam Phong mà chỉ chọn một đối tượng nghiên cứu chuyên ngành hẹp, là khảo sự tiếp nhận của văn học Pháp trên tạp chí. Xét trong lịch sử báo chí thì Nam Phong không phải là tờ tạp chí ra đời đầu tiên, nhưng nó lại có vai trò nhiều mặt trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong vài chục năm đầu thế kỷ XX. Xét về qui mô, dung lượng, mức độ sâu rộng của kiến thức phản ánh thì không có tạp chí nào đầu thế kỷ XX có thể so sánh với nó. Tuy lượng thông tin và qui mô rộng vậy nhưng Nam Phong vẫn dành phần trang trọng nhất, lưu ý nhất cho văn học như : Du kí, du hành, tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, thơ ca, lý luận phê bình.v.v.Với lịch sử văn học Việt Nam giao thời, dù muốn dù không Nam Phong đã để lại những dấu ấn đáng kể . Trong Nam Phong số 1, năm 1917, Phạm Quỳnh đã nói đến chủ trương văn hóa của ông “Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một nền văn học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng cái trào mới ấy là tổ thuật cái học vấn tư tưởng của Thái Tây, nhất là của nước đại Pháp, mà không quên cái quốc túy trong nước”. Trong bài viết “Bới tìm kho tư liệu của báo Nam Phong” của Nhân Nghĩa viết năm 1941 đã từng thừa nhận “Trong suốt 18 năm trời, từ 1917 đến 1934, với 210 tập báo dày dặn đã chứng minh điều Thiếu Sơn đã nói về báo Nam Phong “Có nhiều người không biết đọc văn Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong vun đúc cũng có được cái tri thức phổ thông tạm đủ sinh hoạt ở đời”. Trong hơn 17 năm, Nam Phong đã giới thiệu 49 truyện và chùm truyện ngắn dịch từ nước ngoài, trong đó có 25 truyện và chùm truyện ngắn Trung Hoa và 24 truyện ngắn phương Tây, trong đó có 22 truyện ngắn của Pháp. Truyện ngắn nước ngoài trên tạp chí Nam Phong, có đóng góp nhất định trong việc giới thiệu văn học phương 3
  9. Tây, văn học Trung Quốc và rèn luyện câu văn Quốc ngữ ở buổi đầu hình thành nền văn học mới. Nam Phong thực sự trở thành vườn ươm cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Ý thức được vai trò to lớn của Nam Phong, càng thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “ Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí” làm đối tượng nghiên cứu khoa học để thực hiện luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu – Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. 2.1. Mục đích nghiên cứu: Năm 1975, sau cuộc đại thắng mùa Xuân, dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI – 1986 nêu vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong không khí ấy, các nhà nghiên cứu được khích lệ nhìn vào sự thật để đánh giá đúng chân giá trị của các vấn đề thực tiễn phức tạp, tư duy và hành động theo quy luật của khách quan. Trên tinh thần đổi mới ấy, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã được nghiên cứu, nhìn nhận và đánh giá một cách thỏa đáng. Và cũng xuất phát từ tinh thần ấy mà Nam Phong tạp chí cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm mặc dù xưa nay tạp chí này được coi là công cụ của thực dân Pháp nhằm tuyên truyền phục vụ cho cuộc xâm lăng của chúng, Phạm Quỳnh chủ nhiệm tờ báo được gọi là “bồi bút tay sai” và Nam Phong tạp chí là tờ báo “nô dịch”. Mặc dù vậy khi tìm hiểu chúng tôi vẫn nhận thấy trong việc đánh giá về Nam Phong tạp chí cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, các nhà nghiên cứu vẫn có những điểm gặp gỡ nhau: “Trong lịch sử văn học hiện đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong. Vì nếu ai đọc toàn bộ tạp chí này cũng phải thừa nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả một phần to tát trong việc soạn một bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn”[31-119]. Sau này Lại Văn Hùng trong cuốn Truyện ngắn Nam Phong (tuyển) có nhận xét: “Nam Phong tạp chí là một tờ báo tuy do 4
  10. Pháp chủ trương nhưng về khách quan vẫn có những đóng góp đáng ghi nhận vào sự chuyển hướng của văn hóa, văn học Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ”. Và hiện nay, các nhận định của các nhà nghiên cứu đều nhất trí với nhận xét trên. Viết luận văn này, mục đích của chúng tôi là muốn khảo một cách khách quan về vai trò của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây đầu thế kỷ XX. Cụ thể là các tác phẩm, học giả đăng tải trên Nam Phong tạp chí trong 17 năm tồn tại. Tạp chí đã xây dựng được một đội ngũ sáng tác văn học mới cho thế hệ 1913 – 1932 và cả thế hệ sau, mở ra một giai đoạn mới cho văn học, tạo đà cho văn học thời kỳ sau đổi mới phát triển đạt nhiều thành tựu giá trị. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Xem xét và đánh giá Nam Phong tạp chí trong tiến trình phát triển, đổi mới văn học đầu thế kỷ XX, cần phải đặt nó trong tiến trình phát triển báo chí giai đoạn này chúng ta mới thấy được sự đóng góp của Nam Phong cho văn học Việt Nam. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Nam Phong so với các tạp chí mang tính văn học cùng thời thì có “văn hoạt động học” nổi bật hơn cả, chính vì vậy tạp chí đã trở thành tư liệu không thể thiếu khi tìm hiểu và nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Mặc dù chỉ quan tâm đến phương diện học thuật và văn học trên Nam Phong tạp chí, song chúng tôi cũng cố gắng ý thức một cách thật rành mạch về tính chất hai mặt của tạp chí. Mục đích chính của Nam Phong tạp chí là phục vụ cho âm ưu xâm lược bằng văn hóa, văn học của thực dân Pháp, muốn “Pháp hóa” tinh thần người Việt Nam để dễ bề cai trị trong tình trạng cuộc “chiến tranh võ trang” đã hoàn thành. Thực tế cho thấy rất nhiều nhà nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau đã chỉ ra, Nam Phong thực tế có tác động hai mặt. Chính sách xâm lược văn hóa không thể như súng đạn, bắn là trúng đích, hoặc đạn nổ là mục tiêu gục ngã, bởi vậy mặt 5
  11. thứ hai như C.Marx nói “Công cụ lịch sử không tự giác” của Nam Phong biến nó thành tạp chí vừa phục vụ cho chủ nghĩa thực dân vừa muốn “tranh thủ”, “lèo lái” ngòi bút hướng tới một thứ “chủ nghĩa yêu nước xấu hổ” và “vụng trộm”. Chính chức năng thứ hai này đã tạo ra những sản phẩm giá trị cho giai đoạn văn học đầu thế kỷ. Tuy vậy đóng góp này chỉ được xem xét trên tinh thần “phát sinh” của “công cụ lịch sử” chứ không hoàn toàn thuộc về chủ đích của Nam Phong tạp chí. 3. Lịch sử vấn đề. 3.1. Trƣớc cách mạng tháng tám. Trong cuốn “Phê bình và cảo luận” ra đời năm 1933, Thiếu Sơn nhận xét: “Có nhiều người, không được biết văn Tây, văn Tàu nhờ Nam Phong mà cũng có được các tri thức phổ thông tạm đủ cho sinh hoạt ở đời, có nhiều ông đồ Nho chỉ coi Nam Phong mà cũng biết được đại khái văn chương học thuật của Tây phương, có nhiều ông đồ Tây coi Nam Phong mà cũng hiểu đôi cái tinh thần văn hóa Á Đông”. Trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938) đánh giá về Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh viết: “Về phương diện văn học thì Nam Phong tạp chí theo một tôn chỉ với Đông Dương tạp chí, dùng Việt ngữ để truyền đạt học thuật cổ kim và du nhập tư tưởng Đông Tây, chứng rằng Việt ngữ không những chỉ thích dụng về các lối văn chương suông mà có thể dùng viết văn về sử học, triết học và khoa học nữa”. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân (1942) trong phần mở đầu Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh viết: “Những tư tưởng phương Tây đầy rẫy trên Đông Dương tạp chí, trên Nam Phong tạp chí, và từ hai cơ quan ấy thấm dần vào các hạng người có học…Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng…Chưa 6
  12. bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”[4-52]. Trong các nghiên cứu viết về Nam Phong thời kỳ này, có lẽ cuốn Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan giành nhiều tâm lực và thời gian nhất. Trong hai tập sách với tổng số 1179 trang giới thiệu 79 nhà văn tiêu biểu tham gia sáng tác từ cuối thế kỷ XIX đến đầu những năm 1940 của thế kỷ XX bằng chữ quốc ngữ có 7 tác giả của Nam Phong tạp chí : Phạm Quỳnh (Thượng Chi); Nguyễn Bá Học; Nguyễn Hữu Tiến (Đông Châu); Nguyễn Trọng Thuật (Đồ Nam Tử); Lâm Tấn Phác (Đông Hồ); Tương Phố (Đỗ Thị Đàm); Phạm Duy Tốn với 101 trang sách. Vũ Ngọc Phan coi tạp chí Nam Phong là “bách khoa toàn thư” và các nhà văn trên tạp chí thuộc “các nhà văn lớp đầu” thời kỳ mới có chữ quốc ngữ. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cũng đã có cảm nhận khá sắc sảo về các bước chuyển biến của văn học Việt Nam từ trung đại chuyển sang hiện đại cũng như vai trò của Nam Phong, ông đã giới thiệu các phần mà tạp chí trình bày và đánh giá “Đã có công dịch thuật các học thuyết của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể đạt được các ý tưởng mới” 3.2. Sau cách mạng tháng Tám. Năm 1949, trong cuốn Việt Nam văn học sử (trích yếu), tác giả Nghiêm Toản đã đánh giá cao công lao của Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí trong việc chuẩn hóa chữ quốc ngữ, đưa việc sử dụng chữ quốc ngữ vào các lĩnh vực khoa học, văn học, triết học.v.v.v. … “Ảnh hưởng của Nam Phong rất lớn, không những gâp dựng cho tiếng ta cho đủ chữ phô bày hết mọi tính tình, ý niệm lại phổ thông hóa những điểu đại cương thiết yếu trong các học thuật Đông, Tây, mới, cũ và những điểm chính trong văn hóa cổ học như nghi lễ, phong tục, văn chương…” [35-247]. 7
  13. Tử khoảng 1954 – 1975 các học giả, nhà nghiên cứu văn học, cả hai miền Nam Bắc đều có những công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí: Ở miền Nam có Thanh Lãng với cuốn: Biểu nhất lãm văn học cận đại (1682 – 1945) tập I (1958); Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1976). Ở cả hai cuốn sách này, Thanh Lãng đã đánh giá khá cao Nam Phong tạp chí trong tiến tình văn học Việt Nam. Nếu ở cuốn thứ nhất ông đánh giá chung về Phạm Quỳnh “là một tập sự của thế hệ văn học 1862 – 1913 để biến thành một tay chỉ đạo trong thế hệ văn học 1913 – 1930 rồi biến ra một bóng bù nhìn trong thế hệ văn học 1930 – 1945” thì ở cuốn thứ hai ông đã giới thiệu khá tỉ mỉ đến từng tiểu loại văn học cùng một số bỉnh bút của tạp chí. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ (1961) đã nêu vấn đề bước đầu của văn quốc ngữ. Ông đánh giá Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí mặc dù còn vướng nhiều về quá khứ song cũng đã có cố gắng trong việc dung hòa Âu Á. Nguyễn Văn Trung trong một chuyên luận giành riêng cho đề tài này là cuốn Chủ đích Nam Phong (1975) đã nêu vấn đề Nam Phong tạp chí cả về văn học và chính trị, ông đã tố cáo tính chất lừa bịp và mê hoặc của các chính sách thực dân qua Nam Phong – một công sụ tuyên truyền của thực dân; Về văn học ông cũng khách quan đánh giá một số đóng góp của tạp chí này. Ngoài ra còn một số cuốn như: Mục lục phân tích Nam Phong 1917 – 1934 của Nguyễn Khắc Xuyên (1986) đã cung cấp danh mục các bài viết trên Nam Phong trong suốt 17 năm, chia hai phần mục lục chuyên ngành và mục lục tên tác giả. Cuốn Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng (tái bản 1992) giành khá nhiều trang giới thiệu Nam Phong tạp chí nêu các vấn đề về chính trị và văn học, cả phê phán Nam Phong và nêu những đóng góp của tạp chí. Ở miền Bắc giai đoạn 1945 – 1975 có một số công trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp tới Nam Phong tạp chí tiêu biểu như: Đại cương về văn 8
  14. học sử Việt Nam của Nguyễn Khánh Toàn (1954); Sơ thảo lịch sử văn học của nhóm Văn sử địa (gồm các tác giả Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng chi, Hồng Phong, Văn Tân), Nhà xuất bản Văn – Sử - Địa, 1957; Lược thảo lịch sử văn học của nhóm Lê Quý Đôn biên soạn, Nhà xuất bản xây dựng 1957; Giáo trình văn học Việt Nam của trường Đại học sư phạm Hà Nội (1963). Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đều có chung quan điểm: “Phạm Quỳnh là tên tay sai đắc lực của đế quốc Pháp trên lãnh vực văn học, một tên Việt gian lợi hại chống cách mạng” [41 – 137]; “Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí tuyệt nhiên không có công lao gì đối với văn học dân tộc cả” [49 – 109]. 3.3. Từ năm 1975 đến nay. Các công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất thể hiện qua các cuốn giáo trình văn học Việt Nam được in lại hoặc mới in trong đó các tác giả vẫn giữ quan điểm đánh giá Nam Phong tạp chí về phương diện chính trị là tạp chí “tay sai bồi bút liêm sỉ…” hoặc coi việc “xây đắp nền quốc văn” như là thực hiện “chủ nghĩa ái quốc bằng quốc ngữ”. Xu hướng thứ hai đó là một số đánh giá có xu hướng đổi mới như tác giả Nguyễn Lộc cho rằng “Phạm Quỳnh là người đã kiên trì đề ra việc sử dụng chữ quốc ngữ và làm phong phú nó…Ông cũng là người kiên trì góp phần xây dựng nền văn học dân tộc, thúc đẩy nó phát triển theo chiều hướng hiện đại của thế giới” [46 – 193]. Giáo sư Nguyễn Đình Chú trong công trình: “Tác giả Việt Nam” tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1990 cũng có những đánh giá khách quan hơn về Nam Phong tạp chí: “…Nói cho công bằng thì “văn nghiệp” của Phạm Quỳnh, ngoài phần độc tố gây hại ra, không phải không có những điều có tác dụng khách quan đáng kể, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn hóa, văn học Việt Nam trong thời cận đại này” [5-173]. 9
  15. Tìm hiểu về Nam Phong tạp chí có nghiên cứu của con gái Thượng chi Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Ngoạn (1993), Nguyên tác Pháp văn đã đăng trong tập kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội nghiên cứu các vấn đề Đông Dương. Công trình này nhằm giới thiệu bảng mục lịch phân tích của tạp chí Nam Phong và mô tả một vài nét chính diện mạo của những nhân vật đã từng tích cực góp phần vào nếp sống của tạp chí, xét về mọi phương diện xã hội , chính trị hay văn chương. Đồng thời xác định vai trò của Nam Phong từ năm 1917 đến 1934, và giải