QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
lượt xem 79
download
QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Một nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra. Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là : Hiệu quả làm việc = f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên có hiệu quả. Quá trình động viên để thúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
- CHỦ ĐỀ : Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra. Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là : Hiệu quả làm việc = f (năng lực * động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên có hiệu quả. Quá trình động viên để thúc đẩy nhân viên có động cơ làm việc cao được diễn tiến ra sao? Làm thế nào mà trong cùng một không gian làm việc, có một số người có động cơ làm việc rất tốt, còn một số người khác lại không ? Cuối cùng thì đâu là những công cụ chính mà nhà quản lý có thể sử dụng để đạt được hiệu quả nhiều hơn và cao hơn từ các cộng sự viên của mình ? Động cơ làm việc của các cộng sự viên, cùng với những kỹ năng và phương pháp làm việc là một trong những yếu tố chính tạo nên thành tích của họ trong công việc. Mọi sự sút giảm trong động cơ làm việc sẽ dẫn đến một hiệu quả thấp hơn ; trong trường hợp này, rủi ro sẽ khá lớn và cứ dịch chuyển theo một vòng xoáy trôn ốc không có kết cuộc : thành tích giảm , động cơ làm việc giảm , thành tích giảm ... I. Các thuyết động viên bởi sự thỏa mãn 1.1 Các cấp bậc nhu cầu của MASLOW Một người bắt đầu hoạt động thường có động cơ là nhằm thỏa mãn những nhu cầu còn chưa được bù đắp. Ngược lại, khi một nhu cầu đã được thỏa mãn, thì động cơ làm việc cũng biến mất theo. Nhu cầu và động cơ lúc nào cũng đi kèm với nhau. Có năm loại nhu cầu ảnh hướng lên động cơ được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trên một kim tự tháp có năm cấp bậc : Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là : cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn. Áp dụng trong lãnh vực động cơ làm việc : 1. Những nhu cầu sinh lý : Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại. Bao gồm những nhu cầu như ăn mặc, trú ngụ dưới một mái nhà... Nhu cầu sinh lý thường không kích thích nhân viên đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc của mình. 2. Những nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc đóng bảo hiểm, ... 3. Những nhu cầu về xã hội : Nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các mối quan hệ với bên ngoài xã hội, muốn có cảm giác được là thành
- viên của một tập thể, một hội đoàn, một nhóm bạn bè. 4. Nhu cầu được tôn trọng : Bây giờ con người lại mong muốn cảm thấy mình là người có ích trong một lãnh vực nào đó, được người khác công nhận và đánh giá cao và xứng đáng được như vậy. Đấy là những nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ những người khác. Đây có thể là nguồn động viên rất lớn trong công việc. 5. Nhu cầu tự thể hiện : Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lãnh vực mà họ đã chọn. Cá nhân con người phải tự cải tiến vì sự phát triển của bản thân, để tự thể hiện mình. Trong công việc, nhu cầu ở mức độ này có khả năng động viên rất lớn. 1.2 Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg : Trong một thời gian rất dài, người ta đã quan niệm là những yết tố động viên con người làm việc đến từ môi trường xung quanh như không khí làm việc, các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, những điều kiện vật chất để làm việc, tiền lương, ... Vì vậy khi những yếu tố môi trường này được thỏa mãn thì đã đủ để động viên tinh thần làm việc của con người. Với một quan điểm như vậy, người ta nghĩ rằng: tăng lương , tăng động cơ làm việc , tăng năng suất. Song thực tế lại cho thấy rằng nếu sự bất bình có giảm đi, thì động cơ làm việc cũng không được tăng lên ở tất cả các nhân viên : cũng có một số người được động viên hơn nhưng một số người khác lại không. Từ đó người ta khám phá ra rằng động cơ làm việc quan hệ chặc chẽ với hai loại yếu tố đánh giá việc thỏa mãn hay không thỏa mãn (hoặc bất bình). Herzberg phân biệt hai loại yếu tố : * Những yếu tố về môi trường: có khả năng làm giảm động cơ làm việc nếu như không được thỏa mãn, nhưng ngược lại, trong trường hợp được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không tăng lên mấy. * Những yếu tố động viên: có khả năng động viên khi chúng được thỏa mãn. Nhưng khi không được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không giảm. Những yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn : * Chính sách và phương thức quản lý của doanh nghiệp. * Phương pháp kiểm tra. * Tiền lương (tương ứng với chức vụ). * Mối quan hệ với cấp trên. * Điều kiện làm việc. * Các mối quan hệ khác và không khí việc. * Cuộc sống riêng. § Tính thử thách của công việc. § Các cơ hội thăng tiến. § Cảm giác hoàn thành tốt một công việc. § Sự công nhận kết quả công việc. § Sự tôn trọng của người khác. § Trách nhiệm. § Tiền lương (tương ứng với thành tích).
- Có thể rút ra được những nhận xét sau đây : 1. Tiền lương là một yết tố cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Không hẳn cứ phải tăng lương mới thúc đẩy người ta làm công việc tốt hơn mức cần thiết. 2. Những yếu tố về môi trường là rất nhiều nhưng khó thay đổi (một cá nhân hầu như không làm được gì để thay đổi chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương, ...). Khi tác động đến những yếu tố về môi trường, trước hết là nhằm mục đích giảm thiểu các bất bình, gia tăng sự thỏa thuận, chuẩn bị cho việc xuất hiện các yếu tố động viên. 3. Những yếu tố động viên thì có thể thay đổi : cá nhân có thể điều chỉnh sáng kiến của bản thân mình, tự mình xác định những mục tiêu cao và khó. Kết quả của việc thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào chính người thực hiện và anh ta có thể đo lường được kết quả của việc mình làm. 4. Ước muốn của nhân viên là trưởng thành và phát triển về mặt nghề nghiệp. Vì vậy, một người có động cơ làm việc là một người quan tâm đến công việc mình làm. Sự quan tâm này bao giờ cũng tăng lên khi cá nhân được tự mình tổ chức công việc của mình. Từ đó có một số điểm cần lưu ý : 1. Con người được động viên khi anh ta có khả năng thực hiện được những ý định của mình. 2. Con người được kích thích mỗi khi ứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua những lời khen ngợi (khi có kết quả tốt) hoặc xử phạt (khi không đạt yêu cầu). 3. Để một người được động viên lâu dài, anh ta cần phải được động viên thường xuyên. 4. Con người thường hay bị chán nản khi nhận những lời chê bai về bản thân hoặc về cách cư xử mà anh ta không thay đổi được (hoặc không biết nên thay đổi như thế nào). 5. Không có nguồn động viên nào lớn hơn là vượt qua khó khăn để đạt được một mục tiêu tự định ra cho mình. 2. Các thuyết về quá trình động viên 2.1 Thuyết về những mong đợi Thuyết mong đợi đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu biết những mong đợi của nhân viên và gắn những mong đợi này với mục tiêu của tổ chức. Khi muốn giải quyết được công việc, suy nghĩ về công việc và về cách thức hoàn thành nó, con người đã tỏ ra nhận thức được tình thế và muốn nhận được một kết quả xứng đáng. Vì thế việc động viên nhân viên thành công hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhận thức của mỗi người, bao gồm 1) nhận thức về khả năng thực hiện nhiệm vụ. 2) nhận thức về giá trị của phần thưởng. 3) nhận thức về khả năng nhận được phần thưởng nếu hoàn thành nhiệm vụ. 2.2 Thuyết về sự công bằng Do luôn muốn được đối xử một cách công bằng, con người hay có xu hướng so sánh những đóng góp cống hiến của mình với những đãi ngộ phần thưởng mà họ
- nhận được (mong muốn công bằng cá nhân). Ngoài ra, họ còn so sánh chỉ số này của mình với những người khác (mong muốn công bằng xã hội). Qua so sánh người ta sẽ có nhận thức là bị đối xử bất công, được đối xử công bằng hay đã được ưu đãi. Khi rơi vào tình trạng bị đối xử không công bằng, con người có xu thế là cố gắng điều chỉnh để tự thiết lập sự công bằng cho mình. Nhưng họ chỉ có thể chấp nhận và chịu đựng trong ngắn hạn. Nếu tình trạng bất công kéo dài, sự bất bình sẽ tăng lên và người ta có thể phản ứng một cách mạnh mẽ và tiêu cực hơn. 3. Ứng dụng các thuyết để động viên Khởi điểm của việc động viên nhân viên là bạn phải nhận thức rằng nhiệm vụ của mình là làm cho nhân viên cam kết gắn bó với công việc chớ không phải là kiểm tra họ. Bạn phải chấp nhận rằng động viên là một cam kết lâu dài về phía bạn và về phía công ty. Kotter (1990) đã đưa ra một ví dụ nêu rõ động viên liên quan đến những vấn đề gì ở cấp cơ quan, doanh nghiệp như sau : 1. Truyền đạt những định hướng chiến lược một cách đều đặn. 2. Việc truyền đạt phải đi xa hơn là chỉ thông báo đơn giản; nó phải tạo được sự hưng phấn đối với nhân viên khi gắn liền với những giá trị của họ. 3. Lôi kéo nhân viên tham gia vào việc quyết định thực hiện các định hướng chiến lược như thế nào - quá trình tham gia phải thật sự chứ không phải là chỉ làm một cách giả tạo. 4. Hổ trợ để nhân viên có thể thành công trong quá trình vươn tới để đạt được mục tiêu chiến lược. 5. Bảo đảm rằng những khen thưởng và biểu dương là đúng đắn. Bạn hãy nhớ rằng không phải tất cả các nhân viên đều được động viên theo cùng một cách như nhau. Vì vậy, sẽ là không thực tế nếu chúng ta đề ra một danh sách hạn định những yếu tố để động viên. Ở mỗi một nhân viên vốn dĩ là đã khác nhau rồi. Một nhà quản lý hiệu quả là người cố gắng nhận biết những sự khác biệt này và có những tác động động viên lên cả nhóm cũng như từng cá nhân. Khi xem xét các đề nghị này, bạn sẽ thấy rằng chúng được rút ra từ nhiều lý thuyết động viên khác nhau mà một số đã được trình bày trên đây. TÌNH HUỐNG Tôi có thể kể câu chuyện tấm gương nghèo vượt lên số phận qua 2 mẩu chuyện đẫm nước mắt của hai người thầy lớn mà tôi đã từng gặp mà nghị lực và nhân cách của họ khiến chúng ta phải nghiêng mình cảm phục, đó là: 1. PGS.Tiến Sĩ Trần Hoàng Ngân - Hiệu phó trường ĐH Kinh Tế TP.HCM. 2. Em Nguyễn Văn Cải - Giáo viên trường PTTH Quang Trung, Củ Chi, TP.HCM. Cách đây hơn 10 năm, khi còn là SV trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM. Tôi có tham gia 1 cuộc thi tìm hiểu Lịch sử của nước nhà nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Tp. HCM do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức và may mắn là 1 trong 3 người đạt giải cao nhất, trong đó có Cải. Khi đó, Cải đang là học sinh cấp 3, hình như em học lớp 10 thì phải. Chúng tôi được bố trí tham quan Trung ương Cục
- Miền Nam, giao lưu gặp gỡ cùng các chiến sĩ ở cửa khẩu Samát, Tây Ninh, thăm núi Bà Đen... và trong chuyến đi đầy ý nghĩa đó, tôi đã khóc rất nhiều khi nghe em kể một phần về hoàn cảnh khốn khó của mình. Nhiều năm sau, tôi tình cờ bắt gặp những dòng tự sự chân thật đầy xúc động của em trên Việt báo: Tuổi thơ tôi là một chuỗi dài của nghèo khổ và cơ cực. Không có cha, mẹ bị bệnh tâm thần, gia đình nghèo đến mức có khi cả tuần không có một hột cơm để ăn, phải ăn rau độn với khoai mì. Muốn đến trường, từ nhỏ tôi đã phải lao động cật lực. Từ bán bánh dạo, bán rau, ở mướn, chăn trâu, chăn vịt mướn cho đến bán báo, xay đậu, cấy lúa, phụ hồ... tôi đều đã làm qua và thạo việc ruộng đồng. Hễ ở quê tôi có việc gì làm ra tiền là tôi đều “thử sức” để có tiền vừa phụ chị thuốc men điều trị cho mẹ, vừa thu xếp chi phí học hành cho tôi. Dù nghèo khó là vậy song tôi vẫn có một mơ ước: cố gắng học thật giỏi để sau này làm thầy giáo trở về Củ Chi quê mình dạy học để giúp đỡ các học sinh nghèo (như thầy cô đã từng làm cho tôi lúc đi học). Ước mơ ấy của tôi được sự chắp cánh của xã hội, của nhà trường, của thầy cô. Người giúp sách vở, người động viên, có thầy cô đã trích từ lương ít ỏi của mình đóng học phí cho tôi, tặng tôi chiếc áo mới khi xuân về. Trong những cột mốc quan trọng của thời đèn sách, tôi nhớ mãi cái “duyên” đưa tôi đến với báo TT. Năm 1997, tôi được vinh dự đón nhận học bổng “Vì ngày mai phát triển” (VNMPT). Lúc ấy tôi vừa là bí thư Đoàn trường vừa “kiêm” cậu bé bán báo tại Trường THPT Quang Trung. Sau đó, có lẽ vì gia cảnh tôi đặc biệt nghèo, ngày 18-4-1998 chị Tố Oanh (PV TT) liên hệ với Trường Quang Trung để tìm hiểu viết bài về tôi. Chị Oanh đến trường rồi lặn lội về tận xóm nhà tôi để tìm hiểu. Sau đó chị báo rằng tôi được xét học bổng “VNMPT”. Từ ấy tôi đỡ vất vả hơn và nỗi lo chi phí thi đại học đã vơi đi, tôi tập trung hết sức lực để ôn tập thi đại học. Chính nhờ sự tiếp sức kịp thời ấy tôi đã đỗ vào ba trường đại học và một trường cao đẳng năm 1998. Để trở thành thầy giáo theo ước mơ của mình, tôi quyết định học ngành ngữ văn ĐH Sư phạm. Năm 2000, khi căn bệnh mẹ tôi phát nặng, tôi rơi vào bế tắc tinh thần và gặp ngõ cụt về kinh tế gia đình. Những tưởng tôi sẽ ngã quị, song chương trình “VNMPT” lần của báo TT lại giúp tôi có điều kiện chữa trị cho mẹ tôi và bản thân tôi tiếp tục đến trường, vun đắp cho tương lai để giờ đây trở thành thầy giáo, đạt được ước mơ trở về Củ Chi dạy học. Có thể nói tôi may mắn và hiếm hoi nhất trong gia đình “VNMPT”, vì được nhận học bổng của báo TT đến ba lần! Chính những suất học bổng đầy nghĩa tình ấy tạo những “điểm nhấn” quan trọng trong cuộc đời tôi. Đó là những dấu ấn nhớ mãi. Khi gia đình “VNMPT” ra đời, tôi hạnh phúc lắm vì mình đã có thêm mái
- ấm, có điều kiện thực hiện việc làm của “người trước rước người sau”. Khi về Trường THPT Quang Trung công tác, tôi đã cùng thầy cô lập Hội Khuyến học giúp đỡ HS nghèo. Chưa đầy tám tháng đã giúp 157 HS với hơn 90 triệu đồng. Đồng thời học tập kinh nghiệm từ mô hình gia đình “VNMPT”, khi nhận học bổng khuyến tài của Hội Khuyến học TP.HCM, tôi đề xuất thành lập CLB Khuyến tài để hoạt động như gia đình “VNMPT”. Phải chăng những điều ấy được vun bồi từ báo TT? Giờ đây, ngoài việc dạy văn tôi còn cộng tác tin bài cho đôi tờ báo như TT, Thanh Niên, Phụ Nữ, Khuyến Học & Dân Trí, Giáo Dục & Sáng Tạo... Nếu không có sự dìu dắt ban đầu của anh Đình Thắng, chị Tố Oanh (PV TT) thì tôi đâu biết gì về viết báo. Rồi những lời nhận xét, góp ý chân tình của các anh Bùi Thanh, Binh Nguyên, Dương Thành Truyền, chị Bảo Châu mỗi khi tôi viết tin chưa đạt, viết bài chưa hay, đã giúp tôi rèn bút nhiều hơn. NGUYỄN VĂN CẢI Là một học viên cao học ngành Ngân hàng trường ĐH Kinh Tế, nơi mà Thầy Ngân, người Thầy yêu kính của chúng tôi, đã trở thành huyền thoại. Tôi không có may mắn được Thầy trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn, nhưng cũng vinh dự tham gia vài cuộc hội thảo chuyên ngành Tài chính Ngân hàng do thầy chủ trì. Thầy là người rất mực hiền hòa, chân thành, gần gũi và rất thương sinh viên, đặc biệt là những bạn nghèo vượt khó. Thầy đã bước lên đỉnh cao của tri thức từ tuổi thơ đầy bất hạnh: Một cậu bé nghèo khổ sống bên dòng kênh đen đã làm nên một kỳ tích: Tự làm việc nuôi bản thân và 3 em đi học, trở thành phó giáo sư - tiến sĩ và giữ trọng trách phó hiệu trưởng một trường ĐH lớn, thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia. Đó là thầy Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Thầy vừa vinh dự được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Vào năm 2002, ở tuổi 38, tiến sĩ Trần Hoàng Ngân được phong học hàm Phó Giáo sư, là người trẻ nhất có học hàm - học vị Phó Giáo sư - tiến sĩ của VN ở thời điểm đó. Đến nay, ở tuổi 44, thầy Ngân giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Dù tuổi đời còn trẻ, thầy đã có những đóng góp đáng nể cho sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu khoa học, đồng thời có nhiều đóng góp cho công tác điều hành kinh tế đất nước trong vai trò thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính - tiền tệ quốc gia.Trong hơn 20 năm làm công tác giảng dạy, thầy đã trực tiếp hướng dẫn bảo vệ luận án cho 5 tiến sĩ, 50 thạc sĩ và hàng trăm cử nhân. Thầy tham gia biên soạn, chủ biên gần 10 đầu sách, 3 công trình nghiên cứu cấp bộ, 5 công trình cấp cơ sở... Thế nhưng, ít có người biết rằng Thầy từng có một tuổi thơ cực kỳ gian khổ.Trần Hoàng Ngân sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, có đến 10 anh em. Tuổi thơ của cậu gắn liền với xóm lao động nghèo, bên bờ kênh nước đen ở quận 8. Từ nhỏ, Ngân vừa đi học, vừa bán kem, bán bánh mì dạo. Năm lên 9 tuổi,
- mẹ bệnh mất, các anh chị đi kinh tế mới rồi dần dần có gia đình riêng. Cha cậu sau đó cũng có cuộc sống riêng khác. Số phận không may mắn đã buộc Ngân gánh vác trách nhiệm vừa vai trò người cha, vừa làm mẹ cho cả 3 đứa em khi còn quá trẻ. Ngân tiếp tục kiếm tiền vừa nuôi bản thân, vừa nuôi em ăn học bằng nghề bán dạo, nấu chì, làm bình ắcquy. Trong những năm khó khăn của thời bao cấp, ngay cả những gia đình có cha mẹ làm trụ cột cũng phải chật vật trong việc nuôi con ăn học. Vậy mà cậu học sinh nghèo đói ăn, rét mặc ấy đã luôn là học sinh đứng đầu lớp. Trong kỳ thi tốt nghiệp cấp 3, cậu là thủ khoa của Trường Trung học Lương Văn Can - quận 8.Năm 18 tuổi, Ngân thi đậu vào ĐH Kinh tế TPHCM. Đến lúc này cậu vẫn theo nghề nấu chì, làm bình ắcquy, có điều là đã chuyển sang làm kỹ thuật viên. Có hôm cậu phải dậy sớm làm việc từ 5h sáng, làm đêm đến 1-2 giờ khuya. Nhiều sinh viên khoá 7 Trường ĐH Kinh tế hồi đó rất ngạc nhiên thấy hàng ngày có một đồng môn đến lớp trong bộ đồ công nhân cũ kỹ, chở theo xe đạp rủng rỉnh nào là bình ắcquy và lắc (thẻ), rồi sau giờ học lại tất tả chạy đi giao hàng. Nhiều hôm cậu phải giao hàng tận Bình Dương, Đồng Nai, Long An, đạp xe đi - về gần cả trăm km Phân tích: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn,ngay từ thủa thơ ấu đã phả vật lôn với cuộc sống, lo về vấn đề nhu cầu về cuộc sống hàng ngày ,nhưng thầy đã không vì thế mà trùn bước trước những khó khăn .chinh cuộc sống khó khăn đó đã rèn luyện cho thầy trở thành con người bản lĩnh và cứng rắn. Với sự ham học hỏi trong học tập và ước mơ trở thành một con người có ích cho xã hôi .muốn cống hiến cho xã hội .chính những điều đó là động cơ thúc đẩy thầy thực hiện được ước mơ của mình đó là trở thành thầy giáo ,đem kiến thức truyền đạt lại cho mọi người Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng càn đạt thì xuất hiện động cơ học tập.Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … mà giáo dục đem lại... Động cơ hoàn thiện tri thức: là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc họ thập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngòai để đạt nguyện vọng bên trong. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hòan thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong.Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý.Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là tối ưu trong lĩnh vực sư phạm. Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác.
- Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân, học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học… * Thường thì cả hai loại động cơ này cùng được hình thành ở học sinh và được sắp xếp theo thứ bậc.Trong những điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hai loại động cơ sẽ nổi lên chiếm vị trị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống động cơ. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.Để hình thành động cơ học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho việc học của học sinh trở thành nhu cầu không thể thiếu thông qua tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học … sao cho kích thích được tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh. Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của mỗi người.Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ.Vì thế vai trò của hứng thú trong học tập rất lớn.Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. Ngòai ra các yếu tố bên ngoài như kinh tế gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè, cơ sở vật chất nhà trường … cũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. DANH SÁCH NHÓM 6-LỚP 07AC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG HỌ VÀ TÊN: ĐIỂM NGUYỄN THỊ VUI 100% PHẠM THỊ NGOAN 100% ĐẶNG THỊ NGÀ 100% NGUYỄN THỊ NY NA 100% NGÔ THỊ NGUYỆT 100% NGUYỄN THỊ LINH 100%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn hóa doanh nghiệp, làm thế nào để đo lường?!
4 p | 356 | 151
-
Mô hình 3D trong quản lý doanh nghiệp
5 p | 383 | 122
-
Quản lý nhân sự: Quản trị bằng JD
3 p | 260 | 105
-
Nghĩ đến đạo đức trong quản trị doanh nghiệp
3 p | 209 | 86
-
Quản trị nhân sự là tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
5 p | 252 | 74
-
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
16 p | 188 | 54
-
Hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột trong doanh nghiệp
4 p | 194 | 52
-
Sự công tâm trong quản trị doanh nghiệp
6 p | 186 | 38
-
Lựa chọn phần mềm ứng dụng quản trị doanh nghiệp
33 p | 144 | 29
-
Lỗ thủng ozon trong quản trị doanh nghiệp
4 p | 123 | 28
-
Sự công tâm trong cách quản trị doanh nghiệp
12 p | 135 | 14
-
Quản lý doanh nghiệp: Không có chỗ cho sự thỏa mãn
5 p | 85 | 14
-
Quản trị doanh nghiệp phải công tâm
5 p | 96 | 13
-
Tổng quan về MIS
4 p | 93 | 12
-
Công tâm trong quản trị doanh nghiệp
4 p | 123 | 10
-
Quản lý doanh nghiệp kiểu gia đình trị, lợi hại khó lường
5 p | 115 | 9
-
4 sai lầm lớn về nhân sự của doanh nghiệp nhỏ
3 p | 103 | 9
-
Sự công tâm với cách quản trị doanh nghiệp
9 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn