YOMEDIA
ADSENSE
SỰ TÍCH CHIẾC ÁO DÀI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
361
lượt xem 23
download
lượt xem 23
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Từ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ?
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ TÍCH CHIẾC ÁO DÀI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
- SỰ TÍCH CHIẾC ÁO DÀI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM tư liệu khảo cứu: - Almanach Phổ thông 1985 (nxb KH&KT) - Truyện Cổ Cố Đô - nhóm soạn giả Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Bảo Hóa, Bằng Phong .. ( Lửa Sống xuất bản 1947) - Việt Sử - giáo sư Bằng Phong ( Á Châu xuất bản 1969) Tóm Tắt Lại: Từ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ? Như lịch sử còn ghi, cuộc Trịnh- Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở miền Bắc vua Lê -chúa Trịnh trị vì. Ở miền Nam các chúa Nguyễn miệng vẫn nói thần phục nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của Đàng Trong để cũng cố địa vị cho sự nghiệp "vạn đại dung thân". (ý này tỏng Việt Sử của giáo sư Bnag82 Phong) Năm 1744, trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm (có lẽ từ miền Bắc truyền vào) thế này các bạn à : "BÁT ĐẠI THỜI HOÀN TRUNG ĐÔ". Khổ thân tui sách ko giải nghĩa hẳn hoi vụ TRUNG ĐÔ, tui phải tra từ điển Hán Nôm thì nó ra như ri: nghĩa là "tám đời phải trở lại Trung đô" (tức là trở lại Kinh đô Thăng Long á . Ôi cha
- mẹ ơi, câu sấm ấy làm cho Nguyễn Phúc Khoát giật mình, Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời. Khoát lo lắng: "Gần hai trăm năm đánh nhau với quân Trịnh, chịu xiết bao nỗi khổ nhục, đớn đau mất mát mới xuống tới Cà Mau mà giờ này phải trở lại Trung đô nạp mình cho quân Trịnh thì quar là một đại hoạ!". Suốt nhiều ngày đêm Khoát ăn không ngon ngủ không yên. Cuối cùng ông đã triệu quần thần lại bàn phương cách thoát nạn. Khoác nói giọng buồn rầu như ri: "Các tiên chúa đã đổ máu xương gây dựng cho chúa tôi ta một cơ nghiệp vinh quang như thế này, bây giờ trời bắt ta phải trở lại Trung đô thần phục bọn Trịnh, phải chăng chúa tôi ta không những sẽ đắc tội với các tiên Chúa mà còn tự hủy diệt mình...Các người có kế sách chi tiến lên để cứu nạn không?" (theo Việt Sử) Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát khẩn khoản xin Chúa được nghiên cứu một thời gian. Nửa tháng sau khi ngâm cứu, họ bèn tâu: - "Muôn tâu Chúa thượng, muốn khỏi "hoàn" Trung đô, Chúa phải xưng vương và dựng một tân đô". Phúc Khoát lơ ngơ nói: ( cái này tui bịa thêm ): - "Ta cũng đã suy nghĩ điều đó nhưng từ lâu ông cha ta tuy chưa xưng Vương nhưng đã làm Chúa tể đất trời Nam và đất Phú Xuân đã là Kinh đô Đàng Trong!" - "Nhưng chưa chính thức!" - Một vị quan nói. Phúc Khoát vẫn phân vân:
- - "Việc làm lễ để chính thức chẳng khó khăn gì. Song dù có chính thức đi nữa cũng không cải được mệnh trời!" Vị quan kia tiếp lời đáp: - "Muốn thực sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hoá!" Phúc Khoát hỏi: - "Việc quan trọng nhất phải thay đổi văn hóa là cái gì?" - "Muôn tâu chúa thượng - quan đại phu đáp - là thay đổi trang phục!" Phúc Khoát gật đầu mừng rỡ: - "Thế thì ta giao cho nhà ngươi thực hiện việc đó!" Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với niên hiệu là Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục. Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống như đàn ông. Chủ trương của Võ Vương đã gây ra một cuộc "khủng hoảng" về trang phục ở Phú Xuân. Vâng, thế đó, thế là "đám quần hồng" mới nhao nhao cả lên vì chuyện này.... Họ than: "Không đi thì chợ không đông,
- Đi thì phải mượn quần chồng sao đang." Chẹp... đúng là Hồng Quân làm khổ hồng quần mà... hic.. từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần hai ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái áo dài của người Chàm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Cũng như văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả hai yếu tố của phương Bắc và pươhg Nam (cái này bên Truyện Cố Đô) Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. "Quần hai ống" và "áo dài" của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn ohoa1 của người phụ nữ Việt Nam. Dưới con mắt của thế giới hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, dù đứng trên diễn đàn nào, không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam. Vậy đó, vậy là xong cái băn khoăn cho ai đó nha... , tui tậm chí ko nhớ nó ở tóp pịc nào đặng mò nữa..., nhưng tui đăng, hễ ai còn thắc mắc thì coi nghen Lich Sử Chiêc Ao Dai Viêtnam ̣ ́ ́ ̀ ̣
- Theo tài liệu thu thập được thì hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường là người đầu tiên đã cải tiến chiếc áo dài cho phụ nữ Việt Nam. Ông sinh năm 1912 tại Sơn Tây. Năm 17 tuổi, ông trúng tuyển vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1934. Ông là người đã đóng góp rất nhiều trong việc sáng chế các kiểu quần áo cho phụ nữ Việt Nam. Vào đầu thập niên 1930, chiếc áo dài thuần tuý của Việt Nam bắt đầu thay đổi, giới phụ nữ bắt đầu mặc áo mầu và năm 1934, hoạ sĩ Cát Tường đã tung ra một loạt các loại mẫu áo dài tân thời trong tập san Đẹp 1934 và báo Phong Hoá thời bấy giờ, dưới cái tên “Lemur”. Sau đó, ông tiếp tục thiết kế nhiều mẫu áo dài cho phụ nữ, nữ sinh và áo ngắn mặc trong nhà. Ngoài chuyện cải tiến áo dài cho phụ nữ, và đóng góp vào việc thiết kế các kiểu y phục thích hợp với thân hình, lại làm tăng vẻ đẹp của phái nữ, hoạ sĩ Cát Tường còn cải tiến và mỹ thuật hoá chiếc xích lô đạp thời bấy giờ và được dân chúng ủng hộ nhiệt tình. Tiếc thay, vào ngày 17 tháng 12 năm 1946, ông bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích. Mặc dù họa sĩ đã ra đi một cách bất ngờ gần 75 năm trước, nhưng bóng dáng của chiếc áo dài mà hoạ sĩ tài ba Cát Tường thiết kế vẫn tiếp tục xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Tà áo dài tha thướt, nhã nhặn, kín đáo và duyên dáng làm tăng thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, và là niềm hãnh diện cho người Việt.
- Những chiếc áo dài đầu tiên Từ Los Angeles, California, nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến, người con trai của hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường kể về chiếc áo dài của phụ nữ ngày xưa: Màu của nó u tối, chỉ có mầu nâu hay màu đen. Áo lùng thùng, ba bốn tà, quần thì rộng. Sự đổi mới của Việt Nam lúc đó bắt đầu có trong Nam. Ngoài Bắc thì hay mặc mầu nâu, màu đen, trong Nam thì có những lối mặc khác, áo thì màu khác, nhưng thường thường thì màu vẫn không được tươi lắm. Khi ông Cát Tường bắt đầu vẽ y phục cho phụ nữ, thì ông nhận thấy quần là cái quan trọng nhất. Nó phải bó sát mông, xuống đùi hơi rộng và gấu quần hơi loe ra một chút để khi đi, dáng được tha thướt… Sau đó, lưng quần dùng dây chun để cho máu được lưu thông, mình kéo lên hay kéo xuống rất tiện. Cái áo dài thì tuỳ muà, mùa đông thì cần phải che kín cổ, muà hè thì bật để cho mát. Vai áo bó chặt quá thì người đàn bà không thể giơ tay lên được, nên vai áo phải làm hơi rộng một chút, tay thì vẫn thon lại…Màu sắc thì chủ trương tùy theo màu da, màu tóc hay khung cảnh thời tiết. Thí dụ mùa hè đừng nên mặc áo chói chang quá, nên chọn màu nhẹ. Nhân nói đến chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày nay, ông Hiến cho hay là bây giờ, chiếc áo dài đã trở thành quốc phục nhưng lại không còn được xử dụng hàng ngày như trước, trừ các em nữ sinh hay trong các dịp lễ lớn mà thôi, ông nói: Tôi đi chụp hình ở Việt Nam cũng nhiều, từ Bắc đến Nam, các em đi học mặc áo dài, cầu Trường Tiền hay tỉnh Bạc Liêu, các em mặc áo dài nhiều lắm. Bây giờ, các ngày lễ lớn, áo dài trở thành một quốc phục. Phụ nữ bây giờ độc lập lắm, họ muốn quần áo của họ phải hợp thời trang tăng vẻ đẹp, và đi dộng dễ
- dàng. Còn áo dài của mình tương đối còn tha thướt và yểu điệu quá… Tết là một trong những dịp mà khách hàng đến rất nhiều. Thương hiệu của tôi là chuyên về áo dài, mỗi lần Tết hình như là mọi người muốn quay về cội nguồn, kể cả nam nữa, thế hệ trẻ bây giờ tụi nó cũng lại để mua áo dài nam nữa. Điều đáng mừng là mọi người, nhiều lứa tuổi, mặc áo dài nhiều…Nói chung, mình thấy văn hoá của mình không bị mai một, mà gần như lớp trẻ cũng hiểu biết thêm về cội nguồn của mình và trong ngày Tết thì ưu tiên cho trang phục quốc phục của mình nhiều hơn…Trong ngày Tết thì mọi người chọn một bộ truyền thống. Theo anh, ngày thường thì chiếc áo dài cải biên có thể mặc với quần din, nhưng đã là ngày Tết thì áo dài phải nên theo kiểu mẫu truyền thống của người Việt, anh nói: Chung nghĩ rằng ngaỳ mồng Một, xông đất đầu năm thì mọi người nên tuân theo truyền thống nề nếp văn hoá dân tộc. Chung thấy rằng đường phố Sài Gòn mặc áo dài nhiều lắm, hiện tại bây giờ giới trẻ trở về cội nguồn, hiểu biết nhiều hơn và mọi người lại quan tâm đến áo dài nhiều hơn…Càng ngày mọi người càng chú ý đến nét truyền thống của mình nhiều lắm. Áo dài không phù hợp khi thời tiết giá lạnh Đó là tình hình ở Sài Gòn, thế nhưng, ở Hà Nội, năm nay thời tiết lạnh giá, nên cũng ảnh hưởng đến việc mặc áo dài trong ngày Tết. Và trên thực tế, chiếc áo dài giờ đây đa số chỉ còn được xử dụng trong các buổi lễ tôn giáo trong dịp Tết. Cô Hường, nhân viên khách sạn Melani ở Hà Nội phát biểu: Nó lạnh quá, người ta không mặc áo dài, mà bây giờ em thấy Tết ít người mặc áo dài lắm. Hà Nội hầu như chẳng có ai mặc dài gì
- cả! Người lớn tuổi thì cũng mặc áo dài đi chúc Tết…Thanh niên thì chẳng mấy khi người ta mặc, chỉ có đám cưới bạn bè thì mặc, còn bình thường thì không… Mà trời lạnh như thế này thì chẳng ai mặc đâu! Em ra đường không thấy ai mặc hết, chả hiểu tại sao, có lẽ do lạnh quá hay là áo dài người ta chỉ mặc trong dịp lễ, trong những ngày đặc biệt, Tết thì chỉ bên Công Giáo, người ta mặc áo dài để đến nhà thờ. Còn thanh niên thì không ai mặc cả! Nếu mặc áo dài thì bị cho là đầu óc có vấn đề! Cô cũng chia xẻ với Phương Anh rằng, bản thân cô thích ngắm phụ nữ mặc áo dài. Và vì nhu cầu công việc, cô phải mặc áo dài đi làm hàng ngày, thế nhưng, nhiều khi chiếc áo dài cũng làm cô vướng víu khó chịu. Cô nói: Áo dài được hưởng ứng ở miền nam nhiều hơn Nhân dịp Tết, Phương Anh cũng hỏi thăm nhà may Hoài Hương ở quận 1, TPHCM để hỏi thăm về chiếc áo dài trong mấy ngày Tết, chị Hương, chủ tiệm may cho hay: Vẫn mặc, nhưng chỉ ngày mồng Một, đi Chuà, hay Phật Tử họ đi chùa…Nếu đi thăm bà con thì không mặc đâu, chỉ có dịp quan trọng thôi, đi chúc tết, đi thăm bạn bè thì người ta không mặc đâu, ít lắm. Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Võ Việt Chung, chuyên về áo dài, chủ trương cải biến áo dài mặc với quần “din” cho biết: Em cũng thích người ta mặc áo dài, nhưng mà em không mặc vì nó vướng, chỉ có đi đám cưới bạn bè, có dịp gì thì mới mặc thôi! Em thấy mọi người rất ít mặc áo dài, chỉ trong khách sạn, nhà hàng, lễ hội…còn thì chẳng ai mặc cả! Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến, con trai của họa sĩ Cát Tường năm xưa, cho rằng hiện nay, một số nhà thiết kế thời
- trang vì chú ý đến cái lạ của bộ y phục áo dài, nên phần nào làm mất đi nét đẹp duyên dáng của phụ nữ, ông phát biểu: Người thiết kế phải biết vẻ đẹp của phụ nữ và phải làm sao tôn được vẻ đẹp, cái nét mềm mại của phụ nữ phải được đưa lên. Thí dụ, tà áo dài khi gió phớt qua, thì người ta gọi là đón gió, tức là mình thấy tha thướt, hoặc là tia nắng chiếu vào áo lụa Hà Đông, làm cho các thi sĩ bật ra các vần thơ, tất cả những chuyện đó là chiếc áo dài đón gió, đón nắng, làm cho người phụ nữ trở thành một huyền thoại, nhập vào tim óc của người xem…tất cả biểu hiện một cách thanh tao… Ý kiến này của ông đựơc khá nhiều người chia sẻ. Thực vậy, chắc qúi vị cũng đồng ý với Phương Anh rằng, phụ nữ Việt Nam dù ở bất cứ tuổi nào, dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, khi khoác lên mình chiếc áo dài, thì vẻ đẹp luôn được tăng lên, hơn nữa, đó lại là một y phục truyền thống, nên Phương Anh tin rằng dù ít còn thấy xuất hiện trong đời sống hàng ngày, nhưng chiếc áo dài sẽ không bao giờ mất đi, như hy vọng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến: Tôi nghĩ rằng ngày nào còn người Việt Nam thì ngày đó chiếc áo dài vẫn còn. Sự tích áo dài Việt Nam [ Số lần xem: 2095 ] Xa xưa, cách đây ba thế kỷ, người dân Việt Nam từ già đến trẻ rất quí chiếc áo dài Việt Nam. Thời nay, trên các diễn đàn quốc tế, nhất là trong các cuộc thi hoa hậu, chiếc áo dài Việt Nam mang đậm tình quê hương, vừa chân chất giản dị, vừa bác học tô điểm vẻ đẹp người con gái vùng lúa nước mênh mông sông Hồng và ruộng cò bay thẳng cánh sông Cửu Long…
- Người phụ nữ xưa mặc áo dài tứ thân cùng với yếm đào, váy lụa Hà Đông, nón quay thao qua nhiều giai đoạn “cách tân” cho đến ngày nay là một quá trình chọn lọc không mấy dễ dàng. Áo dài tứ thân, ngũ thân là tiền thân của áo dài nhị thân, quí cô, quí bà rất tự hào khi trình diễn với thiên hạ. Những năm 30-40, ở thị thành xuất hiện áo dài kiểu tân thời Lơ Muya (Le Mur)(1) biệt danh của họa sỹ Lê Cát Tường cho nữ giới: áo dài màu vàng quá gối, có cổ cao viền xanh, quần trắng, hai ống tay có viền vải xanh…(trích từ trang 45 Tự Điển Bách Khoa Việt Nam -tập 1- Hà Nội xuất bản năm 1995). Áo tứ thân xưa có bốn vạt rộng, thường có màu thẩm, bên trong có yếm đào liền với váy thâm xuất hiện trong đời sống người dân Kinh Bắc, với giọng ca quan họ lâu đời. Yếm đào - áo cánh - váy thâm có từ thời Hậu Lê, áo cánh khoác ngoài yếm, chỉ dài ngang lưng thon. Nay ở phố Hàng Đào cổ (Hà Nội), có đình Đồng Lạc lưu giữ dòng chữ Hán Đồng Lạc quyến yếm thị (quyến yếm thị đình) là nơi bán yếm lụa với nghề dệt lụa truyền thống. Vào thế kỷ XVIII, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ, hai đầu của cổ yếm đính mẫu dây để cột ra sau gáy gọi là yếm cổ xây, yếm cổ xẻ có cổ hình chữ V, với ba đường chân chim gọi yếm cổ nhạn…
- Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh. Áo dài từ thân ngày xưa Trong những ngày hội hè, đình đám, các cô gái thường mặc yếm nhiều màu sắc: yếm đào, yếm hồng, yếm thẩm hoặc màu vàng nhạt (mỡ gà), nâu non, bã trầu và khoác ngoài yếm chiếc áo tứ thân: phía lưng do hai mảnh vải ghép lại màu nâu non, phía ngực có hai thân rời, buộc hai thân phía trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía cổ áo viền một lóng tay, áo thả lỏng không cài nhằm để lộ yếm màu bên trong như muốn phô vẻ đẹp bầu ngực tràn đầy sức sống, thời con gái thanh xuân.
- Nhớ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, gây bao thảm họa nồi da xáo thịt, gần hai trăm năm, phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. Khi xét thấy Đàng Trong đủ mạnh, đủ sức chống chọi với Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1736-1765) ra chỉ dụ: “Phụ nữ phải ăn mặc cải cách, mặc quần thay váy, trên phần đất cai quản xứ mình có y phục giống nhau.” Cuộc cải cách bất thành, phụ nữ chống lại lệnh chúa để bảo vệ thuần phong mỹ tục, từ xưa ông bà truyền lại. Đến đời vua Minh Mạng năm thứ 7 (1828), sai phán bộ Lễ: Dư đồ nước nhà đã hỗn hợp làm một, văn hóa phép tắc cũng giống nhau, nhưng y phục dân gian còn cách biệt, không hợp với công việc cùng quê quán. Hạ lệnh cho dinh thần Quảng Bình, truyền khắp dân gian trong châu, mặc quần áo theo đúng nghi thức… Lệnh vua ban chẳng thiêng, dân phương bắc vẫn ung dung mặc váy cùng với áo tứ thân, yếm đào, nón quai thao.. Đến thời Pháp thuộc, ít nhiều có ảnh hưởng Tây hóa, chiếc áo tứ thân, ngũ thân còn may rộng chưa có EO, sau đó áo tứ thân chuyển thành áo nhị thân có EO, dần đến áo có hoa văn trước ngực, muôn màu muôn vẻ, nổi bật tiềm ẩn tuổi trẻ trung, khó mờ phai.
- Hà nội-Thăng Long, ngàn năm văn vật, có làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, quê hương “Áo lụa Hà Đông”, nay là Hà Nội, có nghề may áo từ thời nhà Đinh. Tiếng lành đồn xa, được triều đình Huế triệu về may áo cho vua. Thợ ngắm nhìn vua “từ xa,” cắt may ngay được bộ áo quần vừa ý. Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), có hai phố Lương Văn Can và phố Cầu Gỗ, có thợ may gốc gác người làng Trạch Xá. Với những kỹ xảo đo rất chuẩn: đường kéo cắt cho ngang cạnh thẳng sợi, đường viền cũng phải thật phẳng, không vênh đường tà. Mũi kim chỉ khâu tròn nhỏ xíu như trứng nhện. Người khéo tay luồn tà bằng chỉ trắng vào áo đen, ít người nhìn thấy gọi là trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện là câu nói đầu miệng của thợ may Trạch Xá. Chiếc áo dài Trạch Xá xưa, bao giờ cũng mềm mại hơn, tha thướt hơn. Ngày nay đất nước thống nhất, đổi mới khắp mọi miền, áo dài lụa Hà Đông, áo dài tím Huế, áo dài tân thời Tp. Hồ Chí Minh hòa chung tên gọi áo dài Việt Nam với nhiều nét hoa văn lộng lẫy, uyên bác và sống động, không những chiếm được sự tin yêu của phụ nữ Việt Nam mà cả khách quốc tế. Tháng 4-1898, Toàn quyền Paul Doumer ( Pôn Đu-me) làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng cầu lớn có chiều dài vắt qua hai bờ 1.680m, chia làm 19 nhịp cao 13,50m so với mặt nước. Ngày khánh thành chiếc cầu vĩ đại này vào năm 1902, có bốn
- thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài xinh đẹp duyên dán g đứng trên cỗ xe do hai con bò kéo, đã tham dự buổi diễu hành, đặt tên: cầu Pôn Đu-me. (đoạn văn này trích trong cuốn Le grands Dessier de L’illustration xuất bản tại Pháp năm 1987). Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Bác Hồ tuyên bố Độc lập (2-9-1945), ta xóa bỏ tên cầu Pôn Đu-me, toàn quyền thực dân Pháp cũ, đặt tên mới: cầu Long Biên. Áo dài ngày nay Năm 1988, báo Tiền Phong tổ chức thi Hoa hậu đầu tiên trong sự “lạ lẫm” của nhiều người .. Đến nay, đã qua nhiều cuộc thi hoa hậu tôn vinh phụ nữ Việt Nam, có nhiều hoa hậu áo dài đẹp nhất.
- Vẻ vang thay! Áo dài Việt Nam với tà áo tung bay khắp Pari, Luân Đôn với năm châu bốn biển cho trời đất hãnh diện là người Việt Nam. Chú thích: (1) Le Mur theo tự điển tiếng Pháp là Bức tường - Lê Cát Tường (!?) Nguồn áo dài việt nam nguyễn tấn đait Lời Tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ.- Bài Tà Áo Dài Việt Nam sau đây nguyên là bài nói chuyện của ông Nguyễn Tất Đạt, trưởng nam của họa sĩ Nguyễn Cát Tường (tức Le Mur, cha đẻ của chiếc áo dài tân thời), trong đêm nhạc Thu và Tình Yêu, tổ chức tại Little Saigon ngày 4 tháng 11, 2011. Bài nói này là phần mở đầu của tiết mục Trình Diễn Áo Dài trong chương trình…
- Kính thưa quý vị, Đêm nhạc hôm nay có chủ đề là Thu và Tình Yêu. Vẻ đẹp lãng mạn của mùa thu rất thích hợp với tình yêu, trong đó chính tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam sẽ làm lộng lẫy thêm vẻ duyên dáng của mùa thu lẫn tình yêu. Chẳng thế mà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã viết nên câu nhạc: Với bao tà áo xanh đây mùa thu... Trong âm nhạc và thơ văn của ta, mùa thu, tình yêu và tà áo dài luôn luôn quấn quít lấy nhau. Nhưng điều đáng chú ý là sự quấn quít ấy chỉ bắt đầu từ giữa thập niên 1930 của thế kỷ 20 trở về sau mà thôi. Nhân chương trình hôm nay có mục trình diễn áo dài, tôi xin có một số ý kiến về sự kiện này. Từ nghìn xưa, đất nước Việt Nam của chúng ta sống trong nền văn hóa khép kín kiểu Á đông, với chế độ quân chủ và đặc biệt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Mạnh. Khi người Pháp xâm chiếm nước ta vào hậu bán thế kỷ 19 thì ảnh hưởng của nền văn minh Âu Tây mới dần dần thâm nhập vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng của Nho giáo ngày một thu hẹp lại trong khi ảnh hưởng của văn hóa Pháp ngày một mạnh hơn. Trong quá trình chuyển động ấy, thập niên 1930 đã chứng kiến một biến chuyển lớn về văn hóa giúp xã hội tiến nhanh trong việc đổi mới. Đó là sự xuất hiện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với một nhà xuất bản và hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay. Văn đoàn này chủ trương dùng báo chí và văn chương để đả phá những cái thủ cựu lạc hậu, đồng thời tiếp thu những cái tiến bộ về nếp sống và tinh thần khoa học của Âu Tây. Với một nhóm người có tài năng và nặng lòng canh tân đất nước, nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã thực sự gây được một ảnh hưởng mới mẻ trong xã hội Việt Nam về nhiều mặt. Một trong nhiều cải cách đã đạt được kết quả cụ thể của báo Phong Hóa và Ngày Nay là đổi mới chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam. Thưa quý vị, nếu ở đầu thập niên 1930 những người đàn ông theo tân học đã mặc veston, thắt cà vạt, mang dày da giống
- như người Pháp thì về cánh phụ nữ sự thay đổi về y phục vẫn còn rụt rè lắm, nếu không nói là hầu như chưa có gì. Tuy về màu sắc thì lác đác đã có phần linh động hơn là chỉ có màu đen và màu trắng, chiếc áo dài của phụ nữ ở thời điểm ấy vẫn là những chiếc áo mà thế hệ mẹ và bà mình vẫn mặc trước kia, nghĩa là luộm thuộm, quá kín đáo và bất tiện, nhất là không làm tôn vẻ đẹp của dáng vẻ và thân hình người phụ nữ lên. Năm 1934, báo Phong Hóa đã dành hẳn một mục về cải cách y phục của phụ nữ, do họa sĩ Nguyễn Cát Tường phụ trách. Trong bài mở đầu cho mục này, ông viết: “Đoái nhìn lại nước nhà tôi không khỏi có điều chán nản. Trừ y phục của bọn trai chúng tôi, phần nhiều phỏng theo kiểu mẫu của người Âu, Mỹ, còn y phục của các bạn gái, tôi xem thấy có nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ chi là mỹ thuật.” Một đoạn khác, ông viết: “Phụ nữ đời nay có khác phụ nữ đời xưa họa chăng ở chỗ không đội nón thúng quai thao, không đi dép cong hay giầy “mõm nhái” như họ. Còn thì, vẫn kiểu áo lòe sòe ấy, vẫn cái quần lụng thụng đen ngòm ấy.” Và ông đề nghị phải sửa đổi y phục phụ nữ. Liên tiếp trong nhiều năm sau đó, trên mặt báo này, ông đã trình bày nhiều kiểu quần áo cho phụ nữ Việt Nam do ông vẽ ra, mà đặc biệt là sửa đổi chiếc áo dài. Có thể nói ông là tác giả của chiếc áo dài tân thời, mà từ thời thập niên 1930, cả xã hội đã mệnh danh là “Áo Dài Le Mur”. Xin nói thêm về tên gọi này: tên ông là Tường, mà trong tiếng Pháp, bức tường gọi là Le mur, nên ông lấy biệt danh là Le Mur cho các tác phẩm hí họa, minh họa và vẽ kiểu y phục của mình. Có thể nói không ngoa, từ các cải cách của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã bước hẳn sang một giai đoạn mới. Với chiếc áo dài “tân thời” –như cách gọi của thời ấy- người phụ nữ Việt Nam đã đẹp hẳn lên nhờ chiếc áo làm nổi bật vẻ duyên dáng của thân thể mà vẫn giữ được sự kín đáo nữ tính. Và trên cái nền cải cách ấy chiếc áo dài lại tiếp tục được cải tiến hết thế hệ này sang thế hệ khác để giữ luôn
- luôn vẻ yêu kiều hợp với thẩm mỹ của mỗi thời đại. Từ sau cuộc cải cách lớn về y phục phụ nữ trong thập niên 1930 ấy, chiếc áo dài tung gió chơi vơi đã gây cảm hứng cho không biết bao nhiêu là nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ và các nhà nhiếp ảnh. Cuộc sống của người Việt Nam đã đẹp hẳn lên với chiếc áo dài. Đối với thế giới, chiếc áo dài Việt Nam đã là một nét văn hóa dân tộc nổi bật rất đặc sắc không thua sút y phục bất cứ nước nào. Riêng trong một lãnh vực quan trọng trong đời sống chúng ta là tình yêu, thì lạ thay, tình yêu cũng rực rỡ hẳn lên với tà áo dài duyên dáng. Ngay từ ngày xưa y phục của người phụ nữ đã đóng vai trò thu hút đối với cái tình của đàn ông đối với ng ười khác phái. Câu ca dao sau đây nói lên tính chất thi vị của một lời tỏ tình, trong đó vạt áo dài của người phụ nữ là trung tâm: Người về ta chẳng cho về Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ Lẳng lơ, tình tứ (và hơi “thô bạo” nữa) biết bao trong hành động “nắm lấy áo”! Dĩ nhiên động tác có vẻ thô thiển ấy là để ngăn cản không cho người đẹp ra về, nhưng tiếp theo lại là “ta đề câu thơ” lên vạt áo thì bao nhiêu vẻ phóng đãng bậy bạ đã được xóa hết, chỉ còn lại cái tình tứ rất có ăn học, một lối “bạo lực” rất văn nghệ! Ôi cái vạt áo dài của người nữ từ xưa đã đóng vai trò mời gọi biết là chừng nào trong mối tình nam nữ! Kịp đến khi chiếc áo dài đã được cách tân thì nó trở nên gợi tình hơn gấp bội với các đường nét phô diễn thân thể với hai tà có khả năng gọi gió. Trước sau, chính vẻ đẹp của phái nữ là điểm thu hút nam giới, mà chiếc áo dài khi đã vượt ra khỏi quan niệm chật hẹp đã giam hãm người đàn bà một cách quá đáng đ ể chính nó cùng với người mặc nó đạt tới cái ĐẸP viên mãn thì cũng là lúc văn nhân thi sĩ – và nói chung những tâm hồn nghệ sĩ – đã say mê và ca tụng hết lời.
- Chúng ta hãy đọc đoạn mở đầu bài Áo Dài Trong Thơ và Nhạc của tác giả Lê Hữu (đăng ở diendantheky.net ngày 22 tháng 10, 2001) để thấy tà áo dài đã gây cảm hứng cho văn nghệ sĩ nước ta như thế nào: Chiều nào áo tím nhiều quá / lòng thấy rộn ràng nhớ người... Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của Duy Trác cất lên đâu đó trong một ngày đầu thu gợi nhớ hình ảnh và nơi chốn thân quen trước “cổng trường áo tím” những chiều tan học. Áo tím túa ra như đàn bướm, áo tím thướt tha dọc theo những “lối đi dưới lá” trên lề đường Phan Thanh Giản, trên những đường phố Saigon ngập nắng. Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào thi ca, làm rung động lòng người và là nguồn cảm hứng vô tận của những người làm thơ, viết nhạc. Tà áo nên thơ ấy, dưới đôi mắt ngắm nhìn của người nghệ sĩ, là bức tranh sinh động với nhiều đường nét, nhiều dáng vẻ, thể hiện qua từng lời thơ ý nhạc: Dưới mắt Phạm Đình Chương là “Áo bay mở, khép nghìn tâm sự...”
- Dưới mắt Vũ Thành là “Áo dài bay ngờm ngợp cả khung trời...” (Mùa kỷ niệm) Dưới mắt Hoàng Dương là “Áo mầu tung gió chơi vơi...” ( Hướng Về Hà Nội ) Dưới mắt Trịnh Công Sơn là “Áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều...” (Tình nhớ) Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. Từ… “Đôi tà áo lụa bay trong nắng” Áo Lụa (Bàng Bá Lân) đến…
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn