54 Xã hội học, số 4 (116), 2011<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN:<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN MAI*<br />
NGUYỄN DUY THẮNG**<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
1.1. Một số thông tin về tình trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam<br />
Việt Nam có trên 3.000km bờ biển, trài dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với bốn khu<br />
vực đánh cá chính là Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ. Vùng<br />
nước đánh bắt thủy sản được chia thành gần bờ, trong lộng và xa bờ (ngoài khơi). Vùng<br />
nước gần bờ là những khu vực trong vòng 6 hải lý tính từ bờ biển trở ra, từ 6-24 hải lý là<br />
trong lộng và ngoài khơi – trên 24 hải lý. Theo một đánh giá gần đây, tiềm năng thủy sản<br />
biển được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng đánh bắt cho phép hàng<br />
năm là 1,7 triệu tấn. Trong năm 2010, tổng sản lượng khai thác biển đạt 2,5 triệu tấn, vượt<br />
quá ngưỡng cho phép đánh bắt gần 50%.<br />
Truyền thống của cộng đồng ngư dân ven biển là đánh bắt trực tiếp từ bãi biển hoặc<br />
trong rừng ngập mặn nông, cửa sông, đầm phá, nhờ ảnh hưởng của thủy triều. Một loạt các<br />
ngư cụ từ đơn giản đến tinh vi đã được sử dụng để bắt tất cả các loại cá và các loài động<br />
vật có vỏ. Trong năm 2010, khoảng 107.500 tàu thuyền đánh cá nhỏ đang hoạt động gần<br />
bờ, trong đó có 5.200 tàu thuyền là không có động cơ (đánh cá dọc theo bờ biển với mức<br />
nước 4-5 m ), còn lại khoảng 102.300 tàu thuyền cơ giới nhỏ (20CV đến 20CV-90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây<br />
dựng các quy định hoạt động của nhóm. Mô hình này đã được thảo luận với các nhóm dân<br />
đánh bắt. Tuy nhiên, ngư dân ở ấp Mỹ Thanh (Vĩnh Hải) và Mỏ Ó (xã Trung Bình) tỉnh<br />
Sóc Trăng cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ<br />
dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, mô hình này cần được thảo luận kỹ với các hộ<br />
và trên nguyên tắc tự nguyện.<br />
Các hộ ngư dân ở xã An Thạnh 3, huyện Cù lao Dung, Sóc Trăng, đề xuất cải hoán<br />
tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các<br />
hàng hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán<br />
các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ<br />
vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của đội tàu. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù<br />
Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây<br />
dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều<br />
lao động có kinh nghiệm sông nước của các hộ đánh bắt cũng như các lao động phổ thông<br />
ở địa phương.<br />
Mô hình hợp tác xã nghêu: hiện tại ở Sóc Trăng đã có một HTX nghêu với hơn 500<br />
hộ thành viên. Các hộ tham gia HTX phải đóng một khoản lệ phí hội viên là 50.000đ/hộ và<br />
được cấp phát một thẻ thành viên. Các hộ sẽ được quyền khai thác nghêu trong bãi nghêu<br />
của HTX theo tiêu chuẩn và quy định của HTX mà các hộ cam kết. Sản phẩm khai thác sẽ<br />
được phân bổ theo tỷ lệ người lao động hưởng 70% và HTX 30%. Mô hình HTX này một<br />
mặt tập trung được các lao động đánh bắt ven bờ bỏ nghề đánh bắt tự do để chuyển vào<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 65<br />
<br />
<br />
<br />
khai thác nghêu trong HTX, mặt khác họ tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ven<br />
bờ và rừng ngập mặn, tránh việc khai thác bừa bãi bởi những người dân từ bên ngoài cộng<br />
đồng.<br />
Các mô hình sinh kế dựa vào đất<br />
Các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ có thể theo định hướng lâu bền hơn<br />
với các mô hình chuyển đổi sinh kế không đánh bắt, dựa vào đất hay không dựa vào đất.<br />
Tùy theo đặc điểm vốn tài nguyên đất đai, con người, tài chính, điều kiện tự nhiên, môi<br />
trường kinh tế khu vực… mà các cộng đồng ven biển có thể lựa chọn các mô hình sinh kế<br />
thay thế phù hợp. Chẳng hạn, ở khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ, điều<br />
kiện đất đai hạn chế hơn nhiều so với ĐBSCL nên các mô hình sinh kế thay thế dựa vào<br />
đất có thể khó lựa chọn hơn các loại mô hình khác. Mặt khác, trong điều kiện vốn tài<br />
nguyên như đất, mặt nước rất khan hiếm thì các mô hình sinh kế được đề xuất cần dựa trên<br />
nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, việc tận dụng các lợi thế của các dải đất đai ven bờ, của<br />
các đầm phá, để NTTS như ngao-loài nuôi không cần cho ăn, thích hợp cho các hộ nghèo,<br />
cận nghèo.<br />
Trồng rừng ngập mặn và NTTS sinh thái<br />
Rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường, với<br />
nhiều tác dụng như: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn; phòng hộ<br />
ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô<br />
nhiễm nguồn nước ven biển; tạo sinh kế cho ngư dân nếu được quản lý bền vững. Do đó,<br />
việc phục hồi hệ sinh thái RNM ven biển là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối<br />
với nhiều tỉnh ven biển của Việt nam.<br />
Trồng trọt và chăn nuôi<br />
Trồng trọt là mô hình sinh kế chủ yếu dựa vào nguồn lực đất đai và lực lượng lao<br />
động, và sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện tại các địa phương có kinh nghiệm và thành công<br />
nhất định về mô hình sinh kế này. Trong mẫu khảo sát, các xã thuộc Sóc Trăng có thế<br />
mạnh về đất đai, kinh nghiệm trồng mía, hành tím, dưa hấu, lúa, cây thuốc cá…; xã Ninh<br />
Lộc, Khánh Hòa có đất để phát triển trồng trọt tại các thôn nông nghiệp, xã Ninh Vân có<br />
thành công ban đầu về trồng tỏi Lý Sơn (loại tỏi lấy giống từ đảo Lý Sơn). Các xã thuần<br />
ngư như Ngư Lộc và xã bãi ngang Hải Ninh-Thanh Hóa hầu như không có đất nông nghiệp<br />
nên không có nhiều cơ hội để phát triển theo hướng này.<br />
Mô hình tái định canh, định cư từ dự án rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Vĩnh<br />
Châu, Sóc Trăng là một bài học tốt để giảm thiểu sức ép khai thác lên nguồn tài nguyên<br />
ven biển. Trong dự án này, mỗi hộ tái định cư được phân 0,5 ha đất để canh tác. Các hộ đã<br />
kết hợp mô hình trồng màu và nuôi cua, cá và chăn nuôi gia cầm (vịt) rất hiệu quả, mang<br />
lại thu nhập ổn định và bền vững cho các hộ. Mô hình này có thể nhân rộng cho các xã có<br />
quỹ đất sản xuất.<br />
Các mô hình sinh kế không dựa vào đất<br />
Chế biến, buôn bán và dịch vụ thủy sản là những nghề cần thiết cho sự phát triển<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
66 Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển…..<br />
<br />
<br />
<br />
ngành thủy sản, gia tăng giá trị, tạo thêm việc làm… Nhiều nghề chế biến là những nghề<br />
truyền thống của địa phương như chế biến các sản phẩm khô, nước mắm, mắm tôm…. Các<br />
nghề chế biến khác như đông lạnh, đóng hộp… tạo ra giá trị gia tăng cao, hướng về xuất<br />
khẩu, khuyến khích sự hình thành những sản phẩm đánh bắt hay nuôi trồng chủ lực, cũng<br />
tạo nhiều việc làm, đặc biệt cho lao động nữ. Các dịch vụ như thu mua, cung ứng vật tư<br />
trên biển hay trên bờ cho đánh bắt và nuôi trồng cần được triển khai ở quy mô vừa và nhỏ<br />
(quy mô hợp tác xã và hộ gia đình). Tuy nhiên, khó khăn chính vẫn là thiếu vốn để mở<br />
rộng qui mô sản xuất và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là nước mắm khi một số công ty<br />
quốc tế đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất này, với kinh phí quảng cáo khổng lồ và chuyên<br />
nghiệp.<br />
Di cư: cần được xem xét như một chiến lược giải quyết việc làm, tìm kiếm các nguồn<br />
sinh kế thay thế, giảm nghèo tại các vùng ven biển. Di cư có thể đem lại nhiều lợi ích cho<br />
bản thân người di cư và gia đình họ ở cả nơi đi và nơi đến. Giải pháp cho di cư, tạo việc<br />
làm là thành lập các Trung tâm GTVL để cung cấp thông tin về thị trường lao động và làm<br />
nhiệm vụ cung ứng lao động có tay nghề, có kỹ năng và trình độ, đáp ứng yêu cầu của<br />
người sử dụng lao động. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho các<br />
hộ ngư dân, nhà trường, học sinh, thanh niên để có cơ sở thực tiễn định hướng nghề nghiệp<br />
và lựa chọn việc làm, tiết kiệm chi phí cơ hội. Mặt khác, cần tổ chức đào tạo nghề cho<br />
thanh niên nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm bền vững, giảm thiểu áp lực khai thác ven<br />
bờ, tạo cơ sở quan trọng phát triển kinh tế biển, cũng như giảm nghèo bền vững cho các<br />
cộng đồng ven biển.<br />
5. Kết luận<br />
Các hộ đánh bắt ven bờ thường là các hộ nghèo, đa số là không có đất hoặc có ít đất<br />
sản xuất. Sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn tài nguyên ven biển và mang lại<br />
thu nhập chính cho các hộ. Việc làm chính của hầu hết các thành viên có khả năng lao<br />
động đều dựa vào khai thác tài nguyên ven bờ trong điều kiện nguồn lợi ngày càng cạn<br />
kiệt. Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời biểu hiện tính dễ tổn thương của<br />
cộng đồng ngư dân ven biển. Những rủi ro này chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế<br />
(vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) bị suy giảm và yếu<br />
kém.<br />
Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro sinh kế hiện thời, bảo vệ và phát triển bền vững<br />
các nguồn tài nguyên ven biển, cần đầu tư nghiên cứu và xây dựng các mô hình sinh kế<br />
thay thế đánh bắt phù hợp để chuyển đổi nghề cho các hộ ngư dân đánh bắt ven bờ, đặc<br />
biệt chú ý đến lao động trẻ. Trước mắt, đầu tư thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế đã<br />
được đề xuất trong nghiên cứu này, nếu thành công sẽ đầu tư nhân rộng, đồng thời nhân<br />
rộng những mô hình hiện đang thực hiện thành công ở mỗi địa phương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />