intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

219
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà lãnh đạo hay còn được gọi là “sếp”- là người liên kết nhân viên với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên diễn ra tốt đẹp, hành động của nhân viên sẽ “ăn khớp” với mục tiêu của công ty và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn cũng sẽ lớn hơn. Đã từ lâu, nghệ thuật làm chủ mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên luôn được quan tâm và chú trọng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên

  1. Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên Nhà lãnh đạo hay còn được gọi là “sếp”- là người liên kết nhân viên với phần còn lại của doanh nghiệp. Khi mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên diễn ra tốt đẹp, hành động của nhân viên sẽ “ăn khớp” với mục tiêu của công ty và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của bạn cũng sẽ lớn hơn. Đã từ lâu, nghệ thuật làm chủ mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên luôn được quan tâm và chú trọng. Làm cách nào để xây dựng mối quan hệ này một cách bền vững và lâu dài?
  2. Hãy đặt 100% nhiệt huyết của bạn vào công việc Mỗi nhân viên đều mong muốn nhận được nhiều sự khen ngợi của cấp trên, tuy nhiên một kế hoạch, một dự án bạn đang thực hiện dở dang và có phần lơ là thì hẳn nhiên bạn không thể nhận được bất kỳ lời khen hay phần thưởng nào xứng đáng. Bạn chỉ có thể nhận được những gì bạn đáng được hưởng, bằng cách hoàn thành thật tốt công việc của mình. Một nhân viên thông minh là người biết khéo léo sắp xếp công việc để hoàn thành chúng đúng thời hạn quy định, không làm bê trễ ảnh hưởng đến guồng máy công việc của doanh nghiệp. Hãy thử suy ngẫm xem, bạn đã thật sự tích cực làm việc chưa, và nếu có hiệu suất công việc có như ý bạn mong muốn, thái độ của sếp về tiến độ hoàn thành công việc của bạn như thế nào?
  3. Hãy xác định điều gì quan trọng nhất trong suy nghĩ của sếp Quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá của sếp về con người bạn rất quan trọng. Bằng cách tìm hiểu các mục tiêu và quan tâm đến những gì đang diễn ra trong đầu sếp, bạn sẽ trở nên có giá trị hơn. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải đồng ý với mọi mệnh lệnh mà ông chủ đưa ra. Nếu một khi bạn nắm chắc vấn đề và có lập trường rõ ràng, sự
  4. bất đồng ý kiến có thể sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều khi, nó có vai trò quyết định trong việc tạo dựng sự tín nhiệm và khiến bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà quản lý. Điều chỉnh hành vi của bản thân.Việc sếp bạn theo chặt những công việc đã giao cho bạn có thể không phải là vấn đề cá nhân. Đây có thể là phong cách làm việc riêng của sếp bạn để đảm bảo mọi thứ được thực hiện đúng cách và đúng thời hạn. Hãy thử đưa công việc của bạn cho sếp xem khi mỗi phân đoạn của dự án hoàn thành. Điều này cũng chứng tỏ cho sếp thấy rằng bạn nhận thức được tính cấp bách và quan trọng của công việc được giao. Thể hiện sự chủ động và tác phong làm việc đúng đắn Nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhìn thấy sự chủ động của nhân viên dưới quyền, bởi lẽ như vậy những áp lực công việc được giảm đi đáng kể nếu thành viên trong doanh nghiệp chú trọng đến công việc của mình hơn.
  5. Thay vì ngồi một chỗ và chờ đợi tín hiệu ra lệnh của sếp, hãy chủ động hỏi về công việc mà bạn sẽ và sắp phải thực hiện, hãy nói rằng bạn muốn tìm hiểu và hoàn thành nhanh chóng công việc để xúc tiến những công việc tiếp theo. Nhà quản lý thực sự cảm kích trước thái độ tích cực này của bạn. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm đó là hãy chủ động hơn trong công việc, làm việc chăm chỉ bạn sẽ được ghi nhận. Bạn đang ở trong một tập thể, bạn không chỉ xây dựng mối quan hệ tốt với sếp, bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt với tất cả mọi người xung quanh bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0