intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tiếp tục sử dụng công nghệ: Hàm ý dành cho kiểm toán viên độc lập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này trình bày kết quả đề xuất một mô hình nghiên cứu kết hợp giữa hành động hợp lý và phản ứng theo kinh nghiệm để định hình sự tiếp tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập. Bằng việc tổng quan mô tả tài liệu và tiếp cận diễn giải, bài viết này thúc đẩy các nghiên cứu tương lai về việc xem xét sự khác biệt khi tiếp cận lý thuyết hành vi sử dụng công nghệ trong lần đầu tiên và lần tiếp tục trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tiếp tục sử dụng công nghệ: Hàm ý dành cho kiểm toán viên độc lập

  1. SỰ TIẾP TỤC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ: HÀM Ý DÀNH CHO KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP Nguyễn Thị Hoàng Yến1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: hoangyennt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày kết quả đề xuất một mô hình nghiên cứu kết hợp giữa hành động hợp lý và phản ứng theo kinh nghiệm để định hình sự tiếp tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập. Bằng việc tổng quan mô tả tài liệu và tiếp cận diễn giải, bài viết này thúc đẩy các nghiên cứu tương lai về việc xem xét sự khác biệt khi tiếp cận lý thuyết hành vi sử dụng công nghệ trong lần đầu tiên và lần tiếp tục trong tương lai. Từ đó, bài viết này hàm ý các tổ chức có liên quan và công ty kiểm toán độc lập cần xem xét ban hành chính sách cùng các giải pháp cụ thể trên cơ sở tiếp cận dựa trên lý thuyết. Từ khóa: công nghệ, hành vi, kiểm toán viên, công ty kiểm toán độc lập Abstract CONTINUED USE OF TECHNOLOGY: IMPLICATIONS FOR INDEPENDENT AUDITORS This study presents the results of proposing a research model that combines reasoned action and experiential response to shape the continued use of technology by auditors at independent auditing firms. By using narrative literature review and interpretive approaches, this article promotes future studies examining the differences in behavioral theory approaches to using technology in the first and in the future. Since then, this article implies that relevant organizations and independent auditing firms should consider promulgating policies and specific solutions based on a theory-based approach. Keywords: technology, behavior, auditor, independent auditing firm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ những năm 1970, các kiểm toán viên đã có thể sử dụng dần các thiết bị máy tính, phần mềm và cơ sở dữ liệu để kiểm tra dữ liệu kế toán điện tử (Cash Jr, J. I., và cộng sự., 1977). Xu hướng công nghệ thông tin (IT) phát triển nhanh chóng tiếp tục ảnh hưởng đáng kể đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính và tạo ra thách thức đối với các công ty kiểm toán phải thay đổi từ kiểm toán thủ công truyền thống sang kiểm toán dựa trên ứng dụng IT (Gray, G. L., và cộng sự., 2014). Hơn nữa, thực tiễn kiểm toán truyền thống và các dịch vụ đảm bảo do kiểm toán viên cung cấp đã không theo kịp với nền kinh tế đang phát triển theo thời gian thực (Chan, D.Y. và cộng sự., 2011). Trong bối cảnh này, thuật ngữ Computer Assisted Audit Techniques (CAATs) dần trở nên phổ biến, được hiểu là các chương trình và dữ liệu máy tính mà kiểm toán viên sử dụng như một phần của quy trình kiểm toán (Mahzan, N. và cộng sự., 2008). Tiền đề khái niệm về CAATs chủ yếu bao gồm các giấy tờ làm việc điện tử và các ứng dụng bảng tính (Braun, R.L. và cộng sự., 2003). Sau đó, mở rộng phạm vi hướng đến hàng loạt các công nghệ hỗ trợ kiểm toán và các tính năng công nghệ có ý nghĩa trong việc thay mặt người sử dụng hoàn 258
  2. thành các tác nghiệp (Harrison, M.J, và cộng sự., 2007) và đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng để người dùng chấp nhận sử dụng (Griffith, T.L., 1999). Từ đó, tính năng công nghệ có thể thay đổi hành vi của người dùng với công nghệ (Harrison, M.J, và cộng sự., 2007). Tuy nhiên, việc đầu tư và chấp nhận CAATs giữa các công ty kiểm toán vẫn còn gây tranh cãi (Mahzan, N., và cộng sự., 2011). Hơn nữa, tỷ lệ sử dụng công nghệ trong quy trình kiểm toán là thấp (Ahmi, A. và cộng sự., 2013) và CAATs trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy xu hướng sử dụng chưa thật sự hiệu quả ở một số công ty kiểm toán (Curtis, M.B., và cộng sự., 2008) và hành trình chuyển đổi số cũng không giống nhau trong mỗi công ty kiểm toán (Austin, A. A., và cộng sự., 2021). Trong chiến lược phát triển dài hạn, ứng dụng công nghệ trong kiểm toán còn được nhìn nhận ở góc độ duy trì sử dụng liên tục. Cho đến nay, không nhiều lý thuyết về lý thuyết về tính liên tục sử dụng công nghệ, thay vào đó, là nhiều lý thuyết về lần đầu chấp nhận công nghệ đã được thiết lập và được đưa vào thực tế kiểm nghiệm (Ortiz de Guinea và cộng sự., 2009), như: lý thuyết khuếch tán đổi mới (Innovation Diffusion Theory - IDT của Robert G. F., 1983), mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM của Davis, F. D. và cộng sự., 1989), lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB của Ajzen, I., 1991), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT của Venkatesh, V. và cộng sự., 2003). Việc tiếp tục sử dụng IT là hành vi có mục đích, dựa trên kỳ vọng về tính hữu ích của IT và kết quả đánh giá xác nhận kỳ vọng như mô hình ECM (Expectation-confifirmation model - ECM của Bhattacherjee, A., 2001) nhưng vẫn không ngoại trừ khả năng tồn tại chuỗi hành vi lặp đi lặp lại tự động theo kinh nghiệm của người sử dụng (Limayem, M. và cộng sự., 2003). Từ đó, tạo ra sự tranh luận trong lý thuyết, bởi, hành động không có mục đích của cá nhân sử dụng công nghệ được môi trường tổ chức chấp nhận tạo điều kiện ứng dụng thì có được xem là hành vi tiếp tục sử dụng công nghệ? Tác giả không phủ nhận nền móng vững chắc của ECM trong nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, tác giả tin tưởng về việc xem xét dòng chảy lý thuyết bằng cách tích hợp thành 1 hệ thống lý thuyết toàn diện về hành vi liên tục sử dụng công nghệ là một khoảng trống nghiên cứu cần được lắp đầy. Giai đoạn năm 2019 - 2020, các doanh nghiệp đang thực sự phải đối mặt với sự bùng phát dịch Covid-19 và đặc biệt, gia tăng mức độ không chắc chắn về triển vọng trong tương lai và có ảnh hưởng đến việc lập báo cáo tài chính của đơn vị cũng như các công việc chuyên môn của kiểm toán viên. Đồng thời, kiểm toán được xem là một trong các dịch vụ thiết yếu của Quốc gia cần được duy trì (Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 2020) bởi thông tin kiểm toán có chất lượng cao làm gia tăng tính đảm bảo cho thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán (VACPA, 2020a). Các dự đoán của VACPA (2020a) về các tình huống có khả năng gặp trở ngại trong quy trình kiểm toán, đồng thời, đề xuất các câu hỏi định hướng khi kiểm toán trong môi trường IT. Trong bối cảnh Quốc gia đang ứng phó với đại dịch Covid-19, VACPA (2020b) hướng dẫn kiểm toán viên cần (i) đánh giá cụ thể các kế hoạch phục hồi công nghệ, (ii) đào tạo nâng cao trình độ khám phá ứng dụng công nghệ, (iii) nhận diện tình hình đầu tư công nghệ kĩ thuật số. Từ năm 2021 đến nay, đất nước bước sang giai đoạn bình thường mới, xem xét tính liên tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên dưới cả góc độ nguyên nhân khách quan và chủ quan đã trở nên thật sự cần thiết và mang tính cấp thiết cần nghiên cứu trong thực tiễn. Nghiên cứu này đề xuất mô hình các nhân tố tác động từ tổng hợp các quan điểm lý thuyết về hành vi liên tục sử dụng công nghệ, bao gồm: hành động hợp lý và các phản ứng không chủ đích dựa trên kinh nghiệm. Về mặt quản lý, việc thấu hiểu được hành vi này là khía cạnh cốt yếu xây dựng định hướng hoạt động kiểm toán độc lập, và đầu tiên là việc tạo các điều kiện có lợi cho việc sử dụng công nghệ. Từ đó, bài viết không chỉ có đóng góp về mặt lý luận trong việc cung cấp thông tin về phân tích mà còn tổng hợp lý luận liên quan đến các đường dẫn khác nhau có thể định hình hành vi liên tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên. 259
  3. 2. QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LIÊN TỤC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP 2.1. Hành động hợp lý TPB được Ajzen, I. (1991) đề xuất phát triển từ Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) trong nghiên cứu trước của Fishbein, M. và cộng sự. (1975), giả định rằng một hành vi có xu hướng có thể dự báo bởi ý định hành vi để thực hiện hành vi đó và xu hướng hành vi được định nghĩa là mức độ nỗ lực cố gắng thực hiện hành vi (Ajzen, I., 1991). Đến nay, nhiều nghiên cứu thực nghiệm vận dụng UTAUT của Venkatesh, V., và cộng sự. (2003), mặc dù đã giải thích được giá trị khoa học và độ tin cậy của lý thuyết nền này trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ nhưng không thể tổng quát hóa để giải thích cho ý định và hành vi của đối tượng kiểm toán viên trong môi trường kiểm toán độc lập vì nhiều lý do. Ví dụ, các thử nghiệm trước đây liên quan đến các phần mềm đã được thiết lập sẵn trong tổ chức và mức độ thang đo xoay quanh câu hỏi liệu mọi người có sử dụng nó hay không (Venkatesh, V., và cộng sự., 2003). Ngược lại, kiểm toán viên thường có nhiệm vụ bắt buộc khi sử dụng công nghệ và đại diện ở góc độ chấp nhận CAATs, như hiểu rõ cơ sở dữ liệu của từng khách hàng, mối quan hệ của các thành phần dữ liệu và thực hiện phân tích dữ liệu theo đặc thù riêng của công nghệ mà khách hàng sử dụng. Ngoài ra, khi tiếp tục sử dụng CAATs trong tương lai thì lại tồn tại sự khác biệt trong từng đơn vị khách hàng và kiểm toán viên gặp phải khó khăn để có thể triển khai tương tự. Từ khảo lược lý thuyết cho thấy, tồn tại nhiều quan điểm cũng như bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ của mỗi cá nhân nhưng đều giống nhau trong sự thừa nhận của nhiều lý thuyết hành vi như TPB, UTAUT rằng ý định thực sự yếu tố quyết định hành vi sử dụng IT. TAM dựa trên quan điểm của Davis, F. D. và cộng sự. (1989) giải thích sự chấp nhận của người dùng đối với IT. Hơn nữa, TAM được trích dẫn đáng kể trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Lee, Y. và cộng sự., 2003). Nhận thức về tính hữu ích của công nghệ khiến người dùng có thái độ thuận chiều trong duy trì hành vi sử dụng nền tảng này trong tương lai (Wu, H.L., 2009). Rõ ràng, nhận thức về sự hữu dụng của công nghệ là một trong những khái niệm quan trọng của TAM, được hiểu là mức độ mà người dùng tin rằng việc sử dụng một hệ thống nhất định sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ (Davis, F. D., và cộng sự., 1989). Nhận thức của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến thái độ cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến hành vi của chính cá nhân đó (McShane, S.L. và cộng sự., 2003). Thái độ có khi là thúc đẩy, có khi là cản trở ý định hành vi. Từ ý định cho đến hành vi cá nhân còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như động cơ, nhận thức và cảm nhận hành động (McShane, S.L. và cộng sự., 2003). Không thể bác bỏ về tiền đề nổi bật trong nghiên cứu ý định chấp nhận công nghệ bị chi phối cả hai yếu tố là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, tuy nhiên, trong dài hạn, khi một công nghệ cụ thể được người dùng tiếp tục sử dụng thì nhận thức dễ sử dụng không còn là yếu tố được quan tâm như lần đầu tiên chấp nhận (Bhattacherjee, A., 2001). Nói cách khác, số lần kiểm toán viên sử dụng đóng vai trò quan trọng trong góc nhìn nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ trong kiểm toán, tại lần đầu tiên thì đòi hỏi nhiều trong việc học tập ứng dụng, đây là rào cản từ phía người dùng tiềm năng và khi người dùng đã quen với cách sử dụng thì nhận thức dễ sử dụng không còn là yếu tố nổi bật mà các công ty kiểm toán quan tâm. Mặc khác, nhận thức sự hữu ích lại trở nên ngày một quan trọng nếu số lần sử dụng của kiểm toán viên với một công nghệ tăng lên, cụ thể, kiểm toán viên không có xu hướng tiếp tục sử dụng công nghệ trừ khi nó mang lại lợi ích nhất định trong công việc sau này. Một cách nói khác, nhận thức sự hữu ích về công nghệ của kiểm toán viên độc lập có ảnh hưởng đến ý định liên tục sử dụng công nghệ của họ. 260
  4. Hơn nữa, cá nhân luôn nhận thức chủ quan về sự hỗ trợ từ tổ chức thông qua niềm tin về sự công nhận của tổ chức về những đóng góp của bản thân thông qua mức độ quan tâm trong phúc lợi lao động (Rhoades, L. và cộng sự., 2002). Nói cách khác, thái độ tích cực hay tiêu cực của tổ chức đối với cá nhân được cảm nhận thông qua hỗ trợ từ tổ chức trong công việc (Herda, D. N. và cộng sự., 2012; Herda, D. N., 2012) hoặc thông qua nhận thức về mức độ đánh giá của người giám sát trong tổ chức (Rhoades, L. và cộng sự., 2002). Trong nghiên cứu này thì yếu tố chuẩn chủ quan (subjective norm) là mức tác động của những người có tầm ảnh hưởng và quan trọng trong công việc kiểm toán cho rằng kiểm toán nên tiếp tục sử dụng công nghệ trong kiểm toán. Nói cách khác, một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi các cá nhân khác (Fishbein, M. và cộng sự.,1975) và kiểm toán viên cảm nhận sự cần thiết sử dụng và có xu hướng chấp nhận việc sử dụng công nghệ khi các yếu tố xã hội khác như giám đốc công ty kiểm toán sẵn lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho công ty kiểm toán hỗ trợ sử dụng và bản thân kiểm toán viên luôn được giám đốc công ty kiểm toán rất ủng hộ sử dụng (Curtis, M.B. và cộng sự., 2014). Yếu tố chuẩn chủ quan trong lý thuyết TPB (Ajzen, I., 1991) và mô hình TAM (Davis, F. D. và cộng sự., 1989) gợi ý rằng ý định hành vi của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mà họ nhận thấy rằng những người quan trọng đến công việc tin tưởng vào hành vi sử dụng công nghệ của họ (Fishbein, M. và cộng sự., 1975). Trong ngữ cảnh liên tục sử dụng IT của kiểm toán viên độc lập, điều này ngụ ý những nguồn thông tin chuẩn tắc từ đồng nghiệp, bạn bè có tính đại diện cho yếu tố chuẩn chủ quan định hình ý định người hành nghề kiểm toán tiếp tục sử dụng công nghệ trong công việc kiểm toán độc lập của họ. 2.2. Phản ứng theo kinh nghiệm Trước khi chấp nhận sử dụng một công nghệ, trong thực tế, họ thường dựa trên Thuyết vị lợi để xem xét, cân nhắc về khả năng kiểm soát hành động. Có thể nói, đây là bản thể luận có nguồn gốc từ triết học, cho rằng khi giảm thiểu sự đau khổ thì con người sẽ có cuộc sống tốt đẹp, chiếu theo quan điểm của triết gia Epicurus thời gian trước Công Nguyên. Cũng theo một quan điểm đồng thuận khác vào những năm 1800 thì triết gia – nhà kinh tế chính trị học người Anh là John Stuart Mill đã đưa ra khái niệm hành vi thực tế ở hai mặt tốt – xấu được xem xét trên mức độ thúc đẩy của niềm vui hoặc cản trở khi ở trạng thái tiêu cực. Từ căn nguyên này, trong lĩnh vực kinh tế, dần phát triển nhiều lý thuyết nền tảng nhằm giải thích về giá trị cảm nhận (perceived value) của hành vi người sử dụng công nghệ. Đầu tiên, giá trị thực dụng (utilitarian value) của công nghệ là một trong các kỳ vọng mà người dùng tiếp tục để sử dụng công nghệ trong công việc của mình. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước cho thấy nhận thức của người dùng bị ảnh hưởng nhiều bởi các hedonic value hơn là các giá trị thực dụng. Không phải tất cả các hành vi tiếp tục của người sử dụng công nghệ đều hướng đến việc đáp ứng một số nhu cầu về chức năng hay kinh tế mà còn được định hình bởi các khái niệm mang tính cảm xúc như sự hài lòng (Ortiz de Guinea và cộng sự., 2009). Đây là sự phản ứng về cảm xúc mà các nhà nghiên cứu về tâm lý học tổ chức - công nghiệp (industrial - organizational psychology) nhấn mạnh về sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc hiểu và xác định hành vi của họ trong tổ chức. Chìa khóa để hiểu cấu trúc của khả năng nhận thức thực tế của con người là điểm số của hầu hết mọi thước đo đáng tin cậy về quy trình tâm lý, hoặc thao túng thông tin, sẽ có tương quan thuận chiều với bất kỳ thước đo đáng tin cậy nào khác cũng liên quan đến hoạt động nhận thức (Stanley C. Ross, 2021). Nói cách khác, tiền đề chính về sự hài lòng để tiếp tục sử dụng IT là nhân tố về tính hữu ích, nó chiếm ưu thế trong phân tích nhận thức của người dùng, bởi vì người dùng có xu hướng tin tưởng vào trải nghiệm của bản thân (Bhattacherjee, A., 2001). Theo mô hình hành vi được chấp nhận trong nghiên cứu, thì nhiều người thừa nhận rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, cần qua đường dẫn trung gian là ý định hành vi, tuy nhiên, về sự hài lòng thì vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Nghiên cứu của Ortiz de Guinea và cộng sự., (2009) cho rằng sự hài lòng là đại diện của cảm xúc, có thể trực tiếp 261
  5. thúc đẩy hành vi sử dụng, vậy nên, không nhất thiết phải qua trung gian là các ý định hành vi. Lerner, Jennifer S. và cộng sự. (2015) lưu ý rằng, khi mà cảm xúc trở nên mãnh liệt đến mức mà lý trí nằm ngoài phạm vi điều chỉnh thì sẽ tạo sự gián đoạn trong quá trình diễn ra và loại bỏ các vấn đề mục tiêu và kế hoạch. Vậy nên, tồn tại sự hài lòng (satisfaction) có thể tác động trực tiếp đến hành vi tiếp tục sử dụng công nghệ bên cạnh các trường hợp qua trung gian ý định liên tục. Kỳ vọng về hiệu quả là việc một cá nhân tin rằng việc sử dụng IT sẽ giúp đạt được hiệu quả cao trong hiệu quả công việc, trong đó, tiếp cận dựa trên quan điểm của Davis, F. D. và cộng sự. (1989) là nhận thức sự hữu ích (Venkatesh, V. và cộng sự., 2003). Nói cách khác, kiểm toán viên tin rằng công nghệ sử dụng là hữu ích cho hoạt động của họ và sẽ hài lòng hơn với công nghệ đó (Will, M. và cộng sự., 2011). Đồng thời, kiểm toán viên sẽ có xu hướng chấp nhận việc sử dụng công nghệ khi họ có các kỳ vọng về lợi thế tương đối của các kỹ thuật và công nghệ được hỗ trợ bằng máy tính như giúp tiết kiệm thời gian kiểm toán (Curtis, M.B. và cộng sự., 2014), tăng hiệu quả công việc (Debreceny, R., và cộng sự., 2005) và giúp tăng chất lượng báo cáo kiểm toán (Banker, R.D. và cộng sự., 2002). Hơn nữa, kiểm toán viên đương nhiệm có thể mất lợi thế cạnh tranh nếu chuyên môn và khả năng thích ứng với các thay đổi về công nghệ kiểm toán của người đương nhiệm kém hơn một hoặc nhiều kiểm toán mới tham gia sau trong quy trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng (Paul K. Chaney, và cộng sự., 2003). Do vậy, khi kiểm toán viên có động lực bên ngoài và tin rằng việc sử dụng phần mềm có thể mang đến cơ hội thăng tiến trong công việc (Curtis, M.B. và cộng sự.,, 2014) thì họ sẽ tăng kỳ vọng về hiệu quả và chấp nhận sử dụng công nghệ trong quá trình kiểm toán. Tóm lại, khi việc ứng dụng công nghệ trong kiểm toán không phải là lần đầu tiên, thì ở những lần sau tiếp tục sử dụng, họ sẽ có xu hướng xác nhận mức độ đạt được kỳ vọng ban đầu. ECM mô tả sự hài lòng là cảm xúc và nảy sinh khi người sử dụng so sánh kỳ vọng trước khi sử dụng của họ từ trải nghiệm IT trước đây (Bhattacherjee, A., 2001). Đây là cách tiếp cận dựa trên lý thuyết bất khẳng định về sự kỳ vọng (Expectancy disconfirmation theory - EDT) của Kathleen S. Miler, nó tạo ra một khuôn khổ cho việc kiểm tra sự hình thành những kỳ vọng của khách hàng và sau đó đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua sự so sánh giữa kỳ vọng của người sử dụng dịch vụ với hiệu suất dịch vụ nhận được trên thực tế. Lý thuyết này có thể xem xét vận dụng trong nghiên cứu của tôi nhằm đánh giá tâm lý của kiểm toán viên độc lập qua việc so sánh độ chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tại thoả mãn mà dịch vụ có thể mang lại. Nếu hiệu suất được cảm nhận vượt quá mong đợi ban đầu thì kiểm toán viên sẽ nhận ra sự không xác nhận tích cực và sự hài lòng. Nhưng nếu hiệu suất được cảm nhận không như mong đợi thì kỳ vọng sẽ không được xác nhận một cách tiêu cực và người dùng không hài lòng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Từ việc khảo lược lý thuyết về mối liên hệ giữa hành động có lý do, phản ứng theo dòng chảy tâm lý và hành vi cá nhân kiểm toán viên, bài viết này đề xuất quan điểm nghiên cứu về hành vi tiếp tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên cần được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa có lý thuyết liên ngành thay vì xây dựng một cơ chế truyền thống về một lý thuyết riêng biệt mà nhà nghiên cứu hay gọi là “lý thuyết nền” cho nghiên cứu. Do đó, mô hình nghiên cứu của tôi được xây dựng qua hình 1 là một nỗ lực về sự kết nối các khái niệm phù hợp có tính liên quan với nhau từ các quan điểm lý thuyết đa dạng và tích hợp xây dựng thành mô hình. 262
  6. Bất khẳng định về sự hài lòng Sự hài lòng Nhận thức về Ý định tiếp tục Hành vi sự hữu ích sử dụng tiếp tục sử dụng Chuẩn chủ quan Hình 1. Đề xuất mô hình nghiên cứu 4. KẾT LUẬN Bài viết này đúc kết một số các phát hiện có thể xem xét phát triển trong các nghiên cứu tương lai về tính liên tục của hành vi sử dụng công nghệ của kiểm toán viên độc lập. Đầu tiên, các nhân tố đại diện cho hành động hợp lý trong mô hình nghiên cứu này là nhận thức sự hữu ích, chuẩn chủ quan, ý định tiếp tục sử dụng, được dựa trên các nghiên cứu đại diện theo TAM (Davis, F. D. và cộng sự., 1989), UTAUT (Venkatesh, V. và cộng sự., 2003). Sự kế thừa này có sự phát triển, cụ thể, tác giả không đưa các nhân tố như dễ dàng sử dụng, kiểm soát hành vi trong đề xuất mô hình nghiên cứu từ trọng tâm hành vi chấp nhận công nghệ theo TAM, UTAUT dựa trên tình huống lần đầu sử dụng, cho đến những lần tiếp theo, và do đó, trong quan điểm nghiên cứu của tác giả, các cấu trúc này không có ảnh hưởng/ảnh hưởng không đáng kể trong nghiên cứu hành vi liên tục sử dụng công nghệ với nhiều hơn 1 lần. Quan trọng, yếu tố ảnh hưởng cảm xúc như một động lực cần được xem xét đến ý định của cá nhân người sử dụng công nghệ lại không được xem xét trong lý thuyết hành động hợp lý (Ortiz de Guinea. và cộng sự., 2009). Tiếp theo, các nhân tố dựa trên ECM (Bhattacherjee, A., 2001) gồm: bất khẳng định về sự hài lòng, sự hài lòng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả xem xét sự hài lòng trong sự tác động trực tiếp đến hành vi tiếp tục sử dụng và tác động gián tiếp qua trung gian ý định hành vi. Cuối cùng, tác giả ngụ ý rằng, kiểm toán viên độc lập tiếp tục sử dụng một công nghệ cụ thể khi họ hài lòng với nó dù không có bất kỳ sự kỳ vọng tích cực nào trong tương lai. Nói cách khác, cảm xúc của một người có thể chi phối hành vi của họ, không nhất thiết phải ảnh hưởng đến ý định có lý do để sử dụng của họ. Nghiên cứu về hành vi cá nhân được nghiên cứu nhiều trong thực tế, đặc biệt là trong các ngành marketing khi xem xét hành vi mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, tác giả gợi ý cho nhà nghiên cứu hành vi trong lĩnh vực kiểm toán và đặc biệt là hành vi tiếp tục sử dụng là cần xem xét vấn đề trọng tâm, rằng: hành vi liên tục sử dụng một công nghệ cụ thể trước đây là đã từng sử dụng có sự khác biệt trong góc nhìn với hành vi sử dụng một công nghệ trong lần đầu sử dụng, cụ thể: hành vi liên tục sử dụng chưa hẳn chỉ được đánh giá trong lý thuyết hành động hợp lý mà cần được nhìn nhận kết hợp như kinh nghiệm trong một thời gian cụ thể. Nghiên cứu này đóng góp một số hàm ý quản trị trong bối cảnh mà định hướng của tổ chức nghề nghiệp cũng như nhà quản trị của công ty kiểm toán đang nỗ lực nâng cao hành vi liên tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên độc lập. Trước hết, tác giả đồng thuận cùng quan 263
  7. điểm về phản hồi hành động hợp lý đều là động lực chính cho hành vi tiếp tục sử dụng công nghệ của kiểm toán viên, từ đó, hàm ý cho tổ chức nghề nghiệp cũng như nhà quản trị công ty kiểm toán cần nâng cao nhận thức của kiểm toán viên về lợi ích của công nghệ trong quá trình kiểm toán thông qua kênh đào tạo nghề nghiệp. Hơn nữa, định kỳ cần đánh giá sự hài lòng của kiểm toán viên với công nghệ mà họ đã từng sử dụng vì nghiên cứu này đã chứng minh khi kiểm toán viên không hài lòng với công nghệ mà họ đã sử dụng trước đó thì không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi liên tục mà còn làm giảm sự tác động của hành động hợp lý. Mặc dù, nghiên cứu này đã có những đóng góp về mặt lý luận nhưng chưa mang tính thực tiễn, vì vậy, kết quả nghiên cứu này cần được xem xét vận dụng trong mối quan hệ với các hạn chế của nó. Đầu tiên, nghiên cứu này chỉ mang tính tổng hợp lý thuyết theo góc nhìn của tác giả để đề xuất mô hình nghiên cứu, đồng thời, sự tổng hợp chưa mang tính hệ thống nên sự đóng góp về mặt lý luận chưa đạt mức độ cao về hàm lượng khoa học. Tiếp theo, các hàm ý quản trị chưa có sự gắn kết với không gian nghiên cứu cụ thể thông qua bằng chứng thực nghiệm. Từ đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai cần tổng hợp lý thuyết mang tính hệ thống nhằm phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Sau cùng, kiểm định các giả thuyết này bằng công cụ định lượng phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmi, A. & Kent, S. (2013). The utilisation of generalized audit software (GAS) by external auditors. Managerial Auditing Journal, 28 (2), 88 - 113. Doi: 10.1108/02686901311284522. 2. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior & Human Decision Processes, 50(2), 179 - 211. 3. Austin, A. A., Carpenter, T., Christ, M. H., & Nielson, C. (2021). The data analytics transformation: Interactions among auditors, managers, regulation, and technology. Contemporary Accounting Research, Forthcoming. https://doi.org/10.1111/1911-3846.12680. 4. Banker, R.D., Chang, H., & Kao, Y. (2002). Impact of information technology on public accounting firm productivity. Journal of Information Systems, 16 (2), 209 - 22. 5. Bhattacherjee, A. (2001). Understanding information systems continuance: an expectation- confirmation model. MIS Quarterly, 25(3), 351 - 370. 6. Braun, R.L. & Davis, H.E. (2003). Computer-assisted audit tools and techniques: analysis and perspectives. Managerial Auditing Journal, 18(19), 725 - 731. 7. Cash Jr, J. I., A. D. Bailey Jr, & A. B. Whinston (1977). A survey of techniques for auditing EDP- based accounting information systems. Accounting Review, 813 - 832. 8. Chan, D.Y., & Vasarhelyi, M. A. (2011). Innovation and practice of continuous auditing. International Journal of Accounting Information Systems, 12 (2), 152 - 160. 9. Lerner, Jennifer S., Li, Ye, Valdesolo, Piercarlo, Kassam, Karim S. (2015). Emotion and Decision Making. Annual Review of Psychology, 66(1), 799 - 823. Doi:10.1146/annurev-psych-010213-115043 10. Curtis, M.B., & E.A. Payne. (2008). An examination of contextual factors and individual characteristics affecting technology implementation decisions in auditing. International Journal of Accounting Information Systems, 9 (June), 104 - 121. 11. Curtis, M.B., & E.A. Payne. (2014). Modeling voluntary CAAT utilization decisions in auditing. Managerial Auditing Journal, 29 (4), 304 - 326. 12. Davis, F. D. (1989). nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, and user acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 319 - 339. 13. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical models. Management Science, 35(8), 982 - 1003. 14. Debreceny, R., Lee, S.-L., Neo, W., & Toh, J. (2005). Employing generalized audit software in the financial services sector. Managerial Auditing Journal, 20(6), 605-618. 264
  8. 15. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1975). Belief Attitude, Intention and Behavior. Addison-Wesley, Reading, MA. 16. Gray, G. L., V. Chiu, Q. Liu, & P. Li. (2014). The expert systems life cycle in AIS research: What does it mean for future AIS research? International Journal of Accounting Information Systems, 15(4), 423–451. 17. Griffith, T. L. (1999). Technology Features as Triggers for Sensemaking. Academy of Management Review, 24(3), 472 - 488. Doi:10.5465/amr.1999.2202132. 18. Harrison, Michael J. & Datta, Pratim (2007). An Empirical Assessment of User Perceptions of Feature versus Application-Level Usage. Communications of the Association for Information Systems, 20 (21). Doi: 10.17705/1CAIS.02021 19. Herda, D. N. (2012). Auditors’ Relationship with Their Accounting Firm and Its Effect on Burnout, Turnover Intention, and Post-Employment Citizenship. Current Issues in Auditing, 6(2), 13 - 17. Doi:10.2308/ciia-50277. 20. Herda, D. N., & J. J. Lavelle. (2012). The auditor-audit firm relationship and its effect on burnout and turnover intention. Accounting Horizons, 26 (4). 21. Lee, Y., Kozar, K. A., & Larsen, K. R.T. (2003). The technology acceptance model: Past, present, and future. Communications of the Association for Information Systems, 12(50), 752-780 22. Limayem, M. & Hirt, S.G (2003). Force of habit and information systems usage: theory and initial validation. Journal of the Association for Information Systems, 4(1), 65 - 97. 23. Mahzan, N. & Lymer, A. (2008). Adoption of computer assisted audit tools and techniques (CAATTs) by internal auditors: current issues in the UK. Paper presented at BAA Annual Conference 2008 in Blackpool, UK, British Accounting Association, April. 24. Mahzan, N., & Verankutty, F. (2011). IT auditing activities of public sector auditors in Malaysia. African Journal of Business Management, 5 (5), 1551 - 1563. 25. McShane, S.L. & Von Glinow, M.A. (2003). Organizational Behavior, 113. 26. Ortiz de Guinea & Markus, M.L (2009). Why break the habit of a lifetime? Rethinking the roles of intention, habit, and emotion in continuing information technology use. MIS Quarterly, 33(3), 433 - 444. 27. Paul K. Chaney, Debra C. Jeter & Pamela Erickson Shaw (2003). The impact on the market for audit services of aggressive competition by auditors. Journal of Accounting and Public Policy, 22(6), 0–516. Doi: 10.1016/j.jaccpubpol.2003.09.002 28. Rhoades, L., & Eisenberger, R. (2002). Perceived organizational support: A review of the literature. Journal of Applied Psychology, 87(4), 698–714. Doi: 10.1037/0021-9010.87.4.698 29. Stanley C. Ross (2021). Organizational Behavior Today. Routledge; 1st edition (March 3, 2021) 30. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2020). Về việc đưa hoạt động ngành chứng khoán vào danh mục ngành, nghề thiết yếu. Công văn số 2194/UBCK-VP của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành ngày 01/04/2020. 31. VACPA (2020a). Về việc một số vấn đề KiTV cần lưu ý do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến công việc kiểm toán. Công văn số 049-2020/VACPA của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ban hành ngày 27/03/2020. 32. VACPA (2020b). Khuyến nghị dành cho các tổ chức/doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19: Danh mục việc cần làm. Hội thảo trực tuyến (Webinar) “Tác động của Covid 19 & Giải pháp: thay đổi cuộc chơi của Doanh nghiệp Việt Nam”. 33. Venkatesh, V. & Davis, F.D. (2000). A Theoretical Extension of the Technology Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies. Management science, 46 (2), 186–204. 34. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 27(3), 425-478. Doi: 10.2307/30036540. 35. Will, M. & Allan, Y. (2011). E-learning System Acceptance and Usage Pattern, Technology Acceptance in Education. Research and Issue, 201 - 216. 36. Wu, H.L. (2009). An Integrated Framework of SNS User’ Motivation. Proceedings of the Fifteenth Americas Conference on Information Systems (AMCIS). San Francisco, California. 265
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1