Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa)
lượt xem 9
download
Qua việc tìm hiểu sự xuất hiện của yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như là một bước chuyển của tư duy văn học trong bối cảnh mới, đề tài đặt cái nhìn xuyên suốt về vấn đề cái tôi cá nhân từ truyền thống đến hiện đại, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn kháng (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa)
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG YẾU TỐ TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2013 Nguyễn Thị Phượng 1 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG YẾU TỐ TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (Qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành Hà Nội-2013 Nguyễn Thị Phượng 2 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 5 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 11 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13 5. Đóng góp của luận văn: ......................................................................... 14 6. Bố cục khoá luận .................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 15 Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG NỀN TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM ................................................ 15 1.1 Tổng quan về tiểu thuyết đương đại Việt Nam ................................... 15 1.2 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại ................................................................................................... 18 1.3 Nhận diện tiểu thuyết có khuynh hướng tự thuật của Ma Văn Kháng và tiểu thuyết tự thuật ................................................................................ 22 1.3.1 Tự thuật là gì? ............................................................................. 22 1.3.2 Phân biệt một số khái niệm ........................................................ 26 1.3.3 Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ,Một mình một ngựa như những tiểu thuyết tự thuật ? ......................................... 37 Chƣơng 2. YẾU TỐ TỰ THUẬT QUA CÁC NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG ................................... 42 2.1 Mối quan hệ giữa hồi kí với tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng ......... 42 2.2 Cái tôi cá nhân trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của ...................... 44 2.2.1 Quan niệm về cái tôi trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật .......... 45 2.2.2 Sự khám phá cái tôi trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật ........... 49 Nguyễn Thị Phượng 3 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 2.3 Sự thể hiện cái tôi sáng tạo của nhà văn trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa ............ 64 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ... 74 3.1 Điểm nhìn và ngôi kể ........................................................................... 74 3.1.1 Trần thuật từ ngôi thứ ba và sự biểu thị sắc thái đánh giá ........ 75 3.1.2 Trần thuật từ ngôi thứ nhất, thứ hai và sự đa dạng hóa điểm nhìn .. 81 3.2 Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................. 85 3.2.1 Ngôn ngữ đậm chất sinh hoạt đời thường .................................. 85 3.2.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ .............................................................. 90 3.3 Giọng điệu trần thuật ........................................................................... 93 3.3.1 Giọng điệu trữ tình, hoài niệm ................................................... 94 3.3.2 Giọng điệu triết lí, suy tư ............................................................ 98 3.3.3 Giọng điệu mỉa mai, suồng sã .................................................. 107 KẾT LUẬN ................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 117 Nguyễn Thị Phượng 4 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Gần tám mươi tuổi đời và trên năm mươi năm cầm bút, với tinh thần miệt mài, cần mẫn, với niềm say mê, đau đáu với nghề, Ma Văn Kháng thực sự “giàu có” trong khu vườn văn chương của mình: với gần hai chục tiểu thuyết, trên hai trăm truyện ngắn, và một hồi kí văn chương đầy đặn... đã phần nào đáp ứng lòng mong mỏi của không chỉ đồng nghiệp mà cả với đông đảo công chúng yêu văn chương ông. Có thể nói văn chương của Ma Văn kháng luôn thấm đẫm chất đời và mang hơi thở cuộc sống, nó không chỉ in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn, mà ngay từ khi ra đời nó đã dự báo tính thời đại của đời sống văn học và tinh thần nhân văn mới mẻ. Có được điều này là do văn chương của nhà văn được khơi từ mạch nguồn ấm áp của chính cuộc sống. Mỗi trang viết của ông không chỉ thấm đẫm những quan niệm nhân sinh, thế sự mà dường như soi thấu tâm can, gan ruột con người, mỗi tác phẩm vừa là tiếng nói đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau khổ của con người vừa đấu tranh quyết liệt cho cái đẹp, cái thiện ở cuộc đời. Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tinh ở hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, từ tác phẩm đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xoè(1979) cho đến tác phẩm gần nhất Chuyện của Lý(6/2013), Ma Văn Kháng luôn tỏ ra là một cây bút vững vàng, sung sức... Nhà văn cũng là người đoạt nhiều giải thưởng có giá trị trong và ngoài nước. Những giải thưởng ấy chính là sự ghi nhận đóng góp của Ma Văn Kháng vào văn học Việt Nam đương đại. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể thành kịch bản văn học và dựng thành phim như: Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú... Ma Văn Kháng cũng là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông giống như một nam châm có sức mạnh kì lạ thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và Nguyễn Thị Phượng 5 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng độc giả. Tìm hiểu về Ma Văn Kháng, đặc biệt là qua các tác phẩm của ông - giống như “chìa khoá” - người ta có thể hé mở cánh cửa nhỏ bé để khám phá một thế giới sáng tạo rộng lớn, thế giới của một trong số những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Văn học Việt Nam từ sau 1975 mới có những chuyển biến và thay đổi căn bản trên nhiều phương diện. Quan sát sự vận động trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy một khuynh hướng thể hiện khá rõ sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, đó là tiểu thuyết có yếu tố tự thuật. Đây là vấn đề rất đáng lưu ý bởi nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của cái tôi chủ thể sáng tạo: từ cái tôi ẩn tàng trong văn học truyền thống đến sự trỗi dậy của “thời đại chữ tôi” trong văn học 1930 – 1945, cái tôi tự nguyện hòa vào cái ta ở văn học kháng chiến và bây giờ là cái tôi có nhu cầu tách khỏi cái ta ở văn học đương đại. Yếu tố tự thuật đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học đương đại. Khuynh hướng này có mối liên hệ sâu sắc với những đặc điểm chủ yếu của quá trình đổi mới văn học sau 1986, nó thể hiện rõ nét cảm hứng tự vấn, tự nhận thức lại đời sống, hướng đến số phận cá nhân và cái tôi của nhà văn trong hàng loạt tác phẩm. Và không nằm ngoài sự vận động đó, một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng mang đậm dấu ấn tự thuật. Là thể loại năng động nhất, mà nòng cốt chưa rắn lại và chưa thể dự đoán hết được những khả năng uyển chuyển của nó, tiểu thuyết Việt Nam đương đại luôn có những biến đổi không ngừng, đa dạng về phong cách và khuynh hướng sáng tác. Tại đây ta bắt gặp một vấn đề có tính chất lý luận rằng: Vì sao thể tự truyện ở nước ta ít có cơ hội phát triển trong khi tiểu thuyết mang yếu tố tự thuật lại xuất hiện khá nhiều, nhất là từ giai đoạn sau đổi mới? Vì sao so với tiểu thuyết tự thuật nước ngoài, các tiểu thuyết Việt Nam khi nói về chuyện đời tư lại ít lựa chọn cách trần thuật ở ngôi thứ nhất và thường giấu đi mối liên hệ giữa cái tôi tiểu sử và tác phẩm trước sự “tò mò” của độc giả. Hiện trạng này khiến không ít người đọc nghi ngờ: liệu cứ khai thác mãi cái tôi của mình, thế giới xung quanh mình, phải chăng nhà văn Nguyễn Thị Phượng 6 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đang dần đi vào ngõ cụt? Với các cây bút mới vào nghề, phải chăng vì họ thiếu vốn sống và chưa đủ tầm để quan tâm đến với những vấn đề lớn của thời đại? Những tranh luận của giới nghiên cứu phê bình xung quanh hiện tượng tiểu thuyết mang yếu tố tự thuật gợi ra nhiều suy nghĩ về đặc trưng của văn học đương đại nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Liệu lối viết tiểu thuyết có bị ảnh hưởng hay không khi nhà văn sử dụng chất liệu đời tư và trải nghiệm cá nhân vào trong tác phẩm? Chắc chắn khi nhà văn đưa yếu tố tự thuật vào tác phẩm với dụng ý và mục đích riêng, anh ta sẽ bị chính sự lựa chọn của mình chi phối. Nhưng vấn đề là sự chi phối ấy diễn ra như thế nào, nó sẽ làm tăng sức hấp dẫn hay làm suy giảm chất lượng nghệ thuật của tác phẩm? Hơn nữa, việc tìm hiểu yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua một số tiểu thuyết tiêu biểu mà chúng tôi sẽ tiến hành sau đây cũng liên quan đến bản chất thể loại và sự mờ nhòe ranh giới thể loại đang diễn ra ngày một mạnh mẽ; liên quan đến nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết đương đại như người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và diễn ngôn tiểu thuyết. Điều này đã và đang chiếm được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu lý luận phê bình và bạn đọc. Trong luận văn này, trên cở sở những gợi dẫn của giới nghiên cứu văn học về tiểu thuyết tự thuật, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa nhằm rút ra những đặc điểm của nó, từ đó thấy được sự phát triển về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự thuật Khái niệm tự thuật hoàn toàn không phải là một khái niệm mới, nó đã được nhắc tới trong các cuốn từ điển khác nhau tiêu biểu như “Từ điển tri thức văn hoá” với định nghĩa của E.D.Hirsch: “Tự thuật là một tác phẩm văn học viết về chính cuộc đời nhà văn”, hay một định nghĩa rộng hơn của M.H.Abrams “tự thuật là tiểu sử được một người viết về chính bản thân anh ta hoặc cô ta” (vấn đề định nghĩa này sẽ được nói rõ ở phần sau). Nguyễn Thị Phượng 7 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Dựa trên những tài liệu thu thập được từ mạng Internet, chúng tôi thấy rằng vấn đề tự thuật và các công trình nghiên cứu về nó hoàn toàn không phải là điều “một sớm một chiều”. Chúng tôi tìm thấy những tác phẩm nghiên cứu thực sự sâu sắc và phân tích kĩ lưỡng về vấn đề này như: Giao ước tự thuật (Philippe Lejeune), Những vấn đề tự truyện (J.Borel), Đổi mới tiểu thuyết bằng tự truyện (P.Boisdeffre). Đây là mảng tư liệu ngoại văn quan trọng rất có giá trị về vấn đề tự thuật. Tuy nhiên do trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng tôi không thể tìm hiểu một cách đầy đủ về các công trình kể trên. Vì vậy, ở phần dưới đây, chúng tôi xin được đi sâu hơn để tìm hiểu mảng tư liệu tiếng Việt về các vấn đề tự thuật liên quan trực tiếp đến đề tài. Đầu tiên, trong cuốn sách mang tên Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã nhắc tới khái niệm “cái tạng” (temperament - sở trường riêng, phong cách riêng mỗi nhà văn). Ông khẳng định “nếu coi mỗi tác phẩm văn chương là một lần nhà văn tìm đường bày tỏ mình, thì quá trình hình thành, vận động và phát triển của tư tưởng nghệ thuật mỗi nhà văn cũng đồng thời là quá trình nhà văn tự giải đáp câu hỏi: Tôi là ai?” [47; 56]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng chỉ ra các căn cứ để khảo sát và tìm hiểu thế giới nghệ thuật và con người nhà văn thể hiện trong tác phẩm, với những luận chứng và kiến giải rất rõ ràng. Mặc dù không trực tiếp nêu tên thuật ngữ “tự thuật” nhưng cách lí giải của tác giả đã gián tiếp đề cập đến vấn đề nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra các bài viết của hai tác giả: Lê Hồng Sâm với bài viết “Tuổi thơ” của Nathalie Sarraute và đổi mới thể tài tự thuật (Tạp chí Văn học, số 11/1997) và Đặng Thị Hạnh với bài Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XX (Tạp chí Văn học, số 5/1998) cũng rất đáng được quan tâm. Các tác giả này đều dành phần đầu bài nghiên cứu để đi sâu hơn vào tìm hiểu vấn đề tự thuật trong tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX. Năm 2001, với Chuyên luận Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong “Lời mở” đã có đề cập đến vấn đề tự truyện, giải thích lí do về “một thế giới Nguyễn Thị Phượng 8 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đầy đổ vỡ và hoài nghi, một thế giới những con số, của những thông tin, về nguyên tử, của nhịp sống công nghiệp, xã hội tiêu dùng, thời đại kĩ trị” [11; 11] chính là nguyên nhân trực tiếp để các nhà tiểu thuyết hiện đại chối bỏ “thực tại bên ngoài” để đi sâu hơn và tìm về với “thế giới bên trong” của bản thân mình. Cũng quan tâm tới vấn đề tự thuật - xuất hiện ngày càng dày đặc đến mức trở thành một “yếu tố hiện thân” của nền tiểu thuyết hiện đại, tác giả Phùng Văn Tửu cũng đã dành hẳn một phần trong Tiểu thuyết Pháp những tìm tòi đổi mới để bàn về thể loại mang tên “tiểu thuyết- thú nhận”. Như vậy, qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng khái niệm tự thuật ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước. 2.2 Lịch sử nghiên cứu về Ma Văn Kháng Đánh giá một cách tổng quát trên cơ sở tìm hiểu khảo sát nguồn tư liệu nghiên cứu về tác giả Ma Văn Kháng có thể thấy rằng: Ma Văn Kháng là một trong số những tác giả văn học đương đại được bạn đọc và giới phê bình nghiên cứu quan tâm chú ý tìm hiểu. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất gợi ý về nội dung, nghệ thuật mà luận văn sẽ triển khai. Ở đây chúng tôi xin lưu ý tới một số công trình tiêu biểu. 2.2.1 Giai đoạn trước Đổi mới 1986 Các bài viết cho thấy, ở giai đoạn này, ngòi bút của Ma Văn Kháng chủ yếu hướng về đề tài miền núi, vì thế tiểu thuyết của Ma Văn Kháng được nhìn nhận đánh giá chủ yếu ở phương diện “chất miền núi” trong sáng tác của ông. Có thể kể đến ý kiến của Trần Đăng Suyền trong Đọc Đồng bạc trắng hoa xoè, Tạp chí Văn nghệ, số 49/1979; Nguyễn Văn Toại trong Về một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi, Tạp chí Văn học, số 4/1981; Trần Bảo Hưng Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Vùng biên ải, Tiền phong, số 21/1984; Lê Thành Nghị Đọc Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Tạp chí Văn học số 2/1985; Nguyễn Thị Phượng 9 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Về cơ bản, như trên đã nói, ý kiến của giới nghiên cứu phê bình rất chú ý đến thế mạnh của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi. Khẳng định Ma Văn Kháng là một trong những cây bút chủ lực của Văn học Việt Nam hiện đại ở mảng đề tài này. Giữa hai giai đoạn sáng tác trước và sau Đổi mới có một tác phẩm của Ma Văn Kháng được đánh giá là “tiền đổi mới”, theo nhà nghiên cứu Phong Lê, đó chính là Mưa mùa hạ, 1982. Với tác phẩm này, Ma Văn Kháng đã thực sự bước sang một giai đoạn mới trong sáng tác. 2.2.2 Giai đoạn sau Đổi mới 1986 Các sáng tác của Ma Văn Kháng ở giai đoạn này đã có sự vận động từ đề tài đến cảm hứng sáng tác, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, ngôn ngữ. Từ đề tài dân tộc miền núi đậm chất sử thi, Ma Văn Kháng hướng tới đề tài thế sự đời tư gắn với không gian nghệ thuật thành thị và con người cá nhân. Cảm hứng sáng tác vận động theo hướng nghiên cứu phân tích. Nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng được xây dựng chủ yếu ở phương diện tâm lí, phản ánh đời sống tâm hồn với những mâu thuẫn, những suy nghĩ về cuộc đời con người. Và qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu của giai đoạn sáng tác này, có thể kể đến tác giả Trần Cương trong bài viết Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng, Báo Nhân dân chủ nhật, số 6/1985; Trần Bảo Hưng Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay, Báo Phụ nữ Việt Nam số 17/1986; Hồng Diệu Về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Báo Người giáo viên nhân dân, số 1/1990; Trần Bảo Hưng Đám cưới không có giấy giá thú hay là những nghịch lí đau xót của thực tại, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6/1990; Nguyễn Thị Huệ Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980, Tạp chí Văn học, số 2/1999; Lê Văn Chính Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004; Đỗ Phương Thảo Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Nguyễn Thị Phượng 10 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Kháng, NXB Văn học, 2008; Nguyễn Thị Huệ Văn xuôi khơi nguồn đổi mới, NXB Công an nhân dân, 2009; Về cơ bản, qua khảo sát các ý kiến đều thống nhất đánh giá Ma Văn Kháng đã có những đổi mới khá mạnh dạn trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống con người. Nhà văn từ cái nhìn sử thi đã hướng đến cái nhìn tiểu thuyết nhằm tiếp cận đời sống ở bình diện sinh hoạt thế sự. Như vậy thông qua việc thống kê và khảo sát sơ bộ các mảng tư liệu khác nhau, chúng tôi thấy rằng Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Sự nghiệp văn học của nhà văn này thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả và giới phê bình. Vấn đề “Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” dù được một số nhà nghiên cứu nhắc đến ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, nhưng chưa được nghiên cứu sâu và triệt để, trên thực tế vẫn còn nhiều khoảng trống dành cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Bởi vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về “Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng” thiết nghĩ là thực sự cần thiết và hữu ích. Với chúng tôi, nó là một bước giúp hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm của nhà văn đồng thời là một bước “nối dài nấc thang” để tìm hiểu rõ hơn chân dung một trong những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới nền văn học hiện đại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Xác định dề tài và đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa”, chúng tôi muốn từ điểm quy chiếu đối sánh giữa chân dung nhà văn Ma Văn Kháng (trong cuốn hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương) với hình ảnh của ông được thể hiện trong ba tiểu thuyết, từ đó, tìm ra độ lệch giữa “cái thực” và “nét sáng tạo” trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn, tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa con người thực của nhà văn (ngoài đời) và con người – nhân vật trong các tiểu thuyết. Đây cũng là yếu tố góp phần Nguyễn Thị Phượng 11 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng làm nên cái hay, nét độc đáo của tác phẩm cũng như bộc lộ cái tôi và cá tính sáng tạo của nhà văn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của một luận văn và do hạn chế về tư liệu, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu dựa trên những văn bản là: - Tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú (1989) - Tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999) - Tiểu thuyết Một mình một ngựa, Ma Văn Kháng, NXB Phụ Nữ, 2009 - Hồi kí Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Ma Văn Kháng, NXB Hội nhà văn, 2009 Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số các tác phẩm khác, một số đoạn trích dịch, các công trình nghiên cứu, tư liệu có liên quan đến vấn đề tự thuật và ba tiểu thuyết trên của Ma Văn Kháng. Sở dĩ lựa chọn các tiểu thuyết có yếu tố tự thuật theo những tiêu chí trên đây là do chúng tôi kế thừa được sự phân loại của các nhà khoa học đi trước, mặt khác, chúng tôi muốn thông qua phương pháp nghiên cứu tiểu sử và phương pháp lịch sử - xã hội để phân tích và khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết có yếu tố tự thuật như là sản phẩm tinh thần của thời đại đề cao bản ngã và khát vọng thành thực của cái tôi cá nhân trong ánh xạ của mỹ học hiện đại và hậu hiện đại. Dĩ nhiên, việc xác định yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng mà chúng tôi tiến hành không đồng nghĩa với sự gò ép theo lối “bắt vít”, rằng đó là những tác phẩm ghi chép lại đời tư tác giả một cách đơn giản. Mục đích của chúng tôi là nhận thấy rõ hơn mối quan hệ khăng khít giữa sự thực và hư cấu thông qua những trải nghiệm sâu sắc và thấm thía của nhà văn. Bởi thế, chúng tôi coi những tự bạch của nhà văn cũng như những đánh giá bình luận của độc giả cùng thời với họ là những nguồn tư liệu quan trọng để xác minh mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố tự thuật với tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Nguyễn Thị Phượng 12 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp hệ thống: Coi những tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của Ma Văn Kháng như một bộ phận đang vận động trong sự vận động chung của nền văn học đương đại, chúng tôi vận dụng phương pháp hệ thống để phân tích, cụ thể hóa và chỉ ra những đặc thù của tiểu thuyết có yếu tố tự thuật trong các sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng. 4.2 Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Mặc dù giữa tự truyện và tiểu thuyết có yếu tố tự thuật có sự khác biệt về bản chất, nhưng thiết nghĩ, cũng cần có sự phân biệt, phân loại cần thiết. Hơn nữa, bản thân trong mỗi tiểu thuyết thì yếu tố tự thuật cũng không thuần nhất, mỗi tác phẩm tác phẩm có những cách thể hiện và mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn là khác nhau, vì thế, trong chừng mực nào đó, việc vận dụng phương pháp này thực sự có ý nghĩa đối với tác giả luận văn. 4.3 Phƣơng pháp tiểu sử: Chúng tôi vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Đây là phương pháp quan trọng nhưng không phải là duy nhất mà được sự kết hợp với một số phương pháp của chuyên ngành xã hội học văn học: phỏng vấn, điều tra,... Kết quả từ những điều tra xã hội học về mối liên hệ giữa tác giả với tác phẩm, giữa tác phẩm với người đọc sẽ giúp cho luận văn nhận thức được rõ hơn mối quan hệ giữa sự thực và hư cấu trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. 4.4 Phƣơng pháp liên ngành: Do đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết có yếu tố tự thuật nên có thể thấy sự tham gia một cách đặc biệt của yếu tố tự thuật vào cấu trúc tác phẩm. Luận văn đã vận dụng phương pháp liên ngành (như Tâm lý học nghệ thuật, Nhân học văn hóa) nhằm đi sâu phân tích , lý giải quá trình sáng tạo tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của nhà văn Ma Văn Kháng. Ngoài ra, mặc dù xuất phát từ việc khảo sát dấu ấn tiểu sử và nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tự thuật với cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm nhưng luận văn coi hiệu quả thẩm mỹ - nhân văn là mục tiêu chủ yếu, từ đó Nguyễn Thị Phượng 13 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng hướng tới khám phá cách thức chuyển hóa chất liệu tự thuật trong tác phẩm nên trong quá trình triển khai đề tài, luận văn còn sử dụng cách tiếp cận của Thi pháp học hiện đại, Phương pháp lịch sử - xã hội, Phương pháp so sánh ... để tiến hành nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn: - Tìm hiểu sự xuất hiện của yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như là một bước chuyển của tư duy văn học trong bối cảnh mới, đề tài đặt cái nhìn xuyên suốt về vấn đề cái tôi cá nhân từ truyền thống đến hiện đại, chỉ ra ý nghĩa của nó đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm. - Luận văn hệ thống những quan niệm về vấn đề tự truyện và sự phát triển của tiểu thuyết có yếu tố tự thuật, đề xuất những tiêu chí nhận diện và ghi nhận những đóng góp của nó đối với đời sống thể loại văn học. - Từ những phân tích về tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của Ma Văn Kháng qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa, luận văn góp phần phác học diện mạo tiểu thuyết đương đại Việt Nam, lý giải và khẳng định những đổi mới trên phương diện nghệ thuật trần thuật. 6. Bố cục khoá luận Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung của khoá luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Chương 2: Yếu tố tự thuật qua các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết có yếu tố tự thuật của Ma Văn Kháng Cuối cùng là phần Danh mục tài liệu tham khảo. Nguyễn Thị Phượng 14 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG NỀN TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam Trong văn xuôi, tiểu thuyết đã đóng một vai trò quan trọng vì nó là một thể loại thích hợp, uyển chuyển và đang sinh thành. Người ta gọi tiểu thuyết là “máy cái của văn học”. Nhiều người đồng tình với ý kiến cho rằng thời kì 1975- 2000 là “thời của tiểu thuyết” hay nói cách khác văn xuôi đương đại giàu bản chất tiểu thuyết. Ở thể loại này bao giờ cũng vậy, khúc xạ rõ nhất bộ mặt đời sống tinh thần, những thăng trầm xã hội. Sau 1975 là thời của những đổi thay tích cực, là thời giao tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. “Công nhận thực tồn sự khủng hoảng trên nhiều phương diện của đời sống xã hội là một thái độ khách quan, khoa học. Tiểu thuyết bằng con đường nghệ thuật riêng, đã thể hiện sự khủng hoảng này trong những số phận có tính bi kịch của nó”. [60; 6]. Trong việc đề cập đến vấn đề “hậu chiến tranh”, hầu hết các nhà văn viết về đề tài này đều thừa nhận: chiến tranh đã lùi xa nhưng dư âm của nó vẫn luôn đeo đẳng, bám riết, trở thành một nỗi ám ảnh, thành “hội chứng chiến tranh” trong tâm khảm của những người lính trở về sau cuộc chiến. Họ luôn khát khao “đi tìm thời gian đã mất” để nhận lại hình ảnh của chính mình trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng)...Tất cả điều đó trở thành sự dày vò luôn thường trực. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ của họ, sinh lực của họ, khiến cho ngày hoà bình trở lại cũng là lúc cánh cửa hạnh phúc sập xuống trước mắt họ một cách nghiệt ngã trong Bến không chồng, Bóng đêm và mặt trời (Dương Hướng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh)...Như vậy, những bi kịch đời tư bỗng được đặt ra trong hành trình con người kiếm tìm hạnh phúc; con người đã kịp thời nhận ra “khối cô đơn khổng lồ” đang chụp xuống Nguyễn Thị Phượng 15 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thân phận họ, đang “đè bẹp” cuộc đời họ. Mở ra trước mắt họ sự “tù túng” “chật chội” của không gian; len lỏi vào từng số phận đáng thương của họ, là những “thước phim lộn trái cuộc đời”. Cái cô đơn, sự tuyệt vọng và cả sự rách nát của tâm hồn cũng là hiện trạng có thật trong đời sống tinh thần con người. Tiểu thuyết đương đại không thờ ơ, né tránh sự thật đó. Giá trị nhân bản của văn học vì con người, vì tất cả những nỗi niềm của nó dù nhỏ nhoi nhất. Tất nhiên ở đây một vấn đề được đặt ra: Tính mức độ của sự miêu tả. Cái lối miêu tả quá đà là chỗ yếu của Ly thân ( Trần Mạnh Hảo), Kẻ lang thang (Trần Văn Tuấn). Lần đầu tiên trong văn học có một số tiểu thuyết hướng sự miêu tả đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài - chủ yếu ở Liên xô. Hai cuốn tiểu thuyết của Bùi Việt Sĩ (Người đưa đường thọt chân) và Hữu Đạt (Hai đầu của bức thư tình) đều đem đến nỗi buồn, sự day dứt cho chúng ta về số phận của người Việt Nam ở nước ngoài. Thời kì này tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ giống như “măng mùa xuân” với nhiều tác phẩm được công nhận cả về nội dung lẫn nghệ thuật như Cửa gió (Xuân Đức), Đứng trước biển (Nguyễn Mạnh Tuấn), Hạt mùa sau (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thời gian của người (Nguyễn Khải)... Các nhà văn trong sáng tác của mình đã từ bỏ được lối nhìn dễ dãi về đời sống và con người. Đọc sáng tác của họ bạn đọc dễ có cảm giác phức tạp: thú vị và đau xót, căm phẫn và tin tưởng trước con người và tất cả những gì nó tạo ra. Cái cảm giác phức tạp này có được đã chứng tỏ tiểu thuyết áp rất sát vào đời sống, xông thẳng vào các “mắt bão” của cuộc đời và nêu những vấn đề cực kì quan thiết với con người thông qua những số phận có tính bi kịch. Nguyễn Thị Phượng 16 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Có một thực tế là tiểu thuyết đang ngắn lại. Chẳng hạn như Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Hai nhà (Lê Lựu), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)... chỉ có vài trăm trang và có thể “đọc một hơi”. Đó là sự dồn nén chất liệu đời sống theo chiều sâu và cũng là cách văn học cạnh tranh với văn hóa- nghe nhìn khi mà quỹ thời gian của con người hiện đại eo hẹp, khi mà tính hiệu quả được đề cao và vì quy luật của nghệ thuật là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Cấu trúc của tiểu thuyết cũng uyển chuyển, linh hoạt hơn do độ mở của nó rất rộng mà người đọc thấy rõ nhất là lối kết thúc không “có hậu” như tiểu thuyết truyền thống (kể cả tiểu thuyết những năm bảy mươi). Mọi số phận, vấn đề mà tiểu thuyết chuyên chở đều như dang dở, không có lời phán quyết cuối cùng và mọi biến động đều mang tính bất ngờ, nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính chất “phi lí tính” trong cấu trúc tác phẩm biểu hiện khá rõ. Cái giá đỡ của toàn bộ cấu trúc tác phẩm là những xung đột có tính chất “vi mô”- xung đột tinh thần dai dẳng, khốc liệt, tinh vi và lắm cao trào, thoái trào. Con người luôn luôn đối diện với chính mình. Tác giả tiểu thuyết vì thế, trong nhiều trường hợp không ngần ngại đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khắc nghiệt để nhằm phát hiện mức độ đề kháng của nó. Tiểu thuyết đương đại đi sâu hơn vào tâm linh, con người thời đại. Nhịp điệu của nó nhanh, mạnh phù hợp với thị hiếu người đọc. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy nhiều sự đổi mới về kĩ thuật trong các tác phẩm tiểu thuyết như Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), hay tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Phúc Lai Thành, Đặng Thiều Quang,...những tác giả trẻ có nhiều hứa hẹn. Mặt khác, trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết luôn có sự biến đổi. Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu văn học đã bàn luận khá nhiều về vấn đề cách tân tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Với những nghiên cứu nhiều chiều, theo nhiều hướng khác nhau, và hầu hết đều mang tính phát hiện, chúng ta có thể nhận thấy tính phức tạp của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết đương đại (với Nguyễn Thị Phượng 17 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sự luân chuyển của các ngôi kể cùng sự đan chéo của các điểm nhìn; với sự đa dạng hoá các giọng điệu trần thuật cùng sự pha trộn táo bạo các loại lời người trần thuật - lời nhân vật và lời gián tiếp tự do...). Bên cạnh đó, còn xuất hiện ngày càng nhiều tiểu thuyết có yếu tố tự thuật. Trước đây, trong văn học Việt Nam truyền thống có rất ít tác giả tự kể chuyện về mình, nhìn chung “cái tôi của nhà văn Việt khá kín đáo” và không thích lộ diện nhưng trong khoảng vài thập kỉ trở lại đây, khuynh hướng tự thuật trong tiểu thuyết đang dần trở nên gây sự chú ý. Sự hiện diện của yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết biểu hiện sự thay đổi về cái tôi cá nhân cũng như nhận thức về vấn đề sự thật - hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật. Và gắn liền với sự cách tân đổi mới đó là tên tuổi của biết bao thế hệ nhà văn. Trong đó phải kể đến Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu,...Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kì khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn,... đã đốt lên nhiệt tình kiếm tìm chân lí, hứa hẹn khả năng tự đổi mới của nền văn học, khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản” [56; 27]. 1.2 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tinh ở hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, từ tác phẩm đầu tiên Đồng bạc trắng hoa xoè (1979), đến Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992) và Ngược dòng nước lũ (1999) cho đến tác phẩm gần đây nhất Chuyện của Lý (6/2013), Ma Văn Kháng luôn tỏ ra là một cây bút vững vàng, sung sức. Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền đã có một nhận xét tinh tế: “Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng, tôi đã có lúc mơ hồ cảm thấy mình chờ đợi ở cây Nguyễn Thị Phượng 18 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng bút này một tác phẩm dài hơi về đề tài quen thuộc của anh. Một cuốn tiểu thuyết, nó sẽ cho phép anh chuyển hoá khối lượng vốn sống dày dạn sau nhiều năm tích luỹ, nó cho phép anh phản ánh hiện thực một cách quy mô thích hợp với những thay đổi lớn lao mà anh đã từng chứng kiến, nó sẽ cho phép anh gửi gắm những suy nghĩ, những tình cảm, những kinh nghiệm, những điều tâm đắc rút được qua thời gian”. Hay nói về vẻ đẹp văn chương của ông, nhà nghiên cứu Phong Lê cũng có ý kiến cho rằng hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết trên một hành trình dài, dẫu có lúc ngôn ngữ chính luận tràn lấn, nhưng vẫn không làm thay đổi, biến dạng tiếng nói nghệ thuật đích thực trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Một tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần trụi, xù xì, thô nhám, đa sự cất lên; và lắm khi tác giả cũng không cần phải đóng vai trò khách quan “để sự thật tự nó nói lên” theo kiểu Balzac, Tolstoi, mà cứ đàng hoàng cất lên tiếng nói riêng để khơi gợi ở bạn đọc sự đồng tình hay tranh luận. Và điều này được trả lời bằng sự ra đời của Đám cưới không có giấy giá thú. Cũng giống như Mưa mùa hạ, tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú cũng đã gây nhiều tranh luận ngược chiều nhưng thú vị về đề tài nhà trường, những người trí thức với sự nghiệp trồng người. Trong tác phẩm, nhà văn viết về cả hai mặt đời sống (trắng và đen), về cả hai kiểu người xấu và tốt, thể hiện cả hai cảm hứng hi vọng và thất vọng. Nhân vật chính của Đám cưới không có giấy giá thú là Tự, một con người luôn khắc khoải, dằn vặt bởi sự sa sút của nhân cách người thầy giáo; Đầy lo lắng, buồn tủi về thế cuộc; Nhưng luôn gắng giữ cho trọn tấm lòng một người thầy, dành hết tâm lực cho học sinh. Một người trí thức thật đẹp, và cô đơn. Qua tiểu thuyết này, dường như Ma Văn Kháng viết về bản thân, trong cái nhìn tổng quan mấy chục năm ở một trường cấp ba bé nhỏ tại một tỉnh lẻ, với biết bao hạnh phúc và tủi buồn của một thân kiếp cô lẻ. Tiểu thuyết chứa đựng những ý tưởng rất không phù hợp với quan niệm chính thống đương thời. Người đọc thấy trong cuốn sách sự vận dụng các lý thuyết, nhằm lý giải cho kỳ được thân phận người trí thức tiểu tư sản ở nước ta. Mặc dù là tiểu thuyết luận đề, tác phẩm này vẫn chứa đầy sự sống. Ma Văn Kháng Nguyễn Thị Phượng 19 Lớp K56 Cao học Văn học
- Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là nhà văn tài ba trong tạo dựng chi tiết sống, nên những trang viết của ông thật sinh động, hấp dẫn và nội dung của tác phẩm đi vào lòng người đọc cũng thật tự nhiên, thấm thía. Đám cưới không có giấy giá thú tái bản nhiều lần, bởi nó là luận đề, đã đặt ra cho người đọc những vấn đề lớn về con người, cuộc sống và bởi nó là văn chương sinh động, nơi lưu giữ những hình ảnh đời sống, nó là chuyện của cuộc đời này với biết bao nước mắt, mồ hôi và phập phồng hy vọng.Và những gì xảy ra trong Đám cưới không có giấy giá thú là chuyện đã xảy ra trong cuộc đời giáo viên của ông (tất nhiên là đã được lọc qua cái lăng kính thẩm mỹ…). Nhà trường nơi ông dạy học chính là bối cảnh của tiểu thuyết. Cuốn sách này là sản phẩm của cả một quá trình tư duy. Nghiền ngẫm khá lâu ông mới nắm bắt, và sau đó mới triển khai được tinh thần, cái linh hồn, tức là chủ đề thẩm mỹ của câu chuyện… Ông muốn đề cập đến vai trò và số phận của người trí thức trong sự phát triển của xã hội ta. Đây cũng chính là lí do để người viết lựa chọn tác phẩm trong khi triển khai vấn đề nghiên cứu trên. Sau này, cuối thế kỷ XX, Ma Văn Kháng còn viết về nhân vật trí thức nữa trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ là Khiêm. Khiêm cũng trải qua nhiều đau đớn cả về thể xác và tinh thần, nhưng vẫn tiến đến với người đàn bà anh yêu, như một cuộc ngược dòng tìm đến những giá trị thực sự của con người. Không mới hơn những tác phẩm trước về ý tưởng xã hội, nhưng trong Ngược dòng nước lũ, nhà văn vẫn truyền cho người đọc những lo lắng về người trí thức cứ luôn phải đương đầu với nhiều cạm bẫy trên đường đời. Người đọc cũng thật sự thương cảm khi thấy những chuyện cơm áo hàng ngày cứ ghìm đầu người trí thức xuống mặt đất. Hơn cả, cuốn tiểu thuyết này đã có sự cách tân vượt bậc về nghệ thuật thể hiện. Nhà nghiên cứu Bích Thu phát hiện ra sự cách tân trong tác phẩm thể hiện ở cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn khó tóm tắt, khó kể lại và do đó “Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện, “tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này đã đạt đến trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu linh hoạt khi gấp gáp, sôi nổi, cuồn cuộn, Nguyễn Thị Phượng 20 Lớp K56 Cao học Văn học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn