
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
359
MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA
VÀ SỰ HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ MỚI
Trần Thị Ngọc Thúy
Trường Đại học Thủy lợi, email: tranngocthuy@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong nhiều năm qua, di sản văn hóa đã
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở
vững chắc cho đời sống tinh thần, bảo tồn và
làm phong phú đa dạng văn hóa. Để bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa cho thế hệ
trẻ và các thế hệ tiếp theo, chúng ta cần xây
dựng và duy trì một hệ giá trị mới, phù hợp với
môi trường phát triển hiện đại. Bởi trên thực tế,
các nhân tố như công nghiệp hóa, toàn cầu hóa
và cơ chế thị trường đã và đang có sự tác động
tích cực và tiêu cực đến di sản văn hóa và đối
với việc hình thành hệ giá trị mới này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp
lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp nhằm làm
rõ những mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về di sản văn hóa
và hệ giá trị mới
3.1.1. Khái niệm di sản văn hóa, hệ giá
trị mới
Di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong
việc giữ gìn bản sắc và lịch sử của mỗi cộng
đồng, quốc gia, dân tộc. Đó là nguồn kiến thức
quý báu về quá khứ, là nguồn cảm hứng và
định hình tương lai, là nét đẹp văn hóa có vai
trò ảnh hưởng to lớn đến quá trình xây dựng và
phát triển bền vững của một đất nước. Theo
Luật di sản văn hóa, thì: “Di sản văn hóa bao
gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [2].
Giá trị văn hoá của mỗi dân tộc, quốc gia
đều do con người sáng tạo ra Các giá trị ấy có
mối liên hệ, tác động với nhau tạo nên một hệ
thống. Những giá trị ấy sẽ trở thành hệ giá trị
văn hoá khi nó đóng vai trò định hướng cho
các mục tiêu, phương thức và hành động của
con người trong xã hội. “Hệ giá trị văn hóa là
một phương diện quan trọng của một nền văn
hóa, thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa. Việc gọi
tên, đúc kết hệ giá trị văn hóa là vô cùng quan
trọng, giúp hình thành những nhìn nhận bao
quát, đầy đủ; đồng thời, phát huy hiệu quả
chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh
của hệ giá trị này, góp phần tạo nên sự phát
triển phồn vinh và bền vững cho xã hội” [1].
Như vậy, văn hóa là hệ giá trị chính thống
của một xã hội, là các tiêu chuẩn xã hội để
hướng dẫn, định hướng cho hành động của cá
nhân và cộng đồng. Hệ giá trị có tính ổn định
cao và khá bền vững, mang lại sức mạnh lớn
đối với xã hội. Nên trong quá trình phát triển
của xã hội, những giá trị này thường không bị
mất đi mà thay vào đó được tái hiện và kế
thừa vào các giá trị của thế hệ sau.
3.1.2. Mối quan hệ giữa di sản văn hóa
và hệ giá trị mới
Hệ giá trị được coi là yếu tố cốt lõi và nền
tảng hình thành diện mạo và bản sắc của một
nền văn hóa. Thực tế đã chứng minh rằng, để
một dân tộc có thể phát triển mạnh mẽ, họ
cần nhớ đến cội nguồn của mình và coi trọng
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Do
đó, hầu hết các quốc gia đều coi đây là một