
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN
68 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 4/2024
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN BẢO VỆ
CHỐNG ĂN MÒN CHO KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
PROPOSAL FOR IMPROVING OF THE STANDARDS FOR CORROSION PROTECTION
OF CONCRETE AND REINFORCED CONCRETE STRUCTURES
HOÀNG MINH ĐỨCª,*, LÊ MINH LONGᵇ
ªViện Khoa học công nghệ xây dựng
ᵇVụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
*Tác giả đại diện: Email: hmduc@yahoo.com
Ngày nhận 03/12/2024, Ngày sửa 27/12/2024, Chấp nhận 29/12/2024
https://doi.org/10.59382/j-ibst.2024.vi.vol4-9
Tóm tắt: Theo kinh nghiệm quốc tế, tổng thiệt hại
hàng năm do ăn mòn của Việt Nam ước tính theo tỷ
lệ phần trăm GDP có thể vượt quá 12 tỷ USD. Áp
dụng các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn thích hợp
có thể giảm đáng kể mức thiệt hại này. Trong ngành
Xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ chống ăn
mòn trong thời gian qua đã giúp nâng cao đáng kể độ
bền lâu và hiệu quả kinh tế của các công trình. Tuy
nhiên, ba tiêu chuẩn hiện nay liên quan đến vấn đề
này bao gồm TCVN 9346:2012, TCVN 12041:2017
và TCVN 12251:2020 chưa thực sự tương thích và
hài hòa với nhau. Do đó việc soát xét sửa đổi các tiêu
chuẩn này có tính cấp thiết và đã được đề cập trong
kế hoạch biên soạn, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ngành Xây dựng ban hành kèm theo quyết
định số 390/QĐ-BXD ngày 12/5/2022. Trên cơ sở
phân tích kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề tồn
tại của ba tiêu chuẩn nêu trên, bài báo đề xuất định
hướng hoàn thiện các tiêu chuẩn bảo vệ chống ăn
mòn cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Cụ thể
là nên tập trung soát xét TCVN 12251:2020 dựa trên
các tiêu chuẩn liên quan của Liên bang Nga. Một số
vấn đề như chống ăn mòn trong môi trường biển,
phân loại môi trường xâm thực, các quy định về vật
liệu sử dụng, giới hạn hàm lượng clorua ban đầu,
chiều dày lớp bê tông bảo vệ, giới hạn bề rộng vết
nứt,... cần được nghiên cứu soát xét sửa đổi. Đồng
thời cần biên soạn các chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn
phương pháp thử, hướng dẫn lựa chọn thành phần
bê tông theo mác chống thấm,... hỗ trợ cho việc áp
dụng tiêu chuẩn này.
Từ khoá: tiêu chuẩn, bê tông, bê tông cốt thép,
môi trường xâm thực, ăn mòn
Abstract: According to international experience,
the total damages due to corrosion, estimated based
on Vietnam's GDP, could be more than USD 12
billion. Proper corrosion protection can significantly
reduce these damages. In the construction industry,
following corrosion protection standards in recent
years has notably improved durability and economic
efficiency. However, the three current standards
related to this issue - TCVN 9346:2012, TCVN
12041:2017, and TCVN 12251:2020 - are not fully
compatible nor harmonized. Therefore, revising
these standards is urgent and included in the Plan for
Compiling and Upgrading the National Standard
System for the Construction Industry, issued under
Decision 390/QD-BXD dated May 12, 2022. Based
on an analysis of international experience and the
existing outstanding issues in these three
aforementioned standards, this paper proposes ways
to improve the standards for corrosion protection of
concrete and reinforced concrete structures.
Specifically, it is essential to focus on reviewing
TCVN 12251:2020 based on the related Russian
standards. Key issues, such as corrosion protection
in marine environments, classification of aggressive
exposure conditions, material requirements, initial
chloride content limits, concrete cover thickness
requirements, and crack width limits, shall possibly
be studied and revised. Additionally, it is necessary
to prepare and publish the technical
recommendations, standardized test methods, and
guidelines for selecting concrete proportions to meet
waterproofing requirements in support of the
application of this standard.
Keywords: standard, concrete, reinforced
concrete, aggressive environment, corrosion
1. Mở đầu
Nghiên cứu của Hiệp hội Kỹ sư ăn mòn quốc gia
Hoa Kỳ (NACE) [1] ước tính tổng chi phí hàng năm
(trực tiếp và gián tiếp) cho việc sữa chữa các thiệt
hại liên quan đến ăn mòn trong tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế Hoa Kỳ có thể lên đến 276 tỷ USD
chiếm 3,2 % GDP, trong đó thiệt hại trực tiếp trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng là 22,6 tỷ USD. Với Trung