intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng tạo từ A đến Z

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

60
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'sáng tạo từ a đến z', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng tạo từ A đến Z

  1. Sáng tạo từ A đến Z (Phần 1) Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi nhuận
  2. Bạn có một ý tưởng hoàn hảo. Nhưng từ đó, bạn có thể phạm phải 2 sai lầm lớn: 1) nghĩ rằng việc trở thành một nhà sáng chế là rất khó, và vì vậy cất kỹ ý tưởng đó trong một góc của bộ não mình, hoặc 2) nghĩ rằng điều đó quá dễ, từ đó lãng phí tiền của và thời gian mà không tiến hành các hoạt động chuẩn bị cần thiết, để rồi kết thúc với việc cất hàng trăm thiết bị không bán được vào góc ga-ra nhà mình. Có một vị trí ở giữa hai thái cực trên, đó là nghiên cứu. Cũng giống như hầu hết các việc khác trên thế giới, sáng chế là điều có thể học được nếu bạn dồn đủ nỗ lực vào đó. Chúng tôi không nói rằng bất kỳ ai cũng có thể dạy cho bạn cách nghĩ ra ý tưởng, nhưng bạn có thể được dạy cách xử lý ý tưởng đó. Jack Lander, một nhà tư vấn về sáng chế nói: “Các nhà sáng chế không nhận thấy được tính hệ thống của công việc này. Bạn có thể có được kiến thức có hệ thống về vấn đề này. Nếu bạn chỉ bắt đầu ý tưởng chưa chín muồi và không chú ý học hệ thống kiến thức đó thì rất có thể kết cục sẽ là bạn tiêu tốn nhiều tiền mà chẳng đi đến đâu cả.” Chúng tôi sẽ dẫn bạn đi theo thứ tự từ A đến Z những điều bạn cần biết về sáng chế. A: Attorneys (Luật sư) Giống như bất kỳ một doanh nhân nào khác, bạn sẽ cần những nhân vật kiểu này. Trong trường hợp của bạn, một luật sư là cần thiết nếu bạn muốn một bằng sáng chế có hiệu lực tốt. Để đạt được mục đích này, bạn cũng có thể thuê một nhân viên chuyên phụ trách về vấn đề bằng sáng chế. Lander nói: “Một chuyên viên về bằng sáng chế cũng phải trải qua tất cả các kỳ thi giống như một luật sư để được Chính phủ cấp phép hoạt động.” Chuyên viên về bằng sáng chế thường là các kỹ sư say mê với
  3. quá trình cấp bằng sáng chế và họ thường tính tiền phí ít hơn so với các đồng nghiệp luật sư của họ. Nhưng James White, một nhà sáng chế, đồng thời là chuyên gia marketing và tác giả cuốn sách "Will it sell?" cho rằng bạn không nên ra quyết định dựa hoàn toàn vào các chuyên viên này. “Tôi có lời khuyên nghiêm túc cho các nhà phát minh sáng chế là hãy lựa chọn những người làm việc về bằng sáng chế dựa trên hai tiêu chí sau: 1) Nhân viên đó có đủ hiểu biết về lĩnh vực mà bạn sáng chế không? Và 2) Bạn có cảm thấy dễ chịu với chuyên viên đó không?” Tuy nhiên hãy nhớ rằng: các luật sư và chuyên viên về bằng sáng chế có động cơ cá nhân khi khuyến khích bạn lấy bằng sáng chế - họ sẽ không kiếm được tiền nếu họ khuyên ngược lại. Vì vậy hãy nhận thức được mối lợi cá nhân này của họ, và cố gắng tìm kiếm một luật sư bình thường trước. Hãy đưa ra nhiều câu hỏi, lấy các ý kiến tham khảo và thật cẩn thận khi lựa chọn luật sư hay chuyên viên về bằng sáng chế. B: Business plan (Kế