Tài liệu "Quy trình sinh thiết tuyến nước bọt phụ" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi, tai biến và xử trí các biến chứng sau sinh thiết tuyến nước bọt phụ. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quy trình sinh thiết tuyến nước bọt phụ
- QUY TRÌNH SINH THIẾT TUYẾN NƢỚC BỌT PHỤ
I. ĐẠI CƢƠNG
- Hội chứng Sjogren thuộc nhóm bệnh tự miễn bao gồm viêm teo các tuyến
ngoại tiết, có biểu hiện lâm sàng chính là khô miệng và khô mắt. Xét nghiệm sinh
thiết tuyến nước bọt phụ (BGSA) là một tiêu chuẩn quan trọng giúp chẩn đoán xác
định hội chứng Sjogren.
- Sinh thiết tuyến nước bọt phụ còn là một xét nghiệm góp phần chẩn đoán ở
một số bệnh khác nữa như sarcoidose, amylose.
II. CHỈ ĐỊNH
- Nghi ngờ hội chứng Sjogren ở người bệnh có dấu hiệu khô miệng và khô mắt
trên lâm sàng.
- Nghi ngờ bệnh sarcoidose, amylose.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn vùng răng miệng
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện (chuyên khoa)
- 01 bác sỹ đã được đào tạo.
- 01 điều dưỡng.
2. Phƣơng tiện
- Găng vô khuẩn. Khẩu trang
- Kim tiêm, bơm tiêm vô khuẩn 5 ml, 20 ml.
- Bông, gạc, cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc Cồn iod 5%.
- Thuốc: gây tê xylocain 2% loại ống 2 ml .
- Dao mổ trích da, panh.
- Ống đựng bệnh phẩm chứa formon, lam kính, nhãn dán / bút viết trực tiếp trên
lam kính.
- Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
3. Chuẩn bị ngƣời bệnh
- Làm các xét nghiệm cơ bản như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét
nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.
- Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật: mục đích, tai biến của thủ thuật;
ký giấy cam đoan làm thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án
140
- - Theo mẫu quy định
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định của thủ thuật.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH SINH THIẾT TUYẾN NƢỚC BỌT PHỤ
- Nơi thực hiện: tại phòng thủ thuật vô trùng.
- Vị trí sinh thiết: bờ trong môi dưới.
- Mô tả kỹ thuật:
+ Xác định tuyến nước bọt phụ ở bờ trong môi dưới bằng cách ép môi dưới
giữa ngón trỏ và ngón cái. Động tác ép này làm tiết ra một giọt nhỏ nước bọt ở lỗ
thoát ra ngoài của tuyến
+ Gây tê tại chỗ bằng Xylocain.
+ Dùng dao mổ rạch khoảng 0,5 cm niêm mạc môi. Điều đó làm cho tuyến
nước bọt phụ trồi ra
+ Dùng kéo cắt 2-3 tuyến.Vết mổ không cần khâu.
+ Sau đó cho người bệnh xúc miệng bằng dung dịch betadin.
- Bảo quản bệnh phẩm:
+ Các tuyến nước bọt phụ lấy ra được ngâm trong dung dịch paraformaldehyde
4%, sau đó được đúc khối trong parafin.
Hình minh họa: sinh thiết tuyến nước bọt phụ. Nguồn: internet
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ trong 24 h.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tại chỗ sinh thiết, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ
sung giảm đau paracetamol.
141
- - Nhiễm khuẩn tại vị trí sinh thiết: hiếm gặp, có thể điều trị kháng sinh.
- Biến chứng hiếm gặp: kích thích hệ phó giao cảm do BN quá sợ hãi, với triệu
chứng: choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ
tròn... Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để
có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện
2. Trần Ngọc Ân. Bệnh thấp khớp học 1999 NXBYH. p.327-334
3. Canoso Juan J. Regional pain syndromes Diagnosis and Management American
College of Rheumatology 2005
142