VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC TOÁN<br />
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br />
THEO TIẾP CẬN HỌC HỢP TÁC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO<br />
Trần Xuân Bộ - Trường Đại học Tân Trào<br />
Ngày nhận bài: 10/10/2017; ngày sửa chữa: 31/10/2017; ngày duyệt đăng: 23/11/2017.<br />
Abstract: This article presents the situation of training skills of teaching mathematics at Tan Trao<br />
University. On the basis, the article proposes some measures to train skills of teaching mathematics<br />
for students of Primary Education under cooperative learning at the University. The practical<br />
teaching situation affirms the positive results and feasibility of these measures in training<br />
professional skills for students under cooperative learning approach.<br />
Keywords: Skills in teaching mathematics, primary education, cooperative learning.<br />
1. Mở đầu<br />
Trong đào tạo giáo viên hiện nay, việc rèn luyện kĩ<br />
năng dạy học (KNDH) cho sinh viên (SV) ngành sư phạm<br />
nói chung và SV ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) nói<br />
riêng được xác định là một trong những yêu cầu cấp bách<br />
để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu và yêu<br />
cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, trong thực<br />
tế, việc rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH còn<br />
nhiều hạn chế về cả mặt lí luận và thực tiễn. Ở các trường<br />
đại học, cao đẳng cần có biện pháp cụ thể, phù hợp để rèn<br />
luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo các hình<br />
thức học tập mới, giúp SV chủ động trong học tập và rèn<br />
luyện, phát triển các năng lực nghề nghiệp, năng lực xã<br />
hội. Bài viết đề cập thực trạng và một số biện pháp rèn<br />
luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo tiếp cận<br />
học hợp tác (TCHHT) ở Trường Đại học Tân Trào,<br />
Tuyên Quang.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo<br />
TCHHT<br />
2.1.1. Kĩ năng dạy học. Khi đề cập khái niệm KNDH, có<br />
nhiều tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau. Trong<br />
phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm<br />
KNDH của Đặng Thành Hưng: KNDH là kĩ năng nghề<br />
nghiệp mà nhà giáo cần có và sử dụng trong hoạt động<br />
dạy học để tiến hành có kết quả các nhiệm vụ dạy học<br />
theo mục tiêu hay tiêu chuẩn đã quy định. Xét ở khía cạnh<br />
nào đó, KNDH là loại kĩ năng chuyên môn của nhà giáo.<br />
Có nhiều loại KNDH, song việc phân loại chúng hiện<br />
nay chưa có tiêu chí nào thực sự thuyết phục. Ngay cả<br />
việc phân biệt các KNDH với kĩ năng giáo dục cũng thiếu<br />
thuyết phục, bởi dạy học chính là giáo dục, một nhiệm vụ<br />
cơ bản của giáo dục và giáo dục không có cách nào khác<br />
là phải qua dạy học [1; tr 5-9].<br />
<br />
Thông qua thực tiễn dạy học, theo chúng tôi, KNDH<br />
có một số đặc điểm nổi bật sau: - Là kĩ năng hoạt động<br />
trí tuệ, kĩ năng hoạt động vật chất; - Là kĩ năng hành<br />
nghề, kĩ năng công cụ để phát triển nghề nghiệp của nhà<br />
giáo; - Mang tính khoa học, nghệ thuật vì chúng dựa vào<br />
lí luận dạy học lẫn kinh nghiệm và phong cách nghề<br />
nghiệp của nhà giáo; - Mang tính chất chuyên môn,<br />
chuyên biệt, đặc thù của nghề và tính xã hội sâu sắc; - Có<br />
nội dung phức tạp và có tính chất tích hợp, có nguồn gốc<br />
từ các lĩnh vực quản lí, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu,<br />
thiết kế và hoạt động xã hội.<br />
2.1.2. Học hợp tác. Có thể hiểu học hợp tác là một hình<br />
thức học tập, trong đó các nhóm SV tiến hành học tập,<br />
cùng làm việc, hợp tác, giải quyết vấn đề nhằm hoàn<br />
thành nhiệm vụ học tập, hoặc phấn đấu vì mục tiêu<br />
chung, giảng viên (GV) tổ chức và điều khiển.<br />
2.1.3. Rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo<br />
TCHHT. Tiến hành rèn luyện KNDH Toán cho SV<br />
ngành GDTH theo TCHHT là cách thức tổ chức và điều<br />
khiển một nhóm SV, chia SV trong lớp thành các nhóm<br />
nhỏ để thảo luận. Sử dụng học hợp tác đòi hỏi sự hướng<br />
dẫn của GV đối với SV, nhằm tạo động lực chung, phát<br />
triển các kĩ năng làm việc nhóm cho các em. Học hợp tác<br />
cần tập hợp được sự đóng góp của mỗi thành viên trong<br />
nhóm, khuyến khích sự tương tác lẫn nhau và tạo mối<br />
liên hệ cộng sinh giữa các thành viên trong nhóm.<br />
KNDH Toán cho SV là thực hiện có kết quả một số<br />
thao tác hay hành động phức hợp trong hoạt động dạy học<br />
môn Toán, bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức toán và<br />
kinh nghiệm vào dạy học; chú trọng khai thác có hiệu quả<br />
sự hợp tác của SV trong quá trình học tập và rèn luyện.<br />
2.2. Định hướng rèn luyện KNDH toán cho SV ngành<br />
GDTH theo TCHHT. Tổ chức quá trình rèn luyện<br />
KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT giúp<br />
cho quá trình đào tạo đạt được hai mục tiêu kép, đó là<br />
<br />
40<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br />
<br />
rằng học hợp tác có tác động tích cực tới việc rèn luyện<br />
KNDH Toán; SV rất ủng hộ việc vận dụng học hợp tác<br />
vào thực tiễn). Quy trình tổ chức rèn luyện KNDH Toán<br />
cho SV theo TCHHT được GV cho rằng đây là quy trình<br />
tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học và mang lại hiệu<br />
quả trong rèn luyện KNDH Toán. Quy trình này sẽ giúp<br />
SV từ việc rèn luyện KNDH Toán ở giai đoạn đầu (trước<br />
khi bước vào trường Sư phạm) và hình thành, phát triển<br />
thành kĩ năng nghề nghiệp sau khi SV kết thúc thực tập<br />
sư phạm. Tuy nhiên, GV, SV vẫn chưa nắm bắt được bản<br />
chất của việc rèn KNDH Toán theo TCHHT; chưa có kế<br />
hoạch nhằm khai thác có hiệu quả sự hợp tác của SV<br />
trong rèn luyện KNDH Toán theo TCHHT.<br />
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất một số<br />
biện pháp rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH<br />
theo TCHHT nhằm góp phần thực hiện đổi mới trong công<br />
tác đào tạo giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.<br />
2.4. Một số biện pháp rèn luyện KNDH Toán theo<br />
TCHHT cho SV Trường Đại học Tân Trào<br />
Cơ sở khoa học của các biện pháp: Việc xây dựng và<br />
thực hiện biện pháp cụ thể của việc rèn luyện KNDH<br />
Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT là một trong<br />
những yêu cầu cơ bản và quan trọng đối với việc rèn kĩ<br />
năng nghề nghiệp cho SV. KNDH của SV có được là nhờ<br />
vào việc thực hiện có kết quả các hoạt động trên cơ sở<br />
vận dụng những thuộc tính tâm lí, kiến thức, kinh nghiệm<br />
hợp lí, linh hoạt vào các tình huống thực tiễn để đạt được<br />
mục tiêu dạy học.<br />
Cơ chế hình thành KNDH Toán thường trải qua 3 giai<br />
đoạn: Nhận thức mục đích của hành động và kế hoạch<br />
hành động → Làm thử → Luyện tập [2; tr 116]. Theo<br />
chúng tôi, việc hình thành KNDH môn Toán cho SV<br />
ngành GDTH cần trải qua các giai đoạn cơ bản sau: Học<br />
lí thuyết ở trường sư phạm; Thực hành, kiến tập sư phạm;<br />
Tập giảng ở trường sư phạm; Thực tập sư phạm. Để có<br />
KNDH Toán tốt, SV cần được tổ chức rèn luyện theo<br />
một quy trình, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo và<br />
hợp tác cho các em. Việc trang bị và phát triển cho SV<br />
những KNDH Toán là cần thiết, vừa phát triển tri thức<br />
Toán học, vừa rèn kĩ năng nghề cho SV. Dưới đây, chúng<br />
tôi đưa ra một số biện pháp rèn luyện KNDH Toán cho<br />
SV ngành GDTH theo TCHHT. Cụ thể:<br />
2.4.1. Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện quy trình chung<br />
rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT.<br />
- Mục tiêu của biện pháp: Giúp SV hiểu cách thức<br />
thực hiện các hoạt động của việc xây dựng và thực hiện<br />
quy trình chung rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành<br />
GDTH theo TCHHT. Từ đó, xây dựng quy trình giúp SV<br />
phát triển KNDH Toán theo TCHHT cho bản thân trong<br />
quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà.<br />
<br />
vừa giúp SV hoàn thiện, nâng cao các KNDH - mục tiêu<br />
trang bị kiến thức, vừa rèn luyện một số kĩ năng của môn<br />
học và kĩ năng hợp tác trong học tập - mục tiêu tạo ra<br />
bước chuẩn bị lâu dài cho SV sau khi ra trường.<br />
Định hướng rèn luyện KNDH toán cho SV ngành<br />
GDTH theo TCHHT gồm: 1) Về tri thức: Trang bị, củng<br />
cố cho SV những tri thức cơ bản môn Toán, biết vận<br />
dụng tri thức Toán học vào hoạt động chuyên môn<br />
nghiệp vụ sau khi ra trường; 2) Về kĩ năng: Giúp SV biết<br />
tổ chức hoạt động dạy học Toán ở tiểu học đạt hiệu quả<br />
bằng cách vận dụng thuần thục một số kĩ năng cơ bản<br />
như: thiết kế bài học, dạy học khái niệm và các tính chất<br />
toán học. SV có biện pháp tự rèn luyện KNDH Toán một<br />
cách hiệu quả; 3) Xây dựng các biện pháp mang lại hiệu<br />
quả học tập và rèn luyện KNDH Toán cho SV.<br />
2.3. Thực trạng rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành<br />
GDTH ở Trường Đại học Tân Trào<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện<br />
KNDH Toán với đối tượng là SV và GV. Với đối tượng<br />
là SV: gồm 138 SV năm thứ 3, hệ cao đẳng, ngành<br />
GDTH ở Trường Đại học Tân Trào. Lí do chọn đối tượng<br />
(mẫu) là SV năm thứ 3: Các em đã được học học phần<br />
Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, đã được tham gia<br />
các khóa thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và các<br />
hoạt động ngoài giờ trong chương trình đào tạo. Đối<br />
tượng GV: giảng dạy ngành GDTH, số lượng 11 GV.<br />
Phương pháp và kĩ thuật tiến hành: Tiến hành khảo<br />
sát qua bảng hỏi; phân tích hồ sơ dạy học, xin ý kiến<br />
chuyên gia. Thời gian khảo sát: tháng 8-10/2013. Kết quả<br />
khảo sát: Khảo sát quá trình rèn luyện KNDH Toán cho<br />
SV ngành GDTH ở Trường Đại học Tân Trào hiện nay,<br />
chúng tôi nhận thấy, chưa có quy trình chung cho việc rèn<br />
luyện KNDH Toán cho SV (89,5% GV cho rằng, quy<br />
trình rèn luyện KNDH Toán cho SV được thực hiện theo<br />
cách truyền thống), chưa có chương trình rèn luyện<br />
KNDH Toán riêng biệt (69,3% GV cho rằng việc rèn<br />
KNDH Toán chưa có tính chất chuyên biệt về bộ môn và<br />
phương pháp); nội dung rèn luyện KNDH Toán chưa tập<br />
