64<br />
<br />
Lê Thị Xuân Thùy, Nguyễn Ngọc Huy<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TUYỂN NỔI LOẠI BỎ ION CHÌ<br />
TRONG NƯỚC THẢI<br />
A STUDY OF BUILDING THE MODEL OF REMOVING LEAD IONS<br />
FROM WASTEWATER<br />
Lê Thị Xuân Thùy1, Nguyễn Ngọc Huy2<br />
1<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; letxthuy@gmail.com<br />
2<br />
Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh<br />
Tóm tắt - Bài báo trình bày về kết quả loại bỏ ion chì trong nước thải<br />
(mẫu giả) bằng phương pháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính dạng<br />
bột (ACP) và phương pháp tuyển nổi sử dụng hoá chất Sodium Lauryl<br />
Sulfate (SLS). Dựa trên mô hình theo mẻ tại phòng thí nghiệm trong<br />
các nghiên cứu trước đây [1, 2], tác giả đã tiến hành thiết kế lắp đặt<br />
mô hình tuyển nổi liên tục bao gồm 3 mô-đun chính là mô-đun hấp phụ<br />
kết hợp lắng (1), mô-đun lọc (2) và mô-đun tuyển nổi để thu hồi than<br />
hoạt tính đã hấp phụ chì (ACP-Pb) (3). Kết quả cho thấy hiệu suất loại<br />
bỏ ion chì trong nước đạt trên 99% trong thời gian 30 phút. Đặc biệt,<br />
khi sử dụng SLS, lượng bọt tạo ra rất nhiều, đây là điểm thuận lợi cho<br />
mô hình tuyển nổi và cũng là điểm mới của bài báo.<br />
<br />
Abstract - This paper presents the result of removing lead ions<br />
from wastewater by absorption method using activated carbon<br />
powder (ACP) and flotation method using Sodium Lauryl Sulfate<br />
(SLS). Based on the laboratory model in previous studies [1, 2], we<br />
design and install a continuous flotation model in combination with<br />
three modulars: sedimentation after absorption (1), filtration (2) and<br />
flotation for separating ACP which adsorbs Pb ions (ACP-Pb) (3).<br />
The results show that the efficiency of pilot scale is over 99%.<br />
Especially when using SLS, a lot of foam forms, which is<br />
advantageous for flotation model and also the new focus of this<br />
article.<br />
<br />
Từ khóa - kim loại nặng; chì; than hoạt tính dạng bột; hấp phụ;<br />
tuyển nổi<br />
<br />
Key words - heavy metals; lead (Pb); activated carbon particles;<br />
absorption; flotation<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước (ao hồ, kênh<br />
rạch đô thị, nước thải công nghiệp…) là vấn đề nan giải đã và<br />
đang được các nhà khoa học quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu<br />
gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình xả nước thải sinh hoạt,<br />
nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không được xử lý<br />
hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn tiếp nhận [3].<br />
Dựa trên những thành công thu được từ các nghiên cứu<br />
theo mẻ với quy mô phòng thí nghiệm [4], tác giả đã đề<br />
xuất mô hình liên tục để loại bỏ ion chì ra khỏi nước. Tuy<br />
nhiên với đặc tính nhẹ và kích thước nhỏ nên việc tách ACP<br />
khỏi nước sau hấp phụ là một vấn đề khó khăn. Với bối<br />
cảnh đó, tác giả chọn mô hình xử lý kết hợp sử dụng 4<br />
phương pháp thông dụng hiện nay bao gồm hấp phụ, lắng,<br />
lọc và tuyển nổi cho hiệu suất loại bỏ ACP-Pb lên đến 99%.<br />
Kết quả này sẽ làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu, cải<br />
tiến thiết kế và hoàn thiện quy trình vận hành mô hình pilot.<br />
<br />
Đĩa thổi khí – Aquarium Air Stone Disk, đường<br />
kính 110mm (hình 1d).<br />
2.2.2. Hoá chất<br />
Dung dịch chì chuẩn 1000 mg/L.<br />
Than hoạt tính dạng bột (ACP).<br />
Sodium Lauryl Sulfate (SLS).<br />
<br />
a)<br />
<br />
b)<br />
<br />
c)<br />
<br />
d)<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như:<br />
phương pháp lấy mẫu, phân tích và phương pháp tính toán,<br />
xử lý số liệu.<br />
2.2. Thiết bị, dụng cụ và hoá chất<br />
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ<br />
Máy bơm chìm - Water Pump VipSun VS-680, công<br />
suất 25W, lưu lượng 1500 L/h (hình 1a).<br />
Máy bơm khí - Air Pump RESUN ACO-001, công suất<br />
18W, lưu lượng 38L/min (hình 1b).<br />
Máy khuấy chìm – Wave Marker SOBO WP-800M<br />
công suất 25W, lưu lượng 20.000L/h và SOBO WP400M công suất 15W, lưu lượng 10.000L/h (hình 1c).<br />
<br />
Hình 1. Một số thiết bị chính<br />
<br />
2.3. Đối tượng nghiên cứu: Nước nhiễm kim loại chì<br />
2.4. Nguyên lý hoạt động, thiết kế các mô-đun<br />
Trong mô hình xử lý nước theo mẻ tại phòng thí nghiệm<br />
[3, 4], công đoạn loại bỏ hạt than kích thước lớn sử dụng<br />
phương pháp lắng trong vòng 3 giờ và thu hồi phần nước<br />
mặt phía trên cho quá trình tuyển nổi.<br />
Nhằm cải tiến mô hình tuyển nổi theo mẻ thành tuyển<br />
nổi liên tục pilot, tác giả đã thiết kế 2 mô-đun hỗ trợ cho cột<br />
tuyển nổi gồm mô-đun hấp phụ kết hợp lắng và mô-đun lọc.<br />
Như vậy, mô hình tuyển nổi liên tục trong nghiên cứu này<br />
bao gồm 3 mô-đun chính thể hiện qua sơ đồ khối sau đây:<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1<br />
<br />
65<br />
<br />
Hé P THU<br />
Bä T<br />
<br />
Lí P VËT<br />
LIÖU Lä C<br />
<br />
è NG TRé N<br />
CHÊT T¹ O<br />
Bä T<br />
<br />
Mù C N¦ í C<br />
<br />
è NG CH¶ Y<br />
TRµ N<br />
<br />
è NG X¶<br />
Bä T<br />
M¸ Y KHUÊY<br />
VAN<br />
<br />
VAN<br />
<br />
VAN<br />
THï NG KHUÊY<br />
PHô<br />
<br />
VAN<br />
M¸ Y KHUÊY<br />
<br />
§ ÜA THæI<br />
KHÝ<br />
<br />
B¥ M<br />
N¦ í C<br />
<br />
B¥ M KHÝ<br />
<br />
THï NG HÊP PHô Vµ L¾NG<br />
<br />
THï NG KHUÊY PHô<br />
<br />
Cé T Lä C<br />
<br />
Cé T TUYÓN NæI<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối mô hình tuyển nổi liên tục<br />
<br />
2.4.1. Mô-đun hấp phụ kết hợp lắng<br />
Nguyên lý hoạt động<br />
Than hoạt tính dạng bột được châm thủ công vào nước<br />
và được khuấy trộn đều bằng máy khuấy chìm đặt tại đáy<br />
thùng. Sau một khoảng thời gian vừa đủ để các ion Pb2+<br />
hấp phụ tối đa lên ACP, máy khuấy được tắt để quá trình<br />
lắng bắt đầu. Hiệu quả loại bỏ hạt than phụ thuộc vào thời<br />
gian lắng, và thông thường phải mất hơn 3 giờ để độ đục<br />
nước sau lắng giảm xuống hơn 2 lần [3].<br />
Thiết kế<br />
Mô-đun hấp phụ kết hợp lắng sử<br />
dụng thùng nhựa có thể tích 35L với<br />
kích thước: D × H (đường kính × chiều<br />
cao) = 40cm × 35cm (hình 3).<br />
Thùng hấp phụ và lắng có van xả<br />
nước được đặt cách đáy thùng 6cm - là<br />
chiều cao đảm bảo lượng cặn than hoạt<br />
tính kích thước lớn có thể lắng mà<br />
Hình 3. Hình ảnh<br />
không bị chảy trôi khi mở van.<br />
Máy khuấy chìm sử dụng loại WP- thùng hấp phụ và<br />
lắng<br />
800M.<br />
2.4.2. Mô-đun lọc<br />
Nguyên lý hoạt động<br />
Nước sau lắng sẽ được dẫn qua cột lọc để loại bỏ lượng<br />
than kích thước lớn còn lại. Trong mô hình này, tác giả sử<br />
dụng thùng khuấy phụ đóng vai trò tuần hoàn nước để đánh<br />
giá hiệu quả của cột lọc. Bơm tuần hoàn dẫn nước đi qua<br />
cột lọc và trở về thùng khuấy phụ, trong khi máy khuấy<br />
chìm làm nhiệm vụ hạn chế lắng đọng hạt than.<br />
Thiết kế<br />
Mô-đun lọc bao gồm 2 thiết bị chính: Thùng khuấy phụ<br />
sử dụng thùng nhựa có thể tích 30Lvới kích thước L × B ×<br />
H (dài × rộng × cao) = 50cm × 35cm × 26cm (hình 4a) và<br />
cột lọc có kích thước D × H (đường kính × chiều cao) =<br />
114mm × 500mm (hình 4b).<br />
Ngoài ra, để nước sau khi bơm phân bố đều trong cột<br />
lọc, thiết kế sử dụng vòi sen với kích thước xấp xỉ đường<br />
kính trong của cột lọc. Vật liệu lọc chính gồm bông lọc hồ<br />
cá và đá lọc (san hô vụn, sứ lọc). Chiều cao lớp vật liệu xấp<br />
xỉ tương ứng là 20cm và 26cm.<br />
<br />
Cột lọc có van xả<br />
đến mô-đun tiếp theo.<br />
Các thiết bị sử dụng<br />
bao gồm máy khuấy<br />
chìm SOBO WP-400M<br />
và máy bơm chìm<br />
Hình 4. Hình ảnh thùng khuấy phụ<br />
Vipsun VS-680.<br />
(a) và cột lọc (b)<br />
2.4.3. Mô-đun tuyển nổi<br />
Nguyên lý hoạt động<br />
Sau khi kết thúc quá trình lọc, phần lớn lượng than đã<br />
được tách khỏi nước, chỉ còn lại một lượng rất nhỏ không<br />
thể lọc bằng vật liệu lọc thông thường. Theo kết quả nghiên<br />
cứu trước đây của tác giả thì gần 10% lượng ACP ban đầu<br />
còn sót lại trong dung dịch với kích thước nhỏ hơn 50 ߤ݉.<br />
Nước được dẫn từ cột lọc đi vào cột tuyển nổi. Tại đây,<br />
bọt khí sinh ra từ đáy cột tuyển nổi cùng với sự hỗ trợ của<br />
chất tạo bọt SLS trở nên mịn hơn và bền hơn, đẩy phần lớn<br />
hạt than kích thước nhỏ khó lắng lọc lên khỏi mặt nước.<br />
Mô-đun tuyển nổi làm việc đồng thời với mô-đun lọc.<br />
Nghĩa là chiều dòng chảy của nước: Thùng khuấy phụ →<br />
Cột lọc → Cột tuyển nổi → Thùng khuấy phụ.<br />
<br />
Hình 5. Thiết kế mô hình pilot xử lý nước nhiễm chì<br />
<br />
Thiết kế<br />
Cột tuyển nổi có kích thước D × H (đường kính × chiều<br />
cao) = 114mm × 500mm (hình 4).<br />
<br />
66<br />
<br />
Lê Thị Xuân Thùy, Nguyễn Ngọc Huy<br />
<br />
Đáy cột tuyển nổi được gắn một đĩa thổi khí với chất<br />
liệu xi măng giúp tăng độ bền, bọt khí sinh ra mịn hơn so<br />
với loại đĩa thổi khí thông thường. Máy bơm khí RESUN<br />
ACO-001 làm nhiệm vụ cấp khí cho đĩa.<br />
Đầu cột tuyển nổi được lắp một ống chuyển tiết diện để<br />
giảm đường kính ống từ 114mm đến 60mm, và một hộp<br />
thu bọt và tách nước. Ống chuyển tiết diện tạo ra một nút<br />
thắt, ép bọt khô đi lên nhiều hơn và giảm lượng nước có<br />
trong bọt khi bị đẩy lên khỏi mặt nước. Hộp thu bọt được<br />
lựa chọn phụ thuộc vào lượng bọt sinh ra nhiều hay ít.<br />
Ngoài ra, có một ống dẫn nước vào cột tuyển nổi và một<br />
ống dẫn nước trở về thùng khuấy phụ. Ống dẫn nước ra<br />
được đặt ở đáy cột tuyển nổi. Còn ống dẫn vào được đặt<br />
cách đỉnh cột khoảng 20cm.<br />
<br />
Hình 6. Lắp đặt các mô-đun trong mô hình pilot<br />
<br />
Phương pháp tuyển nổi có sử dụng hóa chất tạo bọt nên<br />
được xem là phương pháp hóa lý. Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi chọn phương pháp châm hóa chất thủ công và<br />
trong tương lai sẽ phát triển theo hướng châm hóa chất tự<br />
động. Nước khi đi qua cột tuyển nổi, sẽ đồng thời đi vào<br />
ống trộn chất tạo bọt. Tại đây, nước sẽ mang theo chất tạo<br />
bọt SLS và hỗn hợp này sẽ được dẫn đến cột tuyển nổi.<br />
Ống trộn chất tạo bọt với kích thước D × H (đường kính<br />
× chiều cao) = 90mm × 22mm, ở đáy được đục lỗ để dẫn<br />
nước vào. Thêm vào đó, để tăng tính linh động trong việc<br />
tháo lắp các mô-đun, giữa cột lọc, cột tuyển nổi và ống trộn<br />
chất tạo bọt có lắp khớp nối.<br />
<br />
Việc kết hợp chạy đồng thời hai mô-đun lọc và tuyển<br />
nổi dẫn đến việc thiết kế 2 mô-đun này có sự phụ thuộc<br />
lẫn nhau. Cột lọc, cột tuyển nổi và ống trộn chất tạo bọt<br />
thông với nhau, mực nước sẽ ngang bằng trong 3 ống này.<br />
Đây chính là lý do phải thiết kế một ống chảy tràn nhằm<br />
theo dõi mực nước trong cột lọc, cũng chính là mực nước<br />
trong ống trộn chất tạo bọt và cột tuyển nổi. Qua quan sát<br />
cho thấy, bông lọc có hiệu quả tách chất bẩn cao hơn khi<br />
ở trạng thái không ngâm trong nước. Vì vậy san hô vụn<br />
và sứ lọc được rải dưới đáy cột, bông lọc được đặt vào<br />
phía trên cột để tránh tiếp xúc với nước chứa trong cột lọc.<br />
2.4.4. Chuẩn bị mẫu nước nhiễm chì<br />
Mẫu nước nhiễm chì có nồng độ 1mg/L và 5mg/L được<br />
pha loãng bằng nước cất từ dung dịch chì chuẩn<br />
1.000mg/L.pH của dung dịch sau pha loãng khoảng 7,1.<br />
Cách pha loãng như sau:<br />
Để pha 1L dung dịch chì 1mg/L: lấy 1mL dung dịch chì<br />
chuẩn pha loãng bằng nước cất đến 1L dung dịch.<br />
Để pha 1L dung dịch chì 5mg/L: lấy 5mL dung dịch chì<br />
chuẩn pha loãng bằng nước cất đến 1L dung dịch.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Đánh giá khả năng hấp phụ ion chì của ACP<br />
Để xác định hiệu suất của quá trình tuyển nổi ứng với<br />
sự thay đổi các dữ liệu đầu vào, cần tiến hành một số thí<br />
nghiệm trước khi triển khai trên mô hình pilot nhằm giảm<br />
chi phí do rủi ro, và tạo cơ sở dữ liệu nền cho các nghiên<br />
cứu về sau. Kết quả thí nghiệm dưới đây là cơ sở để tiến<br />
hành thí nghiệm với mô hình pilot. Trong đó mẫu nước<br />
nhiễm chì được pha từ dung dịch chì chuẩn 1.000mg/L.<br />
Quá trình thí nghiệm tiến hành với sự thay đổi 3 thông<br />
số:<br />
Thời gian hấp phụ (30, 60, 90 phút);<br />
Nồng độ ion Pb2+ trong mẫu ban đầu (1mg/L,<br />
5mg/L);<br />
Nồng độ ACP châm vào ban đầu (0,1g/L; 1g/L,<br />
10g/L). Riêng với trường hợp 5mg/L Pb2+ thì tiến<br />
hành bổ sung thêm thí nghiệm với 20g/L ACP.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu nước nhiễm chì sau khi hấp phụ bằng ACP<br />
Thí nghiệm<br />
<br />
Thí nghiệm 1<br />
<br />
Thí nghiệm 2<br />
<br />
Thí nghiệm 3<br />
<br />
Mẫu<br />
<br />
Thời gian<br />
hấp phụ<br />
(phút)<br />
<br />
TN1_30<br />
<br />
30<br />
<br />
TN1_60<br />
<br />
60<br />
<br />
TN1_90<br />
<br />
Nồng độ<br />
ACP (g/L)<br />
<br />
Nồng độ ion Pb2+ (mg/L)<br />
Trước hấp phụ<br />
<br />
Sau hấp phụ<br />
<br />
Hiệu suất xử lý (%)<br />
<br />
0,705<br />
<br />
29,5<br />
<br />
0,683<br />
<br />
31,7<br />
<br />
90<br />
<br />
0,681<br />
<br />
31,9<br />
<br />
TN2_30<br />
<br />
30<br />
<br />
0,017<br />
<br />
98,3<br />
<br />
TN2_60<br />
<br />
60<br />
<br />
0,03<br />
<br />
97<br />
<br />
TN2_90<br />
<br />
90<br />
<br />
0,04<br />
<br />
96<br />
<br />
TN3_30<br />
<br />
30<br />
<br />
0,031<br />
<br />
96,9<br />
<br />
TN3_60<br />
<br />
60<br />
<br />
0,023<br />
<br />
97,7<br />
<br />
TN3_90<br />
<br />
90<br />
<br />
0,031<br />
<br />
96,9<br />
<br />
0,1<br />
<br />
1<br />
<br />
10<br />
<br />
1<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1<br />
<br />
Thí nghiệm 4<br />
<br />
Thí nghiệm 5<br />
<br />
Thí nghiệm 6<br />
<br />
Thí nghiệm 7<br />
<br />
TN4_30<br />
<br />
30<br />
<br />
TN4_60<br />
<br />
60<br />
<br />
TN4_90<br />
<br />
4,44<br />
<br />
11,2<br />
<br />
4,33<br />
<br />
13,4<br />
<br />
90<br />
<br />
4,28<br />
<br />
14,4<br />
<br />
TN5_30<br />
<br />
30<br />
<br />
4,26<br />
<br />
14,8<br />
<br />
TN5_60<br />
<br />
60<br />
<br />
4,048<br />
<br />
19,04<br />
<br />
TN5_90<br />
<br />
90<br />
<br />
3,942<br />
<br />
21,16<br />
<br />
TN6_30<br />
<br />
30<br />
<br />
1,415<br />
<br />
71,7<br />
<br />
TN6_60<br />
<br />
60<br />
<br />
1,365<br />
<br />
72,7<br />
<br />
TN6_90<br />
<br />
90<br />
<br />
1,369<br />
<br />
72,62<br />
<br />
TN7_30<br />
<br />
30<br />
<br />
0,438<br />
<br />
91,24<br />
<br />
TN7_60<br />
<br />
60<br />
<br />
0,432<br />
<br />
91,36<br />
<br />
TN7_90<br />
<br />
90<br />
<br />
0,393<br />
<br />
92,14<br />
<br />
0,1<br />
<br />
1<br />
5<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến hiệu suất xử<br />
lý<br />
Qua các thí nghiệm có thể thấy thời gian hấp phụ của<br />
ACP với ion Pb2+khá nhanh. Trong khoảng 30 phút có<br />
khuấy trộn, hiệu suất hấp phụ đạt được gần như không đổi<br />
sau 60 phút hay 90 phút.<br />
Như vậy có thể chọn 30 phút là khoảng thời gian phù<br />
hợp để chì hấp phụ lên ACP.<br />
1 g/L ACP<br />
<br />
10 g/L<br />
ACP<br />
<br />
0,1 g/L<br />
ACP<br />
<br />
T N 1 _T<br />
3 0N 1 _ T<br />
6 0N 1 _ 9 0<br />
<br />
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ Pb2+trong mẫu ban đầu đến<br />
hiệu suất xử lý<br />
Theo kết quả phân tích có thể thấy khi nồng độ ion Pb2+<br />
ban đầu 1mg/L thì cần 1g/L ACP để hiệu suất xử lý đạt<br />
98%. Nhưng khi nồng độ ion Pb2+ tăng lên 5mg/L thì hiệu<br />
suất xử lý giảm xuống, chỉ còn xấp xỉ 15% khi sử dụng<br />
1g/L ACP.<br />
<br />
Hiệu suất hấp phụ (%)<br />
<br />
Hiệu suất hấp phụ (%)<br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
67<br />
<br />
T N 2 _T<br />
3 0N 2 _ T<br />
6 0N 2 _ 9 0<br />
<br />
T N 3 _T<br />
3 0N 3 _ T<br />
6 0N 3 _ 9 0<br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20 0,1 g/L<br />
ACP<br />
10<br />
0<br />
<br />
Mẫu thí nghiệm<br />
<br />
20 g/L<br />
ACP<br />
10 g/L<br />
ACP<br />
<br />
1 g/L<br />
ACP<br />
<br />
Mẫu thí nghiệm<br />
<br />
Hình 7. Biểu đồ thể hiện hiệu suất hấp phụ chì của ACP với dung dịch chứa 1mg/L Pb2+ (a) và 5mg/l Pb2+ (b)<br />
<br />
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ ACP châm vào ban đầu đến<br />
hiệu suất xử lý<br />
Từ nhận xét trên, có thể thấy rằng nồng độ ACP châm<br />
vào là yếu tố chính quyết định đến hiệu suất xử lý. Với mẫu<br />
nước nhiễm chì có nồng độ ban đầu là 5mg/L thì cần đến<br />
20g/L ACP để nồng độ ion chì sau xử lý đạt cột B Quy<br />
chuẩn 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về<br />
nước thải công nghiệp. Như vậy, muốn đánh giá chính xác<br />
lượng ACP cần cho quá trình xử lý thì cần làm thêm nhiều<br />
thí nghiệm tăng dần nồng độ ion Pb2+ ban đầu. Từ đó xây<br />
dựng hệ cơ sở dữ liệu, tạo ra một đường chuẩn hấp phụ của<br />
ion Pb2+ lên ACP.<br />
Tuy nhiên, việc thêm vào một lượng lớn ACP để tăng<br />
<br />
hiệu suất xử lý cũng đặt ra một thách thức, đó là lượng nước<br />
sau xử lý có độ đục khá cao, gây khó khăn cho công đoạn<br />
tách và thu hồi hạt than kích thước nhỏ. Thí nghiệm sau<br />
được tiến hành để đánh giá sự thay đổi độ đục theo nồng<br />
độ ACP.<br />
Bảng2. Sự thay đổi độ đục theo nồng độ ACP<br />
Mẫu<br />
<br />
Nồng độ ACP<br />
(g/L)<br />
<br />
T_0,1<br />
<br />
0,1<br />
<br />
18,5<br />
<br />
T_1<br />
<br />
1<br />
<br />
99,3<br />
<br />
T_10<br />
<br />
10<br />
<br />
1.280<br />
<br />
T_20<br />
<br />
20<br />
<br />
2.026<br />
<br />
Độ đục (NTU)<br />
<br />
68<br />
<br />
Lê Thị Xuân Thùy, Nguyễn Ngọc Huy<br />
<br />
Như vậy, nếu pH của dung dịch được điều chỉnh phù<br />
hợp [3] và thời gian hấp phụ đạt khoảng 30 phút thì hiệu<br />
suất xử lý chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ ion Pb2+ ban đầu<br />
và lượng ACP được châm vào.<br />
3.2. Vận hành và đánh giá hiệu quả của mô hình pilot xử<br />
lý nước nhiễm chì<br />
Từ các thí nghiệm trên cho thấy hiệu suất của mô hình<br />
xử lý nước nhiễm chì bằng phương pháp hấp phụ với ACP<br />
phụ thuộc vào độ pH của dung dịch, thời gian hấp phụ,<br />
nồng độ Pb2+ và nồng độ ACP ban đầu.<br />
Thí nghiệm dưới đây nhằm đánh giá hiệu quả của mô<br />
hình pilot. Đầu vào của mô hình là nguồn nước nhiễm chì,<br />
giả định được chuẩn bị bằng cách pha loãng 30mL dung<br />
dịch chì chuẩn 1.000mg/L đến khoảng 30L nước. Sau đó<br />
lấy mẫu M1.<br />
Thêm khoảng 30g ACP vào thùng chứa 30L nước<br />
nhiễm chì (tương ứng khoảng 1g/L ACP). Tiến hành khuấy<br />
trộn trong 30 phút và lấy mẫu M2. Sau đó để lắng trong 60<br />
phút và lấy mẫu M3.<br />
Tiếp theo xả khoảng 80% lượng nước mặt sau lắng vào<br />
thùng trộn. Chạy mô-đun lọc trong 15 phút và lấy mẫu M4.<br />
Mở van dẫn qua mô-đun tuyển nổi, chạy cùng lúc 2 môđun lọc + tuyển nổi. Sau 15 phút, tắt bơm, lấy mẫu M5 và<br />
kết thúc quá trình xử lý.<br />
<br />
Độ đục (NTU)<br />
<br />
80<br />
<br />
7,1<br />
<br />
0,21<br />
<br />
0,24<br />
<br />
0,22<br />
<br />
0,22<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
M1<br />
<br />
7,1<br />
<br />
0,34<br />
<br />
0,37<br />
<br />
0,28<br />
<br />
0,33<br />
<br />
1,27<br />
<br />
M2<br />
<br />
7,1<br />
<br />
101,2<br />
<br />
102,5<br />
<br />
100,7<br />
<br />
101,47<br />
<br />
0,393<br />
<br />
,1.2<br />
<br />
M3<br />
<br />
7,1<br />
<br />
21<br />
<br />
21,7<br />
<br />
21,4<br />
<br />
21,37<br />
<br />
0,372<br />
<br />
,1.0<br />
<br />
M4<br />
<br />
7,1<br />
<br />
4,78<br />
<br />
4,64<br />
<br />
5,15<br />
<br />
4,86<br />
<br />
0,058<br />
<br />
M5<br />
<br />
7,1<br />
<br />
2,22<br />
<br />
2,03<br />
<br />
2,36<br />
<br />
2,2<br />
<br />
0,007<br />
<br />
,0.4<br />
<br />
20<br />
<br />
,0.2<br />
<br />
0<br />
<br />
,0.0<br />
M0<br />
<br />
M1<br />
<br />
M2<br />
M3<br />
M4<br />
Mẫu thí nghiệm<br />
<br />
M0<br />
<br />
Chì<br />
(mg/L)<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
<br />
,0.6<br />
<br />
40<br />
<br />
pH<br />
<br />
Lần 3<br />
<br />
,0.8<br />
<br />
60<br />
<br />
Độ đục (NTU)<br />
Mẫu<br />
<br />
Lần 2<br />
<br />
Nồng độ Pb2+ (mg/L)<br />
,1.4<br />
<br />
100<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả đo pH, độ đục và ion Pb2+ của các mẫu<br />
<br />
Lần 1<br />
<br />
Nồng độ Pb2+ (mg/L)<br />
<br />
120<br />
<br />
Độ đục (NTU)<br />
<br />
Nhận xét: Với nồng độ ion Pb2+ ban đầu 1,27mg/L,<br />
nồng độ sau xử lý giảm mạnh xuống còn 0,007 mg/L, tức<br />
đạt hiệu suất xấp xỉ 99%. Độ đục cũng giảm khá mạnh từ<br />
101,47NTU xuống còn 2,2NTU, đạt hiệu suất 97,8%.<br />
Như vậy, mô hình pilot được thực hiện với 1 mẻ nước<br />
nhiễm chì có nồng độ 1,27mg/L trong thời gian xử lý 2<br />
tiếng. Để quá trình diễn ra liên tục thì trong lúc chạy môđun lọc, tại thùng khuấy bổ sung mẻ nước nhiễm chì và tiến<br />
hành khuấy. Nghĩa là trong khi lọc và tuyển nổi mẻ thứ<br />
nhất thì bắt đầu khuấy trộn và lắng mẻ thứ 2.<br />
Qua đó có thể thấy, thời gian khuấy trộn và hấp phụ sẽ<br />
cố định. Còn thời gian lắng, thời gian lọc, và lọc + tuyển<br />
nổi có thể dễ dàng điều chỉnh cho linh động. Căn cứ theo<br />
kết quả đo độ đục của các mẫu trong bảng 3, trong tương<br />
lai, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp giúp tăng hiệu quả<br />
xử lý như cải tiến mô-đun lọc, tuyển nổi để rút ngắn thời<br />
gian lắng, đồng thời nghiên cứu đánh giá và tối ưu lượng<br />
ACP được sử dụng cho mô hình liên tục.<br />
<br />
M5<br />
<br />
Hình 7. Biểu đồ thể hiện hiệu suất xử lý của mô hình qua các<br />
giai đoạn<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Nghiên cứu đề xuất đã chứng tỏ được rằng, bằng cách<br />
sử dụng than hoạt tính dạng bột được thêm vào ở nồng độ<br />
phù hợp, thì hiệu suất hấp phụ ion chì trong nước có thể<br />
xấp xỉ 99% trong thời gian 30 phút.<br />
Mô hình tuyển nổi liên tục bao gồm 3 mô-đun hấp<br />
phụ kết hợp lắng, mô-đun lọc và mô-đun tuyển nổi có<br />
hiệu quả cao trong việc loại bỏ lượng than sau hấp phụ<br />
khỏi nước.<br />
Trong tương lai nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến<br />
các mô-đun, hoàn thiện mô hình và tối ưu thời gian xử lý<br />
để áp dụng vào việc xử lý nước thải công nghiệp ở quy mô<br />
lớn hơn.<br />
<br />
Trong đó:<br />
Mẫu M0: Mẫu nước sạch<br />
Mẫu M1: Mẫu nước nhiễm chì<br />
Mẫu M2: Sau hấp phụ + khuấy<br />
Mẫu M3: Sau lắng<br />
Mẫu M4: Sau lọc<br />
Mẫu M5: Sau lọc + tuyển nổi<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Le Thi Xuan Thuy, Mikito Yasuzawa and Tomoki Yabutani, “Study<br />
of Multielemental Adsorption on Activated Carbon”, International<br />
Journal of Modern Physics: Conference Series, 2011.<br />
[2] Lê Thị Xuân Thùy, Lê Phước Cường, “Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật<br />
tuyển nổi sử dụng axit gamma-polyglutamic để tách loại than hoạt<br />
tính và ion chì trong nước”, Tạp chí KHCN, Đại học Đà Nẵng, 12<br />
(73), 2013, p. 59-65.<br />
[3] Lê Thị Xuân Thùy, Lê Phước Cường, Nguyễn Ngọc Huy, “Khảo sát<br />
hiện trạng và đề xuất mô hình xử lý nước nhiễm kim loại nặng tại<br />
khu vực hồ Nam Sân Bay, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí KHCN, Đại<br />
học Đà Nẵng, 3 (100), 2016, p. 136-142.<br />
[4] Le Thi Xuan Thuy, Le Phuoc Cuong, Lam Duy Thong, “Recovery<br />
of Activated Carbon Powder from Aqueous Solution in the Flotation<br />
Method By Using Pine Oil”, International Journal of Advanced<br />
Research in Chemical Science (IJARCS), Vol.2 (9), 2015, p. 32-40.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 24/12/2016, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/02/2017)<br />
<br />