intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch thông minh đã trở thành một xu thế mới trên thế giới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho ngành du lịch, tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh tại Việt Nam nói chung đang cố gắng đầu tư và áp dụng loại hình này nhằm tạo ra hiệu quả tăng trưởng du lịch cho địa phương mình. Nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận về du lịch thông minh, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch và các giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Vĩnh Long trong xu thế 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long

  1. Phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long Dương Thị Loan Tóm tắt Du lịch thông minh đã trở thành một xu thế mới trên thế giới nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho ngành du lịch, tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh tại Việt Nam nói chung đang cố gắng đầu tư và áp dụng loại hình này nhằm tạo ra hiệu quả tăng trưởng du lịch cho địa phương mình. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: thu thập và xử lý tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Nghiên cứu cũng đưa ra cơ sở lý luận về du lịch thông minh, tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch và các giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Vĩnh Long trong xu thế 4.0. Từ khóa: Tỉnh Vĩnh Long, Du lịch thông minh, phát triển du lịch thông minh SOLUTIONS FOR DEVELOPING SMART TOURISM IN VINH LONG PROVINCE Abstract Smart tourism has become a trend in the world to promote growth for the tourism industry. Vinh Long province in particular and provinces in Vietnam in general are trying to invest and apply this type to improve the tourism. The research used the following methods: collecting and processing documents, field survey methods and document synthesis methods. The research also provides a theoretical basis for smart tourism, the potential and current status of tourism development and solutions for smart tourism development in Vinh Long in the 4.0 trend. Keywords: Vinh Long province, Smart tourism, smart tourism development 1. Đặt vấn đề Ngành du lich hiện nay đã trở thành một ngành công nghiệp không khói và đem lại lợi nhuận cao cho các quốc gia trên thế giới, vì thế tìm kiếm một giải pháp tối ưu để thúc đẩy và tạo ra sự đột phá cho ngành này và mang lại lợi thế cạnh tranh so với các nước là một việc cấp bách. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt cuộc sống con người, đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi tích cực để bắt kịp xu hướng. Trong thời gian qua, các ngành nghề đã có những thay đổi để bắt kịp xu thế này và tạo được những hiểu quả bước đầu. Việt nam chúng ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trong quá trình hội nhập cách mạng 4.0, tuy nhiên sự thích ứng này đang ở mức thấp và chưa tạo ra được hiệu ứng tốt khi áp dụng vào các lĩn vực trong đó có du lịch. Trong thời gian qua các cơ quan ban ngành nhà nước đã có những chính sách ban hành và đường lối để thúc đẩy du lịch thông minh tại Việt Nam và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, tuy nhiên với thực trạng hiện nay của tỉnh Bến Tre sẽ gặp nhiều rào cản khi thực hiện. Vì thế cần có những giải pháp và hướng đi cụ thể, phù hợp với từng bối cảnh và giai đoạn để đạt hiểu quả cao và tránh lãng phí khi thực hiện. Nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long” sẽ cho chúng ta có cái nhìn khách quan, giúp Vĩnh Long trở thành điểm đến hấp dẫn hơn. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Du lịch thông minh là “du lịch được hỗ trợ bởi các nỗ lực tích hợp tại một điểm đến để thu thập và tổng hợp dữ liệu có được từ cơ sở hạ tầng vật chất, kết nối xã hội, nguồn của chính 782
  2. phủ hoặc tổ chức và cơ thể hoặc tâm trí con người kết hợp với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để chuyển đổi dữ liệu thành trải nghiệm du lịch tại điểm và đề xuất các giá trị kinh doanh với sự tập trung rõ ràng vào hiệu quả, tính bền vững và làm giàu trải nghiệm (Ulrike Gretzel, 2018). Khái niệm du lịch thông minh bắt nguồn từ thuật ngữ "Hành tinh thông minh hơn" là nền tảng quản lý du lịch thông minh, sử dụng tài nguyên du lịch của quốc gia, với sự trợ giúp của điện toán đám mây và công nghệ mạng, quản lý du lịch một cách thống nhất, thông minh, chuyên sâu, cải thiện việc ra quyết định quản lý tài nguyên du lịch, mở rộng lĩnh vực dịch vụ liên quan đến ngành du lịch, định hướng du lịch, định hướng "lữ hành, lưu trú, ẩm thực, mua sắm và giải trí", phát triển các loại hình liên kết ngành liên quan; sử dụng công nghệ mạng, đặt nhiều loại thiết bị cảm biến trong các loại tài nguyên du lịch, các nguồn tài nguyên du lịch cho nhận diện, tài sản, trạng thái, vị trí. Chức năng của du lịch thông inh được thể hiện như sau: Lữ hành, quản lý điểm đén thông minh, dịch vụ đường dây nóng, lập ý tưởng du lịch, chỉ dẫn mua hàng thông minh, chỉ dẫn thông minh (Ning Wang (2014). Du lịch thông minh bao gồm năm lớp: 1) lớp vật lý bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân tạo cũng như cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ; 2) lớp công nghệ thông minh liên kết với cơ sở hạ tầng vật lý này và cung cấp các giải pháp kinh doanh phụ trợ và các ứng dụng tiêu dùng phía trước; 3) lớp dữ liệu bao gồm lưu trữ dữ liệu, xóa dữ liệu mở và các ứng dụng khai thác dữ liệu; 4) lớp kinh doanh đổi mới dựa trên các công nghệ có sẵn và các nguồn dữ liệu tương ứng; và 5) lớp trải nghiệm trong đó các trải nghiệm kết quả về công nghệ và dữ liệu được tiêu thụ (Gretzel, Ham và Koo, 2018). Muốn phát triển du lịch thông minh cần đề cập đến yếu tốt cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, kết nối xã hội và chính cả yếu tố con người mà ở đây và mốn phát triển được du lịch thông minh cần hội tụ đầy đủ 4 yếu tố cơ bàn đó là: 1) công nghệ thông minh; 2) người tiêu dùng thông minh; 3) doanh nghiệp du lịch thông minh; 4) điểm đến thông minh. Du lịch thông minh phát triển sẽ tạo nên sự cạnh tranh giữa các địa phương và điểm đến du lịch, cũng như tạo ra các lợi thế tốt (Gretzel, Ham và Koo, 2018). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý thông tin: Thu thập các tài liệu thứ cấp, các báo cáo khoa học đã công bố trước đó, các số liệu du lịch qua các năm của TP.HCM. Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa trên địa bàn TP.HCM, các điểm hoạt động du lịch tiến hành quan sát, ghi nhận các hoạt động du lịch, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm thu thập các thông tin, các số liệu liên quan đến hiện trạng khai thác du lịch du lịch. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL. Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp 783
  3. các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ. Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn. Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Vĩnh Long qua các năm biến động từ 27,3 – 28,4°C, hơn nữa Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch. Tỉnh nằm ở vị trí là cầu nối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ – 2 trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật và du lịch lớn của cả nước. Với vị trí thuận lợi đó thì tỉnh Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thức đẩy vào đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nó riêng cũng như du lịch cả nước nói chung. 3.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long 3.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long có rất nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch, cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa. Vĩnh Long là một vùng vùng đồng bằng khá rộng lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều động thực vật phù sa đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn. Hiện nay đây là một địa phương ở khu vực ĐBSCL có nhiều cù lao với hệ sinh thái và cảnh quan hấp dẫn như: cù lao An Bình, huyện Long Hồ; cù lao Dài, huyện Vũng Liêm; cù lao Mây, huyện Trà Ôn. Khí hậu khá thuận lợi quanh năm tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Song song với đó hệ thống tài nguyên sinh vật cũng khá phong phú và đa dạng. Tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương cũng đa dạng với những điểm nhấn tiêu biểu và độc đáo: Theo thống kê trên địa bàn hiện tại có 700 di tích trong đó 54 di tích được xếp hạng cấp tỉnh 11 di tích được xếp hạng cấp quốc gia bao gồm: Văn Thánh Miếu, Đình Long Thanh, Thất Phủ Miếu, Chàu Phước Hậu, Chùa Tiên Châu, Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang, Công Thần Miếu, Đình Tân Hoa, KLN Cố chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, Di tích Căn cứ Cái Ngang. Ngoài ra, 43 di tích cũng được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay trên địa bàn cũng có rất nhiều lễ hội gắn với các phong tục tập quán của cư dân bản địa tạo được sức hút đối với du khách gần xa đến tham quan và tìm hiểu như: Lễ hội Donta của người Khơme, lễ Oc Oom Boc, lễ hội lăng Ông Thống Chế Điều Bát, Lễ hội Kỳ Yên, lễ Chol Chnam Thmay và một số lễ hội khác mang nhiều nét độc đáo của cộng đồng cư dân bản địa. Vĩnh Long hiện nay có rất nhiều làng nghề nổi tiếng và lâu đời, với những sản phẩm độc đáo tạo sự thích thú với du khách như làng nghề bánh tráng ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình và xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, làng nghề sản xuất gạch – gốm ở ven sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyện Long Hồ và huyện Mang Thít, Làng nghề đan Nón Lá Long Hồ, Làng nghề nấu Rượu Nếp Sơn Đông, làng nghề đan Thảm Lục Bình…..Với những nét đặc trưng trên tạo nên những giá trị to lớn cho sự phát triển các loại hình du lịch cho tỉnh Vĩnh Long nhất là tiền để để phát triển loại hình du lịch Thông Minh trong tương lai. 3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long 784
  4. Khách du lịch nội địa: Theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch tỉnh Vĩnh Long và Tổng Cục Du lịch, giai đoạn 2015 đến 2021 số lượng khách du lịch nộ địa của tỉnh Vĩnh Long có rất nhiều biến chuyển tích cực, cụ thể: Năm 2015 số lượng khách đạt 755.000/lượt, chiếm 4.16% tỉ trọng của khu vực ĐBSCL; 2016 đạt 945.000/lượt chiếm 3.63%; 2017 là 1.000.000/lượt và chiếm tỉ trọng 3.12% ĐBSCL; Năm 2018 là 1.090.000/lượt, chiếm 2.92%; Năm 2019 cùng với sự gia tăng mạnh của toàn ngành du lịch số lượng khách du lịch nội địa tới tỉnh Vĩnh Long tăng và đạt 1.287.000/lượt và chiếm 3.04% so với ĐBSCL. Tuy nhiên, tới năm 2020 và 2021 do tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước nên số lượng khách tới tỉnh giảm mạnh, chỉ đạt 626.250/Lượt, chiếm 2.19% ĐBSCL và 398.064/Lượt. Trong khi đó khu vực ĐBSCL năm 2020 chỉ đạt 28.500.000 lượt và chiếm 50.9% so với cả nước. khách nội địa khoảng 994.500 lượt, tăng 147 % so với năm trước. Khách du lịch quốc tế: Số lượng khách du lịch quốc tế cũng có nhiều biến chuyển tích cực, tuy nhiên sự tăng trưởng cũng bị nhiều yếu tố ảnh hưởng. Năm 2015 số lượng khách du lịch quốc tế đạt 205.000 lượt chiếm 11.4% ĐBSCL; Năm 2016 là 215.000 lượt, chiếm 10.0%; 2017 là 203.000 lượt, chiếm 7.1%; Năm 2018 đạt 210.000 lượt chiếm tỉ trọng 6.14% ĐBSCL. Đến năm 2019 cùng với đà tặng trưởng mạnh của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng thu hút được số lượng khách quôc tế đến thăm quan mà nghỉ mát nhiều hơn so với các năm trước và đạt 215.000 lượt chiếm 6.24% ĐBSCL (2019 ĐBSCL chiếm tỉ trọng 19.1% so với cả nước). Tuy nhiên cũng như khách nội địa năm 2020 năm 2021 lại đánh dốc cột mốc giảm mạnh do dịch bệnh, các nước hạn chế thông thương qua lại điều này dẫn tới lượng khách chỉ đạt lần lượt là 38.750 lượt, chiếm 4.96% ĐBSCL năm 2020 và 1.936 lượt năm 2021. Thời điểm năm 2022 số lượng khách du lịch quốc tế của tỉnh Vĩnh Long đạt quốc tế khoảng 5.500 lượt, tăng 184 % so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ hoạt động du lịch: Thu nhập từ HĐDL giai đoạn 2015 - 2021 của tỉnh Vĩnh Long tăng dần qua các năm từ 2015 đến 2019 cụ thể: Năm 2015 đạt 220 tỷ đồng, chiếm 2.55% so với ĐBSCL; Năm 2016 đạt 300 tỷ đồng chiếm 3.22% ĐBSCL; 2017 Vĩnh Long đạt doanh thu 312 tỉ đồng chiếm 2.76% ĐBSCL; 2018 doanh thu của du lịch của tỉnh đạt 340 tỉ đồng, chiếm 1.43% ĐBSCL; Năm 2019 đánh giá mức tăng mạnh về doanh thu là 525 tỷ đồng đây cũng là mức cao nhất chiếm 1.75% so với ĐBSCL. Thời điểm năm 2020, 2021 do hoạt động du lịch bị ngưng trễ xảy ra cả trong và ngoài nước, dẫn tới doanh thu chỉ đạt 190 tỉ đồng, chiếm 0.87% so với ĐBSCL (2020); 188 tỉ đồng, chiếm 1.98% sơ với ĐBSCL (2021). Năm 2022 tăng 150 % so với cùng kỳ 2021, doanh thu đạt 480 tỷ đồng. Cơ sở vật chất – Kỹ thuật phục vụ du lịch: Trong giai đoạn 2015 đến 2022 tỉnh Vĩnh Long đã cố gắng khắc phục những mặt hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tuy nhiên để vẫn còn nhiều bất cập còn tồn đọng và đòi hỏi cần có kế hoạch lâu dài và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành như: Một số đề án, dự án du lịch triển khai chậm nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch chưa đồng bộ, dẫn tới quá trình đi vào một số điểm tham quan còn gặp nhiều khó khăn như xe trên 30 chỗ chở khách khó vào một số địa điểm tham quan. Bên cạnh đó số lượng các cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống còn nhiều hạn chế, hiện nay tỉnh Vĩnh long chưa có khách sạn đạt chuẩn 4 và 5 sao cũng như các nhà hàng có sức chứa cao và chất lượng. Một số điểm du lịch hoạt động không hiệu quả, kinh phí cấp cho hoạt động lĩnh vực du lịch còn thấp và mức hỗ trợ của tỉnh cho nhà đầu tư còn thấp so với các khu vực khác nên doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư. 785
  5. Nguồn nhân lực du lịch: Theo công văn số 1267/SVHTTDL-QLDL về việc báo cáo, đánh giá thực trạng và dự báo nguồn nhân lực du lịch thì trong giai đoạn 2019 trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có tổng 1446 nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. Trong đó số lượng nhân lực từ 30 đến 50 tuổi chiếm số lượng lớn với 543 người, bên cạnh đó trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nên số lượng lao động có trình độ ngày càng được năng cao cụ thể: Trình độ sau đại học là người, đại học 521 người, cao đẳng 230 người, trung cấp 175 người ngoài ra khoảng 515 người ở trình độ sơ cấp nghề và các trình độ khác. Bên cạnh đó công tác đào tạo thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được chú trọng và ngày càng có các chính sách phát triển để phù hợp với xu hướng 4.0 hiện nay. 3.4. Vấn đề đặt ra với phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long Như đã trình bày ở phần tiềm năng và thực trạng, thì hiện nay tỉnh Vĩnh Long có tiềm năng để phát triển du lịch và áp dụng du lịch thông minh để tăng cường sức cạnh tranh với các tỉnh và thành phố trong khu vực. Tuy nhiên, muốn phát triển loại hình du lịch thông minh tại đây là một vấn đề cần được nhìn nhận khách quan để mang lại hiệu quả cao và tranh lãng phí cho địa phương khi tăng cường đầu tư loại hình du lịch mới này. Trong nguyên tắc để phát triển du lịch thông minh thì yếu tố hạ tầng và cơ sở vật chất đóng vai trò mấu chốt quyết định đến tính khả thi khi thực hiện. Vĩnh Long hiện nay có một yếu điểm đó là: Cơ ở vật chất của địa phương còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càn cao của khách du lịch. Ngoài ra nguồn nhân lực du lịch tại đây còn hạn chế, trình đô chuyên mon còn chưa cao và chưa nắm được sự thay đổi nhảy cảm của ngành du lịch khi xu thế công nghiệp 4.0 đổ bộ. Trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Long đã dần đưa du lịch thông minh vào quá trình phục vụ khách du lịch, như đặt phòng, quảng bá, nhà hàng và các dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu đồng bộ, vướng mắc giữa và liên kết giữa các ngành có liên quan đã tạo ra sự rào cản rất lớn khi thực hiện 3.5. Giải pháp phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long Để du lịch của TP.HCM phát triển mãnh mẽ trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang đổ bộ tại Việt Nam và toàn thế giới cần đẩy mạnh và duy trì du lịch truyền thống trên cơ sở áp dụng dần khoa học và kỹ thuật công nghệ để dần xâm nhập phát triển du lcihj thông minh. Thứ nhất: Tỉnh Vĩnh Long cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nói chung và quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc cấp thoát nước cũng như năng lượng, môi trường một cách đồng bộ và liên kết chặt chẽ hơn nữa để mang lại hiệu quả hơn khi triển khai du lịch thông minh trên địa bàn. Ngoài ra, cần phát triển toàn diện nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dich vụ du lịch, tiện nghi điểm đến, khu du lịch, điểm du lịch, ăn uống, giải trí, lưu trú. Tiếp tục đầu tư và nâng cấp mạng lưới hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, xây dựng bộ dữ liệu số hóa để thống nhất quy trình phát triển du lịch thông minh. Quan tâm những tiến bộ khoa học và công nghệ vào quản lý, vận hành hoạt động dịch vụ của ngành du lịch và nắm bắt xu thế, quảng bá và thực hiện truyền thông quảng bá du lịch bằng công nghệ thông tin từ đó đẩy mạnh thói qen sử dụng nắm bắt thông tin của khách hàng qua các phương tiện công nghệ. 786
  6. Thứ hai: mới sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch, nhằm tạo ra sự cạnh tranh và đột phá mới trong hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố. Do nước ta nếu xét về quá trình phát triển du lịch thông minh đang ở giai đoạn dần định hình và chưa có nhiều kinh nghiệm bằng một số quốc gia trên thế giơi nên tỉnh cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đã thành công ở mô hình du lịch thông minh này. Thứ ba: sử dụng mã QR để quản lý thông tin và giải quyết các vấn đề rắc rối của khách du lịch thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu dùng chung. Muốn làm được điều này thì cần phát triển mạng lưới công nghệ hiện đại, tiên tiến và trải khắp trên địa bàn Vĩnh Long để đáp ứng những nhu cầu nhanh chóng và tính tiện ích mà khách du lịch thông minh hướng tới hiện nay. Thứ tư: phát triển du lịch thông cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, trong đó các doanh nghiệp du lịch cũng cần có sự thay đổi để thích ứng kịp xu hướng. Việc các doanh nghiệp du lịch nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 để chuyển đổi dần mô hình doanh nghiệp của mình, đầu tư và áp dụng công nghệ du lịch, công nghệ thông tin và viễn thông để thực hiện kinh doanh trực tuyến liên kết với các tỉnh và thành phố phụ cận để thu hút khách. Thứ năm: Nhân lực du lịch là vấn đề cấp thiết để có cơ sở khi thực hiện phát triển du lịch thông minh, việc đào tạo nhân lực có trình độ theo cơ cấu cũng rất quan trọng và có phương pháp hợp lý. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ nhân lực du lịch, đội ngũ quản lý du lịch trên địa bàn, thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo và nâng cao trình độ dân trí. Bên cạnh đó thực hiện nâng cao về nghiệp vụ, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ thông tin và ngoại ngữ để khi phát triển du lịch thông minh thì lực lưỡng này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch khi phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 4. Kết luận Du lịch thông minh xu thế mới trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới, Việt Nam chúng ta nắm bắt và xem đây là cơ hội để phát triển ngành du lịch. Du lịch thông minh liên quan mật thiết đến rất nhiều lĩnh vực, phát triển du lịch thông minh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Du lịch tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua đã đạt được một số hiệu quả nhất định cả về lượng khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật. Với tiềm năng du lịch của tỉnh Vĩnh Long hiện nay thì có thể phát triển mô hình du lịch thông minh, tuy nhiên cần đầu tư và tăng cường các nguồn lực. Việc phát triển mô hình này cũng cần phải có cần công nghệ thông minh, người tiêu dùng thông minh, doanh nghiệp du lịch thông minh, điểm đến thông minh. Khuynh hướng phát triển du lịch thông minh tại địa phương là một bước đi mang tầm chiến lược, tạo ra nhiều cơ hội choVĩnh Long. Thời gian tới cần có sự đầu tư, nâng cấp công nghệ, đẩy mạnh truyền thông và điểm đến thông minh, đào tạo nhân lực thông minh để đáp ứng những du cầu cần có khi thực hiện du lịch thông minh trong thời gian tới và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số hiện nay. Tài liệu tham khảo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016). Đề án tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội lĩnh vực du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Ning Wang (2014), Research on Construction of Smart Tourism Perception System Ulrike Gretzel (2018), “From smart destinations to smart tourism regions” Investigaciones Regionales – Journal of Regional Research, Issue 42, Pages 171 – 184. 787
  7. Ulrike Gretzel (2018), “From smart destinations to smart tourism regions” Investigaciones Regionales – Journal of Regional Research, Issue 42, Pages 171 – 184. Ulrike Gretzel, Juyeon Ham, Chulmo Koo (2018), Creating the City Destination of the Future: The Case of Smart Seoul, Managing Asian Destinations, Springer, p. 199-214. THÔNG TIN TÁC GIẢ Tác giả: Dương Thị Loan; Học hàm/học vị: Thạc sĩ Đơn Vị: Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến Chức Vụ: Giảng viên Mail: loandt@vhu.edu.vn SĐT: 0829897404 788
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2