hoạch kinh doanh) Tại sao bạn cần có một kế hoạch kinh doanh? Bạn đang chuẩn bị lấy bằng sáng chế cho phát minh của mình, bán các giấy phép đó và gặt hái thành công, đúng vậy không? Ngay cả khi đó là kế hoạch hành động của bạn (chứ bạn không muốn trở thành một chủ doanh nghiệp và tự kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm của mình), thì việc vạch ra một kế hoạch kinh doanh sẽ buộc bạn phải biết tất cả các ngóc ngách và xó xỉnh của thị trường mục tiêu - những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Andy Gibbs, người sáng lập, đồng thời là giám đốc điều hành của PatentCafe.Com - một mạng lưới các trang web về quyền sở hữu trí tuệ, nói: “Một khi nhà phát minh có chương trình kế hoạch kinh doanh và làm việc theo kế hoạch đó – có
  4. thể họ sẽ không bao giờ trở thành một nhà doanh nghiệp, nhưng họ đã hoàn thành bài tập về nhà của mình. Vì thế, khi nói chuyện với một người được cấp phép, họ có một kế hoạch kinh doanh chứ không chỉ một ý tưởng. Điều này có những ý nghĩa nhất định vì như vậy, người được cấp phép đang nói chuyện với một nhà sáng chế thông minh không chỉ có ý tưởng mà còn một kế hoach kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp. “Nếu bạn có một sản phẩm mang tính khả thi cao, bạn sẽ cần làm cho nó có tính khả thi xét từ góc độ thương mại. Và để làm được điều này, bạn thực sự cần một kế hoạch kinh doanh và hiểu về ngành sản xuất sản phẩm đó. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nhỏ bé của bạn.” C: Contracts (Hợp đồng) Gần như không thể trình bày hết tất cả những hợp đồng mà bạn ký kết trong quá trình phát triển từ ý tưởng tới thị trường trong bài báo này – đó là công việc mà luật sư và/hoặc nghiên cứu tiếp theo của bạn – vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu một trong những hợp đồng mà bạn cần biết. (Xem Z để biết thông tin về các thoả thuận tin cậy.) Nếu bạn kiếm được một công ty cơ khí hay thiết kế để giúp tạo nên sản phẩm của bạn, cuối cùng bạn rất có thể thỉ là một nhà đồng sáng chế. Gibbs nói: “Nếu nếu kỹ sư đó là cần thiết để thực hiện các công việc về kỹ thuật thì điều đó phải được ghi trong đơn xin cấp bằng sáng chế. Để ngăn không cho kỹ sư đó được cùng sở hữu bằng sáng chế với bạn, bạn chỉ cần một hợp đồng phân công sáng chế kết hợp với một hợp đồng tư vấn thực sự. Hợp đồng này ghi rõ rằng bất cứ vấn đề gì liên quan đến cấp bằng sáng chế nảy sinh trong mối quan hệ này sẽ do bạn toàn quyền quyết định.” Bạn vẫn cần phải ghi tên của người kỹ sư hoặc người tạo ra nguyên mẫu vào bằng sáng chế của mình, nhưng nếu bạn có hợp đồng hoàn chỉnh trước khi hoàn thành
  5. hồ sơ về bằng sáng chế thì người đó sẽ không có quyền gì đối với bằng sáng chế của bạn. Điều này dường như chỉ là một thủ tục nhỏ, nhưng nếu bạn quên thì người kỹ sư đó có thể có quyền ngang bằng bạn đối với sáng chế của bạn. (Và đừng nghĩ rằng bạn có thể bằng cách nào đó không ghi tên của viên kỹ sư lên bằng sáng chế - như vậy là lừa đảo, và bạn có thể mất các quyền lợi đối với sáng chế của mình).
  6. Sáng tạo từ A đến Z (Phần 2) Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi nhuận D: Distribution (Phân phối) Diễn đạt một cách đơn giản thì đây là cách mà sản phẩm của bạn được chuyển tới một cửa hàng - ngoại trừ trường hợp nó không đơn giản như vậy như bạn sẽ thấy khi nghiên cứu vấn đề này. Nhưng hiểu được dây chuyền phân phối sản phẩm của bạn là cực kỳ quan trọng, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán được. Mỗi bước trong dây chuyền này đều tốn một khoản tiền, và nếu quá nhiều khoản tiền
  7. bị tiêu tốn thì cuối cùng bạn sẽ thấy rằng phải bán dụng cụ làm bếp mà bạn chế tạo ra với giá $200 mới mang lại lợi nhuận. Gibbs khuyên: “Hãy làm việc theo chiều ngược lại, bắt đầu từ chiếc giá đựng đồ ở cửa hàng. Kênh phân phối này làm việc như thế nào? Cửa hàng được lợi bao nhiêu? Cửa hàng nhận được 50% giá bán lẻ. Cửa hàng mua sản phẩm đó từ đâu?” Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này tất nhiên sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn sáng chế. E: Evaluation (Đánh giá) Trước khi bạn thuê một luật sư phụ trách việc lấy bằng sáng chế và chi tiền để làm ra mẫu sản phẩm, bạn nên nhờ ai đó ít thiên vị hơn mẹ bạn một chút đánh giá sản phẩm của bạn. Jack Lander nghĩ như vậy đấy. “Tôi luôn khuyến cáo bước đầu tiền là phải để sản phẩm được đánh giá bởi một tổ chức phi lợi nhuận không thiên vị.” Ông cho rằng người sáng chế nên nhờ Hiệp hội các nhà Sáng chế xác định tiềm năng thương mại và các nguy cơ của sản phẩm. Chi phí của dịch vụ này tại Hoa kỳ là $275, có vẻ như khá đắt, nhưng bạn hãy tính lại xem bạn sẽ lãng phí bao nhiêu tiền để đầu tư vào một sản phẩm thất bại? F: Funding & Finances (Tài trợ và Tài chính) Lại nói về tiền, liệu bạn sẽ phải chi bao nhiêu để đưa một sản phẩm đến với thị trường? Theo Lander, con số này ít nhất là $10.000, và hầu hết các nhà sáng chế thường tự tài trợ cho mình trong giai đoạn này. Sau đây là thống kê các khoản phải chi: $275 để đánh giá sản phẩm $500 đến $3.000 để tạo mẫu sản phẩm
  8. $4.000 đến $10.000 để lấy bằng sáng chế, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của sáng chế của bạn. G: Groups for inventors (Nhóm các nhà sáng chế) Nhóm các nhà sáng chế có thể là một nguồn hết sức quan trọng. Tại đó, bạn không chỉ tìm được sự hỗ trợ về mặt tinh thần, thông tin mà còn nhiều hơn nữa. Hãy tìm nhóm các nhà sáng chế tại địa phương của bạn và nhập hội với họ. Joanne Hayes- Rines, người xuất bản tạp chí Investor’s Digest, nói: “Hãy liên hệ với những người đi trước. Việc này sẽ không thể giúp bạn khỏi mắc phải sai lầm, nhưng nó sẽ giúp bạn tránh khỏi các công ty tiếp thị bất lương, và bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm từ những người đã có sản phẩm bán trên thị trường.” H: Hot markets (Các thị trường nóng) Hayes-Rines nói: “Khu vực nóng là bất cứ khu vực nào bán được hàng. Các sản phẩm dành cho người già đang mở rộng vì số người già đang (và sẽ) tăng lên, và những người già ngày nay có nhiều tiền hơn những người già của nhiều năm trước đây. Chìa khoá của việc sáng chế là tìm ra đúng vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người. Hãy giải quyết vấn đề đó một cách hoàn hảo (đừng sáng tạo quá mức), đảm bảo đặt giá hợp lý và tiếp thị sản phẩm tốt.” I: Intellectual property (Sở hữu trí tuệ) Có ba loại sở hữu trí tuệ chính sau: bằng sáng chế, tên thương mại và bản quyền. Bằng sáng chế, như bạn có thể đã biết, bảo vệ các sáng chế, và bao gồm một số loại sau: bằng sáng chế tiện dụng (dùng cho các giải pháp mới, công cụ mới hoặc hợp chất hoá học mới); bằng sáng chế kiểu dáng công nghiệp (dùng cho hình dáng hay vẻ
  9. ngoài mới của một vật); và bằng sáng chế tạm thời (bằng sáng chế này không bao giờ bị kiểm tra nhưng cho bạn thời gian một năm để ứng dụng bằng sáng chế tiện dụng). Việc xin cấp bằng sáng chế sẽ ngốn phần lớn thời gian và tiền bạc của bạn, vì vậy bạn hãy biết về vấn đề này càng nhiều càng tốt. Hãy tìm kiếm trên trang web về vấn đề sở hữu trí tuệ của nước bạn, hãy yêu cầu tìm hiểu tại cuộc họp nhóm các nhà sáng chế, và kiểm tra nhiều lần tất cả khía cạnh của vấn đề với luật sư hay chuyên viên về bằng sáng chế mà bạn thuê. Tên thương mại là nhằm bảo vệ hình ảnh nhãn hiệu của bạn. Tên, khẩu hiệu, cách diễn đạt và hình ảnh đều có thể thuộc tên thương mại. Sau khi đăng ký tên thương mại với Cục quản lý Tài sản Sở hữu Trí tuệ, hãy thực sự sử dụng nó. Bản quyền nhằm bảo vệ các cuốn sách và các sản phẩm dùng để nhìn hay đọc khác, chẳng hạn như catalog, sách, sách giới thiệu và sách mỏng. Bạn có thể đánh dấu bản quyền của bạn bằng dòng chữ “Copright 2002 by… All rights reserved.”
  10. Sáng tạo từ A đến Z (Phần 3) Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi nhuận J: Journal (Nhật ký) Ngay từ khi bạn nảy ra ý tưởng của mình, hãy giữ một cuốn nhật ký nhà sáng chế - thực chất là một cuốn sổ có đánh số trang sao cho sau nay không ai có thể chèn
  11. thêm trang vào giữa. Gibbs nói: “Nó như một cuốn nhật ký thông thường. Ngay cả trước khi bạn xin cấp bằng sáng chế, hãy luôn cập nhật nhật ký của bạn. Hãy ghi lại mọi ý tưởng, ghi chú, hình vẽ, tất cả những người bạn nói chuyện về sáng kiến này, và những ý tưởng markting của bạn. Hãy thường xuyên ghi ngày tháng cho mọi hoạt động của bạn, hãy để ai đó ký tên và làm chứng vào cuốn sổ. Những trang nhật ký này sẽ đáp ứng yêu cầu làm bằng chứng trước toà về ngày sáng chế.” Nhật ký này cũng sẽ giúp luật sư hay nhân viên cấp bằng sáng chế của bạn khi đến lúc xin bằng sáng chế . Một phương pháp quan trọng, khá dễ dàng và rẻ tiền khác giúp bạn tự bảo vệ trong quá trình phát minh là đệ trình một tài liệu công khai với USPTO - một bản miêu tả chi tiết cùng các hình vẽ của sáng chế, với mức phí 10 đô la. Ông White nói: “Tài liệu này không ‘bảo vệ’ cái gì, nhưng cung cấp bằng chứng không thể chối cãi được về ngày tháng gần đúng hình thành sáng chế của bạn. Nó cũng đồng thời đặt nhà sáng chế vào một ngòi nổ chậm hai năm vì tài liệu này sẽ bị huỷ nếu không được tham khảo để xin cấp bằng sáng chế chính thức trong vòng hai năm kể từ ngày đệ trình.” K: Knock-Offs (Chiến đấu) Như vậy sản phẩm của bạn đã thành công. Bước tiếp theo là gì? Chiến đấu chống lại bọn trộm sáng chế. Gibbs cho biết: Nếu bạn có một cái máy hái ra tiền, thì tất sẽ có ai đó nhòm ngó và muốn lấy của bạn. Và đôi khi họ cũng cướp được sáng chế của bạn khi họ hành động ngoan cố và bạo liệt. Để tự vệ, hãy mua bảo hiểm quyền sở hữu trí tuệ với phí tổn khoảng 1.200 đến 1.500 đô la mỗi năm và sẽ được trả hộ khoảng 250.000 đô la tiền phí luật sư khi cần thiết. Khi có sự vi phạm bản quyền, luật sư của công ty bảo hiểm gõ cửa và nói “ Chúng tôi đã sẵn sàng ra toà.”
  12. L: Licensing vs. Going independent (Cấp phép cho người khác khai thác sản phẩm của mình hay hoạt động độc lập) Có hai điều cơ bản bạn có thể làm với sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế của bạn: khởi sự một doanh nghiệp để sản xuất và phân phối nó, hoặc trao cho các công ty khác quyền xử lý chi tiết sản phẩm của bạn. Vì việc tự khỏi nghiệp đòi hỏi nhiều nỗ lực và chịu nhiều rủi ro hơn, nên lợi nhuận cũng cao hơn. White cho biết: “Nhà kinh doanh không chỉ giữ toàn bộ lợi nhuận từ doanh nghiệp của họ và còn nắm cơ hội bán sản phẩm và thu lơi trong vài năm liền.” Ngược lại, nhà sáng chế trao quyền khai thác sản phẩm của mình cho người khác chỉ nhận được một khoản tiền bản quyền nhỏ (khoảng 5% giá bán - chứ không phải giá bán lẻ - của nhà sản xuất) trong vài năm. Vậy tại sao bạn lại muốn cấp phép sản xuất sản phẩm của mình? Đơn giản là có thể bạn không muốn làm việc và từ chịu rủi ro trong việc sản xuất và bán sản phẩm. Bạn chỉ muốn có một số tiền để có thể tiếp tục sáng chế, và khoản tiền bản quyền được trả do hợp đồng cấp phép sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó. Lander khuyên rằng khi đi tìm người để cấp phép sản xuất sản phẩm, hãy đi ngược lại bản năng của bạn: Đừng tiếp cận một nhà sản xuất bẫy chuột với cái bẫy chuột tốt hơn của bạn. Sản phẩm của bạn cạnh tranh với dòng sản phẩm hiện đang sản xuất của họ. Thay vào đó, hãy tìm tới công ty sản xuất bả chuột. Lander giải thích: “Họ đang có chương trình tiếp thị bả chuột, nhưng lại không có bẫy chuột trong dòng sản phẩm hiện tại. Vì thế, không nên lúc nào cũng tìm đến những người đang kinh doanh loại sản phẩm của bạn. mà đôi khi hãy tìm đến một công ty sản xuất hàng hoá bổ sung.” M: Manufacturing (Sản xuất)
  13. Nếu bạn đang muốn cấp giấy phép sản xuất sản phẩm bạn chế tạo ra, thì rất có thể bạn sẽ không phải đụng đến khía cạnh công việc này (mặc dù bạn vẫn cần biết chi phí sản xuất sản phẩm của bạn là bao nhiêu – xem mục X để biết thêm thông tin này). Lander cho biết: “95% bằng sáng chế thuộc về các công ty có các cơ sở sản xuất riêng của mình hoặc muốn tự thực hiện một phần hợp đồng sản xuất sản phẩm để kiểm soát chất lượng sản phẩm.” Nhưng nếu bạn muốn tự phân phối sản phẩm của mình, hãy bắt tay với cộng sự mới của bạn. White nói: “Trong hầu hết các trường hợp, nhà kinh doanh bảo lãnh hoặc cung cấp tiền cho một nhà sản xuất hợp đồng phụ để chế tạo các công cụ sản xuất, đồng thời trả tiền để sản xuất dây chuyền sản xuất sản phẩm, có thể bao gồm cả dây chuyền lắp ráp và đóng gói.” Và Gibbs ví việc tìm nhà sản xuất những thứ đó cho bạn giống như tìm một cây kim trong đống cỏ khô vậy. Hãy bắt đầu bằng cách tìm lời giới thiệu từ những người làm việc trong các lĩnh vực tương tự (chẳng hạn người thiết kết CAD, người sản xuất sản phẩm mẫu) và tìm kiếm trên mạng. N: Networking (Mạng lưới) Hayes –Rines cho rằng: “Hình thành mạng lưới là chìa khoá của thành công. Hãy bắt đầu với nhóm các nhà sáng chế và nhóm nhà sản xuất. Chẳng hạn như sản phẩm của bạn liên quan đến đồ chơi, hãy liên hệ với ngành sản xuất đồ chơi. Cũng giống như khi bạn muốn làm tốt bất kỳ một điều gì khác: nếu bạn thích chơi golf, bạn đọc tạp chí chơi golf, tới các cửa hàng để xem có gì mới không. Sáng chế cũng vậy, bạn hãy liên hệ với nhóm các nhà sáng chế độc lập.” Điều này đặc biệt đúng khi bạn bắt đầu “tập hợp nhóm của mình” – không có nhà sáng chế nào tiến hành công việc đơn độc cả, và trước hết bạn cũng cần đến tham khảo luật sư, nhân viên cấp bằng sáng chế, nhà sản xuất sản phẩm mẫu, nhà sản xuất… O: Originality (Tính mới)
  14. Bước quan trọng đầu tiên sau khi bạn loé lên ý tưởng là phải xác định xem đó có thực sự là ý tưởng mới không. White nói: “Trước tiên, cần hiểu ý tưởng của bạn giải quyết được vấn đề gì. Sau đó kiểm tra toàn bộ thị trường để tìm hiểu các giải pháp đang dùng để giải quyết vấn đề đó. Không nên chỉ tìm kiếm ý tưởng như của bạn; hãy tìm kiếm tất cả các giải pháp khác cạnh tranh với ý tưởng của bạn, từ đó bạn có thể so sánh lợi ích của người tiêu dùng khi dùng giải pháp của bạn so với các lợi ích của giải pháp hiện có. Hãy bắt đầu với việc tìm những từ khoá trên các công cụ tìm kiếm lớn trên Internet. Sau đó hãy tới các cửa hàng có liên quan và hỏi nhân viên cửa hàng xem họ đang có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề đó. Cũng nên tìm trong các catalog và hỏi chuyên gia trong lĩnh vực này. Thực tế là khoảng 90% các nhà sáng chế thường tìm thấy “sáng kiến” của họ hay tốt hơn của họ trong số giải pháp có sẵn trên thị trường”. Bước tiếp theo là bắt đầu tìm bằng sáng chế trên thị trường trên Internet và tìm link với các trang web về bằng sáng chế ở nước ngoài. White cho biết : “Việc tìm kiếm này có thể mất từ bốn đến tám giờ đồng hồ. Một nhà sáng chế chỉ dành 15 phút đến nửa giờ để tìm kiếm bằng từ khoá có nghĩa là đang tự lừa dối mình – và công sức xin bằng sáng chế và chi phí tốn vào đó sẽ đổ xuống sông xuống biển nếu Văn phòng cấp bằng sáng chế không công nhận ý tưởng của bạn là mới.”
  15. Sáng tạo từ A đến Z (Phần 4) P: Protopyping (Tạo sản phẩm mẫu) Sau khi đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường và xác định được tính mới của ý tưởng của bạn, bạn sẽ muốn tạo một sản phẩm mẫu. Lý do rõ ràng nhất của việc tạo sản phẩm mẫu là để có cái gì đó mà trình bày và minh hoạ cho các công ty có tiềm năng xin sử dụng bản quyền hay người mua của bạn. Gibbs cho biết các mục đích của
  16. việc tạo sản phẩm mẫu còn có thể là: 1) để minh hoạ thiết kế hay kích thước sáng chế của bạn; 2) ý tưởng về thực hành lý thuyết - điều này sẽ bổ sung và làm nhật ký sáng chế của bạn trở nên hoàn hảo; 3) để khám phá các chi tiết có thể xin cấp bằng sáng chế trong sáng kiến của bạn trước khi bạn nộp đơn xin cấp. Lý tưởng nhất là khi bạn có thể tạo sản phẩm mẫu “giống như sản phẩm thật” nhưng có kích thước nhỏ hơn. Theo ông White, có hai lợi thế lớn khi làm ra nhiều mẫu sản phẩm có chất lượng tốt, đó là: bạn có thể trình bày với nhiều người và không phải quá lo lắng khi một mẫu nào đó bị vỡ hay bị mất, thậm chí bạn có thể đưa một số sản phẩm mẫu ra bán trên thị trường và xem điều gì thực sự diễn ra khi người mua có được cơ hội mua sản phẩm cuả bạn. Tuy nhiên, việc xin cấp bằng sáng chế nên được tiến hành trước khi làm thí nghiệm kiểu này. “Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc bán sản phẩm mẫu làm bạn bị lỗ khi bán với giá bán lẻ? Thực tế đã chứng minh rằng việc bán sản phẩn mẫu trước khi tốn hàng tấn tiền vào chế tạo công cụ sản xuất sản phẩm có thể giảm bớt những nguy cơ có thể xảy ra.” Khi bạn tìm kiếm một người chuyên tạo sản phẩm mẫu, bạn sẽ tiến hành theo cùng một cách với việc tìm kiếm một nhà sản xuất: hãy tìm kiếm ở mạng lưới các nhà sáng chế chuyên nghiệp, tìm kiếm trên trang web liên quan đến vấn đề bằng sáng chế hay tìm kiếm các đầu đề như “nhà thiết kế công nghiệp” và “kỹ sư chuyên phát triển sản phẩm” tại các trang quảng cáo. Trước khi liên hệ với họ, bạn sẽ cần định hình rõ ràng cái mà bạn muốn, Lander nói: “Tôi đã tạo sản phẩm mẫu trong vài năm, và mọi người tìm đến tôi với các bức phác thảo trên túi đựng đồ ăn trưa, trên khăn ăn mới hay thậm chí chỉ với lời miêu tả. Nên thuê một người chuyên vẽ phác hoạ vẽ cho bạn. Hình vẽ không nhất thiết phải
  17. thật đẹp, nhưng phải ghi đầy đủ kích thước. Xoá một con số trên giấy sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với sửa lại một vật bằng kim loại hay nhựa đã được hoàn thành.” Q: QVC & HSN QVC và HSN là hai đại lý đáng thèm muốn nhất của các nhà đầu tư. Riêng một mình HSN đã tiến hành sản xuất 25000 sản phẩm mới năm 2001 và QVC thì tổ chức một cuộc tìm kiếm Sản phẩm Quốc gia (cuộc Tìm kiếm cuối cùng được tổ chức vào 26-28/4/2004 tại Mall, Hoa Kỳ). Hãy xem trang web của họ và tìm thông tin về những người bán sản phẩm mới. R: Royalties (Tiền bản quyền tác giả) Tiền bản quyền tác giả là cái mà bạn sẽ có được từ những người xin sử dụng sáng chế của bạn. Đây là một khái niệm đơn giản cho một con số vô cùng quan trọng – con số này có thể tạo ra hoặc bẻ gẫy sáng chế của bạn. Trước tiên, có một lời khuyên nho nhỏ: Hãy tìm hiểu quy định chung trong ngành về phí bản quyền tác giả, vì nếu chê bai con số người ta đưa ra mà không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, bạn sẽ tỏ ra không chỉ tham lam mà còn thiếu thông tin và thiếu chuyên nghiệp nữa. Thứ hai, hãy dự đoán chi phí sản xuất trước khi bạn bắt đầu quá trình xin cấp bằng sáng chế. (Xem X để biết thêm chi tiết.) Nếu bạn cũng như nhà sản xuất của bạn không thu được một món lợi nhuận kha khá hay nếu giá sản phẩm của bạn quá cao so với của đối thủ cạnh tranh thì bạn cần hoặc đánh giá lại quá trình sản xuất của bạn để cố gắng cắt giảm chi phí hoặc quay trở lại với bản thiết kế. Một khi bạn biết được chi phí để sản xuất sản phẩm của bạn, hãy sử dụng công thức thuận tiện sau đây để tính giá: nhân chi phí sản xuất với 4,5 lần vì sản phẩm được bán qua nhiều người bán lẻ. Với những sản phẩm thương mại, hãy nhân với 3,5. Nếu
  18. mức giá này có tính cạnh tranh thì hãy bắt đầu tìm kiếm những người xin sử dụng sáng chế của bạn. Sáng chế của bạn tạo ra lợi nhuận càng lớn thì bạn càng có sức nặng khi đàm phán về mức tiền bản quyền tác giả. Và cuối cùng, hãy lưu ý đến lời khuyên sau của Lander: “Một nhà sáng chế phải luôn luôn cẩn thận để đảm bảo nhận được mức tiền bản quyền tác giả dù tối thiểu, như vậy người sản xuất không thể cứ bám lấy sáng chế đó mà chẳng sản xuất gì từ đó cả. Phải có một động lực thúc đẩy các nhà sản xuất động chân động tay. Hoặc nếu họ muốn gác sáng chế đó sang một bên, ít nhất hàng năm họ vẫn phải trả cho nhà sáng chế một số tiền tối thiểu.” S: Sales Outlets (Các đại lý) Bạn là nhà sáng chế một mặt hàng mới và bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh kiểu Wal-Mart ư? Bạn cần một lời chúc may mắn, vì con đường phía trước bạn rất gập ghềnh. Những người bán lẻ lớn thường rất miễn cưỡng mới ghi nhận thêm một công ty bán hàng vào danh sách của họ vì như vậy họ sẽ tốn thêm tiền để làm ăn với bạn và bạn vẫn chưa chứng minh được mình là một nhà cung cấp đáng tin cậy. Điều này rất có thể xảy ra, nhưng bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để xây dựng nhãn hàng của mình bằng cách tập trung vào những người bán lẻ nhỏ ở địa phương và các cuốn catalog bán hàng. Tuy nhiên, theo White, “các cuốn catalog tuy có ưu điểm là không đòi hỏi phải đóng gói ngay từ đầu, nhưng thường bị chậm trễ trong khâu in ấn. Các cửa hàng đơn lẻ địa phương thường vui mừng đón nhận một sản phẩm địa phương, đặc biệt là với hàng hoá ký gửi, có nghĩa là các cửa hàng sẽ chỉ trả tiền cho bạn sau khi bán hàng hoá. Nếu sản phẩm có được nhiều đơn đặt hàng và các cửa hàng khác bắt đầu yêu cầu có sản phẩm này, thì gần như chắc chắn rằng các cửa hàng lớn sẽ gõ cửa nhà bạn.”
  19. T: Trade Shows (Triển lãm thương mại) Với các nhà sáng chế mới, việc dự một triển lãm thương mại sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với cố gắng bán hàng ngay lập tức. Hayes-Rines nhận xét: “Các cuộc triển lãm thương mại trong ngành là hết sức quan trọng. Với tư cách là người tham gia triển lãm, bạn có thể thu thập danh thiếp của các giám đốc bán hàng trong khi với tư cách là một chủ doanh nghiệp, điều này sẽ rất khó khăn. Các cuộc triển lãm như vậy thường tốn kém, và bạn phải có sản phẩm để trưng bày. Các buổi triển lãm sáng chế mới cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn, như thử nghiệm thị trường, học tập kinh nghiệm từ những người khác thông qua mạng lưới, và học cách thể hiện bản thân ở một buổi triển lãm thương mại. Công việc có thể không dễ dàng như bạn tưởng đâu.”
  20. Sáng tạo từ A đến Z (Phần cuối) U: UPC Code (Mã số sản phẩm – Uniform Product Code) Nếu bạn muốn bán sản phẩm của bạn cho các cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ cần phải nói chuyện với các đầu mối bán lẻ và được họ họ ủng hộ thiết kế bao bì của bạn trước ngày khai trương bán sản phẩm. Những người bán lẻ thường không mua một sản phẩm nếu sản phẩm không được đóng gói, bao gồm có hình vẽ, kích cỡ và cách trình bày trên bao gói, đúng theo ý họ. Một phần quan trọng trong bao bì sản phẩm của bạn là mã sản phẩm. Để có được mã UPC cho cả công ty lẫn sản phẩm của bạn, hãy tìm hiểu trên trang web của cơ quan quản lý mã số sản phẩm của quốc gia bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2