intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH MỘT HỆ THỐNG VAC ĐIỂN HÌNH

Chia sẻ: Dfsdfsdf Dsfsdfsfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

831
lượt xem
147
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VAC là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50- 70% tổng thu nhập của gia đình. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH MỘT HỆ THỐNG VAC ĐIỂN HÌNH

  1. PHÂN TÍCH MỘT HỆ THỐNG VAC ĐIỂN HÌNH GVHD: NGUYỄN VĂN TRAI NHÓM 8:  NGUYỄN HOÀI AN  PHẠM THỊ NHUNG  TRƢƠNG KIM YẾN  NGUYỄN TRI PHƢƠNG  VÕ HOÀNG TRỌNG SANG
  2. I.GIỚI THIỆU: - VAC là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. - VAC là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50- 70% tổng thu nhập của gia đình.
  3. I.GIỚI THIỆU:  Mô tả một số đặc điểm của hệ thống VAC điển hình: I.1. Đối tượng : Vườn : Xoài, mít, chuối, rau… Ao : Rô phi, trắm, trôi , mè, trê phi… Chuồng : Heo, bò, giun đất… I.2. Mục tiêu chung: Cung cấp nguồn thực phẩm giúp cải thiện bữa ăn hằng ngày của gia đình Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường thông qua việc tái sử dụng nước thải và sử dụng hợp lý nguồn phân hữu cơ, các sản phẩm thải nông nghiệp khác và cỏ… Tăng thu nhập cho nông hộ Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lợi (đầu vào- đầu ra) nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận I.3. Phạm vi: Có thể thực hiện ở nông hộ, nông trại,…
  4. I.GIỚI THIỆU: I.4. Yếu tố đầu vào đầu ra: -Vườn: Đầu vào : Đất canh tác, cây giống, phân bón, nước tưới tiêu… Đầu ra: Rau , củ , quả thương phẩm ( xoài, mít, chuối , rau…) -Ao: Đầu vào: Nước , cá giống, thức ăn, phân bón… Đầu ra: Cá thương phẩm ( rô phi, trôi, mè, trê phi…) -Chuồng: Đầu vào: Chuồng trại, thức ăn, thuốc, nước… Đầu ra: Heo thịt , bò thịt , giun sinh khối…
  5. VƯỜN CHUỒNG AO
  6. - Vườn: chủ yếu là trồng cây ăn trái , nên kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng (Xoài-chuối-thơm) nhằm tiết kiệm không gian, để tăng hiệu quả kinh tế thì cây trong vườn nên trồng là cây hàng năm và cây lâu năm. Có thể trồng thêm các loại rau màu (ớt, rau húng quế, cây họ đậu,…) hay cỏ. - Ao: kết hợp nhiều loài cá có tính ăn khác nhau và sống ở các tầng nước khác nhau để tận dụng thức ăn (Rô phi-mè-trắm cỏ-trê phi).Một phần mặt ao thả rau muống dùng làm thức ăn cho heo. - Chuồng: nuôi gia súc, gia cầm (Bò-heo,..)
  7. - Các sản phẩm từ vườn như rau, cỏ, thân chuối…có thể sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá và gia súc (gia cầm). - Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cây, cung cấp nước để vệ sinh chuồng trại. - Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm được sử dụng cho vườn và ao như là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng và nguồn thức ăn trực tiếp cho các loài cá.
  8. I.5.Tính cấp bậc : Hệ thống VAC Chuồng Ao Vườn … … Mít Xoài Rô phi Trôi Bò Heo Giun đất
  9. II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG: II.1. Vườn: Chuẩn bị đất: - Đất phải được cày bừa kỹ, lên liếp và đào hố,phơi đất để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt - Trước khi trồng cây nên bón phân cho đất Kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý: - Chọn cây xoài, mít, chuối, rau…chọn những cây giống khỏe mạnh không sâu bệnh - Tùy vào đặc điểm của cây mà trồng với mật độ khoảng cách nhất định - Nên trồng cây vào đầu mùa mưa để giảm công tưới nước - Phân bón :Việc bón phân thích hợp sẽ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, ít hoặc ko tác động xấu đến kết cấu đất canh tác và MT - Thường xuyên làm cỏ, xới đất, tưới nước cho cây. Thu hoạch - Khi tới mùa vụ ta thu hoạch đem bán để tăng thêm thu nhập cho nông hộ
  10. II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG: II.2. Ao: Cải tạo ao: - Tháo cạn nước - Phơi đáy ao, xới đảo nền đáy nhằm tạo điều kiện cho các vật chất hữu cơ phân hủy, các mầm bệnh do do vi khuẩn bị tiêu diệt, loại thải khí độc - Loại trừ các loại cá tạp hay cá dữ sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi sau này - Phát hiện và khắc phục các lỗ hổng hay rò rỉ của bờ ao Thả giống: - Chọn cá có kích thước đồng đều, màu sắc đặc trưng, bơi nhanh khỏe mạnh - Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều tối Chăm sóc và quản lý: - Đối với cá ăn thực vật ( trắm cỏ) ta tận dụng ngay nguồn thức ăn có sẵn trong hệ thống ( cỏ, rau) - Trong điều kiện nuôi ta có thể sử dụng cám, bánh dầu, khoai đậu làm thức ăn cho cá rô phi Thu hoạch: - Có thể đánh tỉa phục vụ nhu cầu bữa ăn cho hộ gia đình - Thu hoạch một lần
  11. II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG: II.3. Chuồng: Xây dựng chuồng trại: - Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ thoáng mát , có rèm che lúc mưa gió - Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2% , không tô láng . Có máng ăn , máng nước riêng biệt. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng Chọn vật nuôi: - Chọn đàn heo giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn không có dấu hiệu của bệnh Chăm sóc và quản lý: - Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi. Thức ăn tốt giúp đàn heo mau lớn lãi suất cao nâng cao phẩm chất thịt - Có thể dùng thức ăn hỗn hợp của các xí nghiệp thức ăn gia súc gia cầm có uy tín, TĂ tự trộn từ các ng.liệu có sẵn trong hệ thống như : Rau, thân chuối, cá tạp... - Phải đảm bảo đủ lượng nước theo nhu cầu của vật nuôi, nước phải sạch sẽ - Luôn đảm bảo đàn heo sạch sẽ, khu vực chăn nuôi thoáng mát, yên tĩnh không gây xáo trộn. Phun thuốc sát trùng diệt ruồi muỗi mối tháng một lần - Thường xuyên kiểm tra phát hiện những trường hợp bất thường ở vật nuôi - Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống - Tiêm phòng cho vật nuôi Thu hoạch - Khi vật nuôi đạt kích cỡ thương phẩm ( heo: 90-100kg/con) - Nên xuất chuồng vào sáng sớm hoặc xế chiều, cho uống nước đầy đủ, không nên cho ăn no tránh vật nuôi chết trong quá trình vận chuyển
  12. VI. CÁC THUỘC TÍNH 1. Chi phí đầu tư: - Do sản xuất ở qui mô nhỏ ( hộ gia đình) nên chi phí đầu tư thấp, tốn ít công - Trong mô hình VAC, nhờ vào việc tận dụng các nguồn lợi sẵn có (đầu ra của hệ thống này là đầu vào của hệ thông kia) nên đã tiết kiệm được một số chi phí đầu tư. 2. Năng suất: - Năng suất đạt được ở mức trung bình, do sản xuất với qui mô nhỏ, sản phẩm thu được có giá trị kinh tế thấp. 3. Khả năng sinh lợi: - Lợi nhuận tương đối - Tạo giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm
  13. VI. CÁC THUỘC TÍNH 4. Tính rủi ro: - Việc kết hợp của ba hệ thống giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. (Nếu chỉ sản xuất đơn lẻ, khi một hệ thống không đạt năng suất thì lỗ vốn) 5.Tính bền vững và ổn định: - Mô hình VAC được coi là mang tính chất sinh thái, do ít gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng nguồn chất thải hiệu quả thông qua việc tuần hoàn nguồn nguyên liệu giữa các thành phần khác nhau của mô hình VAC giúp nâng cao tính bền vững của toàn bộ mô hình VAC. - Mô hình sản xuất VAC có tính ổn định cao, có thể sản xuất lâu dài vì ít đây được coi là mô hình sinh thái có tính kinh tế ( tiết kiệm), tính bền vững. 6.Tính công bằng: - Mô hình VAC mang lại nguồn thu nhập cho gia đình
  14. III.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: III.1. Thuận lợi: - Các thành phần trong mô hình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , rất thuận lợi cho một nền kinh tế nông nghiệp bền vững và lâu dài - Khai thác hết tiềm năng hiệu quả đất đai trên cùng một diện tích - Mô hình lấy ngắn nuôi dài: nuôi gia súc, gia cầm hay trồng các loại rau, đậu, hoa màu có thời gian sinh trưởng ngắn để thu hoạch sớm bán lấy tiền đầu tư lâu dài cho cây ăn trái. - Tiết kiệm trong nông nghiệp: sử dụng phân trong chăn nuôi gia súc gia cầm, bùn non đáy ao…dùng làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho chăn nuôi thủy sản. - Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi - Góp phần giải quyết tốt nguồn thực phẩm cho gia đình ở nông thôn - Có thể cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường nội địa
  15. III.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: III. Khó khăn: - “Yếu tố đầu ra không ổn định, thường bị các thương lái trung gian ép giá, gây khó khăn cho việc bán sản phẩm làm ra của nông hộ” - Đa số nông dân có ít kinh nghiệm, còn hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu thông tin… - Còn mang nhiều yếu tố tự phát, quy mô nhỏ lẻ và hoạt động phân tán, thiếu sự liên kết, thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất vì phần lớn mô hình VAC hình thành từ vốn tự có. - Kỹ thuật nuôi trồng chủ yếu dựa vào công nghệ truyền thống và vì vậy cho năng suất thấp - Các loài nuôi trồng có giá trị kinh tế thấp - Khó khăn về đất đai để mở rộng phạm vi sản xuất
  16. IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: - Đào tạo thêm chuyên viên khuyến nông (VAC) đề hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường các lớp tập huấn tại địa phương để trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho hộ ND. - Người dân làm VAC rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền và các ngành chức năng. - Chính quyền địa phương cần tặng bằng khen hay tuyên dương những hộ có kết quả tốt khi áp dụng mô hình VAC để khích lệ tinh thần của nông hộ. - Người nông dân làm VAC cần chủ động hơn trong việc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất; phát triển những mô hình, cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định lâu dài mang tính bền vững, bên cạnh đó không ngừng học hỏi, tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin, nhu cầu thị trường, mở rộng hợp tác liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Cần có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, internet, báo chí..) và thực hiện tốt liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà kinh doanh để đảm bảo đầu ra ổn định, tạo điều kiện để nông dân an tâm sản xuất và cải thiện điều kiện sản xuất. VD: Các cơ quan chức năng ở địa phương có thể ký hợp đồng trực tiếp với các công ty, các doanh nghiệp…để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
  17. V. KẾT LUẬN: - Mô hình VAC là một thể thống nhất, mỗi thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tƣơng hổ với nhau. - Mô hình VAC là một mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, vƣơn lên làm giàu của ngƣời nông dân đặc biệt là ngƣời dân ở nông thôn và giảm thiểu sự gây ô nhiễm môi trƣờng. Đồng thời giúp tăng hệ số sử dụng đất, cải tạo đất, giảm chi phí đầu tƣ và giảm áp lực cho đất.
  18. CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE ……!!!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2