intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – HÓA HỌC 12 TỔ HÓA HỌC NĂM HỌC: 2023 - 2024 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Este - Chất béo - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hóa). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hóa. - Ứng dụng của một số este tiêu biểu. - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit, ... bằng phương pháp hóa học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hóa. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. - Viết được các phương trình hóa học minh hoạ tính chất của chất béo. - Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hóa học. 2. Cacbohiđrat - Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. - Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ. - Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức, phản ứng lên men. - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ, (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp. - Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thủy phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3), ứng dụng. - Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hóa học. - Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hóa học. - Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thủy phân các chất theo hiệu suất. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hóa học của glucozơ. - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng. 3. Amin - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên amin (danh pháp thay thế và gốc - chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước. Viết các PTHH minh họa tính chất của amin, anilin. - Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. - Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
  2. 2 B. ĐỀ THAM KHẢO Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Metyl axetat có công thức cấu tạo là A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. C2H3COOCH3. D. C2H5COOH. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Etyl axetat dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. B. Isoamyl axetat dùng làm chất tạo hương có mùi chuối chín. C. Poli(metyl metacrylat) dùng để sản xuất chất dẻo. D. Etyl fomat dùng để sản xuất xà phòng và glixerol. Câu 3: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO2 (n2). B. CnH2nO (n1). C. CnH2n-2O2 (n2).D. CnH2n+2O2 (n1). Câu 4: Etyl axetat không tác dụng với A. H2O (H2SO4 loãng, to). B. H2 (Ni, to). C. O2 (to). D. dung dịch Ba(OH)2 (to). Câu 5: Sản phẩm thu được khi thủy phân chất béo luôn chứa chất nào dưới đây? A. Axit béo. B. Glixerol. C. Etanol. D. Muối natri của axit béo. Câu 6: Từ dầu thực vật thực hiện quá trình nào dưới đây có thểthu được mỡ rắn? A. Thủy phân. B. Xà phòng hóa. C. Hiđro hóa. D. Hiđrat hóa. Câu 7: Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là A. glucozơ. B. fructozơ. C. amilozơ. D. saccarozơ. Câu 8: Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là A. 10. B. 12. C. 22. D. 6. Câu 9: Chất nào dưới đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Glucozơ. Câu 10: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 11: Số nhóm OH trong mỗi gốc C6H10O5 của xenlulozơ là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 12: Chất nào dưới đây là amin bậc ba? A. (C6H5)2NH. B. (CH3)2CHNH2. C. (CH3)3N. D. (CH3)3CNH2. Câu 13: Amin nào dưới đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. Trimetylamin. B. Etylamin. C. Metylamin. D. Anilin. Câu 14: Mùi tanh của cá thường gây nên bởi một số amin, nhiều nhất là trimetylamin. Dung dịch được dùng để khử mùi tanh của cá trước khi chế biến là A.giấm ăn. B.ancol etylic. C.nước muối. D. nước vôi. Câu 15: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. Cu(OH)2/OH-. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl D. dung dịch NaOH. Câu 16: Chất nào dưới đây là đipeptit? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Câu 17: Thủy phân chất nào dưới đây trong dung dịch kiềm thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc? A. Vinyl fomat. B. Vinyl axetat. C. Phenyl fomat. D. Etyl fomat. Câu 18: Số mol H2 tối đa phản ứng với 1 mol triolein là A. 1. B. 2. C. 3. D. 6. Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,9 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 9,56. B. 9,18. C. 9,52. D. 7,34. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (b) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
  3. 3 (c) Tristearin có công thức là (C17H35COO)3C3H5. (d) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 21: Khối lượng glucozơ thu được khi thủy phân 24,3 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75% là A. 25,00 gam. B. 36,00 gam. C.20,25 gam. D. 27,00 gam. Câu 22: Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ và tinh bột. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 23: Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl. B. Các amin đều tan tốt trong nuớc. C. Số nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn. D. Các amin đều làm quì tím hóa xanh. Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở chỉ thu được 2 mol Gly, 2 mol Val và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam glyxin thu được 448 ml khí N2. Giá trị của m là A. 3,00. B. 1,50. C. 2,23. D. 3,56. Câu 26: Tổng số nguyyên tử nitơ và oxi trong phân tử axit glutamic là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27: Trong các chất dưới đây, chất nào phân tử có số nguyên tử oxi ít nhất? A. Tripanmitin. B. Axit oleic. C. Axit glutamic. D. Glixerol. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. (b) Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin. (c)Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và saccarozơ. (d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. Số phát biểu đúng là A.1. B. 4. C.2. D.3. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm):Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Glucozơ etanol axit axetic etyl axetat natri axetat. Câu 30 (1,0 điểm):Lên men m gam glucozơ với hiệu suất quá trình là 80% thu được 7,36 gam C 2H5OH. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng được x gam Ag. Tính x. Câu 31 (0,5 điểm):Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O 2, thu được 51,072 lít CO2 (đktc) và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa b gam muối. Tính b. Câu 32 (0,5 điểm):Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng bằng lượng oxi vừa đủ thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 22,68 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hai amin trong X. ----------- HẾT ---------- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Hợp chất HCOOCH3 có tên gọi là A. metyl axetat. B. etyl propionat. C. metyl fomat. D. etyl axetat. Câu 2:Metyl fomat bị thủy phân trong dung dịch NaOH tạo muối nào sau đây? A. HCOONa. B. CH3COONa. C. CH3ONa. D. C2H5ONa. Câu 3: Thành phần chính của dầu chuối được dùng trong thực phẩm là A. isoamyl axetat. B. etyl butyrat. C. metyl fomat. D. geranyl axetat. Câu 4:Etyl axetat được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm CH3COOH và A. CH3OH. B.C2H5OH. C. HCOOH. D. C3H7OH. Câu 5:Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri panmitat và glixerol. X là A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)C3H5. C. C15H31COOCH3. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 6:Tristearin có công thức phân tử là
  4. 4 A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C15H31COO)3C3H5. Câu 7: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl có thể cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. Cu(OH)2. B. H2/Ni, to. C. Na. D. AgNO3/NH3, to. Câu 8: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? A. Amilozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. Câu 9: Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là dung dịch A. NaOH. B. I2. C. Br2. D. AgNO3/NH3. Câu 10: Công thức phân tử của xenlulozơ là A. [C6H7O3(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H7O2(OH)3]n. D. [C6H8O2(OH)3]n. Câu 11:Xenlulozơ và tinh bột đều A. tan nhiều trong nước. B. là polisaccarit. C. tan trong dung môi hữu cơ như etanol, benzen. D. làtinh thể không màu, vị ngọt. Câu 12: Tên gốc chức của CH3-NH-CH2-CH3 là A. metylamin. B. N-metyletanamin. C. etylmetylamin. D. đimetylamin. Câu 13: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí? A. Metylamin. B. Triolein. C. Anilin. D. Alanin. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon được amin. B. Metylamin, etylamin là các amin bậc 1. C.Đimetylamin là amin bậc 2. D. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. Câu 15:X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. X là A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. H2N-CH2-COOH. D. (C6H10O5)n. Câu 16:Phân tử khối của glyxin là A. 89. B. 75. C. 146. D. 147. Câu 17:Este X được điều chế từ ancol etylic có tỉ khối so với metan là 4,625. Công thức cấu tạo của X là A. C2H5COOCH3. B. HCOOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. HCOOC2H5. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a gam este đơn chức X cần 7,84 lít O 2 (đktc), thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C5H10O2. B. C2H4O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2. Câu 19:Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được ancol Y. X và Y lần lượt là A. tripanmitin và etylen glicol. B. tripanmitin và glixerol. C. tristearin và etylen glicol. D. tristearin và glixerol. Câu 20:Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thủy phân triolein trong dung dịchH2SO4 loãng là phản ứng xà phòng hóa. B. Thủy phân triolein trong dung dịchH2SO4 loãng là phản ứng thuận nghịch. C. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH là phản ứng một chiều. D. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH thu được xà phòng. Câu 21: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic, hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra bằng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của m là A. 45. B. 90. C. 65. D.60. Câu 22:Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X và Y lần lượt là A. glucozơ và sobitol. B. fructozơ và sobitol. C. saccarozơ và glucozơ. D. glucozơ và axit gluconic. Câu 23: Metylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch? A. KOH. B. Na2SO4. C. H2SO4. D. KCl. Câu 24:Đốt cháy hỗn hợp amin X cần V lít O2 (đktc) thu được N2, 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị của V là A. 25,536. B. 20,160. C. 20,832. D. 26,880. Câu 25: Để chứng minh glyxin có tính lưỡng tính thì cho glyxin phản ứng với các dung dịch A. NaOH và HCl. B. HCl và NaCl. C. NaOH và NaCl. D. CuSO4 và NaOH. Câu 26: Amino axit X chứa một nhóm chức amino trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. X có công thức cấu tạo thu gọn là A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH(NH2)-COOH. D. H2N-[CH2]3-COOH.
  5. 5 Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. (b) Metylamin phản ứng được với khí hiđro clorua. (c) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit. (d) Dung dịch lysin có thể làm quỳ tím đổi màu. (e) Anilin tạo kết tủa khi tác dụng với nước brom. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28: Cho cácphát biểu sau: (a) Trong máu người, glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. (b) Đường saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt. (c) Muối của amino axit dùng làm gia vị thức ăn là mononatriglutamat. (d) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo. (e) Tất cả các amin đều độc và tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúnglà A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): a) Thủy phân saccarozơ. b) Saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2. c) Thủy phân tinh bột. d) Tổng hợp tinh bột bằng phản ứng quang hợp. Câu 30 (1,0 điểm): Cho 7,5 gam -amino axit X (dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 9,7 gam muối khan Y. a) Xác định công thức cấu tạo của X. b) Cho toàn bộ muối Y phản ứng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn. Tính khối lượng muối khan tạo thành. Câu 31 (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO 2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Tính a. Câu 32 (0,5 điểm): Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Tìm công thức cấu tạo của X. ----------- HẾT ---------- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1:Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOC2H5. B. CH2=CHCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về ứng dụng của este? A. Một số este có mùi thơm được dùng trong công nghiệp thực phẩm. B. Este được dùng làm dung môi do có khả năng tan tốt trong nước. C. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm dược phẩm. D. Isoamyl axetat được dùng để sản xuất chất dẻo. Câu 3:Metyl axetat không tác dụng được với A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). B. H2 (xúc tác Ni, nung nóng). C. dung dịch NaOH (đun nóng). D. O2 (nung nóng). Câu 4: Đunsôihỗnhợpgồmancoletylicvàaxitaxetic(cóaxitH2SO4 đặclàmxúctác)xảyra phản ứng A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. este hóa. D. xà phòng hóa. Câu 5:Công thức của triolein là A. (HCOO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (CH3COO)C3H5. Câu 6:Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và ancol etylic. C. glucozơ và ancol etylic. D. xà phòng và glixerol. Câu 7:Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? A. Sản xuất rượu etylic. B. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong. C. Tráng gương, tráng ruột phích. D. Thuốc tăng lực trong y tế. Câu 8:Thí nghiệm nào sau đây chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH?
  6. 6 A. Phản ứng lên men glucozơ. B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. C. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. D. Thực hiện phản ứng tráng bạc. Câu 9:Chất nào sau đâylà chất rắn, dạng sợi màu trắng, không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Fructozơ. Câu10:Quả chuối xanh có chứa chất X làm dung dịch iot chuyển thành màu xanh tím. X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. glucozơ. Câu 11:Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. tinh bột. Câu 12:Chất nào sau đây là amin bậc hai? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amin? A. Tất cả các amin đều ở trạng thái khí, có mùi khai, độc. B. Các amin thơm đều ở trạng thái lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. C. Metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin là chất khí, tan nhiều trong nước. D. Độ tan của amin trong nước giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng. Câu 14:Amin CH3-NH-CH3 có tên gốc-chức là A. etan-2-amin. B. N-metylmetanamin. C. etylamin. D. đimetylamin. Câu 15: Alanin có công thức là A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 16:Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)? A. Lysin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Axit amino axetic. Câu 17:Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. Câu 18:Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit? A. CH3-COO-CH2-CH=CH2. B. CH3-COO-C(CH3)=CH2. C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH3-COO-CH=CH-CH3. Câu 19:Xà phòng hóa hoàn toàn a mol tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 bằng KOH dư, đun nóng thu được 46 gam glixerol. Giá trị của a là A. 0,5. B. 1,0. C. 1,5. D. 2,0. Câu 20:Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. B. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol. C. Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin. D. Thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Câu 21:Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO 3trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 10,8. B. 21,6. C. 32,4. D. 16,2. Câu 22:Cho các chất sau: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích α-glucozơ là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 23:Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là: A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin. C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac. Câu 24:Cho 0,1 mol anilintác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối phenylamoniclorua thu được là A. 25,900 gam. B. 6,475 gam. C. 19,425 gam. D. 12,950 gam. Câu 25: Cho các dung dịch: CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2- CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 26:Cho 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành phản ứng vừa hết với 0,3 mol NaOH. Công thức của X có dạng A. (H2N)2R(COOH)3. B. H2NRCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2RCOOH Câu 27:Ba chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có tính chất sau:
  7. 7 - X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2. - Y tác dụng được với Na và có phản ứng tráng gương. - Z tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng được với Na. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH3COOH, CH2(OH)CHO và HCOOCH3. B. CH3COOH, HCOOCH3 và CH2(OH)CHO. C. HCOOCH3, CH3COOH và CH2(OH)CHO. D. CH2(OH)CHO, CH3COOH và HCOOCH3. Câu 28:Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1 điểm): Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a) Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3,to. b) Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. c) Lên men rượu glucozơ. d) Khử glucozơ bằng H2/Ni, to. Câu 30 (1 điểm):Hỗn hợp E gồm hai amin (no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp), dung dịch T gồm HCl và HNO 3 loãng có tỉ lệ số mol tương ứng là 2: 1. Cho 3,82 gam E phản ứng vừa đủ với T, thu được 6,54 gam hỗn hợp muối. Xác định công thức phân tử của hai amin trong E. Câu 31 (0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O 2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Tìm a. Câu 32 (0,5 điểm): Cho hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức Y và một ancol đơn chức Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,35 mol ancol Z. Cho Z tách nước ở điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ T có tỉ khối hơi so với Z là 1,7. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 44,24 lít O 2 (đktc). Xác định công thức phân tử của axit tạo Y. ----------- HẾT ---------- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1 : Phảnứngestehóagiữaancoletylicvàaxitaxetictạosảnphẩmlà A. etylaxetat. B. etyletylat. C. metylaxetat. D. metyletylat. Câu 2: Công thức cấu tạo của etyl fomat là A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC3H7. Câu 3: Xà phòng hóa HCOOCH3 bằng dung dịch KOH thu được ancol metylic và A. natri fomat. B. axit fomic. C. kali axetat. D. kali fomat. Câu 4: Chất nào sau đây là este no, đơn chức, mạch hở? A.Etyl propionat. B.Vinyl axetat. C.Anlyl fomat. D.Metyl acrylat. Câu 5: Để chuyển chất béo lỏng thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây? A. Hiđro hóa dầu ăn (xúc tác Ni, nhiệt độ). B. Cô cạn dầu ăn ở nhiệt độ cao. C. Làm lạnh dầu ăn ở nhiệt độ thấp. D. Xà phòng hóa bằng NaOH. Câu 6: Trilinolein có công thức là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Glixerol. D. Tinh bột. Câu 8:Chất nào sau đây thường được dùng làm thuốc tăng lực cho trẻ em, người già, người ốm? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột. Câu 9: Chất không tan được trong nước ở nhiệt độ thường là A. xenlulozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ. Câu 10: Nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thì thấy dung dịch có màu A. vàng lục. B. da cam. C. nâu đỏ. D. xanh tím.
  8. 8 Câu 11: Thuốc súng không khói được sản xuất dựa trên phản ứng của xenlulozơ với A. HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc, to). B. CH3COOH. C. Cu(OH)2. D. H2O (xúc tác H2SO4loãng, to). Câu 12:Bậc của amin là A. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. B. số nguyên tử hiđro trong nhóm amin. C.số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac được thay thế bằng gốc hiđrocacbon. D. số nguyên tử N trong nhóm amin. Câu 13:Chất nào sau đây là amin? A. CH3NHCH2CH3. B. H2NCH2COOH. C. CH3NHCOCH3. D. NH2CONH2. Câu 14:Công thức chung của amin đơn chức, no, mạch hở là A. CnH2n+3N(n ≥ 1). B.CnH2n+2N(n ≥ 1). C.CnH2n+1N(n ≥ 2). D.CnH2n-1N(n ≥ 2). Câu 15: Chất nào sau đây là glyxin? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2N[CH2]2COOH. C. CH3CH(NH2)CH2COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 16:Ứng dụng nào sau đây không đúng của α-amino axit? A. Cơ sở kiến tạo nên protein. B. Làm thuốc hỗ trợ thần kinh. C. Nguyên liệu sản xuất tơ nilon. D. Sản xuất xà phòng. Câu 17:Este X có tỉ khối hơi của so với hiđro là 44. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng este đã phản ứng. Công thức của X là A. CH3CH2COOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 18: Số trieste khi thủy phân thu được sản phẩm gồm glixerol, axit axetic và axit propionic là A. 2. B.6. C.4. D.9. Câu 19:Thủy phân hoàn toàn 1 mol tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và A. 3 mol axit stearic. B. 1 mol axit stearic. C. 1 mol natri stearat. D. 3 mol natri stearat. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều. B. Hiđro hóa triolein, tristearin đều tạo thành tripanmitin. C.Chất béo không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. D.Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Câu 21: Cho các phát biểu sau về glucozơ: (a) Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam. (b) Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng tạo ra kết tủa màu bạc. (c) Trong công nghiệp, được điều chế bằng cách thủy phân chất béo. (d) Dạng mạch hở là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và anđehit đơn chức. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 22: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào mặt cắt củ khoai lang xuất hiện màu A. nâu đỏ. B. vàng. C. xanh tím. D. hồng. Câu 23:Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. B. Muối phenylamoni clorua tác dụng được với dung dịch HCl. C.Metylamin tác dụng được với dung dịch NaOH. D.Anilin tác dụng được với nước brom. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam một amin đơn chức X thu được 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. CH3NH2. B. C3H7N. C. C3H9N. D. C4H11N. Câu 25:Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Lysin. D. Metylamin. Câu 26:Cho 8,9 gam một α-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,1 gam muối natri của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2NCH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH. C.H2NCH2CH2COOH. D.CH3CH(NH2)COOH. Câu 27: Cho các chất sau: axit benzoic, etyl propionat, tripanmitin, vinyl fomat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
  9. 9 Câu 28:Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C 3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH 2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3OH và CH3NH2. B. C2H5OH và N2. C. CH3OH và NH3. D. CH3NH2 và NH3. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm):Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (Các chất viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn, mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học): Glucozơ ancol X axit cacboxylic Yeste Z muối T. Câu 30 (1,0 điểm):Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên hai amin. Câu 31 (0,5 điểm):Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X , số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 19,8 gam X bằng dung dịch KOH dư. Tính số mol KOH phản ứng. Câu 32 (0,5 điểm): Cho phương trình hóa học phản ứng đốt cháy chất hữu cơ X: X + 9O2 8CO2 + 7H2O. a) Tìm công thức phân tử của X. b) X là hợp chất mạch hở và tham gia phản ứng có phương trình hóa học: X + 2H2O 2Y + C2H5OH Cho biết phân tử chất Y vừa có nhóm OH, vừa có nhóm COOH. Viết công thức cấu tạo chất X. ----------- HẾT ---------- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Hợp chất C2H5COOCH3 có tên gọi là A. metyl axetat. B.metyl propionat. C. metyl fomat. D. etyl axetat. Câu 2: Este có mùi chuối chín là A. etyl fomat. B. isoamyl axetat.C. amyl propionat. D. metyl axetat. Câu 3:Tính chất nào sau đây đúng với este? A. Nhiệt độ sôi cao hơn so với axit tương ứng. B. Thường có mùi thơm đặc trưng. C. Tan nhiều trong nước. D. Chất khí ở điều kiện thường. Câu 4: Công thức phân tử nào sau đây không phải của este no, đơn chức, mạch hở? A. C5H10O2. B. C2H6O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2. Câu 5:Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Benzyl axetat. B. Triolein.C. Metyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 6:Phản ứng thường dùng để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn trong công nghiệp là A. thủy phân. B. xà phòng hóa.C. hiđro hóa. D. polime hóa. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Glucozơ. B.Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 8:Đặc điểm nào sau đây không đúng với glucozơ? A. Chất rắn, màu trắng. B. Ít ngọt hơn đường mía. C. Dễ tan trong nước. D. Nồng độ trong máu người khoảng 0,1%. Câu 9: Chất nào sau đây không bị thủy phân? A. Fructozơ. B. Tinh bột.C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 10: Nhỏ vài giọt dung dịch X vào hồ tinh bột tạo thành màu xanh tím. X là 2 4 2 3 3 A.I . B.CuSO . C.Br . D.AgNO /NH . Câu 11:Ứng dụng không phải của xenlulozơ là A. chế biến giấy. B. làm thuốc súng không khói. C. sản xuất tơ nhân tạo. D. làm thực phẩm cho con người. Câu 12: Chất nào sau là amin bậc ba? A. metylamin. B. etylmetylamin.C. đimetylamin. D. trimetylamin.
  10. 10 Câu 13: Công thức phân tử amin no, đơn chức, mạch hở là A. C3H7N. B. C2H5N. C. C4H9N. D. CH5N. Câu 14:Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Anilin là chất khí ở điều kiện thường.B. Etylamin có mùi khai khó chịu. C. Metylamin tan nhiều trong nước.D. Các amin đều độc. Câu 15: Công thức nào sau đây không phải của α-amino axit? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3NHCH2COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH. Câu 16: Tên gọi không đúng của amino axit có công thức cấu tạo CH3CH(NH2)COOH là A. axit 2-aminopropanoic. B. axit α-aminopropionic. C. alanin. D. axit α-aminopropanoic. Câu 17: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 11,1 gam este đơn chức mạch hở X với 150 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 6,9 gam một ancol Y. X là A. HCOOCH(CH3)2. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH2CH2CH3. Câu 19: Số trieste tối đa thu được từ hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) là A.5. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tristearin tồn tại ở trạng thái rắn. B. Hiđro hóa triolein tạo thành tripanmitin. C. Triolein làm mất màu nước brom. D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Câu 21: Cho các phát biểu sau về glucozơ: (a) Công thức cấu tạo dạng mạch hở là CH2OH[CHOH]4CH=O. (b) Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng. (c) Trong công nghiệp, được điều chế bằng cách thủy phân xenlulozơ. (d) Bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 22: Tinh bột và xenlulozơ đều A. có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. B. hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. bị thủy phân trong môi trường axit. D. làm mất màu nước brom. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. (b) Metylamin và anilin đều phản ứng được với axit clohiđric. (c) Anilin tạo kết tủa trắng khi cho tác dụng với nước brom dư. (d) Dung dịch etylamin và anilin đều làm quỳ tím hóa xanh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 24: Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, trước khi rửa lại bằng nước cất, nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch A. axit mạnh. B. muối ăn. C. bazơ mạnh. D. xà phòng. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính). B. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. C. Các amino axit (nhóm amino ở vị trí số 6, 7...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon. D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. Câu 26: Cho các dung dịch: etylamin, anilin, glyxin, alanin, lysin. Số dung dịch làm xanh quỳ tím là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Muối metylamoni clorua tác dụng được với dung dịch NaOH. (b) Trong dung dịch, saccarozơ hòa tan Cu(OH)2, tạo thành dung dịch màu xanh lam. (c) Glyxin có tính lưỡng tính, ít tan trong nước và dễ bay hơi. (d) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (e) Để phân biệt glucozơ và fructozơ cần dùng dung dịch nước brom. Số phát biểu đúng là
  11. 11 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 28: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 4H8O3. X có phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân X trong môi trường kiềm không có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH3COOCH2CH2OH. B. HCOOCH2CH(OH)CH3. C. HCOOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng): Xenlulozơ → glucozơ → ancol etylic → axit axetic → etyl axetat. Câu 30 (1,0 điểm): Cho 13,35 gam -amino axit X (dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,825 gam muối khan Y. a) Xác định công thức cấu tạo của X. b) Cho toàn bộ muối Y phản ứng với dung dịch KOH dư rồi cô cạn. Tính khối lượng muối khan tạo thành. Câu 31 (0,5 điểm): Hỗn hợp E gồm hai este mạch hở là X (C 4H6O2) và Y (C4H6O4). Đun nóng E trong dung dịch NaOH, thu được 1 muối cacboxylat Z và hỗn hợp T gồm hai ancol. Tìm công thức cấu tạo của X và Y. Câu 32 (0,5 điểm): EsteXlàhợpchấtthơmcócôngthứcphântửlàC8H8O2 tácdụngvớidungdịch NaOH dư ở điều kiện thích hợp, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Tìm công thức cấu tạo và gọi tên X. ----------- HẾT ----------
  12. 12 D. ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B D A B B C A B B D A C D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A C A C B A C C A C A D B C PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 C2H5OH + O2 CH3COOH+ H2O 29 CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O 0,25x4 (1,0 điểm) CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH nglucozơ = = 0,1 mol → nAg 0,2 mol → mAg = 21,6 gam. 30 0,5 (1,0 điểm) 0,5 BT.O: nO/X = 0,24 → nX = 0,24 : 6 = 0,04 mol mX = mC+ mH + mO = 2,28.12 + 2,2.2 + 0,24.16 = 35,6 gam 31 0,25 BTKL: mmuối = 35,6 + 40.0,04.3 – 92.0,04 = 36,72 gam. (0,5 điểm) 0,25 Amin no đơn chức, mạch hở khi đốt cháy: 32 namin = = = 0,24 mol (0,5 điểm) → == 0,25 CTPT: C3H9N và C4H11N. 0,25 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm
  13. 13 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C A A B A B A B B C B C A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C B D D D A D A C C A A C C PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm a) C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 0,25x4 29 b) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2H2O (1 điểm) c) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 d) 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2 a) H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O 0,25 x mol x mol Gọi x là số mol của amino axit X 30 mmuối - maminoaxit = x.() 0,25 (1 điểm) → 9,7-7,5=23x – x= 2,2 →x = 0,1 => MX = 7,5/0,1 = 75 Công thức cấu tạo của X là H2NCH2COOH 0,25 b) H2NCH2COONa + 2HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl mmuối = 111,5.0,1 + 58,5.0,1 = 17,0 gam 0,25 Gọi công thức chung của chất béo là (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 (k là số liên kết đôi C=C trung bình) (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 + O2 → (3n+6)CO2 + (3n+4-3k)H2O 31 1 mol (3n+6) mol (3n+4-3k) mol (0,5 điểm) Ta có: (3n+6) - (3n+4-3k) = 6 → 2 + 3k =6 → k = 4/3 0,25 (CnH2n+1-2kCOO)3C3H5 + 3kBr2→… a = = 0,15 mol 0,25
  14. 14 Y tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam nên Y là ancol đa chức có 32 nhiều nhóm OH kế tiếp (0,5 điểm) Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH 4 nên Z là CH3COONa Este X có công thức phân tử C6H10O4 nên X là este no, 2 chức, mạch hở 0,25x2 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A B C B D B B A A C C A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C B D A B B D A D D D A A PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Mỗi PTHH đúng, đủ điều kiện 0,25x4 (a) C6H12O6 + 2AgNO3 +3NH3 + H2O C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 29 (1 điểm) (b) 2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2H2O (c) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (d) C6H12O6 + H2 C6H14O6 R-NH2 + HCl → RNH3Cl R-NH2 + HNO3 → RNH3NO3 Dung dịch T gồm: 2x (mol) HCl và x (mol) HNO3 30 BTKL: mHCl += mmuối - mE (1 điểm) 73x + 63x = 6,54 – 3,82 = 2,72 → x = 0,02 (mol) 0,5 nE = nHCl + = 3x = 0,06 mol →ME= 3,82 : 0,06 = 63,67 (g/mol). → mà E là hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp →= 63,67 → 2 amin là: C3H9N (M = 59) và C4H11N (M = 73). 0,5 31 Gọi x, y lần lượt là số mol của X và CO2 (0,5 điểm) BT.O: 6x + 3,08.2 = 2y + 2 → 6x – 2y = -4,16 (1) mX = mC + mH + mO = 12y + 2.2 + 16.6x = 96x +12y + 4 Khi cho X vào dung dịch NaOH vừa đủ thì nNaOH = 3x và nglixerol = x mol BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mglixerol → 96x + 12y + 4 + 3x.40= 35,36 + 92x→ 124x + 12y = 31,36 (2) Giải hệ (1), (2) → x = 0,04 và y = 2,2 0,25 Gọi k là số liên kết pi hoặc vòng thì nX =
  15. 15 → k = 6 → = nX .(k - 3) = 0,12 mol 0, 25 Giả sử Z có công thức ROH, khi tách nước tạo ra T có dạng: ROR (vì MT > MZ) → =1,7 → R=43 (C3H7) neste = nNaOH = 0,2 mol nancol ban đầu = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol Giả sử X có : CnH2nO2 (0,2 mol) và C3H8O (0,15 mol) 0,25 32 CnH2nO2 + (1,5n – 1)O2 → nCO2 + nH2O (0,5 điểm) 0,2 0,2(1,5n-1) C3H8O + 4,5O2 → 3CO2 + 4H2O 0,15 0,675 = 0,2(1,5n-1) + 0,675 = 1,975 → n = 5 Vậy este là C5H10O2 tạo bởi axit C2H4O2 và ancol C3H8O 0,25 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A C D A A A D A A D A C A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D A C D B D C D B B D D C PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm (1) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2) C2H5OH + O2 CH3COOH+ H2O 29 (3) CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O 0,25x4 (1 điểm) (4) CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH PTHH: + O2 CO2+ H2O + N2 0,25 0,1 0,2 (mol) 30 = 1,5 0,25 (1 điểm) CTPT: CH5N và C2H7N CTCT: CH3NH2 và CH3CH2NH2hoặc CH3NHCH3. 0,25 Gọi tên: metylamin etylamin đimetylamin 0,25 Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1 X có công thức cấu tạo: 31 Số mol X: 19,8:132 = 0,15 mol (0,5 điểm) Số mol KOH đã phản ứng: 0,15 x 2 = 0,3 mol 0,25 0,25 32 a) Đặt CTPT của X là CxHyOz (0,5 điểm) CxHyOz + 9O2 8CO2 + 7H2O x = 8; y = 7.2 = 14; z = 8.2 + 7 – 9.2 = 5 0,25 CTPT của X là C8H14O5 b) Đặt CTPT của Y là CnHmOt C8H14O5 + 2H2O 2 CnHmOt + C2H5OH n = (8 - 2) : 2 = 3
  16. 16 m = (14 + 4 – 6) : 2 = 6 t = (5 + 2 - 1) : 2 = 3 CTPT của Y: C3H6O3. Phân tử chất Y vừa có nhóm OH, vừa có nhóm COOH, CTCT của Y là: 0,25 HOCH(CH3)COOH hoặc HOCH2CH2COOH CTCT của X: HOCH(CH3)COOCH(CH3)COOC2H5 hoặc: HOCH2CH2COOCH2CH2COOC2H5 PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B B B B B C A A A A D D D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D C B C B D C A A A C A C PHẦN TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm (C6H10O5)n + H2O nC6H12O6 0,25x4 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 29 C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (1 điểm) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O a) H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH Bảo toàn khối lượng: mHCl = 18,82 – 13,35 = 5,475 gam nHCl = 5,475/36,5 = 0,15 mol = mX 30 → MX = 13,35/0,15 = 89 0,5 (1 điểm) Công thức cấu tạo của -amino axit X là H2NCH(CH3)COOH b) ClH3NCH(CH3)COOH + 2KOH → H2NCH(CH3)COOK + KCl + 2H2O 0,5 mmuối = 127.0,15 + 74,5.0,15 = 30,225 gam. X là HCOO–CH2–CH=CH2 0,25x2 31 Y là: (0,5 điểm) X làphenyl axetat: 32 (0,5 0,25 điểm) 0,25 ----------HẾT----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2