intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm phương pháp CM HCM, vai trò, vị trí của phương pháp CM HCM. Mở đầu: Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của CM VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Phương pháp CM là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống TT HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

  1. Tài liệu ôn tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh Câu 1: Khái niệm phương pháp CM HCM, vai trò, vị trí của phương pháp CM HCM. Mở đầu: Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của CM VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Phương pháp CM là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống TT HCM. Trong tiến trình CM Việt Nam, đường lối CM và TT chính trị đúng đắn của HCM có vị trí vô cùng quan trọng. Song chỉ có sự đúng đắn của TT chính trị, của lý luận CM cũng chưa đủ để đưa CM tiến đến thành công còn phụ thuộc vào phương pháp CM. Nghiên cứu phương pháp CM HCM có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Điều đó không chỉ giúp ta hiểu 1 cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn về TT HCM, về những qui luật vận động của CMVN cùng PPCM của đảng ta mà còn để vận dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ CM và những vấn đề cuộc sống đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 1. Khái niệm: PP là toàn bộ các hình thức, biện pháp để đạt đến mục tiêu trong hoạt động của con người, do con người sắp xếp xây dựng thành 1 hệ thống. PP có nhiều cấp độ Phương pháp CM cũng là cấp độ cao của PP. PP bao giờ cũng nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, PP vừa có tính KQ lại vừa có tính chủ quan. Sụ phù hợp giữa tính KQ và CQ cho ta một PP khoa học. Phương pháp CM HCM hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động TT HCM trong thực tiễn. Theo nghĩa hẹp, phương pháp CM HCM là hệ thống các cách thức, biện pháp, quy trình hợp thành nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng CM, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam. Ở cấp độ PP luận, PPCM HCM là lý luận về lựa chọn các PP để tiến hành CM, đồng thời còn cả LL về các PP ứng xử và xử lý tình huống trong quá trình tiến hành CM. Đó là một hệ thống các quan điểm CM khoa học trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật của CNM.Lin. Về bản chất phương pháp CM HCM nằm trong hệ thống phương pháp CM của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp CM HCM không chỉ là sự vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin. Nó còn thể hiện nét riêng hết sức độc đáo của HCM. Người đã kế thừa những truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc VN và những tinh hoa trí tuệ nhân loại, Người kết hợp triết lý biện chứng của Phương Đông và Phương Tây. Ngay cả phép biện chứng duy vật của CN Mác Lênin cũng được Người tiếp thu một cách sáng tạo và vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, qua thực tiễn đã hình thành phương pháp CM HCM. Phương pháp CM HCM là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ thuật. 2. Vị trí, vai trò phương pháp CM HCM Con người không thể hoạt động mà không cần đến PP, không có PP cũng như mò mẫm trong đêm tối. Song PP có 2 loại : PP đúng và cũng có PP sai, chỉ có những PP khoa học, đúng đắn mới đưa con người đạt tới mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ngược lại những PP sai lầm trong mọi hoạt động đều khó có thể đạt đến mục tiêu. PP góp phần quyết định thành công hay thất bại trong mọi hoạt động của con người. Đường lối đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi của CM, song làm thế nào để có đường lối đúng và làm thế nào để biến đường lối đó thành hiện thực, điều đó phụ thuộc vào phương pháp CM. Nếu không có phương pháp CM thì đường lối có đúng đắn đến đâu chăng nữa thì cũng là 1 mớ lý thuyết suông. HCM với tư cách là 1 một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, 1 lãnh tụ vĩ đại của CM VN, đã giải quyết thành công cả 2 vấn đề quan trọng nhất của CM là xây dựng đường lối đúng và phương pháp CM đúng. Mối quan hệ giữa đường lối CM và phương pháp CM trong TT HCM đó là mối quan hệ giữa mục tiêu ĐLDT và CNXH với PP để đạt mục tiêu đề ra. Đất nước thống nhất, nhân dân tự do hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời HCM. Vì vậy, mục tiêu ĐLDT và CNXH cùng với PP để giàng ĐLDT và đi lên xây dựng CNXH là nội dung quan trọng nhất bao trùm toàn bộ TT HCM. Yêu nước, HCM đi tìm đường cứu nước, cũng như các nhà yêu nước đương thời đều tỏ rõ quyết tâm giành kỳ được độc lập tư do cho dân tộc. Điểm khác nhau giữa HCM với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,.. là ở chổ xác định đánh ai, ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau ấy đã đưa đến thành công duy nhất chỉ có ở HCM và như vậy bí quyết thành công của người là ở phương pháp CM. 3. Những nội dung cơ bản của phương pháp CM HCM: Phương pháp CM Hồ Chí Minh bao gồm 4 phương pháp lớn, đó là PP xác định mục tiêu, nhiệm vụ CM; phương pháp xác định bạn – thù, tập họp và huy động lực lượng toàn dân tộc tiến hành CM; PP kết hợp lực thế thời trong CM và PP dĩ bất biến, ứng vạn biến. a. Phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ CM là phương pháp quan trọng trong phương pháp CM HCM. Mặc dù không có những chuyên luận, lý luận về phương pháp CM, không đề cập riêng lẽ cách thức lựa chọn mục tiêu, con đường CM phải như thế nào, song từ việc lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, cùng 1
  2. đường lối tiến hành 2 giai đoạn CM nối tiếp nhau : CM dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CM XHCN ở nước ta, HCM đã lãnh đạo Đảng và nhân dân xác định mục tiêu, nhiệm vụ CM ở mỗi thời kỳ CM VN đã thể hiện những nguyên tắc, PP luận có giá trị to lớn. Trước nhất đó là PP “phải lấy thực tế làm điểm xuất phát để xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của CM, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn để xác định chủ trương, chính sách”. Đối với HCM, làm CM trước hết là để giải phóng cho đồng bào, dân tộc mình, nên thực tế VN chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đồng thời Người cũng yêu cầu phải từ điều kiện thực tế đất nước, con người, dân tộc VN với truyền thống mấy ngàn năm lịch sử cùng với những điều kiện KT – VH – chính trị - XH của VN và mối quan hệ của VN với thế giới để xác định mục tiêu, nhiệm vụ CM ở mỗi thời kỳ. Chính xuất phát từ thực tiễn trong việc đề xuất đường lối chiến lược, chiến thuật mà Chủ tịch HCM cùng với Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa tháng 8 – 1945 và 2 cuộc kháng chiến thần thánh. Trong CM XHCN, HCM luôn luôn lưu ý đến những đặc điểm của VN, người chỉ rõ “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước NN lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”. Đồng thời Người cũng nhắc nhở “ ... đứng về mặt xây dựng CNXH, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”. Xuất phát từ thực tế và quy luật LLSX-QHSX, HCM cũng đã chỉ rõ trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau là tất yếu, do đó cần phải duy trì nhiều hình thức quản lý, phân phối khác nhau. Quan điểm toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực: HCM luôn chú trọng cách tiếp cận hệ thống, xem xét toàn diện các nhân tố, các sự kiện, các mối liên hệ. Trong xác định mục tiêu nhiệm vụ CM, Người yêu cầu phải nhìn nhận tất cả mặt, các mối liên hệ, chỉ rõ tất cả các nhiệm vụ cần giải quyết, song phải xác định rõ cái gì là chủ yếu, chỉ có thể giải quyết tốt nhiệm vụ chủ yếu của mỗi thời kỳ mới có thể tạo ra bước đột phá đưa CM tới thành công. Do vậy, xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu, nhiệm vụ chủ yếu là điều có tầm quan trọng đặc biệt trong CM. Đặt lên hàng đầu tính hiệu quả của công việc , HCM luôn coi trọng tính thiết thực. Người chỉ rõ : Kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được” và “chớ nên tham mau, tham nhiều trong cùng một lúc”. Quan điểm giành thắng lợi từng bước : Vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac - Lenin vào hoàn cảnh nước ta trong xác định mục tiêu nhiệm vụ CM, HCM chỉ rõ phải thực hiện quy luật giành thắng lợi từng bước. Theo Người, CM là những thắng lợi nối tiếp nhau, bước trước chuẩn bị cho bước sau, bước sau cao hơn bước trước, những bước tuần tự chuẩn bị cho những bước nhảy vọt, qua nhiều bước nhảy vọt nhỏ dẫn tới bước nhảy vọt lớn, đưa CM đến thắng lợi hoàn toàn. b. Phương pháp xác định bạn - thù, tập hợp và huy động lực lượng toàn dân tộc tiến hành CM Để tiến hành CM cần phải định rõ ai là bạn ? ai là thù? và “đâu là anh em thật sự và đâu là kẻ thù”. Điều này đã được Người trả lời một cách rõ ràng. Tiêu chí để xác định bạn thù là xuất phát từ lợi ích dân tộc và quyền lợi của nhân dân. Về phương pháp tập hợp và huy động lực lượng toàn dân tộc tiến hành CM: HCM đã xác định CM là việc chung của dân chứ không phải là việc của 1 hay 2 người” Vì vậy CM trước tiên cần phải tuyên truyền vận động đoàn kết tất cả các tầng lớp yêu nước trong dân tộc, tập hợp tổ chức họ thành một đội quân CM to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc, phải có cách thức tập hợp, tố chức khác nhau và phù hợp với trình độ, khả năng của nhân dân để lôi kéo quần chúng, khơi dậy lòng yêu nước cũng như nhiệt tình CM và tính năng động sáng tạo ở mỗi tầng lớp, ở mỗi con người. Để tập hợp, huy động lực lượng toàn DT, bên cạnh việc xây dựng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, HCM còn chỉ rõ phải xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống chính trị. Đồng thời không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa CM Việt Nam với lực lượng CM và tiến bộ trên thế giới. c. Phương pháp kết hợp lực - thế - thời trong CM CM nổ ra muốn giành thắng lợi phải kết hợp tốt giữa lực - thế - thời để tạo ưu thế tuyệt đối CM. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ độc lập dân tộc, nhân dân ta luôn biết dựa vào thế và lực của đất nước, đồng thời tranh thủ thời cơ tạo nên những chiến công vĩ đại, giữ vững độc lập dân tộc và làm rạng danh lịch sử dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã được HCM kế thừa và nâng lên tầm cao mới, trở thành một phong trào CM mà Người sử dụng trong suót qua trình đi lên của CM VNam. Lực là lực lượng, bao gồm lực lượng vật chất lẫn tinh thần, bao hàm cả tiềm lực kinh tế quân sự, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các yếu tố chính trị, tinh thần. Sức mạnh của lực tăng lên gấp bội nếu như ở vào thế tốt . Thế là 2
  3. tư thế, vị thế, xu thế vận động của lực. Xác định chính xác những vấn đề đó, có thể đưa ra được những dự báo về khả năng thắng lợi của CM và vận dụng để từng bước chuyển từ yếu thành mạnh, tiến tới giành những thắng lợi quyết định. CM nổ ra và kết thúc thắng lợi cần phải có thời cơ. Thời cơ là thời điểm hội tụ tất cả những điều kiện thuận lợi nhất, đó là thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Để tạo ra thế và lực cho CM, đặc biệt quan tâm tới nhân tố con người. Con người luôn đóng vai trò quyết định trong các cuộc CM, phải tìm mọi cách phát huy nhân tố con người. Đồng thời phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, kiên quyết không ngừng tiến công và tiến công phòng thủ không sơ hở. Phải mưu trí, linh hoạt, năng động, sáng tạo. Phải kiên quyết dũng cảm chớp thời cơ giành thắng lợi cho CM. d. Phân tích phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp CM HCM Đây là một phương châm được quán xuyến trong toàn bộ hoạt động Hồ Chí Minh, là nét độc đáo trong phương pháp CM của Người. Để giúp người CM vượt qua những khó khăn thử thách, người CM phải biết sử dụng cái bất biến là chân lý CM để đối phó để đối phó với cái vạn biến đầy khó khăn thách thức trong quá trình hoạt động CM, người CM phải sáng suốt, tỉnh táo, nhạy bén. CM muốn thắng lợi phải có những sách lược khôn khéo, mềm dẻo đồng thời phải cứng rắn về nguyên tắc. Để đưa CM tới thành công , phải có những sách lược khôn khéo, mềm dẻo, nhiều khi phải hòa hoãn, nhân nhượng, nhưng thảo hiệp nhân nhượng phải giữ vững tính nguyên tắc. Nếu xa rời những nguyên tắc CM sẽ bị kẻ địch lợi dụng làm suy yếu lục lượng ta, thậm chí sẽ gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp CM HCM là nắm vững tinh thần CM và khoa học , nắm vững PP CM Mac-Lenin, dùng quan điểm lập trường phương pháp ấy để soi rọi, phân tích, để nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp CM HCM là một sự khái quát lý luận rất cao, đáp ứng tất cả các tình huống của người CMạng. Ở HCM chúng ta thấy Người đưa ra những giải pháp đúng đắn, chính xác là vì Người đã vận dụng phương châm này đạt đến một trình độ nghệ thuật cao. Vận dụng tốt phương châm này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho những người CM trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. * Vận dụng vào thực tiễn Sau khi thực hiện thành công CM giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đã bước vào giai đoạn quá độ đi lên. Trong thời kỳ trước đổi mới, do bỏ qua không vận dụng phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ CM của HCM là phải căn cứ, xuất phát từ “thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật”. Đảng ta đã mắc nhiều sai lầm trong đề ra đường lối, chủ trương, chính sách cho giai đoạn CM này, vi phạm các quy luật khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể như: “chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta tồn tại trong một thời gian tương đối dài” nên “đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ SX nên “có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ” hoặc “đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết”, “có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ “ cùng với “việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là SX và đầu tư thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiện khả năng thực tế ”, bỏ qua không thừa nhận và vận dụng những quy luật khách quan của phương thức sản xuất, của nền kinh tế hàng hóa ... dẫn đến việc sản xuất chậm phát triển, khủng hoảng kinh tế trên mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng gay gắt do việc áp dụng những chính sách, chủ trương trên đã vi phạm những quy luật khách quan của nền kinh tế sản xuất hàng hóa (quy luật cung cầu quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, phá sản …). Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, Đảng đã xác định rõ tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phải lấy CN Mác-Lênin và TT HCM làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, đặc biệt là khi đề ra mục tiêu chính sách “phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng. Năng lực nhận thức theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị và ổn định xã hội, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống XH. Bên cạnh đó, với quan điểm tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, trong các chủ trương, chính sách kinh tế. Từ sau Đại hội Đảng lần VI đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như : Đại hội VI xác định xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa là một công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, không thể nóng vội làm trái quy luật. Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính lý luận, hoàn toàn mới mẻ: "Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản 3
  4. xuất". Trên cơ sở đó, Đại hội xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ". Đại hội VI là bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, nội dung của Đại hội là những chương trình hành động đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sản phẩm hàng hóa Đối với bài học trên trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần: + Đổi mới từ nhận thức tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của NN đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. + Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội . Tóm lại: Phương pháp CM HCM rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Có thể nói cách mạng Việt Nam thắng lợi phần lớn là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương pháp cách mạng vào công tác hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 4
  5. Câu 2: Phương pháp xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng Hồ Chí Minh. Mở đầu: Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh nói chung, phương pháp xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng nói riêng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Điều đó không chỉ giúp ta hiểu 1 cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, về những qui luật vận động của Cách mạng Việt Nam cùng phương pháp cách mạng của đảng ta mà còn để vận dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ Cách mạng và những vấn đề cuộc sống đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 1. Khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung phương pháp xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc tư tưởng chính trị, chiến lược cách mạng có được hiện thực hóa hay không, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, có được quần chúng tiếp nhận như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày hay không, định hướng hành động biến thành sức mạnh vật chất trong đấu tranh của họ hay không còn phụ thuộc vào phương pháp cách mạng. Người thường nhắc nhở những người cách mạng Việt Nam phải luôn chú ý tới phương châm: chủ trương một, kế hoạch phải hai và biện pháp phải ba. Quá trình vạch đường chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh một phương pháp cách mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo và nhạy bén. Ta có thể hiểu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng chính trị của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở cấp độ phương pháp luận, phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh là lý luận về lựa chọn các PP để tiến hành Cách mạng, đồng thời còn cả lý luận về các phương pháp ứng xử và xử lý tình huống trong quá trình tiến hành Cách mạng. Đó là một hệ thống các quan điểm Cách mạng khoa học trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác-Lê nin. Về bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống phương pháp Cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những phạm trù biện chứng của Việt Nam và phương Đông về thời và thế, binh và biến … từ kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trong và ngoài nước để xác lập cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Phương pháp cách mạng là bí quyết, là linh hồn sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi kẻ thù để giải phóng dân tộc và lại khác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà Phan Bội Châu đã “Trăm lần thất bại không một lần thành công”, các nhà yêu nước khác cũng không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ Chí Minh bằng phương pháp cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dải đất Việt Nam. Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đường lối đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng, song làm thế nào để có đường lối đúng và làm thế nào để biến đường lối đó thành hiện thực, điều đó phụ thuộc vào phương pháp Cách mạng. Nếu không có phương pháp Cách mạng thì đường lối có đúng đắn đến đâu chăng nữa thì cũng là 1 mớ lý thuyết suông. Hồ Chí Minh với tư cách là 1 một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, 1 lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, đã giải quyết thành công cả 2 vấn đề quan trọng nhất của Cách mạng là xây dựng đường lối đúng và phương pháp Cách mạng đúng. Mối quan hệ giữa đường lối Cách mạng và phương pháp Cách mạng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là mối quan hệ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH với phương pháp để đạt mục tiêu đề ra. Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm 4 phương pháp lớn, trong đó có phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng. Phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng là PP quan trọng trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh. Mặc dù không có những chuyên luận, lý luận về phương pháp Cách mạng, không đề cập riêng lẽ cách thức lựa chọn mục tiêu, con đường Cách mạng phải như thế nào, song từ việc lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, cùng đường lối tiến hành 2 giai đoạn Cách mạng nối tiếp nhau : Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên Cách mạng XHCN ở nước ta, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng và nhân dân xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng ở mỗi thời kỳ Cách mạng Việt Nam đã thể hiện những nguyên tắc, PP luận có giá trị to lớn. Vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac - Lenin (về vật chất – ý thức, về lý luận và thực tiễn) vào hoàn cảnh 5
  6. nước ta trong xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng, luận điểm “phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật” đã được thể hiện xuyên suốt trong phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng của Hồ Chí Minh . Trước nhất đó là phương pháp “phải lấy thực tế làm điểm xuất phát để xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của Cách mạng, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn để xác định chủ trương, chính sách”. Đối với Hồ Chí Minh, làm Cách mạng trước hết là để giải phóng cho đồng bào, dân tộc mình, nên thực tế Việt Nam chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đồng thời Người cũng yêu cầu phải từ điều kiện thực tế đất nước, con người, dân tộc VN với truyền thống mấy ngàn năm lịch sử cùng với những điều kiện kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của Việt Nam và mối quan hệ của Việt Nam với thế giới để xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng ở mỗi thời kỳ. Quan điểm của Hồ Chí Minh rất rõ ràng. Dù các dân tộc thuộc địa có chung số phận, chung lý tưởng nhưng phương pháp thực hiện mục tiêu, lý tưởng là phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, từ thực tế của mỗi nước để tiến hành, chứ ko thể rập khuôn máy móc giống nhau. Từ 2 yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam là độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân, người đã lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Phân tích những đặc điểm xã hội, giai cấp của Việt Nam, người đã khẳng đinh phải làm Cách mạng vô sản để giành độc lập dân tộc, đi lên CNXH. Đồng thời cũng dựa trên phân tích, điều kiện, hoàn cảnh của đất nước sau khi hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người chọn con đường tiến lên CNXH không qua CNTB. Trong Cách mạng XHCN, Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý đến những đặc điểm của Việt Nam, người chỉ rõ “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”. Đồng thời Người cũng nhắc nhở “ ... đứng về mặt xây dựng CNXH, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”. Xuất phát từ đặc điểm thời đại, Hồ Chí Minh đã đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Con đường Cách mạng vô sản và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là kết quả cuộc khảo sát thế giới của Hồ Chí Minh. Nó vừa đáp ứng yêu cầu của xh Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, vừa phù hợp với đặc điểm và xu thế của thời đại, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của các cuộc Cách mạng vô sản; CNXH là mục tiêu trực tiếp của cả loài người. Khi đến với Chủ nghĩa Mác-Lê nin, trung tâm chú ý của Hồ Chí Minh là rút ra những gì cần thiết cho Cách mạng, phù hợp với dân tộc VN, giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Người nắm lập trường quan điểm, phương pháp của Chủ nghĩa Mác-Lê nin để phân tích tình hình xh Việt Nam, từ đó xác định đường lối đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của lý luận, song lý luận phải gắn liền với thực tiễn, người viết: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỷ lưỡng, rõ ràng làm thành kết luận rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Người đã đề cao kinh nghiệm và thường xuyên tổng kết kinh nghiệm một cách có lý luận để phát triển lý luận mới, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách. Người chỉ rõ : “thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”. Chính vì vậy người cho rằng tổng kết thực tiễn là hoạt động lý luận quan trọng nhất của Đảng. Trong quá trình hoạt động, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta không chỉ di sản tư tưởng lý luận cực kỳ quan trọng mà còn tự mình trở thành một ví dụ sống động về sự thực hành lý luận đó. Người là một mẫu mực tuyệt vời về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực hiễn, giữa lời nói và việc làm, về việc vận dụng thực hành những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac - Lenin và Cách mạng Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta như vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc ... nhờ vậy, chúng ta đã thành công trong công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong Cách mạng XHCN Quan điểm toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, thiết thực: Hồ Chí Minh luôn chú trọng cách tiếp cận hệ thống, xem xét toàn diện các nhân tố, các sự kiện, các mối liên hệ. Trong xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng, Người yêu cầu phải nhìn nhận tất cả mặt, các mối liên hệ, chỉ rõ tất cả các nhiệm vụ cần giải quyết, song phải xác định rõ cái gì là chủ yếu, chỉ có thể giải quyết tốt nhiệm vụ chủ yếu của mỗi thời kỳ mới có thể tạo ra bước đột phá đưa Cách mạng tới thành công. Do vậy, xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu, nhiệm vụ chủ yếu là điều có tầm quan trọng đặc biệt trong Cách mạng. Đặt lên hàng đầu tính hiệu quả của công việc, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính thiết thực. Người chỉ rõ : Kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được” và “chớ nên tham mau, tham nhiều trong cùng một lúc”. Quan điểm giành thắng lợi từng bước : Vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac - Lenin vào hoàn cảnh nước ta trong xác định mục tiêu nhiệm vụ Cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải thực hiện quy luật giành thắng lợi từng bước. Theo Người, Cách mạng là những thắng lợi nối tiếp nhau, bước trước chuẩn bị cho bước sau, bước sau cao hơn bước trước, những bước tuần tự chuẩn bị cho những bước nhảy vọt, qua nhiều bước 6
  7. nhảy vọt nhỏ dẫn tới bước nhảy vọt lớn, đưa Cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Biết giành thắng lợi từng bước đã thực sự trở thành phương pháp Cách mạng Việt Nam. Ngay ở Hội nghị Trung ương VIII (tháng 5/1941), Bác và Đảng đã nêu rõ :”chủ trương làm Cách mạng giải phóng dân tộc không phải giai cấp vô sản Đông dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa dâu, cũng không phải lùi lại một bước mà là chỉ bước một bước ngắn hơn, để có sức mà bước một bước dài hơn”. Với chủ trương này, nhân dân ta đã đạt được thành công trong Cách mạng tháng 8 và kháng chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện Phương châm đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Chúng ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và đi đến giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho tổ quốc. Đề phòng tư tưởng nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn trong Cách mạng XHCN, Người nhắc đi nhắc lại “ dần dần”. Khi nói về quá trình tiến hành Cách mạng XHCN ở nước ta, Người nhắc nhở phải tiến từng bước vững chắc, không được bất chấp quy luật. Theo Người, chỉ có tiến hành từng bước vững chắc thì mới có thề tiến nhanh tiến mạnh. Bài học kinh nghiệm được ĐH VI của Đảng nêu lên là “phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hoạt động theo quy luật”. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cho đất nước trong giai đoạn Cách mạng hiện nay, rõ ràng cần phải tính toán đầy đủ các điều kiện trong nước và quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Trong xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần quán triệt tinh thần tận dụng triệt để những thành tựu của Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đi tắt đón đầu. Song không được nôn nóng phải tiến từng bước vững chắc. 2. Vận dụng vào thực tiễn” Sau khi thực hiện thành công Cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đã bước vào giai đoạn quá độ đi lên. Trong thời kỳ trước đổi mới, do bỏ qua không vận dụng phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng của Hồ Chí Minh là phải căn cứ, xuất phát từ “thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật”. Đảng ta đã mắc nhiều sai lầm trong đề ra đường lối, chủ trương, chính sách cho giai đoạn Cách mạng này, vi phạm các quy luật khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể như: “chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta tồn tại trong một thời gian tương đối dài” nên “đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ sản xuất nên “có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ” hoặc “đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết”, “có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ “ cùng với “việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là sản xuất và đầu tư thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiện khả năng thực tế ”... dẫn đến việc sản xuất chậm phát triển, khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, Đảng đã xác định rõ tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, đặc biệt là khi đề ra mục tiêu chính sách “phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng. Năng lực nhận thức theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị và ổn định xã hội, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, với quan điểm tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, trong các chủ trương, chính sách kinh tế. Từ sau Đại hội Đảng lần VI đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như : Đại hội VI xác định xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa là một công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, không thể nóng vội làm trái quy luật. Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính lý luận, hoàn toàn mới mẻ: "Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất". Trên cơ sở đó, Đại hội xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ". Đại hội VI là bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, nội dung của Đại hội là những chương trình hành động đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tóm lại: Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Có thể nói cách mạng Việt Nam thắng lợi phần lớn là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương pháp “xác định mục tiêu, nhiệm vụ Cách mạng” của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương pháp này vào công tác hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 7
  8. Câu 3: Phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng Cách mạng Hồ Chí Minh. Mở đầu: Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh nói chung, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng Cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Điều đó không chỉ giúp ta hiểu 1 cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, về những qui luật vận động của Cách mạng Việt Nam cùng Phương pháp cách mạng của đảng ta mà còn để vận dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ Cách mạng và những vấn đề cuộc sống đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 1. Khái niệm, vị trí, vai trò phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng CM HCM Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc rằng tư tưởng chính trị, chiến lược cách mạng có được hiện thực hóa hay không, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, có được quần chúng tiếp nhận như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày hay không, định hướng hành động biến thành sức mạnh vật chất trong đấu tranh của họ hay không còn phụ thuộc vào phương pháp cách mạng. Người thường nhắc nhở những người cách mạng Việt Nam phải luôn chú ý tới phương châm: chủ trương một, kế hoạch phải hai và biện pháp phải ba. Quá trình vạch đường chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh một phương pháp cách mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo và nhạy bén. Ta có thể hiểu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng chính trị của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở cấp độ phương pháp luận, phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh là lý luận về lựa chọn các phương pháp để tiến hành Cách mạng, đồng thời còn cả lý luận về các phương pháp ứng xử và xử lý tình huống trong quá trình tiến hành Cách mạng. Đó là một hệ thống các quan điểm Cách mạng khoa học trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác- Lê nin. Về bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống phương pháp Cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những phạm trù biện chứng của Việt Nam và phương Đông về thời và thế, binh và biến … từ kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trong và ngoài nước để xác lập cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Phương pháp cách mạng là bí quyết, là linh hồn sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi kẻ thù để giải phóng dân tộc và lại khác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà Phan Bội Châu đã “Trăm lần thất bại không một lần thành công”, các nhà yêu nước khác cũng không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ Chí Minh bằng phương pháp cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dải đất Việt Nam. Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đường lối đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng, song làm thế nào để có đường lối đúng và làm thế nào để biến đường lối đó thành hiện thực, điều đó phụ thuộc vào phương pháp Cách mạng. Nếu không có phương pháp Cách mạng thì đường lối có đúng đắn đến đâu chăng nữa thì cũng là 1 mớ lý thuyết suông. Hồ Chí Minh với tư cách là 1 một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, 1 lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng VN, đã giải quyết thành công cả 2 vấn đề quan trọng nhất của Cách mạng là xây dựng đường lối đúng và phương pháp Cách mạng đúng. Mối quan hệ giữa đường lối Cách mạng và phương pháp Cách mạng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là mối quan hệ giữa mục tiêu Độc lập dân tộc và CNXH với phương pháp để đạt mục tiêu đề ra. Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm 4 phương pháp lớn, trong đó có phương pháp tập hợp và huy động lực lượng toàn dân tộc tiến hành Cách mạng. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quán triệt sâu sắc quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Hồ Chí Minh đã xác định: “Cách mạng là việc chung của dân chứ không 8
  9. phải là việc của 1 hay 2 người” Vì vậy, Cách mạng trước tiên cần phải tuyên truyền vận động đoàn kết tất cả các tầng lớp yêu nước trong dân tộc, tập hợp tổ chức họ thành một đội quân Cách mạng to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc, phải có cách thức tập hợp, tố chức khác nhau và phù hợp với trình độ, khả năng của nhân dân để lôi kéo quần chúng, khơi dậy lòng yêu nước cũng như nhiệt tình Cách mạng và tính năng động sáng tạo ở mỗi tầng lớp, ở mỗi con người. Hiểu rõ ý nguyện của dân chúng, Người đã nói những điều cần nói để khơi dậy lòng yêu nước cũng như nhiệt tình Cách mạng và tính năng động, sáng tạo ở mọi tầng lớp, ở mỗi con người. Nhận rõ trình độ dân trí ở nước ta, một nước thuộc địa nửa phong kiến, hơn 90% dân số mù chữ, trong tuyên truyền, người đã sử dụng cách nói, cách viết dung dị nhất, ai đọc cũng hiểu được và cũng thực hành được. Theo người, Cách mạng muốn thành công thì sức mạnh Cách mạng phải tập trung tức là phải có lực lượng Cách mạng đông đảo, được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Vì vậy, người đã chuẩn bị mọi mặt để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Sau đó, cùng với Đảng, người lãnh đạo xd và củng cố khối liên minh công nông vững chắc, (sau này là khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức) làm nòng cốt cho việc xây dựng Mặt trận thống nhất. Trong Cách mạng Việt Nam, Mặt trận là một tổ chức rộng lớn, lôi kéo, tập hợp được hầu hết các giai cấp, các tầng lớp, các cá nhân yêu nước, thực sự là khối đại đoàn kết dân tộc – một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng. Xây dựng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất nhằm huy động, tập hợp sức mạnh toàn dân là tư tưởng nhất quán xuyên suốt các thời kỳ Cách mạng của Hồ Chí Minh. Song ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau, mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, để lôi kéo, tập hợp được tất cả các lực lượng vào cuộc đấu tranh, cần phải có cách thức tập hợp, tổ chức và bằng những hình thức thích hợp. Một yêu cầu cao trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh mà Người thường xuyên nhắc nhở là tổ chức phải phù hợp với trình độ và khả năng của nhân dân; về hình thức tổ chức phải phong phú để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các tầng lớp nhằm lôi kéo được mọi người yêu nước. Để tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tộc, bên cạnh việc xây dựng và củng cố vững chắc Mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải xd và củng cố vững chắ hệ thống chính trị; xd Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, có quan hệ máu thịt với nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực sự là Nhà nước của khối đoàn kết toàn dân; chăm lo xd và củng cố các đoàn thể quần chúng. Đồng thời ko ngừng củng cố và tăng cường mối liên hệ đoàn kết giữa Cách mạng Việt Nam với các lục lượng Cách mạng và tiến bộ trên thế giới.. Nhận thức sâu sắc về Chủ nghĩa Mác-Lênin coi liên minh công-nông là lực lượng chủ yếu của chuyên chính vô sản trong đấu tranh giành chính quyền và xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tổ chức ra lực lượng cách mạng liên minh công-nông trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận định, giai cấp công nhân Việt Nam tuy nhỏ nhưng cũng có đủ những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp nông dân dù đông đảo nhưng vẫn không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì gắn liền với phương thức sản xuất lạc hậu, không có hệ tư tưởng độc lập. Giai cấp nông dân chỉ thực sự lớn mạnh khi liên minh với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mới giành được thắng lợi trong cách mạng. Với tư duy lý luận sáng tạo và bám sát thực tiễn ấy, Đảng ta đã tập trung triển khai xây dựng lực lượng và tổ chức quần chúng đấu tranh trên các địa bàn chiến lược, nơi có đông đảo giai cấp công nhân và nông dân sinh sống và tiếp đó là phát triển rộng trên địa bàn thành thị và nông thôn. Với cách thức tổ chức lực lượng sáng tạo ấy, chỉ một thời gian ngắn lực lượng cách mạng của Đảng đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, được tổ chức chặt chẽ và hình thành sức mạnh đấu tranh cách mạng to lớn. Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định rõ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và coi nhiệm vụ tập hợp và xây dựng lực lượng quần chúng là vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Đây cũng được coi là nét độc đáo trong phương pháp cách mạng của Đảng ta qua các thời kỳ lịch sử của cách mạng. Để tập hợp được lực lượng quần chúng trước hết phải đề ra khẩu hiệu đấu tranh đúng, kịp thời, có sức động viên lôi cuốn quần chúng một cách mạnh mẽ và rộng rãi, đưa quần chúng vào cuộc đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao; phải thông qua đấu tranh mà giác ngộ chính trị của quần chúng. Xây dựng lực lượng quần chúng, tuyên truyền, tổ chức và đấu tranh là những vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là cơ sở để hình thành và phát triển đội quân chính trị rộng lớn của quần chúng, chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, thời kỳ 1930-1931 với đường lối chống đế quốc và phong kiến, Đảng ta đã giương cao khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” để tập hợp lực lượng. Nhờ sự đúng đắn và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên Đảng ta đã nhanh chóng thu hút và lôi cuốn giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, thời kỳ 1930-1931 với đường lối chống đế quốc và phong kiến, Đảng ta đã giương cao khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” để tập hợp lực lượng. Nhờ sự đúng đắn và đáp ứng được yêu cầu, 9
  10. nguyện vọng của nhân dân nên Đảng ta đã nhanh chóng thu hút và lôi cuốn giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị. Thời kỳ 1936-1939, bằng nhiều hình thức tập hợp lực lượng với những hình thức đấu tranh phong phú của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã hình thành (năm 1939) để tạo ra đội quân chính trị rộng lớn, chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Thời kỳ 1939-1945, để kịp thời phục vụ cho việc chuyển hướng chiến lược, tập trung tối đa lực lượng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh) được thành lập với phương châm tập hợp tất cả những người Việt Nam yêu nước, cùng chung ý chí giành độc lập cho dân tộc đều có thể đứng vào hàng ngũ của Mặt trận Việt Minh. Mặt trận Việt Minh đã trở thành ngọn cờ đoàn kết dân tộc, thu hút hết thảy các giai cấp, tầng lớp, đảng phái yêu nước có tinh thần chống đế quốc và tay sai, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc. Chính điều đó đã khơi dậy được sức mạnh của cả dân tộc đứng lên giành độc lập bằng cách đem sức ta mà giải phóng cho ta, đưa đến thắng lợi của cmt98 năm 1945. Với đường lối đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong mỗi thời kỳ của Cách mạng, đảng ta xây dựng được lực lượng Cách mạng vô cùng to lớn tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh giành hòa bình độc lập thống nhất cho Tổ quốc và đi lên xây dựng CNXH. Ngày nay với đường lối phát huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp sức mạnh quốc tế sức mạnh thời đại nhất định Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa nhân dân ta giành những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Vận dụng vào thực tiễn: Sau khi thực hiện thành công Cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đã bước vào giai đoạn quá độ đi lên. Trong thời kỳ trước đổi mới, do bỏ qua không vận dụng phương pháp tập họp và huy động lực lượng Cách mạng nên Đảng ta đã mắc nhiều sai lầm trong đề ra đường lối, chủ trương, chính sách cho giai đoạn Cách mạng này, vi phạm các quy luật khách quan, biểu hiện rõ nhất là việc “nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa” như kinh tế tư nhân, trong khi đây là thanh phần kinh tế quan trọng, dẫn đến việc sản xuất chậm phát triển, khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, Đảng đã xác định rõ tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, đặc biệt là khi đề ra mục tiêu chính sách phải trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực, mọi thành phần cho phát triển kinh tế. Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị và ổn định xã hội, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Từ sau ĐH Đảng lần VI đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. ĐH xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ". Đại hội VI là bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, nội dung của Đại hội là những chương trình hành động đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sản phẩm hàng hóa Tóm lại: P/pháp cmHCM rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Có thể nói cách mạng Việt Nam thắng lợi phần lớn là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương pháp “tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng” của HCM Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương pháp này vào công tác hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 10
  11. Câu 4: Kết hợp lực, thế, thời trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Mở đầu: Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh nói chung, phương pháp kết hợp lực, thế, thời nói riêng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Điều đó không chỉ giúp ta hiểu 1 cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, về những qui luật vận động của Cách mạng Việt Nam cùng Phương pháp cách mạng của đảng ta mà còn để vận dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ Cách mạng và những vấn đề cuộc sống đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 1. Khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung phương pháp kết hợp lực, thế, thời trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh: Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng chính trị của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những phạm trù biện chứng của Việt Nam và phương Đông về thời và thế, binh và biến … từ kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trong và ngoài nước để xác lập cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Phương pháp cách mạng là bí quyết, là linh hồn sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi kẻ thù để giải phóng dân tộc và lại khác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà Phan Bội Châu đã “Trăm lần thất bại không một lần thành công”, các nhà yêu nước khác cũng không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ Chí Minh bằng phương pháp cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dải đất Việt Nam. Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đường lối đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng, song làm thế nào để có đường lối đúng và làm thế nào để biến đường lối đó thành hiện thực, điều đó phụ thuộc vào phương pháp Cách mạng. Nếu không có phương pháp Cách mạng thì đường lối có đúng đắn đến đâu chăng nữa thì cũng là 1 mớ lý thuyết suông. Hồ Chí Minh với tư cách là 1 một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, 1 lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, đã giải quyết thành công cả 2 vấn đề quan trọng nhất của Cách mạng là xây dựng đường lối đúng và phương pháp cm đúng. Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm 4 phương pháp lớn, trong đó có phương pháp kết hợp lực thế thời trong Cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị kiệt xuất, một danh nhân văn hóa, mà còn là một nhà chiến lược quân sự thiên tài. Nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, lấy ít thắng nhiều, trên cơ sở chất lượng cao thắng số lượng đông, luôn đánh địch trên thế mạnh. Sức mạnh của Cách mạng phụ thuộc vào cả ba yếu tố: lực, thế, thời. Kết hợp tốt lực, thế, thời sẽ tạo ra ưu thế tuyệt đối cho Cách mạng. Ngày xưa Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: “được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; không thời mất thế thì to hóa ra nhỏ, mạnh hóa ra yếu, an lại thành suy. Sự thay đổi ấy, chỉ trong khoảng trở bàn tay”. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ độc lập dân tộc, nhân dân ta luôn biết dựa vào thế và lực của đất nước, đồng thời tranh thủ thời cơ tạo nên những chiến công vĩ đại giữ vững độc lập và làm rạng danh lịch sử dân tộc. Truyền thống ấy của dân tộc đã được Hồ Chí Minh kế thừa và nâng lên tầm cao mới, trở thành một phương pháp Cách mạng mà Người sử dụng trong suốt quá trình đi lên của Cách mạng Việt Nam. Lực- là lực lượng. Trong quan hệ của Hồ Chí Minh, lực lượng bao gồm cả lực lượng vật chất lẫn tin thần, cả tiềm lực kinh tế, quân sự, cơ sở vật chất – kỹ thuật và cả chính nghĩa hay phi nghĩa, cả lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, cả truyền thống và hiện đại, cả trình độ và tiềm năng trí tuệ của con người… Người chỉ rõ việc tạo lực cách mạng như lúc mới bắt đầu "nhóm lửa". Đây là công việc rất khó, nhưng biết cách làm, biết cách dựa vào dân thì chắc chắn làm được. Do đó, người cách mạng phải có "tín tâm" và "quyết tâm", biết đi vào quần chúng để 11
  12. thức tỉnh họ; tổ chức, đoàn kết, huấn luyện họ; làm cho dân ta ai cũng biết "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện cụ thể của nước ta, lực lượng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng không chỉ đơn thuần dựa vào lực lượng vũ trang, quân đội, mà trước hết và quan trọng nhất là lực lượng chính trị của quần chúng được giác ngộ, được tổ chức chặt chẽ và rộng khắp; phải bắt đầu bằng việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, rồi trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng. Lực lượng chính trị quần chúng không chỉ là nền tảng vững chắc và nguồn tiếp sức vô hạn cho việc phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, mà còn là một lực lượng trực tiếp tiến công địch, tiến hành công tác binh vận, địch vận, làm tan rã hàng ngũ địch. Hơn nữa theo Người, lực lượng của cách mạng, của kháng chiến không ngừng được phát huy, phát triển trong quá trình thực hiện đường lối "khởi nghĩa toàn dân" và "chiến tranh nhân dân". Đường lối đó lôi cuốn được hết thảy mọi người Việt Nam yêu nước tham gia, "người có tiền góp tiền", "người có sức góp sức", mỗi người dân là một chiến sĩ, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, tiến công địch ở khắp mọi lúc, mọi nơi, cả ở tiền tuyến và hậu phương. Nhờ đó, đã huy động và tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân đánh giặc. Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội bằng sự kết hợp lực lượng mọi mặt của toàn dân tộc với lực lượng cách mạng của thời đại, tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn trong mặt trận chống đế quốc xâm lược. Trong chỉ đạo thực tiễn, để tạo lực lượng cho cách mạng, từ năm 1941 khi về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, thúc đẩy việc xây dựng các tổ chức cách mạng của quần chúng, hình thành các đạo quân chính trị ngày càng hùng hậu. Trên cơ sở đó, Người chỉ thị tổ chức các đội du kích, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng thời chăm lo xây dựng các vùng căn cứ địa và chính quyền cách mạng ở các địa phương. Nhờ thế mà khi thời cơ đến, với lực lượng cách mạng được chuẩn bị sẵn sàng và chu đáo, nhân dân ta trên mọi miền đất nước đã vùng lên giành toàn bộ chính quyền bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Kế đó, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức phát triển kinh tế để bồi dưỡng sức dân, tăng thực lực kháng chiến. Người và Đảng ta chăm lo chỉ đạo công tác xây dựng và bảo vệ vững chắc hậu phương kháng chiến vững mạnh về mọi mặt, xem đó là một nhân tố thường xuyên, quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và lực có mối quan hệ khăng khít. Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thế thì mới phát huy được tác dụng của lực. Trong chiến tranh cũng vậy, chỉ có lực mà không có thế, thì cũng không thể đánh thắng được quân địch. Thế trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận chiến tranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý nhất định. Để nâng cao hiểu biết cho các cấp chỉ huy của ta về thế và sự lợi hại của thế, Người dẫn ý kiến Tôn Tử ví tính chất của mỗi thế trận như tính chất của nước: nước lúc nào cũng chảy xuống chỗ trũng chứ không thể chảy ngược lên cao được và được thế tốt thì đánh địch như xoay gỗ với đá. Gỗ với đá khi yên thì nó tĩnh, khi nguy thì nó động. Vuông thì nằm, tròn thì nó lăn. Cho nên lúc đánh địch, thì thế như lăn đá tròn xuống dốc núi cao mấy ngàn thước. Điều đó còn có nghĩa rằng thế là nhân tố có thể làm tăng hiệu quả của lực, nhưng phải là thế tốt, thế hay và chỉ có như vậy mới phát huy hết tác dụng của lực. Đành rằng, thế bao giờ cũng lấy lực làm cơ sở và do lực quyết định, nhưng ở thế có lợi, thế hiểm thì một lực nhỏ cũng có thể chuyển hóa thành lực lớn và ngược lại, một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi hoặc bị mất thế cũng dễ bị suy yếu. Do đó, trong chiến tranh cũng như trong từng trận đánh, người chỉ huy phải luôn biết tạo thế lợi, thế hay để lấy thế bù lực, để tăng lực. Trong kháng chiến chống Pháp có người nói ta so với địch chẳng khác nào “châu chấu với voi”. Ở đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hồ Chí Minh đã nói “ chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mặt hẹp hói mà xem, thì như thế thật. Vì để trống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác- Lênin, chúng ta không chỉ nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tin thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng chừng và bi quan kia rằng: “Nay tuy châu chấu đấu với voi/ Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”. Các yếu tố chính trị tinh thần sẽ tạo ra lợi thế cho Cách mạng. Sức mạnh của lực sẽ tăng lên gấp bội nếu như ở thế tốt. Nói chuyện với hội nghị cán bộ cao cấp của quân đội , Hồ Chí Minh giải thích “quả cân của một kilogam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm kilogam. Đó là thế thắng lực. Ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi”. Thế- là tư thế, vị thế, xu thế vận động của lực. Xác định chính xác những vấn đề đó, có thể đưa ra được những dự báo về khả năng thắng lợi của Cách mạng và vận dụng để từng bước chuyển từ yếu thành mạnh tiến tới giành những thắng lợi quyết định. Như vậy, theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, muốn đánh địch phải có thế và được thế hay, thế tốt thì một lực lượng quân sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đại nhưng vẫn có thể ít biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định giành thắng lợi. Người chỉ rõ: ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất 12
  13. lợi. Vì thế, ta phải biết lập thế ta đi đôi với phá thế địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch, đồng thời không ngừng phát triển sức mạnh của lực lượng ta. Tuy nhiên, Người không quên căn dặn rằng, thế mạnh và thế yếu giữa ta và địch chỉ là tương đối, chứ không phải là tuyệt đối, do đó, không được chủ quan, khinh địch mà phải luôn luôn chủ động, sáng tạo thế trận mới, ngày càng hiểm hóc, lợi hại đối với địch và không ngừng nhân lên thế và lực của ta. Ở một tầm rộng lớn hơn, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng và tiến hành chiến tranh giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủ động tạo thế cho cách mạng Việt Nam. Người đặc biệt chú trọng đến vị thế đất nước trên trường quốc tế, thế chính nghĩa, thế trận chiến tranh nhân dân, thế chiến lược vững chắc và lợi hại, tạo điều kiện cho toàn dân toàn quân ta trên khắp chiến trường thực hiện chia cắt, vây hãm và chủ động tiến công quân địch ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức tác chiến, với mọi thứ vũ khí trang bị có trong tay. Rơi vào thế trận hiểm hóc đó của chiến tranh nhân dân Việt Nam, quân xâm lược dẫu đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu và bị sa lầy trong thế trận toàn dân đánh giặc của chúng ta, và cuối cùng chúng bị thất bại hoàn toàn. Trong bài thơ học đánh cờ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời, một tốt cũng thành công”. Cách mạng nổ ra và kết thúc thắng lợi cần phải có thời cơ. Thời cơ là thời điểm hội tụ tất cả những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi nhất. Người chỉ rõ: “ở trong xh muốn thành công phải có ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Trong đó, nhân hòa là quan trọng hơn hết. Để tạo ra thế và lực cho Cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người. Trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong Cách mạng XHCN, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, con người luôn giữ vai trò quyết định, phải tìm mọi cách phát huy nhân tố con người. Đồng thời, “phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, kiên quyết ko ngừng thế tiến công”. Và iến công phòng thủ ko sơ hở”. Phải mưu trí, linh hoạt, năng động, sáng tạo. Thời cơ Cách mạng thường xảy ra trong một không gian và thời gian rất nghiêm ngặt, nó xuất hiện và qua đi rất nhanh, vì vậy phải kiên quyết, dũng cảm chớp thời cơ. Lực và thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau, dùng lực để lập thế, tạo thời và cũng là để phát huy lực, tạo thế để thúc đẩy thời cơ, dùng mưu kế tạo thế ta, phá thế địch, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi. Mối quan hệ đó đã được Người và Đảng ta giải quyết thành công trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền và trong hai cuộc kháng chiến. Tin vào lòng yêu nước của mối người Việt Nam, tin vào sức mạnh và khả năng Cách mạng của nhân dân, Bác và Đảng đã chủ động phát động các phong trào đấu tranh, chuẩn bị mọi điều kiện đón thời cơ, và khi thời cơ đến đã dũng cảm lãnh đạo nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975 là những mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam và cũng là những mẫu mực về nghệ thuật kết hợp lực, thế để giành toàn thắng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho tổ quốc, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, với đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng chủ trương giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công, vừa đánh, vừa xd lực lượng, kết hợp nhiều hình thức tiến công, đánh địch để giành quyền làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, thay đổi cục diện chiến tranh đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. 2. Vận dụng vào thực tiễn: Sau khi thực hiện thành công Cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước đã bước vào giai đoạn quá độ đi lên CNXH. Trong thời kỳ trước đổi mới, do bỏ qua không vận dụng phương pháp kết hợp lực, thế, thời nên Đảng ta đã mắc nhiều sai lầm trong đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, vi phạm các quy luật khách quan, có những biểu hiện nóng vội trong phát triển kinh tế, mong muốn đi nhanh mà không tính đến điều kiện khả năng thực tế, dẫn đến việc sản xuất chậm phát triển, khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trên, Đại hội VI (năm 1986) đã xác định phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phải lấy CN Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, đặc biệt là khi đề ra mục tiêu chính sách phải luôn xuất phát từ thực tế đất nước. Đại hội VI là bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, nội dung của Đại hội là những chương trình hành động đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thắng lợi của công cuộc đổi mới đã tạo ra thế và lực mới cho Cách mạng nước ta mạnh hơn bao giờ hết, đất nước đang đứng trước những vận hội vô cùng to lớn. Tóm lại, Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Có thể nói cách mạng Việt Nam thắng lợi phần lớn là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương pháp “Kết hợp lực, thế, thời” của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương pháp này vào công tác hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 13
  14. Câu 5: Phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh. Mở đầu: Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh nói chung, phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” nói riêng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận lẫn thực tiễn. Điều đó không chỉ giúp ta hiểu 1 cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn về Tư tưởng Hồ Chí Minh, về những qui luật vận động của Cách mạng Việt Nam cùng Phương pháp cách mạng của đảng ta mà còn để vận dụng vào việc giải quyết những nhiệm vụ Cách mạng và những vấn đề cuộc sống đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 1. Khái niệm, vị trí, vai trò Phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc rằng tư tưởng chính trị, chiến lược cách mạng có được hiện thực hóa hay không, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, có được quần chúng tiếp nhận như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày hay không, định hướng hành động biến thành sức mạnh vật chất trong đấu tranh của họ hay không còn phụ thuộc vào phương pháp cách mạng. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh hiểu theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng chính trị của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những phạm trù biện chứng của Việt Nam và phương Đông về thời và thế, binh và biến … từ kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lỗi lạc trong và ngoài nước để xác lập cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Phương pháp cách mạng là bí quyết, là linh hồn sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi kẻ thù để giải phóng dân tộc và lại khác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà Phan Bội Châu đã “Trăm lần thất bại không một lần thành công”, các nhà yêu nước khác cũng không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ Chí Minh bằng phương pháp cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dải đất Việt Nam. Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống. Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đường lối đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng, song làm thế nào để có đường lối đúng và làm thế nào để biến đường lối đó thành hiện thực, điều đó phụ thuộc vào phương pháp Cách mạng. Nếu không có phương pháp Cách mạng thì đường lối có đúng đắn đến đâu chăng nữa thì cũng là 1 mớ lý thuyết suông. Hồ Chí Minh với tư cách là 1 một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, 1 lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, đã giải quyết thành công cả 2 vấn đề quan trọng nhất của Cách mạng là xây dựng đường lối đúng và phương pháp Cách mạng đúng. Phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm 4 phương pháp lớn, trong đó có phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến” có thể hiểu là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như sự nghiệp cách mạng luôn thay đổi, phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi (cái vạn biến). Nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng (cái bất biến). Nói một cách cụ thể hơn đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc, tính kiên định, tính vững chắc với tính linh hoạt, tính uyển chuyển của sách lược trong từng thời kỳ cụ thể; giữa đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng. Trung thành với nguyên tắc cũng chính là trung thành với mục tiêu, lý tưởng đã vạch ra. Đó là cái bất biến. Để thực hiện được cái bất biến ấy, trong những tình thế đầy hiểm nghèo, đầy gian nan thử thách, người cách mạng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, sáng suốt và mưu lược để áp dụng muôn vàn cái vạn biến trong đường đi nước bước mà hoàn cảnh đặt ra và đỏi hỏi phải giải quyết. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh là nắm vững tinh thần Cách 14
  15. mạng và khoa học, nắm vững PP Cách mạng Mac-Lenin, dùng quan điểm lập trường phương pháp ấy để soi rọi, phân tích, để nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế mỗi nước mỗi khác, hoàn cảnh mỗi lúc mỗi khác, cho nên ko thể dừng ở câu chữ của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, ko thể rập khuôn, giáo điều nguyên lý này. Ngược lại nếu xa rời những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin sẽ chệch hướng và ko thể đưa Cách mạng tới thắng lợi. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh là một sự khái quát lý luận rất cao, đáp ứng tất cả các tình huống của người Cách mạng. Ở Hồ Chí Minh chúng ta thấy Người đưa ra những giải pháp đúng đắn, chính xác là vì Người đã vận dụng phương châm này đạt đến một trình độ nghệ thuật cao. Vận dụng tốt phương châm này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho những người Cách mạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tuyên bố: cái mà tôi cần nhất là Tổ quốc tôi được độc lập. Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới được tự do. Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho kỳ được độc lập; tất cả cho độc lập; không có gì quý hơn độc lập, tự do. Mặt khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến chuyện dân làm chủ; còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ. Có độc lập chúng ta phải lập tức xây dựng một nhà nước mà dân làm chủ, có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Có như vậy mới đem lại được tự do, hạnh phúc cho dân. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế giới mọi sự đều thay đổi, nhưng chân lý thì không bao giờ thay đổi. cái bất biến đối với người cách mạng là những chân lý cách mạng. Người đã từng tuyên bố: “Cái tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, tổ quốc tôi được độc lập”. Người chỉ rõ nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. “Dù có đốt cả dãy trường sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Độc lập thống nhất của tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân là mục đích duy nhất và cũng là “ham muốn tột bậc” của Hồ Chí Minh, là cái bất biến của người và của toàn Đảng, toàn dân ta. Hồ Chí Minh đã từng nói: “không có lực lượng gì ngăn cản được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn cản được lịch sử loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội”. Đó chính là quá trình lịch sử - tự nhiên theo những quy luật khách quan vốn có của sự sinh tồn và phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Do đó, tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” luôn trong quá trình vận động - “vạn biến” và xoay quanh cái trục “bất biến” của nó. Với Người mối quan hệ biện chứng giữa “bất biến” và “vạn biến” đã được Người nhận thức và giải quyết triệt để, nhất quán và đầy sáng tạo trong các giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau. Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Mục tiêu chiến lược là bất di bất dịch; nhưng tùy hoàn cảnh cụ thể ở trong nước và quốc tế, tùy từng giai đoạn lịch sử mà đề ra những sách lược uyển chuyển, phù hợp. Không giải phóng dân tộc, không giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc thì mục đích giải phóng giai cấp sao thực hiện được. Ngược lại, không đi tới chủ nghĩa xã hội cũng không có nhân tố đảm bảo vững chắc và triệt để cho độc lập dân tộc. Để giành lấy độc lập dân tộc, Người chủ trương phải làm cách mạng cho đến nơi, đến chốn, thành công rồi giao chính quyền vào tay nhân dân, đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Đảng cách mạng do Người sáng lập; chính cương, sách lược và chương trình hành động của Đảng do Người soạn thảo đều nhằm hết vào mục đích ấy. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh điều đó. Người còn nhấn mạnh, Đảng “phải có chủ nghĩa làm cốt”, “Trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, người cách mạng thì phải giữ chủ nghĩa cho vững” và “chủ nghĩa chân chính nhât, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lenin”. Đây cũng là những điều bất biến mà Hồ Chí Minh đã giữ vững và chỉ ra cho Cách mạng Việt Nam. Chính nhờ giữ vững những cái bất biến ấy nên Cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong hoạt động Cách mạng trên cơ sở những chân lý, mục tiêu bất biến đó, Hồ Chí Minh đã ứng biến thành công với mọi sự biến đổi khôn lường của quá trình Cách mạng. Người cũng đòi hỏi những người Cách mạng phải sáng suốt, tỉnh táo, nhạy bén để thay đổi cách thức đấu tranh cho thích hợp với điều kiện lịch sử cụ thể mà cuộc đấu tranh lúc này hay lúc khác đặt ra. Nhưng tất cả mọi sự ứng biến không được làm tổn hại đến cái bất biến, tức là mục tiêu lâu dài đã được xác định. Trước âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động, người đã chỉ rõ “Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”. Để đưa Cách mạng tới thành công phải có những sách lược khôn khéo, mềm dẻo, nhiều khi phải hòa hoãn, nhân nhượng, nhưng thỏa hiệp nhân nhượng phải giữ vững tính nguyên tắc. Nếu xa rời nguyên tắc Cách mạng sẽ 15
  16. bị địch lợi dụng làm suy yếu lục lượng ta, thậm chí sẽ gây ra những tổn thất vô cùng to lớn. Do giữ vững nguyên tắc Cách mạng, đồng thời khôn khéo, mềm dẻo về sách lược, Bác và Đảng đã lãnh đạo đưa Cách mạng vượt qua thời kỳ mà tình thế Cách mạng “như ngàn cân treo sợi tóc”, lúc hòa, lúc đánh; vừa đánh vừa đàm đã đưa Cách mạng dành những thắng lợi to lớn, đưa đất nước tới độc lập, thống nhất hoàn toàn, đi lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân”. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta đứng trước thực trạng “ngàn cân treo sợi tóc”: nạn đói hoành hành, tài chính kiệt quệ, ngân khố rỗng không, chính quyền còn non trẻ lại phải cùng một lúc đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Nhận rõ mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng trong vấn đề Đông Dương và căn cứ vào âm mưu và hành động cụ thể của từng tên đối với chính quyền cách mạng, Đảng và Bác chủ trương thực hiện sách lược hòa với Tưởng để kháng chiến chống Pháp. Về phía ta, đồng ý cho một số tên tay sai của Tưởng tham gia chính phủ liên hiệp lâm thời và nhường cho chúng 72 ghế trong Quốc hội. Đây là giải pháp thêm bạn bớt thù có lợi cho cách mạng, là sự “ứng vạn biến” trong tình thế đất nước đang lâm nguy. Và sau ngày ta giành chính quyền về tay nhân dân, một bộ phận đáng kể trong tầng lớp trung gian, tầng lớp trên, tầng lớp trí thức còn chưa hiểu và e ngại Đảng Cộng sản. Để thu phục nhân tâm, đoàn kết toàn dân, tháng 11 năm 1945 Đảng ta tuyên bố "tự giải tán", nhưng sự thật là Đảng rút vào hoạt động bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Đó là cái “bất biến” trong cái “vạn biến”. Đến Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Đảng và Bác chủ trương đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới Đảng Lao Động Việt Nam. Như vậy, dù hoạt động bí mật hay công khai, dù mang tên Đảng Cộng sản, Đảng Lao động hay Đảng nhân dân cách mạng, dù "vạn biến" như thế nào, nhưng bản chất "bất biến" là Đảng ta vẫn là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong quá tình kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Người luôn khẳng định chân lý: không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lý đó ngàn đời “bất biến”. Đó là thời điểm giữa những năm 60, giặc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại ra miền bắc để ngăn chặn chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Nhận thức được âm mưu của chúng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, miền Nam là máu thịt làm nên “cơ thể” Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Với lập trường và quyết tâm đó, dù Người đã đi xa nhưng tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người là một trong những phương châm trong tư tưởng và hành động của các thế hệ cách mạng kế tiếp. 2. Vận dụng vào thực tiễn: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh nội lực và được sự giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; chúng ta đã đánh thắng thù trong, giặc ngoài dành chính quyền về tay nhân dân. Kiên định theo mục tiêu đã chọn, dù tình thế có sự thay đổi; nhưng với tư tưởng “ứng vạn biến”, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua được những thăng trầm đưa đất nước vững bước theo con đường mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã chọn. Sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng ta vẫn kiên định con đường đi lên CNXH (cái bất biến), tiến hành đổi mới toàn diện, ban hành nhiều chủ trương chính sách mới một cách sáng tạo (cái vạn biến) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tiếp tục khẳng định những nguyên tắc đã định trên con đường đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một đảm bảo rất quan trọng vừa kiên định được mục tiêu đã chọn (cái bất biến) vừa phù hợp với tình hình của đất nước ta và bối cảnh quốc tế, phấn đấu xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hiện nay trước xu thế toàn cầu hóa, tình hình trong nước cũng như trên thế giới có những vận động nhanh chóng, phức tạp, khó lường (cái vạn biến); để thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN (cái bất biến) cần nhận thức sâu sắc tất cả các yếu tố tác động đến mục tiêu đã định mà có ứng phó kịp thời. Đổi mới, mở cửa, hợp tác liên quốc gia, liên khu vực,…là một xu thế tất yếu, trong đó các đối tác vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau một cách gay gắt. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với đất nước ta thông qua kinh tế thị trường và trao đổi giao lưu văn hóa. Trong điều kiện đó, làm sao để phát triển kinh tế mà vẫn giữ được độc lập, không đi chệch mục tiêu, bản chất chủ nghĩa xã hội? Muốn thế, chúng ta phải tạo ra được năng lực nội sinh làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động. Phương pháp Cách mạng HCM rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Có thể nói cách mạng Việt Nam thắng 16
  17. lợi phần lớn là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương pháp này vào công tác hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2