3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo dự báo, đến năm 2050, dân số thế giới từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ đạt tổng cộng 2
tỷ người [1].
Ớ Việt Nam,trong 30 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh
chóng (4,6 triệu năm 1989; 6,2 triệu năm 1999; 9,1 triệu năm 2009 [3]; 11,41 triệu người năm
2019) tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%; 8,12%; 8,95% và
11,86% [4].
Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí
tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm
sàng, có rất ít các số liệu về dịch tễ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Ginkgo biloba đã được một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá tính hiệu quả trong hỗ
trợ điều trị sa sút trí tuệ và cũng được Bộ Y tế đưa vào hướng dẫn chẩn đoán điều trị sa sút trí
tuệ [5]. Nghệ An cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ học sa sút trí tuệ và Việt Nam
cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả của ginkgo biloba trong điều trị sa
sút trí tuệ.
Từ những lý do trên và với tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu các can thiệp về sa sút
trí tuệ chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ
(dementia) ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An và kết quả điều trị (2022-2023)” nhằm mục tiêu:
1.Mô tả tỷ lệ mắc, phân bổ tỷ lệ mắc và yếu tố liên quan sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
tại tỉnh Nghệ An (2022-2023).
2. Đánh giá kết quả can thiệp điều trị sa sút trí tuệ bằng các biện pháp không dùng
thuốc kết hợp với sử dụng ginkgo biloba.