thích tại sao Nam Phong có thể coi như biểu hiện cho một thời đại trong lịch sử Việt Nam. Qua sơ lược trình bày các công trình nghiên cứu văn học bàn về Nam Phong tạp chí, chúng tôi nhận thấy, các vấn đề nêu trong các công trình tuy ở mức độ nông, sâu, rộng hẹp khác nhau, tinh thần khen ngợi hoặc phê phán hoặc chống Nam Phong tạp chí thì vẫn có một thực tế không thể phủ nhận đó là: Người ta không thể nghi ngờ rằng Nam Phong đã đánh dấu một thời đại, cũng như nó đã hoàn tất một sứ mệnh thuần túy đối với lịch sử ngôn ngữ của dân tộc. Trong những lĩnh vực khác, Nam Phong đã lưu lại những nét chính yếu về nếp sinh hoạt phức tạp, nếp sống dồi dào về văn chương thời kỳ đó. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. Vận dụng quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhìn nhận đánh giá sự vật, sự việc con người theo quá trình phát triển và phủ định đồng thời kết hợp với quan điểm lịch sử đó là các nguyên tắc mà chúng tôi thực hiện khi tìm hiểu và khảo sát Nam phong tạp chí, một tờ báo xưa nay được coi là phức tạp. Quan điểm của chúng tôi là: Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí, nhằm chỉ ra cụ thể đóng góp quan trọng của nó đối với tiến trình phát triển văn học mới. Tìm hiểu thêm về quan hệ giao 10
  16. lưu Đông - Tây, về vai trò của tri thức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây đầu thế kỷ XX. Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong, chúng tôi xác định tính chất của luận văn là nghiên cứu văn học sử. Vì là vấn đề nghiên cứu văn học sử nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi buộc phải tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tạp chí như: Bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa, tinh thần, tư tưởng, ảnh hưởng của lịch sử, chính trị đến quá trình phát triển của văn học nước nhà trên Nam Phong tạp chí. Để làm tốt công việc trên chúng tôi sử dụng các phương pháp: So sánh, phân tích tổng hợp, phương pháp liên ngành. Đây là những phương pháp tích cực giúp chúng tôi khảo sát và đánh giá toàn bộ sự tiếp nhận văn học phương Tây cụ thể là văn học Pháp đối với văn học nước nhà và làm nổi bật cũng như thành tựu bước đầu đổi mới của nó. 11
  17. B. NỘI DUNG 1. Chương 1 Nam Phong tạp chí với những bƣớc thăng trầm của lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 1.1. Thực dân Pháp – Sự chuyển đổi chính sách xâm lƣợc. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp trong cuộc xâm lược Việt Nam đã biến đất nước Việt Nam từ một dân tộc thuộc vùng Đông Nam Á trở thành một bộ phận của thế giới trong tình thế hoàn toàn mất quyền tự chủ. Bằng kinh nghiệm đi xâm lược các nước thuộc địa ở châu Phi, thực dân Pháp đem kinh nghiệm ấy để đồng hóa dân tộc Việt Nam (bằng mọi hình thức) nhằm cắt đứt mọi quan hệ của người Việt Nam với truyền thống quá khứ, để họ quên đi nỗi nhục vong quốc nô, an phận với cuộc sống hiện tại. Chính sách “đồng hóa” về văn hóa của Pháp ở Việt Nam đã không thực hiện được như đối với nhiều nước thuộc địa ở châu Phi. Đầu thế kỷ XX, bạo lực quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ, người Việt Nam đã bị đánh bại. Nhưng tuy bị đánh bại song Việt Nam là một dân tộc không cam chịu. Có vô số biểu hiện bức xúc trong đời sống tinh thần. Vũ khí theo nghĩa đen đã bị tước bỏ, kể cả việc thực dân Pháp cho sục sạo để thu nhặt hết các đồ dùng bằng sắt có khả năng giúp vào việc tái tạo vũ khí. Nhưng còn phải tiến hành một cuộc chinh phục tinh thần: phải thống trị về văn hóa. Ở cấp độ này thực dân Pháp đã tỏ ra không thành công dễ như quân sự. Sự đổ vỡ của tư tưởng trực trị, đồng hóa buộc Pháp phải hướng tới “chính sách hợp tác”. Nhưng “hợp tác” có nghĩa là làm sao vẫn phải bảo đảm sự “hướng dẫn”, phục vụ ý đồ của chủ nghĩa thực dân. Nam Phong tạp chí thay cho Đông Dương tạp chí đã „lỗi thời”. Với tư cách là công cụ văn hóa thực hiện sách lược “lỗ thoát hơi cần thiết” của Pháp ở Việt Nam đã trở thành nơi tập hợp các nho sĩ, văn sĩ Việt Nam để ở đó họ hoạt động văn hóa, văn học tùy theo mục 12
  18. đích, khả năng riêng của từng người. Ngoài chức năng “công cụ xâm lược, khai hóa” của thực dân Pháp, Nam Phong cũng có chức năng “công cụ không tự giác” mà chính nó không làm sao kiểm soát được. Từ chức năng này làm thay đổi bộ mặt văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tạo một không khí sáng tác văn học theo quan điểm thẩm mỹ và lý luận hiện đại, phong trào nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật đưa nền văn học dân tộc từ qui mô vùng hội nhập với văn học thế giới theo xu thế hiện đại, mở ra “một thời đại mới” cho thi ca, văn học. 1.2. Sự thay đổi của đội ngũ trí thức Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lƣợc. Chuyển chính sách xâm lược từ “đồng hóa” sang “hợp tác” là cả một bài toán mà thực dân Pháp đã tính rất chu đáo. “Hợp tác” nhưng làm sao vẫn phải bảo đảm sự “hướng dẫn” của chính phủ bảo hộ, Đông Dương tạp chí lúc này đã “lỗi mốt” bởi cách phát ngôn của ông chủ tờ báo quá “hỗn xược” và Nam Phong tạp chí thay thế cho nó để thực hiện vai trò “hướng dẫn” tiếp tục. Trước sự thay đổi về chính sách xâm lược của thực dân Pháp, giới trí thức Việt Nam, sau thất bại của phong trào Cần Vương rồi của phong trào Duy Tân, phân hóa rất mạnh mẽ và có tâm lí rất phức tạp. Ngoài số ít các nhà yêu nước giám đối mặt với kẻ thù như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh còn lại đa phần là giới trí thức không giám “trực diện” đấu tranh với kẻ thù. Họ chỉ muốn „yêu nước an toàn” bằng hình thức hoạt động văn hóa để bóng gió gửi gắm tâm sự hoặc gìn giữ những tài sản tinh thần mà ông cha để lại. Đấu tranh bạo lực là điểu mà phần lớn trí thức đều không muốn, họ do dự, một mặt muốn giữ gìn sao cho cuộc sống được bình yên, mặt khác cũng đau đớn trước tình trạng vong quốc nô của dân tộc, tóm lại họ muốn “yêu nước ôn hòa”. Trong tình trạng chưa xuất hiện khả năng đấu tranh vũ trang, chưa có lực lượng chính trị mới về chất (phải sau 1925), nên mọi “ngọn cờ” đều chỉ nhân danh dân tộc nói chung và mức độ phải là “ôn hòa”, “mềm dẻo” (lực lượng của giai cấp tư sản lẫn giai cấp 13
  19. vô sản đều chưa có sức mạnh đáng kể). Trong tình hình này Nam Phong tạp chí ra đời thật đúng lúc, nó lại đánh đúng vào tâm trạng phức tạp của đa số giới trí thức Việt Nam. Khi các nhà văn sĩ tài danh như Nguyễn Bá Học, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Tương Phố, Đỗ Thị Đàm, Đông Hồ Lâm Tấn Phác…đã tập hợp đông đủ nơi Nam Phong tạp chí cũng là lúc lối sống, lối làm việc, nghiên cứu, học tập của phương Tây đã du nhập vào Việt Nam làm thay đổi hẳn cách làm việc, cách tư duy, cách sinh hoạt ở các đô thị lớn. Lối làm việc, nghiên cứu và tư duy Tây Âu thể hiện rõ nét làm thay đổi hẳn tư duy do dự, ngại triết lý, tránh xa lý luận của người Việt Nam trước đây. Đặc biệt sự đổi thay tư duy của lớp trí thức tân học lẫn cựu học được thể hiện rất rõ. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đội ngũ trí thức là lớp nhà Nho nguyên hợp, đồng nhất hóa tư tưởng từ trên xuống dưới theo một khuôn mẫu gần như công thức của “nhà Nho hành đạo”, họ chỉ chăm lo rèn “Tâm, Chí, Đạo”, không có ai có hứng thú đi vào những vấn đề tư tưởng triết học, thậm chí họ “không có hứng thú tìm hiểu, tiếp nhận”. Trong tình trạng tư duy lý luận không phát triển, những vấn đề nhận thức, loogic, phương pháp không được bàn bạc, đội ngũ nhà Nho đa phần hướng thượng gắn bó với cung đình, số ít gắn bó với làng xã thường bị động, họ không có sự liên kết mà cô độc, không có sức mạnh xã hội. Từ đặc điểm ý thức hệ trì trệ ấy làm cho xã hội Việt Nam thời phong kiến không có trí thức chuyên ngành, không có đội ngũ trí thức về triết học, khoa học, kỹ thuật để cách tân đổi mới đất nước. Tóm lại lớp trí thức nhà Nho dưới chế độ xã hội phong kiến bảo thủ đa phần là thụ động, họ không có nhu cầu “tư duy lô gic”, “tư duy khoa học” khám phá và sáng tạo. Đặc tính này dẫn đến tình trạng trì trệ, kém phát triển về mọi mặt trong xã hội. Thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam đã làm thay đổi nếp sinh hoạt nếp suy nghĩ của người Việt Nam theo chiều hướng cả tích cực lẫn tiêu 14
  20. cực. Việc “hiện đại hóa”, “chuyên nghiệp hóa” đội ngũ trí thức Việt Nam, sự phân công lao động nội tại của tầng lớp trí thức đã xảy ra, xuất hiện loại trí thức mà trước đây chưa từng có, như ký giả, văn sĩ chuyên nghiệp, các nhà khoa học, nhà kỹ thuật, doanh nhân trí thức như Bạch Thái Bưởi, những nhà tư tưởng cách mạng chuyên nghiệp như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thậm chí ngay trong nội bộ giới văn nghệ sĩ cũng có sự phân công khác trước như: nhà văn, nhà thơ, diễn viên, họa sĩ, nhạc sỹ, trước đây các yếu tố này thường tồn tại trong một người: nhà nho tri thức. Sự thay đổi này làm cho văn đàn Việt Nam thật phong phú và đa dạng về đội ngũ sáng tác, phong cách sáng tác nghiên cứu, dịch thuật, khảo cứu. Lúc này các văn sĩ nói riêng, giới trí thức nói chung đã tích cực chủ động và có nhu cầu học hỏi, tìm hiểu kể cả những vấn đề về học thuật tư tưởng, những vấn đề mang tính lý thuyết. Họ không chỉ quan tâm đến văn học, mà còn tập trung nghiên cứu triết học, mỹ học, kinh tế học, sử học. Nghĩa là nghiên cứu theo chuyên ngành và định hướng chuyên nghiệp hóa theo chiều sâu và đặc biệt quan tâm đến lý luận sáng tác cảm thụ văn học hiện đại. “phong cách trí thức mới này” cộng với “tâm lý phức tạp” trên kia đều được Nam Phong tạp chí đáp ứng ở mức độ tương đối nhất, họ có thể “bằng lòng” với Nam Phong tạp chí trong giai đoạn hiện tại này. Sẽ có lúc cả lực lượng tư sản, cả lực lượng vô sản đều “không bằng lòng” với Nam Phong tạp chí, nhưng đó là điều xảy ra chủ yếu sau 1930. Trong khoảng “tranh tối tranh sáng này” Nam Phong tạp chí là nơi các trí thức tạm thời vừa lòng để “hoạt động văn hóa, văn học” đồng thời cũng là nơi mà những người sáng lập ra nó tạm thời “tập hợp” đội ngũ trí thức để thực hiện mục đích “khai thác văn hóa” của mình. Một lớp trí thức như vậy đã tập trung đông đảo trên Nam Phong tạp chí. 1.3. Công cuộc đổi thay chuyển mình của nền văn học. Trước khi bị người Pháp xâm lược và đô hộ thì Việt Nam đã là một quốc gia có nền văn học phát triển với bản sắc độc đáo gắn với bề dày 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2