Ngô Thị Huyền Trang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 73 - 78<br />
<br />
NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP TẠI CÁC KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN ĐỊA BÀN<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
Ngô Thị Huyền Trang*, Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tại các khách sạn ba sao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho<br />
thấy, nhân lực tác nghiệp đóng góp một vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của<br />
các khách sạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đào tạo nguồn nhân lực tác nghiệp tại các khách<br />
sạn ba sao vẫn còn nhiều khó khăn, chi phí đào tạo vẫn còn hạn chế… Thông qua kết quả nghiên<br />
cứu để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tác nghiệp của các<br />
khách sạn, đặc biệt là các khách sạn ba sao, nơi mang lại nguồn doanh thu lớn cho hoạt động kinh<br />
doanh khách sạn của tỉnh Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Nhân lực tác nghiệp, khách sạn ba sao, tỉnh Thái Nguyên, thực trạng giải pháp<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thế giới đang từng bước đi vào nền kinh tế tri<br />
thức, chuyển từ việc lấy khoa học kỹ thuật<br />
làm trung tâm sang lấy con người làm trung<br />
tâm. Yếu tố con người đã và đang trở thành<br />
tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia nói<br />
chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.<br />
Các khách sạn ba sao là một hệ thống có vai<br />
trò to lớn trong sự phát triển của lĩnh vực kinh<br />
doanh khách sạn ở Thái Nguyên. Cùng với sự<br />
phát triển không ngừng của nền kinh tế, cũng<br />
giống như sự cạnh tranh khốc liệt của các<br />
công ty, các khách sạn ba sao trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên được coi là điểm nhấn quan<br />
trọng trong sự phát triển đó. Các khách sạn ba<br />
sao hoạt động khá ổn định, khởi sắc, tự khẳng<br />
định mình trên thị trường do ngoài việc tìm<br />
nguồn khách hàng còn tăng cường việc củng<br />
cố chất lượng sản phẩm và chú trọng đến chất<br />
lượng nguồn nhân lực của khách sạn.<br />
Nhân lực nói chung và nhân lực tác nghiệp<br />
nói riêng là yếu tố then chốt đối với sự phát<br />
triển của mỗi khách sạn, đặc biệt là hệ thống<br />
các khách sạn ba sao, là nơi cung ứng các<br />
dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của các đối<br />
tượng khách khác nhau. Thực trạng nghiên<br />
cứu tại các khách sạn ba sao trên địa bàn tỉnh<br />
Thái Nguyên cho thấy, hiệu quả sử dụng lao<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973 101496, Email: huyentrangksdl@gmail.com<br />
<br />
động tác nghiệp của các khách sạn ba sao còn<br />
gặp rất nhiều khó khăn. Nghiên cứu khảo sát<br />
cũng chỉ ra nguyên nhân do chất lượng đào<br />
tạo nhân lực tác nghiệp chưa được chú trọng,<br />
các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo<br />
như: mục tiêu đào tạo, nội dung và chương<br />
trình đào tạo còn chưa sát với thực tế, phương<br />
pháp đào tạo còn nặng về lý thuyết, thụ<br />
động… Từ những nguyên nhân trên để đưa ra<br />
được các giải pháp nâng cao hiệu quả của<br />
nguồn nhân lực tác nghiệp.<br />
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO<br />
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP<br />
CỦA CÁC KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN<br />
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Trong quá trình kinh doanh của mình đội ngũ<br />
lao động tác nghiệp của các khách sạn ba sao<br />
đã đóng góp rất nhiều thành quả giúp cho các<br />
khách sạn có được kết quả kinh doanh tốt.<br />
Tuy nhiên, trong một xã hội luôn biến động<br />
như hiện nay thì việc cải tiến và nâng cao chất<br />
lượng đào tạo lao động tác nghiệp luôn là vấn<br />
đề cần sự quan tâm của toàn thể nhà lãnh đạo<br />
trong các khách sạn.<br />
Quá trình điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại<br />
các khách sạn ba sao đối với 3 đối tượng<br />
trong khách sạn là nhà quản trị, nhân viên tác<br />
nghiệp và khách hàng thì tình hình nhân lực<br />
tác nghiệp của các khách sạn ba sao được thể<br />
hiện như sau:<br />
73<br />
<br />
Ngô Thị Huyền Trang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Về phía nhà quản trị: Là những người lãnh<br />
đạo trong khách sạn, nhà quản trị đề ra những<br />
kế hoạch về nhân sự cho khách sạn trong<br />
ngắn hạn và dài hạn, do đó nhà quản trị đã<br />
nhận thức được tầm quan trọng của công tác<br />
đào tạo nhân lực tác nghiệp trong khách sạn,<br />
từ việc xác định đối tượng đào tạo, căn cứ để<br />
xác định đối tượng đào tạo, đưa ra các nội<br />
dung cần thiết trong chương trình đào tạo, lựa<br />
chọn các phương pháp đào tạo... Tuy nhiên,<br />
các hoạt động này chưa được thực hiện rõ<br />
ràng, chiếu lệ nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn<br />
chế cần giải quyết để có thể nâng cao chất<br />
lượng đào tạo nhân lực tác nghiệp. Đặc biệt<br />
các chi phí dành cho việc đào tạo nhân lực tác<br />
nghiệp của các khách sạn ba sao còn ít, chưa<br />
có sự tập trung trọng điểm trong đào tạo.<br />
<br />
121(07): 73 - 78<br />
<br />
Thực tế cho thấy số nhân lực tác nghiệp được<br />
đào tạo của các khách sạn nghiên cứu đã có<br />
sự tăng lên. Tuy nhiên, chi phí đào tạo<br />
chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí của<br />
các khách sạn.<br />
Kết quả này cho thấy, các khách sạn vẫn chưa<br />
tập trung đầu tư kinh phí nhiều cho công tác<br />
đào tạo nhân lực tác nghiệp<br />
- Về phía nhân viên tác nghiệp: Do trình độ<br />
còn hạn chế hơn so với các nhà quản trị khách<br />
sạn nên sự lựa chọn về các tiêu chí đưa ra<br />
trong phiếu điều tra có sự lựa chọn khác với<br />
các nhà quản trị. Các nhà quản trị cũng cần<br />
quan tâm đến các ý kiến đóng góp từ phía<br />
nhân viên để đảm bảo công tác đào tạo nhân<br />
lực tác nghiệp được thực hiện có hiệu quả.<br />
<br />
Bảng 1: Chi phí đào tạo nhân lực tác nghiệp của các khách sạn nghiên cứu năm 2012- 2013<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Số nhân lực tác nghiệp được đào tạo<br />
Tổng chi phí<br />
Chi phí đào tạo nhân lực tác nghiệp<br />
Tỷ trọng<br />
Chi phí đào tạo nhân lực tác<br />
nghiệp bình quân<br />
<br />
Đơn vị<br />
Tính<br />
Người<br />
Trđ<br />
Trđ<br />
%<br />
<br />
Năm<br />
2012<br />
52<br />
70.810<br />
235<br />
0,33<br />
<br />
Năm<br />
2013<br />
68<br />
72.943<br />
326<br />
0,4<br />
<br />
So sánh 12/13<br />
±<br />
%<br />
16<br />
130,7<br />
2.133<br />
103<br />
91<br />
138,7<br />
0,07<br />
_<br />
<br />
Trđ/ng<br />
<br />
0,274<br />
<br />
0,396<br />
<br />
0,122<br />
<br />
144,5<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp từ 3 khách sạn nghiên cứu)<br />
Bảng 2: Cơ cấu lao động tác nghiệp của một số khách sạn nghiên cứu năm 2012 - 2013<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
74<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tổng số lao động tác nghiệp<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Trình độ chuyên môn<br />
Đại học – Cao đẳng<br />
Trung cấp<br />
Sơ cấp<br />
Trình độ ngoại ngữ<br />
Tiếng Anh A<br />
Tiếng Anh B<br />
Tiếng Anh C<br />
Tuổi bình quân<br />
<br />
Năm 2012<br />
<br />
Năm 2013<br />
<br />
So sánh<br />
(2013/2012)<br />
+/ %<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
120<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
-<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
210<br />
<br />
Tỷ<br />
trọng<br />
-<br />
<br />
30<br />
90<br />
<br />
25<br />
75<br />
<br />
50<br />
160<br />
<br />
25<br />
58<br />
37<br />
<br />
20,8<br />
48,3<br />
30.9<br />
<br />
45<br />
70<br />
95<br />
<br />
80<br />
28<br />
12<br />
28<br />
<br />
66,7<br />
125<br />
59,5<br />
12<br />
156,3<br />
23,3<br />
55<br />
26,2<br />
11<br />
196,4<br />
10<br />
30<br />
14,3<br />
7<br />
250<br />
-29,5<br />
-1,5<br />
-(Nguồn: Tổng hợp từ các khách sạn nghiên cứu)<br />
<br />
90<br />
<br />
175<br />
<br />
23,8<br />
76,2<br />
<br />
20<br />
70<br />
<br />
166,7<br />
177,8<br />
<br />
39,02<br />
50,2<br />
10,78<br />
<br />
20<br />
12<br />
58<br />
<br />
180<br />
120,7<br />
257<br />
<br />
Ngô Thị Huyền Trang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Có thể nói độ tuổi lao động trung bình như<br />
vậy vẫn là cao, các khách sạn cần có biện<br />
pháp để trẻ hoá đội ngũ nhân viên ở các bộ<br />
phận tác nghiệp. Nguyên nhân của sự tăng lên<br />
về cơ cấu lao động giữa năm 2013 và năm<br />
2012 là do một số khách sạn đã mở rộng các<br />
loại hình kinh doanh dịch vụ, nâng cấp cơ sở<br />
vật chất, quy mô các khách sạn tăng lên.<br />
Đa số lao động ở bộ phận nhà hàng có trình<br />
độ trung học và cao đẳng. Trình độ ngoại ngữ<br />
của nhân viên khách sạn chưa cao, chủ yếu là<br />
trình độ tiếng Anh A và trình độ B, nhân viên<br />
có trình độ tiếng Anh C là còn ít. Sự nâng cao<br />
về trình độ qua các năm ở mức độ trung bình.<br />
Đây chính là điểm hạn chế trong việc phục vụ<br />
khách quốc tế của nhân viên các khách sạn ba<br />
sao. Mặc dù đối tượng khách quốc tế đến với<br />
các khách sạn cũng không nhiều.<br />
<br />
121(07): 73 - 78<br />
<br />
tác nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tác<br />
nghiệp của khách sạn mình.<br />
- Các hình thức đào tạo mới chưa được áp<br />
dụng phổ biến, chủ yếu vẫn là hình thức đào<br />
tạo bên trong khách sạn.<br />
- Nội dung đào tạo vẫn còn nặng về lý<br />
thuyết, chưa liên hệ nhiều đến thực tế, các<br />
khách sạn ít thay đổi nội dung đào tạo cho<br />
nhân viên tác nghiệp.<br />
- Quá trình triển khai đào tạo chưa đạt hiệu<br />
quả cao thể hiện thông qua: Việc xác định<br />
nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của người lao<br />
động tại các khách sạn hầu như là chưa có, kế<br />
hoạch xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực<br />
tác nghiệp của một số khách sạn còn chưa rõ<br />
ràng, thiếu tới đâu đào tạo tới đó chứ chưa có<br />
chiến lược cụ thể từ đầu…<br />
<br />
- Về phía khách hàng: Khách hàng là những<br />
người đánh giá khách quan từ phía bên ngoài<br />
khách sạn về chất lượng phục vụ của nhân<br />
viên tác nghiệp, qua đó nhà quản trị có thể<br />
đánh giá được các mặt ưu điểm, hạn chế của<br />
nhân viên từng bộ phận, có biện pháp đào tạo<br />
các nhân viên đó để chất lượng phục vụ của<br />
nhân viên được nâng cao, đáp ứng nhu cầu<br />
của khách hàng tốt hơn.<br />
Nhìn chung, công tác đào tạo nhân lực tác<br />
nghiệp đã được các nhà quản trị quan tâm, kế<br />
hoạch đào tạo đã được đề ra nhưng khi thực<br />
hiện thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn,<br />
nhân viên tác nghiệp vẫn chưa thực sự được<br />
đào tạo theo phương pháp phù hợp, kinh phí<br />
dành cho đào tạo chưa cao... dẫn đến trình độ<br />
chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên không<br />
được cải thiện, ảnh hưởng đến chất lượng<br />
phục vụ khách hàng của nhân viên. Do đó,<br />
các khách sạn cần đưa ra những giải pháp cụ<br />
thể để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực<br />
tác nghiệp trong khách sạn của mình.<br />
<br />
- Nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo của các<br />
khách sạn chưa thực sự được các nhà quản trị<br />
quan tâm, hiện tại, các khách sạn chỉ có thể<br />
đầu tư một lượng kinh phí nhỏ trích từ lợi<br />
nhuận kinh doanh. Do đó việc tổ chức công<br />
tác đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC ĐÀO<br />
TẠO NHÂN LỰC TÁC NGHIỆP TẠI CÁC<br />
KHÁCH SẠN BA SAO TRÊN ĐỊA BÀN<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Từ những kết quả nghiên cứu, trong bối cảnh<br />
nền kinh tế hội nhập đầy cạnh tranh, trước<br />
những xu thế mới trong đào tạo nhân lực tác<br />
nghiệp, có một số giải pháp nhằm nâng cao<br />
chất lượng đào tạo nhân lực trong các khách<br />
sạn ba sao như sau:<br />
<br />
- Nhà quản trị khách sạn chưa xác định được<br />
vai trò và trách nhiệm của mình trong công<br />
<br />
Nhìn chung, nhân lực tác nghiệp là nhân tố<br />
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của<br />
các khách sạn. Qua phân tích có thể thấy cơ<br />
cấu lao động của các khách sạn là tương đối<br />
hợp lý, tuy nhiên trình độ chuyên môn của<br />
người lao động ở các khách sạn chưa cao, số<br />
lượng nhân viên có trình độ chuyên môn chưa<br />
cao so với yêu cầu của bộ phận. Để tạo sự phát<br />
triển toàn diện của các khách sạn, nhà quản trị<br />
cần có những biện pháp đào tạo đội ngũ nhân<br />
viên tác nghiệp có trình độ tay nghề cao.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO<br />
HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TÁC<br />
NGHIỆP CỦA CÁC KHÁCH SẠN BA SAO<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
75<br />
<br />
Ngô Thị Huyền Trang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
121(07): 73 - 78<br />
<br />
Xác định rõ nhiệm vụ nhà quản trị cần<br />
làm trong công tác nâng cao chất lượng<br />
đào tạo nhân lực tác nghiệp<br />
<br />
thể tiếp thu được, nó tác động trực tiếp tới<br />
chất lượng của đội ngũ nhân viên tác nghiệp<br />
trong khách sạn.<br />
<br />
Các nhà quản trị khách sạn có thể thực hiện<br />
một số các công việc cụ thể sau:<br />
<br />
Thứ ba, đào tạo theo yêu cầu công việc: Đào<br />
tạo theo yêu cầu công việc là một loại hình đào<br />
tạo dựa trên sự cá biệt hoá quá trình đào tạo<br />
theo từng cá nhân, trên cơ sở phân tích và đánh<br />
giá năng lực, trình độ do công việc đặt ra.<br />
<br />
- Tổ chức các buổi thảo luận định kỳ về sự<br />
cần thiết phải nâng cao trình độ của nhân viên<br />
tác nghiệp để làm cho nhân viên đó thấy được<br />
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao<br />
kiến thức, kỹ năng làm việc của mình trong<br />
hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của<br />
khách sạn hiện nay.<br />
- Nhà quản trị cũng có thể tổ chức các cuộc<br />
thi, các cuộc trao đổi để cho nhân viên tác<br />
nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi<br />
kinh nghiệm của nhau, trau dồi thêm những<br />
kiến thức chung về chuyên môn, nghiệp vụ<br />
của từng bộ phận tác nghiệp.<br />
- Đi đôi với việc tuyên truyền để nâng cao<br />
nhận thức của tất cả các nhân viên từ nhà<br />
quản trị xuống dưới với chất lượng đào tạo<br />
nhân lực tác nghiệp thì nhà quản trị phải tiến<br />
hành xây dựng các chiến lược đào tạo đội ngũ<br />
nhân viên tác nghiệp sao cho phù hợp với chức<br />
năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tác nghiệp.<br />
Đổi mới, đa dạng hoá hình thức đào tạo<br />
nhân lực tác nghiệp<br />
Những hình thức đào tạo cần được thực hiện là:<br />
Thứ nhất, đào tạo thông qua trường lớp theo<br />
các hình thức như đào tạo chính quy, đào tạo<br />
ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo về du lịch –<br />
khách sạn cho các nhân viên đang làm việc để<br />
nâng cao trình độ, hình thức này phù hợp với<br />
các nhân viên đã có hợp đồng dài hạn tại<br />
khách sạn… Các hình thức đào tạo trên đều<br />
có ưu điểm và nhược điểm nhất định, tuỳ vào<br />
từng đối tượng nhân viên tác nghiệp mà bố trí<br />
các hình thức học khác nhau.<br />
<br />
Đổi mới, cải tiến nội dung đào tạo nhân lực<br />
tác nghiệp<br />
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tác<br />
nghiệp cần được cải tiến theo hướng sau đây:<br />
- Cải tiến nội dung cần tập trung vào những<br />
kiến thức chủ yếu cho việc phát triển kỹ năng<br />
chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý<br />
tình huống... kết hợp hài hoà với tình hình<br />
thực tế. Cần phải xây dựng một chương trình<br />
với các môn học có tính nền tảng như tâm lý<br />
học du lịch, marketing du lịch, lịch sử văn<br />
hoá Việt Nam truyền thống, khoa học và nghệ<br />
thuật giao tiếp đồng thời với các môn học về<br />
nghiệp vụ tác nghiệp của từng bộ phận như<br />
buồng, bàn – bar, lễ tân, bảo vệ... với các thao<br />
tác cụ thể.<br />
- Xác định lại khung kiến thức cần có cho<br />
từng loại nhân viên tác nghiệp, đây thật sự là<br />
khâu rất quan trọng vì chỉ khi xác định được<br />
khung kiến thức mới có thể bồi dưỡng có hiệu<br />
quả cao.<br />
Đa dạng hoá và lựa chọn phương pháp đào<br />
tạo thích hợp<br />
Các khách sạn có thể đào tạo thông qua một<br />
số phương pháp như sau:<br />
- Kèm cặp trong quá trình làm việc: Đối với<br />
nhân viên các bộ phận trực tiếp phục vụ khách<br />
hàng như lễ tân, buồng, phục vụ bàn, bar...<br />
<br />
Thứ hai, đào tạo tay nghề cho nhân viên tác<br />
nghiệp thông qua các buổi hội thảo, các cuộc<br />
thi tay nghề, tổ chức tham quan trao đổi học<br />
tập kinh nghiệm lẫn nhau.<br />
<br />
- Gửi đi đào tạo tại các trường, các cơ sở đào<br />
tạo chuyên nghiệp: Khách sạn gửi một số<br />
nhân viên bộ phận lễ tân, bếp, marketing... đi<br />
đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, các<br />
trường dạy nghề chính quy của Nhà nước để<br />
được đào tạo bài bản.<br />
<br />
Đây là hình thức đào tạo cụ thể, thiết thực cho<br />
nhiều đối tượng có trình độ khác nhau đều có<br />
<br />
- Đào tạo theo lớp: Khách sạn đứng ra mở lớp<br />
mời giáo viên bên ngoài cùng cán bộ quản lý<br />
<br />
76<br />
<br />
Ngô Thị Huyền Trang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trong doanh nghiệp tham gia giảng dạy về<br />
kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử<br />
với khách hàng cho các nhân viên các bộ<br />
phận trực tiếp phục vụ khách hàng như lễ tân,<br />
buồng, bàn, bar.<br />
- Tự đào tạo: Phương pháp này đòi hỏi nhân<br />
viên phải tự chủ động học hỏi để nắm vững<br />
chuyên môn, công việc của mình. Tự đọc<br />
sách báo, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của<br />
những người đi trước, ghi tên học tập ở các<br />
lớp ngoài giờ...<br />
Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo<br />
nhân lực tác nghiệp<br />
Lao động trong khách sạn là một nguồn lực<br />
hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh.<br />
Đặc biệt là lao động tác nghiệp, là bộ phận có<br />
đóng góp lớn nhất trong doanh thu của khách<br />
sạn. Đầu tư vào nguồn lực con người là hoạt<br />
động đầu tư mang lại lợi ích lâu dài cho<br />
khách sạn, do đó khách sạn cần phải tăng<br />
cường kinh phí cho đào tạo và bồi dưỡng<br />
nhân lực.<br />
Thực trạng cho thấy, khoản kinh phí dành cho<br />
đào tạo trong khách sạn chưa phải là cao, chỉ<br />
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí kinh<br />
doanh của khách sạn do đó khi thực hiện đào<br />
tạo thì khách sạn chưa đáp ứng được thuê các<br />
giáo viên giảng dạy có chất lượng từ các<br />
trường, các cơ sở đào tạo có uy tín hay các<br />
chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn. Cho nên<br />
nó có ảnh hưởng rất lớn tới thời gian và chất<br />
lượng của các chương trình đào tạo.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu<br />
quả kinh doanh là một trong những công việc<br />
mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải đề<br />
cập tới. Để có thể làm tốt công việc này thì<br />
<br />
121(07): 73 - 78<br />
<br />
các khách sạn ba sao cần phải có nhiều biện<br />
pháp và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực<br />
đặc biệt là nhân lực tác nghiệp là một biện<br />
pháp hợp lý, đội ngũ nhân lực tác nghiệp đã<br />
mang lại tính hiệu quả trong kinh doanh nhờ<br />
có trình độ chuyên môn cao, được trang bị<br />
các kỹ năng cần thiết trong phục vụ nhu cầu<br />
của khách hàng, sự ưu việt của đội ngũ nhân<br />
viên sẽ tạo ra một sản phẩm mang tính chất<br />
đặc thù của các khách sạn và giúp cho các<br />
khách sạn hoạt động một cách hiệu quả hơn<br />
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và nền<br />
kinh tế khủng hoảng như hiện nay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2009),<br />
Nghiệp vụ quản trị du lịch lữ hành, lễ tân, nhà<br />
hàng, khách sạn và các quy định mới nhất về kinh<br />
doanh du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb<br />
Lao động, Hà Nội<br />
2. Dennis L. Foster (1999), Giới thiệu về ngành<br />
kinh doanh khách sạn, (tài liệu dịch), Hà Nội<br />
3. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân<br />
lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội<br />
4. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu,<br />
Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2008), Quản trị<br />
doanh nghiệp khách sạn – du lịch, Nxb Đại học<br />
Quốc gia<br />
5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007),<br />
Quản trị nhân lực, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân,<br />
Hà Nội<br />
6. Phạm Xuân Hậu (2004), Quản trị chất lượng dịch<br />
vụ khách sạn – du lịch, Nxb Quốc gia, Hà Nội<br />
7. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự,<br />
Nxb Thống kê, Hà Nội<br />
8. http://www.hrlink.vn – Cộng đồng nhân sự<br />
9. www.quantri.com.vn<br />
10. www.saga.vn<br />
11.http://www.tourism.edu.vn/index.php?catid=15<br />
&itemid=62<br />
12. www.vietnamtourism.gov.vn<br />
13. www.vietnamtourism.com<br />
14. http://vi.wikipedia.org – Bách khoa toàn thư mở<br />
<br />
77<br />
<br />