![](images/graphics/blank.gif)
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Ôn tập cùng "Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SINH-CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thủ Đức, ngày 10 tháng 4 năm 2023 NỘI DUNG KIỂM TRA HỌC KÌ 2- MÔN SINH 11 ☘☘☘☘☘☘ I/ NỘI DUNG: Câu 1: Cảm ứng ở thực vật: khái niệm, phân loại, vai trò - Khái niệm là khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường - Phân loại: Hướng động và ứng động - Vai trò: giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 2: Hướng động: khái niệm, phân loại - Khái niệm là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. - Phân loại: ➢ Dựa theo hướng trả lời kích thích, người ta phân chia hướng động thành 2 loại + Hướng động dương: là hướng động của cơ quan hướng tới nguồn kích thích + Hướng động âm : là hướng động của cơ quan tránh xa nguồn kích thích. ➢ Dựa theo tác nhân kích thích, người ta chia hướng động thành một số dạng cơ bản sau: Hướng sáng, hướng trọng lực (hướng đất), hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc Câu 3: Ứng động: khái niệm, phân loại - Khái niệm là hình thức phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích không định hướng - Phân loại: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng Câu 4: Phân biệt Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Khái niệm Vận động có sự sinh trưởng của Vận động không có sự sinh trưởng của tế bào, theo nhịp điệu đồng hồ tế bào, theo sức trương nước, không có sinh học, có tính chu kì tính chu kì Ví dụ Hiện tượng nở hoa của nghệ tây, Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ, vận tulip, bồ công anh… động bắt mồi ở cây nắp ấm… 1
- Câu 5: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc Sinh trưởng theo chiều ngang của thân, cao) của thân, rễ rễ Nguyên nhân Do hoạt động của mô phân sinh Do hoạt động của mô phân sinh bên đỉnh Đối tượng Cây một lá mầm và cây 2 lá mầm Cây hai lá mầm Câu 6: Khái niệm: sinh trưởng, phát triển, biến thái, xináp - Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào - Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ thể - Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc từ trứng nở ra. - Xináp: là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… Câu 7: Đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao miêlin? -Trên sợi thần kinh không có bao miêlin: Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên, tốc độ chậm. -Trên sợi thần kinh có bao miêlin: Xung thần kinh lan truyền cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, tốc độ nhanh. Câu 8: Đặc điểm chung của hoocmon thực vật? Phân loại? a/Đặc điểm chung: - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. - Nồng độ rất thấp nhưng gây biến đổi mạnh trong cơ thể. - Tính chuyên hóa thấp hơn so với hoocmôn ở động vật bậc cao. b/Phân loại: - Hoocmon kích thích: Auxin, GA, Xitokinin - Hoocmon ức chế: Etilen, axit abxixic Câu 9: Dựa vào sự sinh trưởng và phát triển, người ta chia động vật thành các nhóm nào? Cho ví dụ minh họa? - Động vật phát triển không qua biến thái. Ví dụ: Cá, bò sát, chim, thú… - Động vật phát triển qua biến thái gồm: + Động vật biến thái hoàn toàn. Ví dụ: Côn trùng (Bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư. 2
- + Động vật biến thái không hoàn toàn. Ví dụ: Một số côn trùng (như châu chấu, cào cào, gián, ve sầu), tôm Câu 10: Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? Tên hoocmon Nơi sản Tác dụng sinh lí xuất Hoocmon - Kích thích phân chia tế bào Tuyến yên sinh trưởng - Kích thích phát triển xương (Xương dài ra và to lên) Tiroxin Tuyến giáp - Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thưởng - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy Estrogen Buồng trứng thì nhờ: + Kích thích phát triển xương + Giúp hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp Testosteron Tinh hoàn - Riêng testosteron làm tăng tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp. Câu 11: Xác định loại cảm ứng của các ví dụ sau đây: 1/ Rễ cây tự tìm nguồn nước 2/ Cây nho bám trên giàn 3/ Rễ cây mọc ngược chiều với nơi có AgNO3 4/ Sự xếp lá của cây Còng vào ban đêm 5/ Hoa quỳnh nở hoa về đêm 6/ Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 12: Những nét hoa văn trên gỗ cây xuất xứ từ đâu? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 13: Vì sao để trái cây chín nhanh, người ta thường xếp xen kẽ quả chín và quả xanh? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 14: Vì sao không nên sử dụng hoocmon nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 3
- Câu 15: Ở trẻ em, nếu thừa hoặc thiếu hoocmon sinh trưởng có thể gây hậu quả gì? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 16: Ở trẻ em, nếu thừa hoặc thiếu hoocmon tiroxin có thể gây hậu quả gì? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 17: Ở người trưởng thành, nếu thừa hoặc thiếu hoocmon tiroxin có thể gây hậu quả gì? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... II/Thời gian làm bài - Cấu trúc đề kiểm tra: - Thời gian làm bài: 45 phút - Cấu trúc đề kiểm tra: 5 câu hỏi tự luận TTCM Phạm Nguyễn Mỹ Nhật 4
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p |
18 |
8
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
18 p |
16 |
7
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
31 p |
14 |
6
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
32 p |
13 |
6
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
37 p |
20 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
36 p |
20 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học khối 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
40 p |
19 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học khối 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
41 p |
10 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học khối 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
55 p |
15 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học khối 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
43 p |
11 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú
30 p |
19 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú
37 p |
17 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú
38 p |
14 |
5
-
Nội dung ôn tập học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú
33 p |
14 |
4
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
14 p |
16 |
4
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
16 p |
33 |
4
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
15 p |
17 |
4
-
Nội dung ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
17 p |
12 |
4
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)