Quy trình xử lý giá thể và làm mạ cho máy cấy mạ non không động cơ Việt Nam
lượt xem 7
download
Tài liệu "Quy trình xử lý giá thể và làm mạ cho máy cấy mạ non không động cơ Việt Nam" giới thiệu đến các bạn quy trình làm đất, giá thể làm mạ bằng đất đỏ bazan và mùn cưa, công nghệ sản xuất mạ khay,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình xử lý giá thể và làm mạ cho máy cấy mạ non không động cơ Việt Nam
- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Khoa cơ Điện – Bộ Môn Máy Nông Nghiệp QUY TRÌNH XỬ LÝ GIÁ THỂ VÀ LÀM MẠ CHO MÁY CẤY MẠ NON KHÔNG ĐỘNG CƠ VIỆT NAM Model: VNUA – CLT01 Sản phẩm của nhóm nghiên cứu Máy nông nghiệp, Khoa Cơ Điện, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sản xuất và thương mại: Công ty TNHH TMDV & XNK Tiến Linh Công Ty TNHH Sản xuất và thương mại Đại An Đơn vị phối hợp chính: Viện phát triển Cơ điện, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Làm Đất: Giá thể làm mạ bằng đất đỏ bazan và mùn cưa: *Làm đất: Trước khi làm mạ từ mười lăm đến hai mươi ngày đất và mùn cưa phải được xử lý phơi khô sàng kỹ tạp chất rác sạn hạt to tách bỏ Yêu cầu: Đất nạc không có sạn đất không bị nhiểm độc và lấy ở độ sâu 0,30cm phơi khô sàng nhỏ (hạt đất lớn nhất có kích thước 0,4 đến 0,5 mm không quá 40% . Lưu ý mạt cưa mới, muốn dùng phải bỏ men Vi sinh ủ trước một tuần để khử độc tố) *Một khối đất đã phơi khô làm sạch để ra ngoài 40% (Phần này dùng để phủ mặt sau khi gieo hạt) Số đất còn lại 60% cộng thêm 20% mạt cưa + 0.9 kg kaly + 0.9 kg ure + 10 kg lâm thao tất cả trộn đều ủ từ 56 ngày mới đưa ra sử dụng CáchThứ nhất: Làm mạ trên khay nhựa 30x60cm với lượng đất trên làm được 350360 khay Cách làm: Cho đất phối trộn vào khay nhựa có độ dầy 1.5 cm tưới nước đủ no Gieo hạt mạ vào khay với số lượng 80 gam/khay (mạ nứt mầm có rể không quá 0,2 mm) Lấy đất không phối trộn (đất ban đầu để ra 40%) phủ lên mặt có độ dầy 0.5cm Khi làm xong các bước trên cho uống đủ nước, chồng các khay lên nhau, phủ bạt ủ sau 48 giờ đem ra tưới nước và bảo quản chăm sóc cho mạ lên. Cách Thứ Hai: Làm mạ trên nền đất cứng; trên sân hoặc ngoài đồng Yêu cầu nền phải phẳng lót ni lông mỏng mới cho giá thể đã phối trộn dầy 1.5 cm tưới nước đủ no gieo hạt và dùng đất phủ mặt có độ dầy 0.5 cm (Mật độ gieo hạt 1kg hạt giống gieo được 2.1m2) Cách Thư Ba: Làm mạ ngoài đồng. Cách làm này đơn giản hơn (chất lượng mạ không bằng hai cách trên ) 1
- Yêu cầu nền đất ruộng phải bằng phẳng dùng ni lông lót đáy, lấy bùn ruộng phối trộn thêm các chât dinh dưỡng ( như lâu nay nông dân vẫn làm. Lưu ý độ dầy của bùn là 2,2 cm mật độ gieo cũng giống như làm trên nền đất cứng ) Khi gieo hạt xong dùng tro bếp rắc mỏng trên mặt, sau đó dùng miếng xốp dập nhẹ trên mặt để hạt mạ được in xuống mặt bùn, thường xuyên kiểm tra và chăm sóc. Tất cả các cách trên, mạ sau 1215 ngày là đem ra cấy. Cách Thứ Tư: Xử lý rác thải nông nghiêp, rơm rạ sau mùa gặt, rác thải mềm trong khu dân cư, dùng men vi sinh và phân chuồng ủ mục thay cho mùn cưa rẩt tốt. (phần này bà con nông dân phải chủ động làm theo thời vụ thu hoạch lúa.) Các bước tiếp theo vẫn làm như các cách trên. Lưu ý: Trước khi cấy phải đo cắt mạ có chiều rộng là 18 cm chiều dài 4050 cm cuộn lại vận chuyển dễ dàng. Với thời gian chăm sóc trên, mạ có từ ba lá trở lên, đủ điều kiện cho mạ ra đồng. Công nghệ sản xuất mạ khay : Sản xuất mạ khay gắn liền với việc sử dụng máy cấy. Đây là công nghệ mới trong khâu gieo cấy, nhằm thúc đẩy sản xuất lúa theo hướng tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Chúng tôi xin giới thiệu với bà con quy trình công nghệ sản xuất mạ khay. 1. Chuẩn bị lúa giống a) Chọn hạt giống: Lựa chọn hạt giống giống khỏe mạnh và đầy đặn. b) Loại bỏ các ngạnh ở đầu và đuôi Loại bỏ ngạnh lúa nhằm đảm bảo gieo giống được đều đặn và thống nhất. Khi loại bỏ các ngạnh lúa, chú ý không loại bỏ các vỏ trấu của hạt lúa. Bởi, nếu mất vỏ trấu, hạt lúa sẽ bị khô và rất dễ bị bể (vỡ). Những hạt giống bị bể không thể sử dụng được. c) Tuyển chọn bằng nước muối Mục đích: Để chọn được những hạt giống khỏe mạnh. Cách làm: Hòa tan muối trong nước, với tỷ trọng tiêu chuẩn là 1.08 (tỷ lệ 1,5 kg muối và 10 lít nước). Với tỷ trọng 1.08, tỷ lệ nảy mầm giữa các hạt giống sẽ luôn ổn định. Cách nhận biết tỷ trọng 1.08 Sử dụng trứng gà Sử dụng tỷ trọng kế 2
- • Chú ý Sau khi tuyển chọn 1 hoặc 2 lần tỷ lệ 1.08 sẽ thay đổi. Cần điều chỉnh cho nước có tỷ trọng 1.08 Sau khi tuyển chọn được những hạt giống tốt chúng ta cần rửa lại bằng nước sạch, để loại bỏ muối ra khỏi hạt giống. Vì nếu còn lẫn muối, muối sẽ làm cho hạt giống phát triển kém. 2. Tẩy độc hạt giống Sau khi tuyển chọn được những hạt giống tốt chúng ta cần tẩy độc hạt giống tiêu diệt các mầm bệnh Tẩy độc giúp cho hạt giống đề kháng được các bệnh: Đạo ôn, rầy nâu… Tẩy độc bằng các loại nông dược chuyên dùng tại địa phương. Có những nông dược dạng bột (JIVONmiền tây) hay dạng dùng chung khi ngâm như acid… 3. Ngâm giống Quá trình ngâm giống thúc đẩy hạt nảy mầm một cách đồng nhất Hạt giống cần độ ẩm khoảng 25% để nảy mầm Khi ngâm bảo đảm dùng nước sạch và tỷ lệ khoảng 1kg giống: 3.5 lít nước. Nên thay nước 1 ngày một lần để cung cấp đủ oxy, vì nếu không đủ OXY sẽ làm cho hạt chậm phát triển. Số ngày cần thiết để hạt giống nảy mầm là tích hợp đủ tổng nhiệt độ 100 độ C Cụ thể: Nhiệt độ nước trung bình hàng ngày (độ C) X số ngày = tổng nhiệt độ nảy mầm (1000c) Ở 25 độ C x 4 ngày = 100 độ C Ở 30 độ C x 3,5 ngày = 105 độ C Ở 35 độ C x 3 ngày = 105 độ C Chiều dài tiêu chuẩn của mầm từ 0.5 – 1.0mm Nếu mầm và rễ quá dài khi gieo sẽ gặp khó khăn Nếu mầm không phát triển đủ, quá trình tăng trưởng sẽ không đều Trước khi gieo hạt giống cần được làm ráo nước. 3
- Nếu bị ướt sẽ làm cho việc gieo giống không chính xác. Nên phơi hạt nơi có bóng râm. 4. Cho đất vào khay Đất tốt nhất là đất bùn từ ruộng hoặc đất lấy từ núi Nên dùng lưới sàng có lỗ 68mm Cho đất vào khay hặc nền nilon, nền sân cứng và dùng thanh làm phẳng để làm phẳng bề mặt Chiều dày của đất 20cm Chú ý các góc khi cho đất nếu các góc không bằng có thể làm cho việc gieo không đều 5. Tưới nước Cần tưới nước cho lớp đất trước khi gieo. Cung cấp khoảng 11,5lít nước. Đảm bảo cho đất được làm ướt đều đến bên dưới. 6. Gieo mạ Để cây giống khỏe mạnh cần gieo chính xác và đồng nhất. Khối lượng giống: 150 200g mỗi khay (30 x 60)cm hoặc diện tích tương đương nếu reo nền cứng 7. Phủ đất Sau khi gieo chúng ta cần phủ một lớp mỏng trên bề mặt. Đất không cần chứa phân bón Không tưới nước sau khi phủ đất Chú ý: nếu gieo nền cứng thì dùng chổi mềm hoặc tấm xốp khẽ dập mộng mạ xuống dưới lớp bùn cho kín 4
- 8. Kết thúc gieo Sau khi gieo và phủ đất. Chúng ta cần xếp chồng, giúp cung cấp đủ nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm. Nếu nền cứng thì phủ Nilon Quá trình này kết thúc khi mầm được 0.5cm. 9. Chăm sóc sau khi gieo trên khay Sau khi hạt nảy mầm được 0.5cm cần được đưa ra chăm sóc ở vườn ươm Vườn ươm cần có bề mặt bằng phẳng Cần đảm bảo nhiệt độ cho mạ non phát triển (đối với miền Bắc) Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 150c) sẽ làm cho cây mạ sinh trưởng không tốt. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây mạ. Lượng nước tối thiểu: 1lít mỗi khay. Cây mạ tốt để cấy có khoảng 3 lá. Cây mạ tốt để cấy phải đạt chiều cao khoảng 10 đến 20cm. Mạ cần có độ dày rễ từ 2,7 đến 3cm. Việc áp dụng công nghệ sản xuất mạ khay, máy cấy, giúp mật độ cây lúa đạt sự đồng đều hơn, khoảng cách hàng cố định 20cm; khoảng cách cây có thể điều chỉnh từ 1221cm. Chính vì vậy khi tạo độ đồng đều trong quần thể ruộng lúa; phát huy được hiệu ứng hàng biên sẽ tăng năng suất và chất lượng hạt lúa; ruộng thông thoáng, giảm sâu bệnh. Hiện nay, tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, công nghệ sản xuất mạ khay, sử dụng máy cấy đã áp dụng ở một số tỉnh như: Thanh Hóa, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Soạn thảo chương trình: TS. Tống Ngọc Tuấn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ThS. Hoàng Xuân Anh Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam ThS. Đỗ Đình Thi Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 5
- 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản
142 p | 306 | 83
-
Áp dụng công nghệ khử lưu huỳnh bằng nước biển ở các nhà máy điện ở Việt Nam
2 p | 314 | 34
-
Quá trình vận dụng hệ thống biến đổi nguồn trong xử lý hệ thống hạ tầng băng thông p9
5 p | 87 | 10
-
Giải pháp công nghệ thích hợp xử lý nước mặt quy mô công suất vừa và nhỏ cấp cho các khu dân cư nông thôn tập trung
5 p | 15 | 5
-
Quy trình thiết kế đô thị có sự tham gia của cộng đồng - Những đề xuất cho các đồ án thiết kế đô thị các đường phố ở Hà Nội
8 p | 77 | 5
-
Xây dựng chương trình xử lý số liệu thử nghiệm xác định đường cong mỏi của vật liệu kim loại
13 p | 72 | 4
-
Thiết kế mạch Analog Front End 1-kênh trên công nghệ CMOS 180nm
7 p | 35 | 4
-
Công nghệ ủ mềm áp dụng cho gang trắng Cr cao
6 p | 21 | 4
-
Đánh giá khả năng tổng hợp zeolite A từ tro bay nhà máy nhiệt điện than bằng phương pháp thủy nhiệt hỗ trợ siêu âm
6 p | 40 | 3
-
Phân tích thông số điện máy biến áp lực từ kết quả đo điện dung và đáp ứng tần số
7 p | 39 | 3
-
Tăng tốc độ phát hiện dị thường trên ảnh đa phổ và siêu phổ ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn
13 p | 45 | 3
-
Nghiên cứu chế biến sản phẩm cá rô phi phi lê tẩm gia vị ăn liền
12 p | 9 | 3
-
Ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt đến các chỉ số hóa học của dầu trẩu dùng chế tạo sơn truyền thống
6 p | 62 | 2
-
Thiết kế mạch Analog-Front-End thu nhận dữ liệu trên công nghệ GlobalFoundries 180nm
7 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn