PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH<br />
TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI<br />
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY<br />
Ths ĐỖ VĂN QUÂN<br />
Viện Xã hội học,<br />
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
1. Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hộ và xây dựng nông<br />
thôn mới<br />
Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam.<br />
Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với<br />
chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ. Sớm nhận thức rõ<br />
vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình đổi mới và phát triển<br />
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về nông nghiệp,<br />
tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của<br />
Bộ Chính trị khóa VI (1988), hộ nông dân đã thực sự được trao quyền tự chủ trong<br />
sản xuất, và do đó đã khơi dậy nhiều nguồn lực và tiềm năng để kinh tế hộ gia đình<br />
phát triển; người nông dân gắn bó với ruộng đất hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm<br />
canh tăng vụ, ruộng đất được sử dụng tốt hơn... Nghị quyết Trung ương 6 lần 1<br />
(khoá VIII) với chủ trương tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là<br />
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh<br />
vực có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và<br />
phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn<br />
2001 - 2010 đã xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết<br />
cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành<br />
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị định số 66/HĐBT ngày 2-3-1992; Luật Doanh<br />
nghiệp (2005) đã khẳng định: Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả<br />
kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện<br />
thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với quy mô để hộ gia đình có thể<br />
chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo pháp luật.<br />
Theo đó, kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng góp phần<br />
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Xuất<br />
hiện nhiều hộ gia đình sản xuất theo phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh<br />
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản...<br />
Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta<br />
thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một nội<br />
dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,<br />
nông thôn. Ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 491 ban hành bộ<br />
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Bộ tiêu chí quy định việc thực hiện nông thôn<br />
mới ở nước ta gồm 7 vùng, với 5 nội dung, 19 tiêu chí. Trong đó, phát triển kinh tế<br />
hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ<br />
cấu lao động nông thôn là những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về<br />
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.<br />
2. Một số kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới và phát triển<br />
kinh tế hộ gia đình ở Đồng bằng sông Hồng<br />
Đồng bằng sông Hồng có 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc<br />
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình; diện<br />
tích xấp xỉ 15 nghìn km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 nghìn ha, chiếm<br />
57%. Dân số là 19.577.944 người (thời điểm 1-4-2009). Tính đến hết năm 2011,<br />
đồng bằng sông Hồng có 87,3% số xã đạt từ 2 đến 5 tiêu chí nông thôn mới(1).<br />
Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu trong công tác tiến hành quy<br />
hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới. Sau gần 2 năm thực hiện thí điểm xây<br />
dựng nông thôn mới, các xã điểm của Nam Định đang từng ngày đổi thay. Nhiều<br />
tiêu chí nông thôn mới đã được các xã hoàn thành. Năm 2012, Nam Định đã rà soát,<br />
đánh giá thực trạng nông thôn ở cả 209 xã, thị trấn có sản xuất nông nghiệp. Trong<br />
đó 3 xã, thị trấn đạt từ 11 đến 13 tiêu chí; 107 xã, thị trấn đạt từ 6 đến 10 tiêu chí và<br />
99 xã, thị trấn đạt dưới 6 tiêu chí. Tại Thái Bình, sau hơn 3 năm thực hiện, tại 8 xã<br />
điểm xây dựng nông thôn mới của Tỉnh đã đạt từ 13-15 tiêu chí. Tỉnh tiếp tục tập<br />
trung phấn đấu 8 xã này cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm<br />
2013.<br />
Khảo sát 8 xã thuộc 4 tỉnh Đồng bằng sông Hồng(2) năm 2012 cho thấy phát<br />
triển kinh tế hộ gia đình đang có những biến đổi nhanh chóng và đa chiều giữa các<br />
nhóm hộ. Sự khác biệt này do nhiều nhân tố tác động, trước hết phụ thuộc vào độ<br />
tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ; vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở<br />
khu vực nông thôn, nhất là tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề này được<br />
nhận diện, phân tích trên một số khía cạnh sau:<br />
Một là, cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ. Khảo sát năm 2012 cho thấy, tỷ lệ các<br />
chủ hộ làm nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định và Thái Bình<br />
lần lượt là 20,7; 41,1; 41 và 46,6%. Như vậy, nếu như sản xuất nông nghiệp là nghề<br />
nghiệp chính của chủ hộ gia đình ở các địa bàn khảo sát của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Nam<br />
Định và Thái Bình thì ở Bắc Ninh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đang trở thành một<br />
nghề chính của nhiều chủ hộ gia đình(3). Số chủ hộ gia đình ở các vùng nông thôn<br />
đồng bằng sông Hồng còn giữ nghề sản xuất nông nghiệp là dưới 50%. Nếu đối<br />
chiếu với tiêu chí nông thôn mới ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ lao động<br />
trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp dưới 25%, thì ở Bắc<br />
Ninh đã cơ bản đạt được, tuy nhiên ở các tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc và Thái Bình<br />
sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát cho thấy, độ tuổi của chủ hộ càng cao thì<br />
cơ cấu kinh tế hộ theo hướng nông nghiệp càng cao. Chẳng hạn, ở nhóm chủ hộ có<br />
độ tuổi 20-29, số chủ hộ làm nông nghiệp chỉ chiếm 8,3%; ở nhóm tuổi 30-39 thì<br />
chiếm 15,5%; nhóm tuổi 40-49 thì chiếm tới 22,9%; ở nhóm tuổi 50-59 chiếm<br />
51,2% và ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 46,4%.<br />
Ở các nhóm tuổi trẻ hơn, người lao động có xu hướng chuyển dịch sang các nghề<br />
phi nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, ở nhóm tuổi 20-29, tỷ trọng<br />
lao động làm nông nghiệp đã xuống dưới 10%.<br />
Bên cạnh yếu tố độ tuổi của chủ hộ, thì học vấn là một yếu tố rất quan trọng ảnh<br />
hưởng đến cơ cấu kinh tế của hộ gia đình. Người lao động càng có trình độ học vấn<br />
cao hơn thì càng có xu hướng chuyển sang các nghề phi nông nghiệp nhiều hơn.<br />
Trong khi đối với những người lao động có trình độ học vấn lớp 1-5, số người làm<br />
sản xuất nông nghiệp là 50,9% thì những người lao động có trình độ học vấn lớp 10-<br />
12 có tỷ lệ làm sản xuất nông nghiệp là 27,7%(4). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu<br />
cũng cho thấy mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người lao động và các nghề<br />
buôn bán, dịch vụ. Chỉ 5,3% số người có trình độ học vấn lớp 1-5 làm các nghề<br />
buôn bán, dịch vụ so với tỷ lệ 16,4% số người có trình độ lớp 10-12 làm các nghề<br />
này(5). Như vậy, trong thời gian tới, chỉ tiêu về giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư<br />
nghiệp dưới 25% ở khu vực Đồng bằng sông Hồng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi<br />
trong thực hiện bởi xu hướng trẻ hóa và nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ gia<br />
đình.<br />
Hai là, cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình: Qua thống kê các hộ gia đình có<br />
từ 2 lao động trở lên cùng làm một trong số những nghề chính là sản xuất nông<br />
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ. Cho thấy, tỷ trọng các hộ làm<br />
nghề sản xuất nông nghiệp là 34,3%; làm tiểu thủ công nghiệp 8,9%; làm buôn bán,<br />
dịch vụ 8,5% và làm các nghề khác là 48,3%. Cơ cấu nghề của các hộ có những<br />
khác biệt nhất định theo tỷ trọng giữa các nhóm nghề ở 4 tỉnh.<br />
Cơ cấu nghề ở Bắc Ninh theo các nghề sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công<br />
nghiệp, buôn bán, dịch vụ và các nghề khác là: 17,2; 32,8; 8,1 và 41,9%.<br />
Cơ cấu nghề ở Vĩnh Phúc là 38; 0,5; 7,8 và 53,6%. Cơ cấu nghề ở Nam Định là<br />
30,3; 0,5; 16,4 và 52,8%.<br />
Cơ cấu nghề ở Thái Bình là 52,4; 1; 1,6 và 45%(6).<br />
