PHẦN 2 - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC
lượt xem 86
download
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học cấp Tiểu học, anh/chị hãy trao đổi về hai vấn đề sau : 1. Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học 2. Môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ theo các phương thức nào ?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHẦN 2 - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC
- PHẦN 2 GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 2. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP Hoạt động 1 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học cấp Tiểu học, anh/chị hãy trao đổi về hai vấn đề sau : 1. Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học 2. Môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ theo các phương thức nào ? Thông tin phản hồi cho hoạt động 1. 1. Mục tiêu: Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh: - Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- + Năng lượng, năng lượng sạch. + Các nguồn năng lượng như : mặt trời, gió, nước, điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất. + Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững. - Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày 2. Phương thức tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học 2.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học là sự hoà trộn nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. 2.2. Các nguyên tắc tích hợp - Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học. - Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện. - Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em . 2.3. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
- - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học. - Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể ở cả 3 mức độ tích hợp là toàn phần, bộ phận và liên hệ. II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ Hoạt động 2 Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3, anh (chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ; 2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và mức độ tích hợp trong các bài đó Trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
- L B Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp ớp ài Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3. Lớp Bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 1 5. Vệ Giáo dục HS biết tắm, gội, rửa Liên hệ sinh thân thể tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này Ví dụ : Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục, ... 7.Thực Giáo dục HS biết đánh răng, rửa Liên hệ hành: Đánh mặt đúng cách và tiết kiệm nước răng và rửa
- mặt 17. Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi Liên hệ Giữ gìn lớp sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn học sạch, đẹp. lớp học sạch đẹp. 2 13. Giữ Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi Liên hệ sạch môi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn trường xung nhà ở, trường học sạch đẹp quanh nhà 18. Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp 3 23. Giáo dục HS biết sử dụng năng Phòng cháy lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu Liên hệ khi ở nhà quả. Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng xong,... 36. Vệ Giáo dục HS biết phân loại và Bộ phận sinh môi xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác trường như rau, củ, quả,... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử
- dụng năng lượng có hiệu quả 37. Vệ Giáo dục HS biết xử lí phân hợp Bộ phận sinh môi vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường (tiếp trường không khí, đất và nước cũng theo) góp phần tiết kiệm năng lượng nước 38. Vệ Giáo dục HS biết xử lí nước thải Bộ phận sinh môi hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước trường (tiếp sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước. theo) Hoạt động 3 Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Khoa học lớp 4, anh (chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ; 2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và mức độ tích hợp trong các bài đó Trình bày kết quả theo bảng dưới đây: B Nội dung tích hợp Mức độ ài tích hợp
- 3. Trao đổi trong nhóm hoặc cả lớp sau khi hoàn thành bảng trên. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp môn Khoa học 4 Bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 24. HS biết được nước cần cho sự sống của con Liên hệ Nước cần cho người, động vật, thực vật như thế nào, từ đó hình sự sống thành ý thức tiết kiệm nước. 28. HS biết những việc nên và không nên làm để Bảo vệ nguồn bảo vệ nguồn nước Bộ phận
- nước 29. HS biết những việc nên và không nên làm để Toàn Tiết kiệm tiết kiệm nước phần nước 52. HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, Liên hệ Vật dẫn nhiệt cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản và vật cách để tránh thất thoát nhiệt năng. nhiệt 53. HS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt Bộ phận Các nguồn trong đời sống hàng ngày nhiệt LỚP 5 Hoạt động 4 Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Khoa học lớp 5, anh (chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ; 2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và mức độ tích hợp trong các
- bài đó Trình bày kết quả theo bảng dưới đây: B Nội dung tích hợp Mức độ ài tích hợp Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp môn Khoa học 5 Bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 41. Năng - Tác dụng của năng lượng mặt trời Toàn lượng mặt trời trong tự nhiên. phần - Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,... của con người có sử dụng năng lượng mặt trời. 42-43. - Công dụng của một số loại chất đốt Toàn
- Sử dụng năng - Sử dụng an toàn và tiết kiệm các phần lượng chất đốt loại chất đốt 44. Sử - Tác dụng của năng lượng gió, năng Toàn dụng năng lượng lượng nước chảy trong tự nhiên. phần gió và năng lượng - Những thành tựu trong việc khai nước chảy thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy. 45. Sử - Dòng điện mang năng lượng dụng năng lượng - Một số đồ dùng, máy móc sử dụng Liên hệ điện điện 48. An - Một số biện pháp phòng tránh bị Liên hệ toàn và tránh lãng điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng phí khi sử dụng điện quá mạnh gây chập và cháy. điện Toàn - Các biện pháp tiết kiệm điện. phần 63. Tài - Kể một số tài nguyên thiên nhiên Bộ phận nguyên thiên của nước ta. nhiên - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên
- nhiên. 64. Vai - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng Liên hệ trò của môi lớn đến đời sống con người trường tự nhiên - Tác động của con người đối với tài đối với đời sống nguyên thiên nhiên và môi trường con người 65. Tác - Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn Liên hệ động của con phá người đến môi - Tác hại của việc phá rừng trường rừng 67. Tác - Nguyên nhân dẫn đến việc môi Liên hệ động của con trường không khí và nước bị ô nhiễm. người đến môi - Tác hại của ô nhiễm không khí và trường không khí nước. và nước 68. Một - Một số biện pháp bảo vệ môi trường Bộ phận số biện pháp bảo vệ môi trường III. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY DẠNG BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
- Thông tin cơ bản 1. Hình thức tổ chức Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp. Tuy nhiên, do học sinh tiểu học còn nhỏ hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống. 2. Phương pháp Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn. Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả 2.1. Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi. Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên. 2.2. Phương pháp thảo luận
- Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2.3. Phương pháp đóng vai Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ. Do đó cần thiết kế những“ kịch bản “ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo. 3. Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ 3.1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy : - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần : nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì ; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
- 3.2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy: - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh. Tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học. 3.2. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần. Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu của bộ môn và đạt được mục tiêu của bài học. Hoạt động 5 Anh/chị hãy đọc thông tin cơ bản ở trên rồi thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Chọn một số bài trong SGK Tự nhiên và Xã hội, Khoa học có mức độ
- tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ. 2. Thiết kế giáo án của các bài đã chọn IV. GIÁO ÁN MINH HOẠ Bài 28. Bảo vệ nguồn nước I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước, góp phần tiết kiệm nước. - Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 58, 59 SGK - Giấy Ao đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS. III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- *Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK - Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được: - Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: + Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước. + Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm ; cá và các sinh vật khác bị chết. - Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: + Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ được môi trường đất, vì những chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. + Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
- + Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản. + Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí. Tiếp theo, GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước. Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: - Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. - Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước. - Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. - Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước *Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: Bước 1. Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước - Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. - Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. Bước 2. Thực hành - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn - GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia . Bước 3. Trình bày và đánh giá Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần. GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước, tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng. Bài 52. VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể:
- - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm...), và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông...). - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. - Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách điện và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị chung: phích nước nóng ; xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay... - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém. * Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm...), và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông...) và đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. * Cách tiến hành: Bước 1: HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn trang 104 SGK. Có thể cho HS dựa vào kinh nghiệm dự đoán trước khi làm thí nghiệm. Lưu ý: Với thìa kim loại thì nên dùng thìa nhôm hoặc đồng để thìa nóng nhanh và cho kết quả rõ hơn. Các nhóm trình bày kết quả quan sát và kết luận.
- Bước 2: HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung. - GV giúp HS có nhận xét: các kim loại (đồng, nhôm...) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa...dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt. - GV có thể hỏi thêm: + Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta cảm giác lạnh ? + Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ? HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung các câu hỏi trên. GV giúp HS giải thích được: những hôm trời rét, khi chạm tay vào ghế sắt, tay đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó, tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ (hoặc nhựa) thì cũng tương tự như vậy, nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. Vì vậy, tay không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt và ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. Hoạt động 2. Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí * Mục tiêu: Nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí * Cách tiến hành: Bước 1. Hướng dẫn HS đọc phần đối thoại của HS ở hình 3 trang 105 SGK GV đặt vấn đề : Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ca dao tục ngữ khác phan 2
5 p | 255 | 37
-
ca dao lịch sử và đất nước phần 2
7 p | 229 | 34
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức (Phân môn Lịch sử)
9 p | 14 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức (Phân môn Lịch sử)
11 p | 13 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức (Phần Địa lí)
9 p | 9 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang
35 p | 10 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
10 p | 6 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
9 p | 8 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
9 p | 4 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
9 p | 6 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
15 p | 5 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Phan Bội Châu, Châu Đức
1 p | 7 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 p | 6 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức (Phân môn Lịch sử)
13 p | 8 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
9 p | 5 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 p | 3 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức (Phân môn Lịch sử)
9 p | 6 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hiệp Đức (Phân môn Lịch sử)
10 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn