YOMEDIA
ADSENSE
Sách giao bài tập môn Động vật học
53
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sách giao bài tập môn Động vật học bao gồm các câu hỏi ôn tập lý thuyết và hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi và cách đánh giá. Thông qua các câu hỏi lý thuyết có thể giúp người học ôn lại các kiến thức đã học ở học phần Động vật học. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sách giao bài tập môn Động vật học
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y NGUYỄN THU QUYÊN, NGUYỄN THỊ MINH THUẬN CÙ THỊ THÚY NGA, HỒ THỊ BÍCH NGỌC SÁCH GIAO BÀI TẬP Học phần: ĐỘNG VẬT HỌC Số tín chỉ: 02 Mã số: ZOO221 Thái Nguyên, 3/2017
- CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT HỌC 1.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu thành nên cơ thể đồng thời là đơn vị chức năng? 2. Hãy phân biệt động vật đơn bào và động vật đa bào? 3. Hãy cho biết các kiểu đối xứng cơ thể của động vật? Hãy làm rõ các đặc điểm đối xứng ở động vật? 4. Sinh sản là gì? Trình bày các hình thức sinh sản ở động vật 5. Ưu nhược điểm của thụ tinh trong và thụ tinh ngoài? 6. Ưu nhược điểm của đẻ trứng và đẻ con? 7. Hãy cho biết ưu nhược điểm của hình thức sinh sản bô tính và sinh sản hữu tính? 8. Sự phát triển của động vật được tính từ mốc nào? 9. Trình bày sự phát triển của động vật đa bào? 10. Mục đích của phân loại động vật là gì? 11. Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng để chứng minh sự cần thiết của kiến thức động vật học trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong chuyên ngành mà anh (chị) đạng học. * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 1.2. Bài tập: Không có 1.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- CHƯƠNG 2 NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (PROTOZOA) 2.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Nêu đặc điểm chung của phân giới Động vật nguyên sinh. Lấy các dẫn chứng để thấy rõ sự biểu hiện đa dạng của các đặc điểm đó ? 2. Phân tích cấu trúc và hoạt động roi bơi của động vật nguyên sinh 3. Hãy nêu cấu tạo và hoạt động sinh sản của lớp trùng roi 4. Bệnh tiêm mao trùng do loài trùng roi nào gây ra? Nêu biểu hiện và cách phòng và điều trị bệnh. 5. Phân tích cấu trúc và hoạt động của chân giả, của động vật nguyên sinh 6. Trình bày chu kỳ phát triển của trùng sốt rét (Plasmodium vivax) ? Nêu cách phòng trị bệnh 7. Trình bày chu kỳ phát triển của cầu trùng thỏ (Eimoria stiedae) ? Triệu chứng và cách phòng trị bệnh 8. Trình bày những đặc điểm cơ bản nhất để chứng minh ĐVNS là loài động vật nguyên thuỷ nhất nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống hoàn chỉnh * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 2.2. Bài tập: Không có 2.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 3 NGÀNH BỌT BỂ (SPONGIA) (Sinh viên tự học) Chương 4 NGÀNH RUỘT TÚI (COELENTERATA) (Sinh viên tự học) Chương 5: NGÀNH GIUN DEP (Platheliminthes) 5.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo cơ bản của lớp sán lá ? Trình bày chu kỳ phát triển của sán lá gan trâu bò (Paciola hepatica), tác hại và cách phòng trị bệnh ? 2. Đời sống ký sinh đã để lại dấu vết gì lên hình thái, cấu tạo và sinh sản, phát triển của giun dẹp ký sinh. 3. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản của lớp sán dây? Trình bầy chu kỳ phát triển của sán dây lợn, tác hại và cách phòng chống bệnh 4. Giới thiệu đặc điểm của ngành giun dẹp và biểu hiện cụ thể của các đặc điểm đó ở đại diện của các lớp sán lá song chủ và sán dây. 5. Giới thiệu 5 loài giun dẹp ký sinh gây hại nguy hiểm ở người hoặc ở vật nuôi và cơ sở sinh học của các biện pháp phòng chống chúng. * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần.
- - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 5.2. Bài tập: Không có 5.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có Chương 6: NGÀNH GIUN TRÒN (Nemathelminthes) 6.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của lớp giun tròn 2. Phân loại giun tròn 3. Giới thiệu đặc điểm của các ngành giun tròn, so sánh mức độ tổ chức cơ thể của giun tròn với giun dẹp 4. Hãy nêu con đường chuyển sang nội ký sinh của giun tròn 5. Trình bày chu kỳ phát triển của giun đũa lợn (Ascaras suum), tác hại và cách phòng trị. 6. Trình bày chu kỳ phát triển của giun đũa bê nghé (Neeascaris), tác hại và cách phòng trị. 7. Trình bày chu kỳ phát triển của giun đũa gà (Ascaridia galli), tác hại và cách phòng trị. 8. Hãy nêu 5 loài giun tròn ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho cây trồng, vật nuôi hoặc người. Nêu cơ sở sinh học của các biện pháp phòng chống. * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 6.2. Bài tập: Không có 6.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 7: NGÀNH GIUN ĐỐT (Annelida) 7.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo và khả năng sinh sản của giun đốt? 2. Giới thiệu đặc điểm của ngành giun đốt và các biểu hiện cụ thể ở các lớp của ngành này. 3. Nêu đặc điểm sinh sản và phát triển của các lớp trong ngành giun đốt. 4. Nêu vai trò thực tiễn của giun đốt * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 7.2. Bài tập: Không có 7.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 8: NGÀNH THÂN MỀM (Mollusca) 8.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Nêu giá trị thực tiễn của thân mềm 2. Giải thích hiện tượng mất đối xứng của cơ thể chân bụng 3. Giới thiệu các dấu hiệu phân đốt còn thể hiện trên cấu tạo cơ thể và phát triển của Thâm Mềm. 4. Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo của thân mềm, nêu một số loại thân mềm thường gặp, nguồn gốc tiến hoá và ý nghĩa thực tiễn của thân mềm * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 8.2. Bài tập: Không có 8.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 9 NGÀNH CHÂN KHỚP (ARTHROPODA) 9.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Hãy trình bày đặc điểm chung của lớp giáp xác. Nêu một số loài giáp xác thường gặp? 2. Kể các loài đại diện cho các lớp của ngành Chân khớp mà anh (chị) thường gặp trong nhà, trong vườn và trong bữa ăn hàng ngày. Từ các đại diện đó nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa các lớp trong ngành chân khớp. 3. Bộ ve bét có ý nghĩa với y học và thú y như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo, chu kỳ phát triển, tác hại và cách phòng trị? 4. Hãy nêu hình dáng ngoài và sự phát triển của côn trùng? Nêu một số đặc điểm sinh thái học và ý nghĩa thực tiễn của chúng? 5. Trình bày cấu tạo bên trong của côn trùng? Nêu nguồn gốc tiến hoá của ngành chân khớp? 6. Nêu tầm quan trọng của chân khớp 7. Nêu đặc điểm hình thái cấu tạo của 2 loài giáp xác thường gặp 8. Tại sao chân khớp có thể chiếm lĩnh được mọi môi trường sống? * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 9.2. Bài tập: Không có 9.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 10 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CÓ DÂY SỐNG (Sinh viên tự học) Chương 11 LIÊN LỚP CÁ (PISCES) 11.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Cá là nhóm động vật có xương sống thích nghi với môi trường sống dưới nước. Hãy trình bày và làm rõ các đặc điểm về sự biến đổi cấu tạo các cơ quan để giúp cá thích nghi với môi trường sống? 2. Hãy nêu những đặc điểm sinh học thích nghi với đời sống ở dưới nước của cá ? 3. Tại sao ở một số cá có cơ quan điện, cơ quan điện này chỉ thích nghi với đời sống dưới nước. 4. Hãy nêu đặc điểm chung của các lớp cá sụn và lớp cá xương ? 5. Sau khi học xong liên lớp cá, Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của mình về ngành cá? 6. Hãy trình bày ý nghĩa kinh tế của ngành cá. * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 11.2. Bài tập: Không có 11.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 12 LỚP LƯỠNG THÊ (Aphibia) 12.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Để thích nghi với đời sống nửa trên cạn nửa dưới nước, lưỡng thê đã có sự biến đổi như thế nào để thích nghi với môi trường sống? Lưỡng thê có những đặc điểm tiến hóa hơn so với tổ tiên của nó như thế nào? 2. Trình bày sự thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn của vỏ da, hệ hô hấp, tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ sinh dục 3. Trình bày đặc điểm hình thái thể hiện ở các mức độ khác nhau liên hệ với sự thích nghi với đời sống vừa ỏ nước vừa ở cạn qua các bộ lưỡng thê. 4. Qua các hệ cơ quan so sánh để thấy được sự tiến hoá của Lưỡng thê về mặt cấu tạo so với cá trong quá trình chuyển từ môI trường nước lên môi trường cạn. 5. Trình bày mối quan hệ mật thiết vè mặt chức năng và cấu tạo cuả vỏ da, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết thích ứng với điều kiện đời sống của Lưỡng Thê. 6. Chứng minh hoạt động ngày đêm và điều kiện sống cảu Lưỡng Thê (Lưỡng thê có đuôi Lưỡng thê không đuôI và Lưỡng thê không chân) 7. Trình Bày đặc điểm thức ăn sinh sản của lưỡng thê thích nghi với đặc điểm biến nhiệt của chúng. 8. * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên.
- - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 12.2. Bài tập: Không có 12.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 13 LỚP BÒ SÁT (Reptilia) 13.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của bò sát thích nghi với đời sống trên cạn và là động vật có màng ối đầu tiên. 2. Hãy trình bày sự phát triển của bò sát? 3. Nguồn gốc tiến hoá và sinh thái học của bò sát 4. ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lớp bò sát 5. Bò sát là động vật có xương sống đầu tiên thoát ly hoàn toàn với môi trường sống dưới nước, chuyển lên sống ở trên cạn. Để thích nghi với môi trường sống sống đó, Bò sát đã có sự tiến hóa như thế nào về mặt cấu tạo để thích nghi với môi trường sống? 6. Tại sao nói Bò sát là động vật có màng ối đầu tiên? * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 13.2. Bài tập: Không có 13.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 14 LỚP CHIM (Aves) 14.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết 1. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn 2. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lớp chim thích nghi với đời sống bay lượn ? Đặc điểm sinh thái học của lớp chim. 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ hô hấp của lớp chim ? 4. Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hoá, bài tiết, hệ sinh dục của lớp chim? Nguồn gốc tiến hoá và ý nghĩa thực tiễn của lớp này? 5. Kể tên các liên bộ chim hiện nay? Trình bày những đặc điểm cơ bản của từng liên bộ chim đó? * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên. - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 14.2. Bài tập: Không có 14.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Không có
- Chương 15 LỚP THÚ (Mammlia) 15.1. Câu hỏi ôn tập lý thuyết Tại sao nói Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. 1. Trình bày đặc điểm hình dáng của thú để thích nghi với từng loại môi trường sống. 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp Da của thú, sự khác biệt giữa lớp Da của thú với Da của các loại động vật khác. 3. Kể tên các dẫn xuất của da và làm rõ các đặc điểm của các dẫn xuất của da. 4. Bộ xương của thú có những đặc điểm nào được coi là tiến hóa nhất? Sự biến đổi của bộ xương của thú ở từng môi trường sống? 5. Hệ cơ của thú phát triển và phân hóa hơn các lớp trước ở những đặc điểm nào. Sự phát triển đó liên quan đến hoạt động sinh lý gì ở thú mà không có ở các động vật khác. 6. Trình bày đặc điểm của hệ thần kinh và giác quan ở thú? 7. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của da và bộ xương thú? Nguồn gốc tiến hoá của lớp thú? 8. Chu kỳ hoạt động của thú 9. Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ sinh dục, khả năng sinh sản và phát triển của thú. 10.Tại sao nói “ Thú là lớp động vật có tổ chức cao nhất trong giới động vật? Sinh thái học và ý nghĩa kinh tế của lớp thú * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các câu hỏi trên và cách đánh giá: - Sinh viên tham khảo tài liệu trước khi lên lớp. Trả lời các câu hỏi theo từng tiết. Trong tiết giảng, sinh viên tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên.
- - 1 lần trả lời đúng câu hỏi sẽ được đánh dấu lại và cộng thêm 0,1 điểm chuyên cần. - Trong quá trình ôn kiểm tra giữa kỳ, ôn thi kết thúc học phần, sinh viên cần bám sát các nội dung câu hỏi đã cho. 15.2. Bài tập: Không có 15.3. Tiểu luận/chủ đề thảo luận: Tiểu luận 1: Bằng những kiến thức đã học về các ngành động vật, anh (chị) hãy đánh giá sự tiến hoá về quá trình tiêu hoá của tất cả các loài động vật ? Tiểu luận 2: Bằng những kiến thức đã học về các ngành động vật, anh (chị) hãy đánh giá sự tiến hoá về mặt chức năng, cấu tạo vận động (cơ quan di chuyển) của tất cả các loài động vật? Tiểu luận 3: Trình bày sự tiến hoá về mặt chức năng và cấu tạo hệ hô hấp của động vật không xương sống và động vật có xương sống. Tiểu luận 4:Trình bày sự tiến hoá về mặt chức năng và cấu tạo cơ quan bài tiết của động vật không xương sống và động vật có xương sống? * Hướng dẫn sinh viên cách thực hiện các tiểu luận trên và cách đánh giá: - Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 tiểu luận. Nội dung tiểu luận cần sát với trọng tâm, có các hình ảnh, video minh họa. - Mỗi nhóm làm 1 bản báo cáo in nộp và 1 bản powerpoint để báo cáo tóm tắt trước lớp. Thời gian báo cáo không quá 10 phút. - Yêu cầu của tiểu luận như sau: Báo cáo có nội dung phong phú, chính xác. Thiết kế báo cáo powerpoint hợp lý, báo cáo không quá thời gian quy định. - Mỗi tiểu luận đạt yêu cầu sẽ được cộng thêm 0,2 điểm chuyên cần.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn