intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số phong tục và văn hóa nước Indonesia

Chia sẻ: Nguyenthu Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

332
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số phong tục và văn hóa nước Indonesia Một số điều lưu ý khi giao tiếp - Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu á, vì như thế là mất lịch sự. Người Indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng. - Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số phong tục và văn hóa nước Indonesia

  1. Một số phong tục và văn hóa nước Indonesia Một số điều lưu ý khi giao tiếp - Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu á, vì như thế là mất lịch sự. Người Indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng. - Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an toàn, bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính trọng, lịch sự. - Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo. - Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu. - Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự. Phong tục tặng quà - Trong các cuộc gặp đầu tiên, tặng các món quà nhỏ là một cách tốt nhất biểu thị sự quan tâm và chân thành trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các món quà phải vừa phải, có thể là biểu tượng của đất nước hay chỉ là logo của đơn vị bạn, của tỉnh bạn. Quà không cần gói cũng được. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người Indonesia tặng quà, bạn không nên mở gói quà trước mặt họ. - Bạn có thể tặng những món quà nhân dịp trở về nhà, khi được mời đến nhà của người Indonesia, hay là cảm ơn một ai đó đã giúp đỡ bạn.. - Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải vào lúc bạn được mời đến dự tiệch (trừ khi đã được đồng ý trước đó). Việc mang thức ăn đến sẽ có hàm ý là chủ nhà không có đủ thức ăn để thết đãi bạn. Thay vào đó, việc gửi tặng thức ăn sau đó được xem như là món quà cảm ơn. Kẹo hay lẵng trái cây là sự lựa chọn tốt nhất. Họ có thể từ chối nhận quà đến đến 3 lần rồi mới nhận vì họ sợ cho là tham lam. - Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế là điềm không may mắn.
  2. - Khi đàn ông tặng hoa hay quà cho một phụ nữ có thể xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, khi tặng quà họ thường nói, và bạn cũng nên nói, là món quà này là do vợ mình gửi tặng. - Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong bao đỏ lì xì. Các ông chủ thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một tháng lương. Những món quà nên tránh tặng: - Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ - Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh - Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi. - Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da. Những điều cấm kỵ - Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn, Nhưng những người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. - Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. - Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2