Ngân hàng câu hỏi của học phần Hệ thống chính sách pháp luật đất đai
lượt xem 26
download
Ngân hàng câu hỏi của học phần Hệ thống chính sách pháp luật đất đai giới thiệu một số bài tập cơ bản và phương pháp giải giúp các bạn có thể làm quen phương pháp làm bài, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học phần Hệ thống chính sách pháp luật đất đai sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngân hàng câu hỏi của học phần Hệ thống chính sách pháp luật đất đai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ĐỊA LÝ Độc lập Tự do Hạnh phúc NGÂN HÀNG CÂU HỎI CỦA HỌC PHẦN Hệ thống chính sách pháp luật đất đai Câu 1: Để phân biệt các ngành luật, chúng ta dựa vào các tiêu chí nào? Cho biết phương pháp điều chỉnh của ngành Luật đất đai, nêu 02 ví dụ để chứng minh. Hệ thống ngành luật VN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối lien hệ nội tại thống nhất với nhau được chia làm các ngành luật khác nhau và thực hiện trong vb hành chính Tiêu chí để phân biệt các ngành luật là pp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh Trong đó quan trọng nhất là đối tượng điều chỉnh.đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là đối tượng và các mối quan hệ xã hội mà các ngành luật hướng đến để tác động VD: luật hình sự là người phạm tội Luật hành chính là các qhxh trong điều hành, chấp hành của các cơ quan QLNN PP điều chỉnh là cách thức NN sử dụng để tác động lên xử sự của những người tham gia QPPL VD: Luật dân sự: bình đẳng hòa giải Luật hình sự: quyền uy Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai: là cách thức mà NN dung PL để tác động vào các chủ thể tham gia quan hệ đất đai PP điều chỉnh gồm Pp hành chính : mệnh lệnh chấp hành Pp dân sự : bình đẳng ngang quyền VD: trong chuyển nhượng đất Pp hành chính là các giấy tờ, thủ tục hành chính phí, lệ phí chuyển nhượng Pp dân sự là thỏa thuận giá cả, thời gian giao đất của 2 bên Trong thu hồi đất Phương pháp hành chính là quyết định thu hồi đất và các giấy tờ khác, thủ tục hành chính, tiền đền bù đất, hỗ trợ tái định cư (nếu có) Phương pháp dân sự là thời gian thu hồi đất, các biện pháp cưỡng chế , kiểm kê đất Câu 2: Điểm đ Khoản 1, 3 Điều 100 Luật Đất đai quy định: “Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;” “Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc QĐ của TAND, QĐ thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, QĐ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và TS khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.” 1
- Anh chị hiểu như thế nào về cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong các quy định trên? Điểm đ khoản 1. D100. LĐĐ quy định như vậy vì trước đây, các cơ quan, đơn vị tổ chức được phép thanh lý, hóa giá nhà cho CBNV . Ngày 5.7.1994 CP ban hành NĐ 61/CP – Nghị định CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 1994 VỀ MUA BÁN VÀ KINH DOANH NHÀ Ở không cho phép các CQ, ĐV, TC được thanh lý nhà tập thể cho Cbnv mà phải bàn giao cho cơ quan quản nhà địa phương. CQ ql nhà địa phương sẽ bán nhà tập thể đó cho Cbnv đang ở (gọi là bán nhà huộc sở hữu nhà nước). Vì Nghị định là văn bản dưới Luật vì vậy không được thể hiện trong luật. Khoản 3, Đ100 LĐĐ2013 quy định như vậy phải tùy trương hợp cụ thể mới áp dụng các luật khác nhau, như luật HNGGĐ, luật kt, luật dân sự.. Vd chia tài sản khi vợ chồng ly hôn…theo luật hôn nhân và gia đình Trả nợ cho người để thừa kế khi tài sản thừa kế đất đai. Phải tuân theo Luật KT khi được nhận thừa kế, khi đang nợ Ngân hàng thì phải trả nợ ngân hàng Câu 3; Chùa Phúc Lâm đã được hình thành từ trước năm 1975 và đã được chính quyền của chế độ cũ cấp Chứng thư Sở hữu đất đai (theo khuôn viên). Năm 1976, chùa Phúc Lâm cho 04 hộ dân di cư tự do mượn đất trong khuôn viên chùa để làm nhà ở và buôn bán (không có giấy tờ). Năm 1997, vào thời điểm sư trụ trì chùa viên tịch, 04 hộ dân đã đi đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND xã và từ đó đến năm 2007 các hộ đều nộp thuế sử dụng đất. Năm 2008 nhà chùa có nhu cầu tôn tạo chùa và làm đơn đề nghị các hộ trả lại đất cho nhà chùa. Trong quá trình điều tra, cơ quan Thanh tra tiếp xúc với 04 hộ và cả 04 hộ đều thừa nhận nguồn gốc đất mà các hộ đang sử dụng là mượn của nhà chùa. Hồ sơ địa chính của chùa từ sau năm 1975 đến nay không thay đổi. a) Có ý kiến cho rằng, áp dụng K.5 Đ.26 LĐĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết đề nghị của nhà chùa vì 04 hộ đã đăng ký QSDĐ và đã nộp thuế SDĐ cho nên phải được công nhận QSDĐ. b) Theo anh, chị, trường hợp này giải quyết như thế nào? Cơ quan nào trực tiếp giải quyết vụ việc này? Trong TH này ko thể adung k5.d26 ldd 2013 “ NN ko thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của NN cho ng khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách dd của NN VN DCCH, CP CM lâm thời cộng hòa miền nam VN VÀ NN CHXHCNVN.” Vì nguồn gốc sdđ của 4 hộ là do mượn của nhà chùa, không phải do được NN giao.hơn nữa theo HSĐC, khuôn viên chùa ko thay đổi từ sau năm 1975 đến nay, diện tích đất của chùa ko biến động. Qhe sử dụng đất giữa 4 hộ với nhà chùa là quan hệ dân sự, ko áp dụng qhe dd Cách giải quyết 4 hộ phải trả đất cho nhà chùa, để giải quyết nơi ở cho 4 hộ, UBND cấp huyện bố trí chỗ ở hoặc giao đất ở có thu tiền SDĐ cho 4 hộ tại khu dân cư mới theo KHSDĐ đã được xét duyệt. và cơ quan nhà nước ko phải trả lại tiền sử dụng đất mà 4 hộ gia đình đã nộp. UBND cấp tỉnh giải quyết vụ việc này vì đối tượng có thành phần là cơ sở tôn giáo. Câu 4: Năm 1992, UBND xã X quyết định giao đất ở trong khu dân cư cho ông A; năm 1994, UBND xã X giao đất ở trong khu dân cư cho ông B; năm 2005, ông C được Lãnh đạo trường dạy nghề đóng trên địa bàn xã X giao đất cho 05 hộ (là CB, GV của trường) trong khuôn viên trường để làm nhà ở. . a) Căn cứ Điểm c K.1 Đ.64 của LĐĐ năm 2013, UBND huyện ra quyết định thu hồi đất của các hộ. 2
- Đúng Sai Tại sao? b) Theo anh, chị, tình huống này giải quyết như thế nào? Xác định nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN Căn cứ Điểm c K.1 Đ.64 của LĐĐ năm 2013, UBND huyện ra quyết định thu hồi đất của các hộ là sai vì LDD2013 có hiệu lực từ 1/7/2014. Cơ quan NN có thẩm quyền chỉ thu hồi đất giao trái thẩm quyền kể từ 1/7/2014 trở về sau. Cả 3 ông được giao đất trái thẩm quyền trước 1/7/2014 nên không bị thu hồi đất. Nếu hgd ông A, B sử dụng đất ổn định, ko có tranh chấp., phù hợp vs quy hoạch, kế hoạch sdđ. thì được công nhận qsdđ và đủ điều kiện cấp GCN thì được cấp GCN theo k2, k3 d23 ng 43/2014CP. Đối vs hộ ông A Năm 1992, UBND xã X quyết định giao đất ở trong khu dân cư “đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định” . THEO K2 DD23, NĐ43 Vs hộ ông B năm 1994, UBND xã X giao đất ở trong khu dân cư “đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định” THEO K3. DD23 NĐ43 5 hộ C sử dụng đất ổn định, ko có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch kế hoạch sdđ.. được xem xét cấp GCN , cũng theo k3 d23 NG 43/2014 “đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định” ÔNG A thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp GCN theo Đ 8 NG45/2014CP “ sử dụng đất có nhà ở từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất thì khi được cấp Giấy chứng nhận không phải nộp tiền sử dụng đất. ” hay “không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, khi được cấp Giấy chứng nhận”, “đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thu tiền sử dụng đất bằng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014 tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” ÔNG B “Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, thì thu tiền sử dụng đất như sau: Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì không thu tiền sử dụng đất; Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì số tiền đã nộp được quy đổi ra tỷ lệ % diện tích đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã nộp tiền; phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” theo điểm b k1 d8 nđ45 3
- “không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, khi được cấp Giấy chứng nhận” “thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; bằng 100% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định 45 tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” theo Đ c k1 d8 nd 45. Với 5 hộ CB, NV , “đất được giao, không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2014 nhưng nay phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 9 Điều 210 Luật Đất đai thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định 45 tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” theo k1 điều 9 nđ45 Câu 5: Năm 1990, ông A được UBND tỉnh giao 500 m2 đất ở và ông A đã được cấp GCNQSDĐ. Năm 2006 ông A chết không để lại di chúc. Ông chỉ còn người thân là 01 người con trai là B đang sống tại Pháp, đã nhập quốc tịch Pháp và không có nhu cầu về sinh sống tại Việt Nam. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền sử dụng 500 m2 đất ở của ông A như sau: a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi 500 m 2 đất ở của ông A vì B con trai ông đang sống và đã nhập quốc tịch Pháp. Đúng Sai Tại sao? b) Vì B là người thừa kế hợp pháp nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSD 500 m 2 đất ở cho B. Đúng Sai Tại sao? c) Theo anh chị, quyền thừa kế quyền sử dụng 500 m 2 đất ở của A được giải quyết như thế nào? Nếu Nhà nước thu hồi 500 m 2 đất ở nói trên để xây dựng công viên, việc bồi thường được thực hiện như thế nào? a CQ NN có quyết định thu hồi đất của ông A là sai vì đất của ông A ko thược trường hợp thu hồi đất NN thu hồi đất quy định tại các điều 61, 62, 64, 65 ldddd2013. b)nếu B ko đủ dk cấp nhà ở theo Pl nhà ở VN thì B ko được cấp GCN, ngược lại, B có đủ điều kiện cấp nhà ở theo PL nhà ở VN thì được cấp GCN. c) quyền thừa kế của ông A để lại cho B, B CÓ THỂ CHUYỂn NHƯỢNG HOẶC TẶNG cho 500m2 đất đó cho người khác theo quy định của pháp luật. nếu ko được cấp gcn thì được hưởng toàn bộ giá trị đất và tài sản gắn liền với đất. khi NN thu hồi đất thì B được hưởng tiền bồi thường Câu 6: Năm 1992, hộ ông A được UBND huyện giao 500 m 2 đất ở. Đến năm 2001, hộ ông A được cấp GCNQSDĐ, theo hạn mức của UBND tỉnh quy định hộ ông A được cấp giấy chứng nhận 300 m2 đất ở, còn lại trong giấy chứng nhận ghi là đất vườn. Tháng 8 năm 2014, Nhà nước thu hồi toàn bộ 500 m 2 đất của hộ ông A để làm công viên. Hộ ông A được bồi thường 300 m2 đất ở và 200 m2 đất nông nghiệp Đúng Sai Tại sao? b) Hộ ông A được bồi thường 500 m2 đất ở. 4
- Đúng Sai Tại sao? Trước hết phải khẳng định việc ông A được cấp gcn năm 2001 là đúng quy định theo nđ 38/2000 NĐCP (23/8/2000) về thu tiền sử dụng đất. Với hộ ong A, Theo điểm b k5 điều 24 nđ 45 “tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây mà người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này nhưng diện tích đất ở chưa được xác định theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai, Khoản 3 Điều này và chưa được xác định lại theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 45 của Nghị định số 181/2004/NĐCP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, nay người sử dụng đất có đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở hoặc khi Nhà nước thu hồi đất thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều này; hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với diện tích đã được xác định lại là đất ở. ” vì vậy khi thu hồi đất ông A được bồi thường 500m2 đất ở Câu 7: Bà A có khối tài sản riêng gồm nhà, đất tại tp. Mỹ Tho, do tuổi cao nên bà lập di chúc để lại khối tài sản này cho con trai là B. B cầm di chúc của mẹ đến cơ quan TNMT xin cấp GCNQSDĐ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Sau đó, Nhà nước thu hồi khu đất này để phát triển đô thị, từ đây phát sinh tranh chấp về bồi thường. Anh, chị hãy cho biết hướng giải quyết vụ việc này? Việc cấp GCN cho B là sai vì bà A chưa chết cho nên di chúc chưa có hiệu lực thực hiện, nên B chưa được quyền thừa kế diện đất đó. Vì vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của B là sai cần thu hồi và hủy giấy chứng nhận của B, phục hồi GCn cho Bà A rồi từ đó giải quyết tranh chấp về bồi thường. Câu 8: Có ý kiến cho rằng, trong 15 nội dung QLNN về đất đai, nội dung thứ nhất là quan trọng nhất và quyết định các nội dung còn lại. Theo anh, chị, nhận định trên đúng hay sai? Nêu ví dụ để dẫn chứng. Điều 22 ldd : nd qly NN về đất đai Khoản 1 quy định: ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. nội dung thứ nhất là quan trọng nhất và quyết định các nội dung còn lại, vì ban hành văn bản quy phạm pháp luật, pháp lý là phạm vi quản lý đất đai bằng công cụ phapp luật, từ chủ trương đường lối chinh trị của đảng, nhà nứoc, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện cụ thể trong việc xây dựng hệ thong các văn bản pháp luật. pl về dd đã được xây dựng trên nguyên tắc thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách về đất đai, từ hệ thống pl về đất đai chính phủ sẽ đưa ra các chính sách cụ thể để thực hiện qh,khsdđ, bảng giá đất,các thủ tục hành chính về đất đai… pháp luật là phương tiện quản lý xh chủ yếu của nn, các hoạt động trong quản lý đ cũng cần thực hiện theo một cách thống nhất , chính quy theo các văn bản quy phạm pháp luật các vb pl là nơi các chính sách dd của đảng, nhà nước được quy phạm hóa. Chúng ta khẳng định chính sách và pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nn thì ban hành các văn bản pl cũng phải chiếm vị trí hang đầu vbpl ổn định cấc quan hệ xã hội trong lĩnh vực đ, nó là cơ sở trong qua trình qly nn. Các vbpl ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung khác. Từ các vbpl, sẽ xây dựng các chính công việc thực hiện nhất quán, có cơ sở. như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo các quy tắc về sử dụng đất và các chinh sach pháp luật của nhà nước. khi thuc hien các điều tra, thanh tra về đất đai, phai thực hien nghiêm túc, đúng quy định theo luật pháp về đất đai, thanh tra 5
- VD ldd là cơ sở quan trọng nhất về các quan hệ đất đai quyền lợi ích của nhà nước và ng dân trong các quan hệ đất đai. Ldd là tài liệu chính quy, tổng hợp quan trong nhất là cơ sở để thục hiện các chính sach về đất đai. Ngoaifi ra nghà nước còn ban hành các thong tư, nghi dịnh để hướng đã thi hành, thực hiện và công tác các việc về đất đai. VD NGHỊ ĐỊNH 43/2014 CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NGHỊ ĐỊNH 45/2014/NĐCP QUY ĐỊNH VỀ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT Câu 9: Ông A và ông B đều sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 và không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai. Trong đó ông A sử dụng 500 m2 là đất ở, ông B sử dụng 1.000m2 là đất làm nhà xưởng chế biến nông sản. Tháng 8 năm 2014, cả hai ông làm thủ tục xin cấp GCN, đồng thời xin được tư vấn về diện tích đất được công nhận và nghĩa vụ tài chính khi được cấp GCN. Anh chị hãy giải thích để hai ông rõ quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp của hai ông. Trả lời: 1. Trường hợp sử dụng đất của 02 ông nếu phù hợp với quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 43/2014/NĐCP thì được cấp GCN như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 45/2014/NĐCP, ông A “ không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; đối với diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐCP) tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”; ông B được “công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài” và “không phải nộp tiền sử dụng đất.” 2. Trường hợp ông A, “tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐCP, nhưng nay nếu được cấp GCN đất ở thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức công nhận đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức công nhận đất ở theo giá đất cụ thể (quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐCP) tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Trường hợp ông B, “tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐCP, nếu được cấp GCN đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐCP) của loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cao nhất quy định tại Khoản 3 Điều 126 LĐĐ tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” 6
- Câu 10: Ông A chết, không để lại di chúc. Trong khối tài sản ông để lại có 200 m 2 đất nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có tài sản gắn liền với đất. Nay những người cùng hàng thừa kế tài sản tranh chấp về quyền thừa kế thửa đất này. Theo anh, chị tranh chấp này giải quyết như thế nào? Đay là thưa đất ko có giấy tờ về quyền sử dụng đất cũng như không có tài sản gắn liền với đất. Trong th này có thể xảy ra 3 th Đất đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định tại d101ldd thì cơ quan NN sẽ thực hiện chia quyền thừa kế theo hàng Đất đó ko rõ điều kiện pháp lý ve qsdđ, chưa thể cấp GCN thì NN sẽ tạm thời thu hồi đất và ko thể chia quyền thừa kế Đất đó là đất vi phạm pháp luật vì vậy nhà nước sẽ thu hồi thửa đất đó. Câu 11: Nguyên tắc của ngành Luật đất đai: “ưu tiên bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng” Dẫn chứng các quy định của Luật Đất đai bảo đảm nguyên tắc trên? Điều 134. Đất trồng lúa 1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. 2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ Điều 137. Đất rừng đặc dụng 1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng. 3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng. Điều 136. Đất rừng phòng hộ 7
- 1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng. 3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái môi trường dưới tán rừng. 5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Điều 35. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu 7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này; 2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; 2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng 8
- Điều 125. Đất sử dụng ổn định lâu dài 2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này; 3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất 2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Câu 12: Tại sao LĐĐ 2003 và LĐĐ 2013 có quy định “đất ở có vườn, ao? Áp dụng quy định của pháp luật về đất đai hiện hành để giải quyết tình huống sau: 03 hộ là A, B, C sử dụng 03 thửa đất ở từ trước ngày 18/12/1980. Trong đó hộ ông A do được nhận thừa kế; hộ ông B do nhận chuyển nhượng hợp pháp; hộ ông C do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Giấy tờ về quyền sử dụng đất của cả 03 hộ đều ghi mục đích sử dụng đất là thổ cư với diện tích 1000 m2/hộ nhưng thực tế mỗi hộ chỉ sử dụng 100 m2 làm đất ở còn lại làm vườn và ao cá. a) Hộ ông A được cấp GCNQSDĐ năm 2002 với diện tích đất ở theo hạn mức giao đất là 200 m 2 , diện tích còn lại, trong GCNQSDĐ ghi là đất vườn. Đúng hay Sai? Tại sao? b) Năm 2006, hộ ông B làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. Cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục cho hộ ông B được cấp GCNQSDĐ với diện tích đất ở là 1.000 m2 . Đúng hay Sai? Tại sao? c) Hộ ông C chưa làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. Nay Nhà nước thu hồi đất của cả 03 hộ để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, anh, chị hãy cho biết phương án bồi thường đối với 03 hộ trên. LDĐ Điều 103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao 1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở. Quy định về xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao bắt đầu từ điều 87 LĐĐ 2003. Nguyên nhân Từ 2000, CP ban hành NĐ30/2000CP(23/8/2000) về thu tiền sử dụng đất. Trong đó chỉ miễn tiến sử dụng đất trong hạn mức mà ko quan tâm đến giấy tờ về quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất. Từ đó xuất hiện các trường hợp như hgđ có S=500m2 đất( ở có vườn ao, được thừa kế, được chính quyền cũ giao đất, tự khai phá….) từ rất lâu(năm 1960) nhưng khi đi đăng kí cấp giấy chứng nhận thì UBND C. tỉnh quy định hạn mức giao đất ở bằng 200m2, thế nên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho 300m2 đất kia thì mới được công nhận là đất ở.Tuy nhiên ng dân đời sống khó khăn và nghĩa vụ tài 9
- chính đất ở quá cao, ko có tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính, vì vậy khi cap giấy chứng nhận ghi đất ở 200m2, đất có ao vườn 300m2 để giảm nghĩa vụ tài chính, vì nghĩa vụ tai chính đối với đất ở lớn hơn rat nhiều so với đất co ao vườn Từ đó xuất hiện đất ở có ao vườn. Truoc hết phải khẳng định cả 3 ông đều có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại k1, điều 100 LDĐ Hộ ong A được cap GCMNQSDĐ năm 2002 với diện tích đất theoo hạn mức giao đât la 200m2, diện tích còn lại 300m2 ghi đất ao vườn là đún theo quy định cua nghị định 38/2000/NĐCP Năm 2006, hộ B làm thủ tục xin cấp GCN QSDĐ, cơ quan tài nguyên vào môi trường làm thủ tục cho hộ ông B được cấp GCNQSDĐ với s đất ở =1000m2 là đúng theo qđịnh tại k2. Dd87 l2003 Nay nhà nước thu hồi đất của 3 hộ để phục vụ mđích phát triển kte Hộ A,B được xđịnh lại điện tích đất ở theo qdinh tai đ b , k1, d23 NDD43/2024/NĐCP và đc bồi thường 1000m2 đất ở Hộ C đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ nên được công nhận 1000m2 là đất ở theo dd103 l2013 nên cũng dc bồi thường 1000m2 là đất ở Câu 13: Ông A ở Tuyên Quang nộp đơn kiện đòi thửa đất ở mà ông B đang sử dụng tại Gia Lâm, Hà Nội (Ông B đã sử dụng thửa đất này cách đây trên 40 năm và đã được cấp GCN) . Giấy tờ mà ông A đưa ra là giấy tờ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai. Tòa án huyện Gia Lâm, Hà Nội đã nhận đơn và thụ lý, chuẩn bị đưa ra xét xử. Anh, chị có ý kiến gì về vụ việc này? Giấy tờ của A là giấy tờ về qsdđ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho ng sdđ. Tuy nhiên Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: e, giấy tờ về qsdđ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho ng sdđ.” Tuy Ô A có giấy tờ nhưng ông A ko phải là ng đang sử dụng đất ổn định, nên việc ông A đi đòi lại đất là sai, ko đúng theo quy định tại d100 ldđ. Câu 14: Theo quy định của quy trình lập hồ sơ Địa chính, người SDĐ sau khi được cấp GCN thì được ghi tên vào Sổ địa chính. Tại khoản 1 Điều 100 LĐĐ quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;” 10
- Tại sao? Ngày 10/11/1980 thủ tg CP ra chỉ thị 299 về công tác đo đạc, phân hạng và dăng kí ruộng đất trên cả nước Thủ tướng y cầu cac ngành, các cấp tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ phân loại đất , phân hạng đất canh tác, và đăng kí thống kê diện tích đất trên cả nước. Vì vậy các cơ quan có thẩm quyền tích cực khuyến khích ng dân dki, cấp GCNQSDĐ, tuy nhiên giai đọa này đất nc ta còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói,( tr 15/10/1993) cho nên việc in giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, vì vậy cơ quan có thẩm quyền đã cấp cho người dân GCN tạm thời, ở một số địa phương khó khăn, ngay cả việc cấp GCN tạm thời cũng khó thực hiện vì vậy công chức địa chính đã ko thể cấp GCN, GCN tạm thời cho ng dân, mà chỉ có thể cong nhận về quyền sử dụng đất của ng sdđ trong hồ sơ địa chính, sổ đăng kí ruộng đất Câu 15: Điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai quy định về một trong các trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm: “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;” Vậy tại sao Điều 24 của Nghị định số 43/2014/NĐCP quy định: “Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền”. Luật 2013 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 vì vậy việc thu hồi đất do vi phạm: “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;” Chỉ áp dụng cho các trường hợp giao đất ko đúng thẩm quyên sau ngày 1/7/2014 Các TH giao đất ko đúng thẩm quyền trc 1/7/2014, có thể được xem xét cấp gcn để phục vụ dễ dàng cho công tác quản lý về đất đai. Câu 16: Nguyên tắc sử dụng đất có quy định: “Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất và theo quy định khác của pháp luật có liên quan.” Anh chị hãy cho ví dụ về “người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình … theo quy định khác của pháp luật có liên quan NG SDĐ thực hiện các quy định khác của pl có liên quan trong đó pháp luật có lien quan là các luật, bọ luật, vb quy phạm pl trong hệ thống luật pháp hành chính việt nam. Ng sdđ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình ngoài tuân thủ theo luật đất đai mà còn phải tuân thủ theo các chính sách pháp luật khác, ví dụ như luật dân sự, luật kinh tế, luật hôn nhân và gia đình... ví dụ khi A được hưởng thừa kế một mảnh đất mà ng đẻ lại thừa kế vẫn còn nợ ngân hàng tiên thì A phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ thì mới được công nhận qsdđ khi thực hiện góp vốn bằng qsdđ, thì ng sử dụng đất phải tuân thủ theo luật tài chính 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGÂN HÀNG CÂU HỎI PHẦN NHẬN ĐỊNH - PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
19 p | 4894 | 1612
-
Câu hỏi ôn tập luật ngân hàng
4 p | 1005 | 272
-
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ
19 p | 660 | 135
-
Ngân hàng câu hỏi môn học Quản lý nhà nước về kinh tế
4 p | 345 | 56
-
Đề thi Kinh tế lượng - ĐH Ngân hàng TP.HCM
2 p | 510 | 45
-
Bất cập và giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước - 1
10 p | 136 | 29
-
Ngân hàng câu hỏi ôn thi trình độ Đại học môn Nghi thức nhà nước
3 p | 224 | 21
-
Ngân hàng nông nghiệp - Cán bộ tín dụng cần biết - Những điều cần biết về luật – 6
16 p | 93 | 18
-
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư - 7
19 p | 120 | 14
-
Phòng ngừa tội rửa tiền qua hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay - khó khăn và giải pháp khắc phục
11 p | 46 | 10
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế vĩ mô 2
6 p | 137 | 10
-
Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở một xã đồng bằng sông Hồng hiện nay
18 p | 86 | 10
-
Định hướng và giải pháp tăng cường FDI khi hội nhập AFTA - 1
7 p | 94 | 10
-
Ngân hàng nông nghiệp - Cán bộ tín dụng cần biết - Những điều cần biết về luật – 3
16 p | 74 | 9
-
Đầu tư EU vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng - 2
12 p | 65 | 6
-
Tự động hóa lựa chọn và phối trộn đề thi tự luận
7 p | 45 | 2
-
Đề cương môn học Kinh tế quốc tế
13 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn