intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG XU HƯỚNG TÍNH CÁCH CHUNG

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cách căn bản của xu hướng là tình yêu Ở trong chương trên, ta thấy rằng sinh vật hoạt động và phát triển hợp với những mục đích nhất định : vì vậy nó mới biết vui và khổ được . Nếu một sinh vật ,bẩm sinh ra không biết thích vài trạng thái hay vài hành động nào đó thì sinh vật ấy không bao giờ biết vui, khổ . Xu hướng (inclinations) chính là cái năng lực nó đẩy ta lại gần vật này hay kéo ta xa vật kia đó. Mới đầu, xu hướng phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG XU HƯỚNG TÍNH CÁCH CHUNG

  1. CHƯƠNG VI NHỮNG XU HƯỚNG CHUNG I. Tính cách căn bản của xu hướng là tình yêu Ở trong chương trên, ta thấy rằng sinh vật hoạt động và phát triển hợp với những mục đích nhất định : vì vậy nó mới biết vui và khổ được . Nếu một sinh vật ,bẩm sinh ra không biết thích vài trạng thái hay vài hành động nào đó thì sinh vật ấy không bao giờ biết vui, khổ . Xu hướng (inclinations) chính là cái năng lực nó đẩy ta lại gần vật này hay kéo ta xa vật kia đó. Mới đầu, xu hướng phát ra mộtc cách mơ hồ, nhưng khi nó được thoả mãn rồi hoặc bị trở ngại thì nó hiện lên với tất cả những tính cách căn bản của nó. Tuy vậy, theo Bossuet, thì bản chất của nó là tình yêu. Trong tình yêu, ta thấy đủ cả cảm tính, trí tuệ và ý lực, một ý lực tự do. Thực là phức tạp, nhưng cũng thực là hợp nhất vì bấy nhiêu phần tử tan lẫn vào nhau ,hòa với nhau một cách hoàn toàn. Tình yêu sinh ra lòng muốn. Muốn là vừa vui vừa khổ, khổ vì chưa được, vui vì tưởng tượng là được trước rồi.
  2. Trái với tình yêu là long oán ghét xu hướng được thoả mãn là tình yêu, bị trở ngại thì sinh ra oán ghét. Nhưng, như Bossuet nhận thấy, oán ghét cũng do tình yêu mà có, vì nếu không biết yêu thì cũng không biết oán ghét. Ta ghét bệnh tật vì ta thích được khoẻ mạnh. Ta ghét long gian giảo, dối trá vì ta yêu long thẳng thắn, thực thà. Vậy xu hướng chỉ có một tính chất căn bản là tình yêu thôi . II. Ảnh hưởng của di truyền. Trẻ có tính thiện mà cũng có tính ác Nếu không xét về tính chất mà xét về hình thức của xu hướng thì ta thấy xu hướng chịu rất nhiều ảnh hưởng mà có nhiều hình thức khác nhau rất xa. Những ảnh hưởng đó là của di truyền, thể chất, tư chất, hoàn cảnh, trí dục, đức dục. Ngay từ hồi mới sinh, đã có những đứa trẻ dễ tính ,hiền lành ,có đứa khó tính ,cứng cổ, có đứa mê ngay âm nhạc,có đứa không thích âm nhạc một chút nào. Lớn lên ,chúng lại càng khác nhau xa. Đứa thích khoa học, đứa thích văn chương, đứa thích nghệ thuật, có đứa lại chỉ thích thủ công. Nếu những khuynh hướng đó được thoả mãn thì chúng học rất tấn tới, nếu bị trở ngại thì không có chút kết quả gì cả . Những khuynh hướng đó chính là tính của trẻ. Bernardin de Saint Pierre theo thuyết tính thiện, bảo: “ Trẻ thấy người ta khóc cũng khóc, thấy
  3. người ta cười cũng cười. Trông thấy cái gì nó cũng muốn cả, nhưng có cái gì nó cũng cho ngay cái đó. Lòng tin của nó chỉ muốn lan rộng ra và nó vuốt ve một con thú dữ cũng tự nhiên như vuốt ve một con chim. Không ngờ vực gì hết, lúc nào nó cũng nghĩ cách biết thêm, yêu mến và che chở. Tất cả tâm hồn nó lương thiện, thích biểu lộ và hoạt động” Khoa học ngày nay dựa vào những sự thực chắc chắn, bảo ta rằng trẻ cũng có nhiều khuynh hướng xấu, do di truyền sinh. Trong gia đình nhạc sĩ Bach có 59 nhạc sĩ mà có 29 người có tài. Nhưng cũng thiếu gì gia đình mà ở trong đó, những bệnh tật, những thói xấ u truyền từ đời này qua đời khác . Vì vậy mà tính tình của trẻ mới khác nhau rất xa và cũng vì vậy mà bổn phận của cha mẹ và thầy học là lúc nào cũng phải tìm cách nhổ những cở xấu mọc trong khu vườn đầy hoa (tức tâm hồn trẻ ) đó đi . III. Ông thầy và cha mẹ phải hợp lực nhau để hướng dẫn trẻ cho hợp với thiên tư của chúng Những nguyên tắc đó ai cũng công nhận là đúng, nhưng ít người theo. Cha mẹ thường chỉ thấy con hay. Nếu chúng phạm một lỗi gì rõ rệt quá, không thể che đậy được thì lại bào chữa cho chúng một cách khôn khéo lắm: “Con tôi nó nhẹ dạ ” hoặc : “ Nó bị người ta quyến rũ, chứ nó vốn hiền hậu, không có chi phải lo ”. Nhiều thầy học cũng theo thuyết tính thiện đó
  4. Nhưng còn điều mù quáng này nữa. Ta cứ tưởng trẻ làm công việc gì cũng được, cho nên khi cho chúng học nghề không xét thiên tư, thị hiếu của chúng. Ta không nghĩ đến cái lợi của chúng mà chỉ nghĩ đến lòng khoe khoang vô thức của ta thôi. Con ta có hoa tay về hội hoạ thì ta bắt nó làm luật sư, làm y sĩ . Như vậy, số người bị đuổi, bị loại rối sinh ra bất bình làm sao mà mỗi ngày không nhiều được? Vậy ta phải làm theo lời Fénelon mà sớm tìm ở trẻ những mầm tốt và những mầm xấu để biết mầm nào phải nhổ, mầm nào nên bón . Sau cùng cả cha mẹ và thầy học phải phụ lực với nhau để tìm những thiên tư của trẻ mà hướng dẫn chúng. Chọn nghề là một việc quan trọng lắm, cho nên nhiều thầy học do dự, không dám khuyên trò, nhưng nếu cha mẹ trong việc đó, biết hỏi ý thầy học thì may mắn cho trẻ biết bao ! Vậy giữa nhà và trường, phải có liên lạc mật thiết. Cha mẹ và thầy học phải tin lẫn nhau, mến nhau, thân với nhau nữa. Như vậy trẻ sẽ được lợi rất nhiều . IV. Nhưng cũng có khi phải tranh đấu với tự nhiên và uốn nắn lại tự nhiên nữa Vậy chức vụ của cha mẹ và thầy học không phải là tiêu cực, chỉ việc thuận theo tự nhiên và giúp sức nó mà thôi. Có khi còn phải tranh đấu với nó nữa, để uốn nắn nó. Cho nên Fénelon dùng hình phạt, roi vọt với học trò
  5. ông. Nhưng ông khuyên ta nên thận trọng, nếu không thì tâm hồn của trẻ sẽ yếu đi, sức của chúng suy đi, sự hoạt độ ng cũng kém đi. Lời khuyên đó mơ hồ quá, khó thực hành được, cho nên ta phải xét vài xu hướng chính của ta để biết cách trị chúng hay bồi bổ chúng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2