trung ở một học phần mà phân bố rải rác trong chương<br />
trình đào tạo mặc dù đã có kế hoạch, nội dung rèn luyện<br />
tương đối cụ thể. Tổ chức rèn luyện KNDH Toán cho SV<br />
theo TCHHT là một trong những giải pháp đề xuất để khai<br />
thác hiệu quả sự hợp tác của SV trong rèn luyện KNDH ở<br />
trường sư phạm.<br />
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết GV và SV<br />
đều nắm rõ quy trình, ý tưởng của việc rèn luyện KNDH<br />
Toán cho SV theo TCHHT (81,5% GV cho rằng cần vận<br />
dụng hình thức học tập mới nhằm giúp SV chủ động, tích<br />
cực trong việc rèn luyện các KNDH Toán; 80% SV cho<br />
<br />
41<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br />
<br />
nhiệm vụ; + Hoạt động 4: Các nhóm hoạt động thực hiện<br />
nhiệm vụ học tập. Hoạt động này gồm: 1) Các nhóm triển<br />
khai kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thảo luận, phân<br />
tích rõ cấu trúc (gồm những phần nào); 2) Thảo luận về<br />
các bước thực hành thiết kế một kế hoạch dạy học môn<br />
Toán theo cấu trúc đã nêu (nêu rõ các việc cần làm trong<br />
mỗi bước); + Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá.<br />
* Biện pháp thành phần 2: Thực hành ví dụ cụ thể<br />
nhằm giúp SV thuần thục quy trình thiết kế bài học.<br />
- Mục tiêu của biện pháp: SV rèn luyện kĩ năng thiết kế<br />
bài học; - Nội dung thực hiện: Vận dụng dạy học hợp tác<br />
vào việc rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn Toán ở<br />
tiểu học. Thiết kế một số giáo án dạy học môn Toán ở<br />
tiểu học, giúp SV hoàn thiện và phát triển kĩ năng thiết<br />
kế giáo án; - Cách thức thực hiện biện pháp: + Hoạt động<br />
1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ; + Hoạt động 2: GV nêu<br />
tiêu chí đánh giá; + Hoạt động 3: SV thực hành theo sự<br />
phân nhóm (tương tác SV - SV trong cùng một nhóm);<br />
+ Hoạt động 4: Hợp tác SV - SV trong phạm vi cả lớp.<br />
* Biện pháp thành phần 3: Thiết kế hoạt động rèn<br />
luyện KNDH khái niệm và tính chất toán học. Trong số<br />
những KNDH Toán cho SV ngành GDTH, KNDH các<br />
khái niệm và tính chất toán học là một trong những kĩ<br />
năng chuyên biệt - dùng để tổ chức các hoạt động học tập<br />
cho học sinh dựa vào cấu trúc riêng của một bài học cụ<br />
thể. KNDH các khái niệm và tính chất toán học gồm kĩ<br />
năng tổ chức, hình thành các hoạt động học tập cho học<br />
sinh trong giờ hình thành kiến thức mới. Đây là một trong<br />
những nội dung quan trọng trong chương trình học tập<br />
và rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH, giúp<br />
các em thực hiện thuần thục các KNDH trong chương<br />
trình môn Toán ở tiểu học. - Mục tiêu của biện pháp: Hình<br />
thành và phát triển KNDH khái niệm và tính chất toán học<br />
ở tiểu học cho SV; - Nội dung của biện pháp: Tiến hành<br />
tổ chức rèn luyện 2 kĩ năng, đó là: dạy học khái niệm và<br />
tính chất toán học. Từ đó, giúp SV nhận dạng bài học,<br />
cách tổ chức bài học theo đặc thù của bộ môn; - Cách<br />
thức thực hiện của biện pháp: + Hoạt động 1: Thiết kế<br />
nội dung và các bước tiến hành của việc hình thành khái<br />
niệm. Với hoạt động này, SV tìm hiểu, phân tích các<br />
nội dung: nguồn gốc của khái niệm, tường minh hóa<br />
khái niệm, kĩ năng; phân bậc hoạt động làm cơ sở để sử<br />
dụng các phương pháp dạy học; lựa chọn phương pháp,<br />
phương tiện và kĩ thuật dạy học; + Hoạt động 2: Xây<br />
dựng các hoạt động học tập. Trong hoạt động này, SV trao<br />
đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá về các nội dung: xây<br />
dựng hoạt hóa kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị kiến thức<br />
nền; xây dựng hoạt động định hướng kiến thức, gợi động<br />
cơ học tập; xây dựng các hoạt động học tập tương thích<br />
với nội dung kiến thức, kĩ năng theo thiết kế để kiến tạo tri<br />
<br />
- Nội dung của biện pháp:<br />
Điều kiện chuẩn bị: trang bị cho SV các kiến thức, kĩ<br />
năng về học hợp tác để các em có thể vận dụng sáng tạo<br />
trong việc rèn luyện KNDH Toán. Quy trình chung rèn<br />
luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT<br />
gồm các bước:<br />
Bước 1: Trang bị cho SV hiểu rõ bản chất của học<br />
hợp tác, các kĩ thuật thường sử dụng trong học hợp tác.<br />
Để giúp SV hiểu rõ bản chất của học hợp tác, chúng tôi<br />
đề xuất các khâu của việc tổ chức học hợp tác như sau:<br />
- Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học;<br />
- Hướng dẫn nguyên tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần,<br />
thái độ học tập hợp tác; - Thành lập nhóm học tập hợp<br />
tác; - Giao nhiệm vụ cho nhóm; - Quan sát, phát hiện,<br />
điều chỉnh các hành vi hợp tác của SV; - Tổ chức tổng<br />
kết, đánh giá, điều chỉnh. Để SV hiểu rõ các kĩ thuật<br />
thường sử dụng trong dạy học hợp tác, chúng tôi đề xuất<br />
kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ được sử dụng<br />
như sau: - Kĩ thuật 1: Lắp ráp (Jigsaw) của Elliot<br />
Aronson; - Kĩ thuật 2: Phỏng vấn 3 bước Three - step<br />
Interview) của Spencer Kagan; - Kĩ thuật 3: Đánh số<br />
(numbered Heads) của Spencer Kagan.<br />
Bước 2: Lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp với<br />
học hợp tác.<br />
Bước 3: Thiết kế kịch bản để tổ chức rèn luyện<br />
KNDH Toán.<br />
Bước 4: Tổ chức thực hiện.<br />
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm.<br />
2.4.2. Biện pháp 2: Thiết kế và thực hiện các hoạt động<br />
rèn luyện KNDH Toán tiểu học theo TCHHT. Biện pháp<br />
này gồm 3 biện pháp thành phần sau:<br />
* Biện pháp thành phần 1: Thiết kế và thực hiện các<br />
hoạt động rèn luyện KNDH Toán ở tiểu học theo<br />
TCHHT. - Mục tiêu của biện pháp: Mô tả cấu trúc nội<br />
dung của KNDH Toán cho SV ngành GDTH, xác định<br />
các thao tác, hành động cơ bản trong kĩ năng thiết kế bài<br />
học trên cơ sở vận dụng học hợp tác. Ngoài ra, trên cơ sở<br />
xác định các KNDH Toán, các chủ đề học tập đã giúp<br />
quá trình rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH<br />
theo TCHHT đảm bảo tính logic, toàn diện và khoa học;<br />
- Nội dung của biện pháp: Xác định các kĩ năng chính, kĩ<br />
năng thành phần và KNDH Toán. Từ đó, thiết kế nội<br />
dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn Toán cho<br />
SV ngành GDTH. Vận dụng cách học hợp tác để SV<br />
tương tác hiệu quả, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ<br />
xảo nghề nghiệp; - Cách thức thực hiện biện pháp:<br />
+ Hoạt động 1: Thống nhất các khái niệm làm cơ sở cho<br />
việc thảo luận nhóm; + Hoạt động 2: Tìm hiểu kế hoạch<br />
dạy học và cấu trúc của một kế hoạch dạy học theo định<br />
hướng đổi mới; + Hoạt động 3: Phân nhóm và giao<br />
<br />
42<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br />
<br />
thức; xây dựng hoạt động kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh<br />
hoạt động dạy học; + Hoạt động 3: SV đánh giá thiết kế<br />
bài học minh họa.<br />
2.4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn các hoạt động thực hành<br />
rèn luyện KNDH Toán thông qua hoạt động rèn luyện<br />
nghiệp vụ sư phạm. Biện pháp này gồm 2 biện pháp<br />
thành phần sau:<br />
* Biện pháp thành phần 1: xây dựng quy trình cho<br />
SV phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm trong dạy<br />
học Toán ở tiểu học. - Mục tiêu của biện pháp: SV biết<br />
phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm: kiến thức toán<br />
ở tiểu học, các nhân tố tác động đến giờ học (tâm lí học<br />
sinh, thái độ,…); - Nội dung của biện pháp: SV tiến hành<br />
xử lí và giải quyết các tình huống sư phạm trong quá trình<br />
thực tập. Thông qua thảo luận nhóm để trao đổi tình<br />
huống, kinh nghiệm xử lí. Từ đó, mỗi SV tự trang bị cho<br />
mình kinh nghiệm xử lí tình huống trong giảng dạy;<br />
- Cách thức thực hiện biện pháp: + Hoạt động 1: SV tiến<br />
hành sưu tầm hoặc xây dựng các tình huống trong dạy<br />
học Toán ở tiểu học theo dự kiến; + Hoạt động 2: SV tiến<br />
hành thảo luận, phân tích một số tình huống sư phạm; +<br />
Hoạt động 3: SV thảo luận và đề xuất phương án xử lí<br />
tình huống sư phạm; + Hoạt động 4: Hợp tác, chia sẻ kinh<br />
nghiệm xử lí tình huống sư phạm.<br />
Như vậy, một số thao tác cần tiến hành khi xử lí các<br />
tình huống sư phạm nhằm năng cao kĩ năng xử lí tình<br />
huống như sau: + Phát hiện (nhận biết) vấn đề có trong<br />
tình huống; + Huy động các nội dung kiến thức và kĩ<br />
năng có liên quan; + Đề xuất cách xử lí; xem lại kiến thức<br />
cơ sở cho việc giải quyết; + Đánh giá các cách thức xử lí<br />
tình huống sư phạm.<br />
* Biện pháp thành phần 2: xây dựng nội dung, quy<br />
trình thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các<br />
trường tiểu học cho SV ngành GDTH. - Mục tiêu của<br />
biện pháp: Giúp SV phát triển kĩ năng thực hành, phát<br />
hiện lỗi sai thường gặp của bản thân và hiểu đặc điểm<br />
của học sinh tiểu học trong các tình huống dạy học môn<br />
Toán; - Nội dung biện pháp: SV được thực tập, vận dụng<br />
những tri thức, KNDH Toán đã có trong điều kiện thực<br />
tế; tự rèn luyện các kĩ năng thực hành sư phạm dưới sự<br />
hướng dẫn của giáo viên tiểu học; - Cách thức thực hiện<br />
của biện pháp: + Hoạt động 1: SV tổ chức nhóm thực<br />
tập tại các trường. Phân nhóm theo khối lớp và tổ chức<br />
thực hiện giảng dạy dưới sự hướng dẫn chuyên môn của<br />
giáo viên tiểu học tại trường thực tập. Mỗi nhóm gồm 46 SV. Căn cứ vào quy mô trường tiểu học, có thể chia<br />
thành<br />
6-8 nhóm ở các khối lớp khác nhau; + Hoạt động 2: Các<br />
nhóm sau khi dự giờ của giáo viên tiểu học, sẽ thực hiện<br />
các cuộc họp nhóm chuyên môn. Các nhóm sẽ trình bày<br />
<br />
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuẩn bị tiến<br />
hành thực tập giảng dạy. Hoạt động này giúp SV củng cố<br />
kĩ năng soạn bài, chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho đợt<br />
thực tập sư phạm; + Hoạt động 3: SV thực tập tại lớp.<br />
Trong hoạt động này, SV cần tiến hành các bước: - Thực<br />
hành dự giờ giáo viên tiểu học để nắm được đặc điểm<br />
của học sinh lớp mình thực tập, nội dung, phương pháp<br />
dạy học mà giáo viên tiểu học đang áp dụng; - Tiến hành<br />
thiết kế giáo án và kịch bản giờ dạy; - Thông qua giáo<br />
viên tiểu học duyệt giáo án; - Thực hành giảng dạy tại<br />
lớp. Xử lí các tình huống sư phạm trực tiếp trên lớp, các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến giờ dạy; - Giáo viên tiểu học nhận<br />
xét, đánh giá, SV rút kinh nghiệm sau giờ dạy; + Hoạt<br />
động 4: SV rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học cho<br />
học sinh tiểu học.<br />
2.5. Kết quả thực hiện các biện pháp đề xuất ở Trường<br />
Đại học Tân Trào<br />
Đối tượng thực nghiệm: 91 SV Khoa GDTH thuộc<br />
Trường Đại học Tân Trào hệ chính quy tập trung.<br />
Thời gian thực nghiệm: Đợt 1 được thực hiện từ tháng<br />
9/2013-1/2014. Đợt 2 được thực hiện từ tháng 9-12/2014.<br />
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến<br />
hành trong 2 năm học 2013-2014 và 2014-2015 ở<br />
Trường Đại học Tân Trào theo phương pháp thực<br />
nghiệm có đối chứng. Trong đó, chương trình, nội dung,<br />
điều kiện dạy học ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng<br />
tương đương nhau. Nhóm đối chứng vẫn tiến hành dạy<br />
học thông thường. Nhóm thực nghiệm áp dụng linh hoạt,<br />
lồng ghép các biện pháp rèn luyện KNDH Toán theo<br />
TCHHT đã đề xuất trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ<br />
sư phạm và thực hiện thực tập sư phạm. Kết thúc các đợt<br />
thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết<br />
quả thực nghiệm ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng<br />
để đánh giá sự tiến bộ của SV trong kết quả học tập và<br />
mức độ thuần thục của các KNDH Toán.<br />
Tổ chức thực nghiệm: Chuẩn bị thực nghiệm: Bước<br />
1: Chọn đối tượng thực nghiệm; Bước 2: Soạn giáo án<br />
thực nghiệm; Bước 3: Lựa chọn GV dạy thực nghiệm.<br />
Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và phương<br />
tiện kĩ thuật cho quá trình thực nghiệm. Bước 5: Triển<br />
khai thực nghiệm: - Kiểm tra các bước chuẩn bị cho thực<br />
nghiệm; - Tiến hành thực nghiệm; - Kiểm tra, đánh giá<br />
kết quả thực nghiệm.<br />
Kết quả thực nghiệm: Thực tiễn cho thấy, rèn luyện<br />
KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT có thể<br />
áp dụng hiệu quả trong dạy học các môn học nghiệp vụ<br />
ở Trường Đại học Tân Trào, phù hợp với phương thức<br />
dạy học theo hệ thống tín chỉ thông qua vận dụng và phối<br />
hợp hợp lí giữa các biện pháp dạy học.<br />
(Xem tiếp trang 34)<br />
<br />
43<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 31-34<br />
<br />
Bước 4. Đối chiếu kết quả với tình huống.<br />
Số ngày làm theo dự kiến là: 1000 : 50 = 20 (ngày).<br />
Số ngày làm theo thực tế là: 20 - 2 = 18 (ngày).<br />
Số sản phẩm làm theo thực tế là: 18 x 60 = 1080<br />
(sản phẩm).<br />
Hiệu số sản phẩm giữa dự kiến và thực tế là:<br />
1080 - 1000 = 80 (sản phẩm).<br />
Kết quả trên phù hợp với dữ kiện của tình huống<br />
thực tiễn.<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN<br />
KĨ NĂNG…<br />
(Tiếp theo trang 43)<br />
<br />
Rèn luyện KNDH theo hướng TCHHT không chỉ tác<br />
động tích cực đến hiệu quả học tập mà còn phát triển kĩ<br />
năng học hợp tác của SV. Kết quả thực nghiệm cho thấy,<br />
các KNDH Toán của SV ngành GDTH có những tiến bộ<br />
đáng kể ở kết quả học tập và kĩ năng, đặc biệt là những<br />
kĩ năng tương đối phức tạp. Những phân tích cả về mặt<br />
định tính và định lượng đã khẳng định tính hiệu quả của<br />
các biện pháp tác động.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Trong dạy học Toán ở trường phổ thông, phát triển<br />
NL MHHTH sẽ giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc học<br />
Toán, biết vận dụng toán học vào thực tiễn. Bài viết đã<br />
mô tả, phân tích MHHTH trong tình huống thực tiễn liên<br />
quan đến bài toán giải phương trình. Với cách tiếp cận<br />
đó trong dạy học những chủ đề với nội dung cụ thể trong<br />
chương trình môn Toán ở trường phổ thông sẽ từng bước<br />
góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo<br />
dục Việt Nam.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Từ việc khảo sát thực trạng rèn luyện KNDH Toán<br />
cho SV ngành GDTH, theo TCHHT ở Trường Đại học<br />
Tân Trào, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp rèn<br />
luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT<br />
nhằm khắc phục những hạn chế của thực trạng và đáp<br />
ứng mục tiêu đề ra. Kết quả thực nghiệm sư phạm thu<br />
được bước đầu cho thấy, các biện pháp rèn luyện<br />
KNDH cho SV ngành GDTH theo hướng TCHHT đã<br />
đề xuất ở Trường Đại học Tân trào không chỉ giúp SV<br />
hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, sáng tạo<br />
(thông qua điểm số các bài kiểm tra) mà còn hình thành<br />
cho các em hành vi, thái độ, tinh thần hợp tác tích cực<br />
trong học tập cũng như rèn luyện, phát triển kĩ năng học<br />
hợp tác; là một hướng đúng đắn trong dạy học nhằm<br />
thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường đại học trong<br />
giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br />
29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br />
quốc tế.<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông<br />
(chương trình tổng thể).<br />
[3] Nguyễn Danh Nam (2016). Phương pháp mô hình<br />
hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông.<br />
NXB Đại học Thái Nguyên.<br />
[4] Nguyễn Nhứt Lang (2003). Tuyển tập các bài toán<br />
thực tế hay và khó (chương trình trung học cơ sở).<br />
NXB Đà Nẵng.<br />
[5] Bùi Huy Ngọc (2003). Tăng cường khai thác nội<br />
dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm<br />
nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn<br />
cho học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Khoa<br />
học giáo dục, Trường Đại học Vinh.<br />
[6] Nguyễn Bá Kim (2009). Phương pháp dạy học môn<br />
Toán. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[7] Nguyễn Thái Hòe (1996). Các phương pháp giải<br />
Toán. NXB Giáo dục.<br />
[8] G.Polya (1997). Toán học và những suy luận có lí.<br />
NXB Giáo dục.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đặng Thành Hưng (2013). Kĩ năng dạy học và tiêu chí<br />
đánh giá. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 88, tr 5-9.<br />
[2] Hoàng Anh (chủ biên, 2007). Hoạt động giao tiếp nhân<br />
cách. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[2] Trần Bá Hoành (2006). Vấn đề giáo viên những nghiên<br />
cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[4] Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại. NXB Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội.<br />
[5] G.Polya (1997). Toán học và những suy luận có lí.<br />
NXB Giáo dục.<br />
[6] Nguyễn Bá Kim (2009). Phương pháp dạy học môn<br />
Toán. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[7] Trần Ngọc Lan (chủ biên, 2007). Rèn luyện tư duy cho<br />
học sinh trong dạy học Toán bậc tiểu học. NXB Trẻ.<br />
<br />
34<br />
<br />