Như vậy, Bắc Ninh là tỉnh có tỷ lệ cơ cấu lao động trong nông nghiệp thấp nhất,<br />
trong khi đó tỉnh Thái Bình có tỷ lệ cao nhất. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng<br />
đến sự chuyển dịch nghề nghiệp của các hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp sang<br />
buôn bán, dịch vụ và các nghề phi nông nghiệp là độ tuổi và học vấn của lao động.<br />
Ba là, đất đai - tư liệu sản xuất của hộ gia đình: Tư liệu sản xuất chủ yếu của các<br />
gia đình ở nông thôn là đất nông nghiệp (trồng lúa, trang trại, ao cá...). Diện tích đất<br />
sản xuất nông nghiệp ở các địa phương được Nhà nước cấp cho các hộ gia đình sử<br />
dụng từ năm 1993 theo Nghị định 64 của Chính phủ. Sau 20 năm sử dụng, diện tích<br />
đất sử dụng của các hộ gia đình ở các địa phương đã có nhiều thay đổi do gia tăng<br />
dân số và quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích mối quan hệ giữa bình quân<br />
diện tích đất trồng lúa, khẩu và nghề của hộ gia đình cho thấy, sức ép về đất trồng<br />
lúa là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch nghề nghiệp của nhiều hộ gia<br />
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Hồng. Các hộ nông nghiệp có bình quân lao<br />
động, diện tích đất trồng lúa cao nhất với 537 m2; các hộ buôn bán, dịch vụ là 500<br />
m2; các hộ làm tiểu thủ công nghiệp là 400 m2 và các hộ làm nghề khác là 438 m2.<br />
Điểm đáng chú ý là bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp các hộ buôn bán,<br />
dịch vụ có tăng thêm đáng kể diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp so với các loại<br />
hộ khác(7). Trong đó, hoạt động buôn bán,dịch vụ, mặt bằng sản xuất là đất đai cũng<br />
là một yếu tố rất quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động. Khảo sát cho thấy các hộ<br />
buôn bán, dịch vụ thường có diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp nhiều hơn các<br />
loại hình hộ sản xuất khác. Từ thực tế này cho thấy, để phát triển kinh tế hộ gia đình<br />
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, theo hướng đa dạng hóa ngành nghề thì vấn<br />
đề tư liệu sản xuất là đất đai cho các hoạt động phi nông nghiệp phải được các địa<br />
phương quan tâm giải quyết.<br />
Bốn là, thu nhập của hộ gia đình : Khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế hộ<br />
trong tiến trình hội nhập là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp,<br />
dịch vụ và nông nghiệp(8). Khảo sát cho thấy, thu nhập trung bình theo đầu người<br />
hàng tháng của các hộ gia đình là 1,484 triệu đồng. Trong đó, thu nhập trung bình<br />
của các hộ gia đình ở Bắc Ninh cao nhất (1,835 triệu đồng; ở Thái Bình có mức thấp<br />
nhất (1,189 triệu đồng). Xét theo ngành nghề, thì mức thu nhập bình quân của các<br />
hộ nông nghiệp là thấp nhất (1,073 triệu đồng); của các hộ làm tiểu thủ công nghiệp<br />
có mức cao nhất (2,097 triệu đồng). Thu nhập thấp là một yếu tố buộc nhiều hộ gia<br />
đình phải dịch chuyển sang các nghề phi nông nghiệp(9). Trình độ học vấn của chủ<br />
hộ càng cao thì hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người càng cao và<br />
ngược lại. Trong nhóm chủ hộ có học vấn lớp 1-5, số hộ có thu nhập bình quân từ 1<br />
triệu đồng trở xuống là 54,5%, trong khi đó, với nhóm chủ hộ có học vấn lớp 10-12,<br />
số hộ có thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở xuống là 32,6%(10). Từ thực tế này<br />
cho thấy, trong xây dựng nông thôn mới, vấn đề khó khăn nhất chính là nâng cao<br />
mức thu nhập cho người nông dân, nhất là các hộ làm nông nghiệp.<br />
Năm là, kinh tế gia đình và vấn đề thuê lao động. Khảo sát chỉ có 5,5% trường<br />
hợp thuê lao động để sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 14 trường hợp thuê lao<br />
động dài hạn (3,5%) và 8 trường hợp thuê lao động ngắn hạn (2%). Tỷ lệ hộ kinh tế<br />
tiểu thủ công nghiệp có thuê lao động nhiều hơn so với các hộ nông nghiệp. Đa số<br />
các hộ tiểu thủ công nghiệp chỉ thuê từ 4-9 lao động (12/14 hộ). Như vậy, các đơn vị<br />
kinh tế hộ tiểu thủ công nghiệp chủ yếu đang phát triển ở quy mô nhỏ. Trong điều<br />
kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển các<br />
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một hướng đi có triển vọng, thu hút được nhiều<br />
lao động dư thừa ở các vùng nông thôn hiện nay(11).<br />
Sáu là, tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống.<br />
Theo khảo sát của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: hệ thống tín dụng ở nông thôn<br />
đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất, với 26% số xã có tín dụng ngân hàng đứng<br />
chân(12). Tuy nhiên, khảo sát cho thấy số tiền các hộ được vay còn ít, lãi suất cao<br />
nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất. Số hộ có nhu cầu vay<br />
vốn là 28,2%, trong đó, số hộ cần vay vốn thường xuyên là 12,2%; số hộ có nhu cầu<br />
vay vốn không thường xuyên là 16%. Các hộ tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vay<br />
vốn cao nhất (56,5%) và các hộ nông nghiệp có nhu cầu vay vốn thấp nhất (19,9%).<br />
Để góp phần chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang tiểu thủ công<br />
nghiệp, cần quan tâm đến nhu cầu vốn của các hộ tiểu thủ công nghiệp. Số hộ có<br />
nhu cầu vốn từ 500 triệu đồng trở lên chiếm 8,3% và số hộ có nhu cầu vốn từ 150-<br />
400 triệu đồng chiếm 9,3 %. Số hộ có nhu cầu vốn trong phạm vi 10 triệu đồng<br />
chiếm 21,3%. Phần lớn các hộ có nhu cầu vay vốn trong phạm vi 50 triệu đồng<br />
(39,8%). Số hộ làm tiểu thủ công nghiệp chiếm hơn một nửa số hộ có nhu cầu vay<br />
vốn từ 150 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, số hộ nông nghiệp chiếm đến 70% các<br />
hộ có nhu cầu vốn trong phạm vi 10 triệu đồng. Như vậy, tiểu thủ công nghiệp đang<br />
là một lĩnh vực có nhu cầu phát triển cao nhất so với các lĩnh vực nông nghiệp và<br />
buôn bán,dịch vụ(13). Để phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng<br />
nông thôn mới, các địa phương cần quan tâm đáp ứng nhu cầu tín dụng.<br />
3. Một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở đồng bằng sông<br />
Hồng<br />
Một là, phát triển kinh tế hộ, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập và<br />
mức sống cho người nông dân là một vấn đề quan trọng, các địa phương ở đồng<br />
bằng sông Hồng cần quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để người dân<br />
chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình lên một bước mới.<br />
Hai là, bên cạnh những thuận lợi thì việc duy trì và phát triển các hộ nông<br />
nghiệp như một đơn vị kinh tế hộ đang gặp nhiều khó khăn. Các hộ nông nghiệp có<br />
xu hướng thừa lao động vì diện tích đất đai canh tác giảm. Chính vì vậy, xây dựng<br />
nông thôn mới phải gắn với phát triển kinh tế hộ, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề,<br />
nâng cao thu nhập, mức sống là trọng tâm.<br />
Ba là, xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp của các hộ gia đình nông thôn đồng<br />
bằng sông Hồng từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành<br />
nghề phi nông nghiệp khác mang tính chủ đạo. Trong quá trình chuyển dịch nghề<br />
nghiệp này, yếu tố cá nhân người lao động giữ vai trò quan trọng. Những lao động<br />
thuộc thế hệ trẻ (dưới 40 tuổi) và có trình độ học vấn lớp 10 trở lên ở nông thôn có<br />
xu hướng thoát ly ngày càng nhiều. Tuy nhiên, kinh tế hộ chỉ được phát huy và phát<br />
triển bền vững trong điều kiện chính sách phù hợp, kịp thời. Các hộ gia đình có thể<br />
tự phát triển kinh tế một cách độc lập, nhưng không thể phát triển trên diện rộng và<br />
mang tính bền vững nếu không có chính sách phù hợp của Nhà nước.<br />
Bốn là, quá trình phát triển công nghiệp đã “thu hút” hàng triệu lao động trẻ với<br />
học vấn phổ thông rời khỏi các hộ gia đình nông thôn để tới làm việc ở các xí<br />
nghiệp, công ty. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới lại chính là để người<br />
dân có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Quá trình công nghiệp<br />
hóa đã làm giảm chức năng kinh tế hộ gia đình, nhưng quá trình xây dựng nông thôn<br />
mới đã góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển ở nông thôn đồng bằng sông<br />
Hồng. Như vậy, về mặt chính sách vĩ mô, các địa phương cần giải quyết mối quan<br />
hệ hài hòa giữa công nghiệp hóa và xây dựng nông thôn mới.<br />
Năm là, dịch chuyển phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công<br />
nghiệp hay buôn bán, dịch vụ là một quá trình tất yếu ở nông thôn hiện nay. Trong<br />
điều kiện đất đai canh tác ngày càng hạn chế, thu nhập lao động nông nghiệp thấp,<br />
không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống ngày càng cao, việc thoát ly sản xuất<br />
nông nghiệp là không thể tránh khỏi đối với một bộ phận lớn lao động nông thôn.<br />
Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi nghề của một hộ gia đình sang các lĩnh vực kinh tế<br />
tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ ngay trên quê hương đều cần một lượng<br />
vốn lớn. Điều này cho thấy để phát huy tính hiệu quả của quá trình xây dựng nông<br />
thôn mới, Nhà nước cần quan tâm giải quyết vấn đề tín dụng cho phát triển kinh tế<br />
hộ gia đình.<br />
Sáu là, đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo là một chiến lược của đa số các hộ<br />
gia đình nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ có thể thoát ly tìm việc làm<br />
mới. Đây là vấn đề nền tảng và then chốt nhất để phát triển kinh tế hộ gia đình bền<br />
vững, chuyển đổi mô hình sản xuất từ kinh tế hộ lên một hình thức cao hơn. Chính<br />
vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho thế hệ trẻ phát triển năng lực, ngành nghề theo hướng bền vững.<br />
Bảy là, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình, không<br />
chỉ đối với sản xuất nông nghiệp, mà còn đối với các hoạt động sản xuất phi nông<br />
nghiệp. Do vậy, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa đất sản<br />
xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng chính sách cho phép và khuyến khích<br />
tích tụ ruộng đất một cách hợp pháp đối với các hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất<br />
nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng chính sách trao quyền sử dụng đất đai lâu dài từ<br />
50 năm trở lên cho các hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp...<br />
Như vậy, mặc dù kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng đang có điều<br />
kiện phát triển so với các vùng miền khác do những điều kiện thuận lợi về đặc trưng<br />
nhân khẩu -xã hội và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa thể<br />
xác lập được các mô hình để phát triển đại trà trong các cộng đồng. Để kinh tế hộ<br />
gia đình phát triển trong điều kiện mới một cách bền vững, rất cần có sự tham gia<br />
phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố: hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã, áp dụng khoa học -<br />
công nghệ, thị trường, vốn, đất đai, ngành nghề truyền thống, sức lao động, giao<br />
thông, quy hoạch và thực hiện các khu tiểu thủ công nghiệp, trang trại, dịch vụ... tập<br />
trung ở các địa phương, nhằm hướng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình một cách<br />
đồng bộ<br />
(1) Xem: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Đánh giá Tổng quan Về<br />
thực trạng nông thôn, nông nghiệp từ kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp<br />
và thủy sản năm 2011.<br />
(2) Xã Tam Sơn, Đông Tiến thuộc tỉnh Bắc Ninh; xã Bình Dương, Văn Tiến thuộc<br />
tỉnh Vĩnh Phúc; xã Nghĩa Phong, Đồng Sơn thuộc tỉnh Nam Định; xã Vũ Tiến,<br />
Thanh Tân thuộc tỉnh Thái Bình. Đây chính là những địa phương đã đạt nhiều thành<br />
tích trong xây dựng NTM (Thanh Tân là 1/11 xã trong cả nước được lựa chọn thí<br />
điểm xây dựng NTM). Trong phần phân tích này, chủ yếu tác giả sử dụng tài liệu<br />
trong Báo cáo Biến đổi gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa (Nghiên cứu trường hợp biến đổi chức năng kinh tế hộ gia đình ở nông thôn<br />
đồng bằng Sông Hồng). Vụ Kế hoạch Tài chính, Viện Xã hội học - Học viện Chính<br />
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện vào năm 2012.<br />
(3),(4),(5),(6),(7),(10),(11),(13) Điều tra cơ bản biến đổi gia đình Việt Nam trong<br />
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu trường hợp biến đổi chức năng<br />
kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng). Viện Xã hội học, Học viện<br />
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012, tr 56, 60, 60, 74, 82, 66,<br />
113, 117.<br />
(8) Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng<br />
sản online.<br />
(9) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg Về việc ban<br />
hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM.<br />
(12) Xem: Điều tra sâu về kinh tế hộ gia đình nông thôn, Viện Nghiên cứu Quản lý<br />
kinh tế Trung ương (2012).<br />