Tài liệu ôn tập môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Tài liệu ôn tập môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI TÓM TẮT TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính. Chương trình dịch có thể tạo được chương trình đích, thông báo và phát hiện lỗi cú pháp theo ngôn ngữ lập trình. 2. Có 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch - Thông dịch: quá trình dịch và thực hiện câu lệnh là luân phiên từng câu lệnh - Biên dịch: Duyệt, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn, sau đó thực hiện chương trình vừa chuyển đổi được, có thể lưu trữ để sử dụng khi cần thiết. BÀI 2: 1. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa 2. Mọi đối tượng trong chương trình đều phải đặt tên: có 3 loại tên - Tên dành riêng: được dùng với ý nghĩa riêng, không được dùng với ý nghĩa khác. - Tên chuẩn: tên dùng với ý nghĩa nhất định, khi dùng với ý nghĩa khác thì phải khai báo. - Tên do người lập trình đặt: cần phải khai báo trước khi sử dụng. 3. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình 4. Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ giá trị, giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. BÀI 3: Cấu trúc chương trình Pascal: 2 phần Phần khai báo: Khai báo tên chương trình: Program ; Khai báo thư viện: Uses ; Khai báo hằng: Const = ; Khai báo biến: Var : ; Phần thân chương trình: Begin {dãy lệnh}; := ; {câu lệnh gán} End. BÀI 4: Các kiểu dữ liệu chuẩn 1. Kiểu số nguyên - Nguyên dương: kiểu byte : 1 byte lưu trữ giá trị từ 0 đến 255 Kiểu word: 2 byte lưu trữ giá trị từ 0 đến 216 -1 - Nguyên âm + dương: Kiểu integer: 2 byte lưu trữ giá trị từ -215 đến 215 - 1 Kiểu longint: 4 byte lưu trữ giá trị từ -231 đến 231 -1 2. Kiểu số thực: Kiểu Real: 6 byte lưu trữ giá trị từ 10-38 đến 1038 Kiểu Exntended: 10 byte 3. Kiểu ký tự: Kiểu char 1 byte lưu trữ 256 ký tự trong bảng mã ASCII 4. Kiểu logic: Kiểu boolean 1 byte lưu trữ giá trị true hoặc false BÀI 6: Các phép toán và biểu thức 1. Các phép toán số học: - Với số thực: +, -, *, /. - Với số nguyên: chia nguyên: div, chia dư: mod, +, -, *, / 2. Các phép toán quan hệ: >, < , >=,
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI 4. Các hàm số học chuẩn: sqr(x) : bình phương; sqrt(x): căn bậc 2 của x BÀI 7: Các thủ tục vào / thủ tục ra 1. Nhập dữ liệu vào: read / readln(); {nên sử dụng readln khi thực hành} 2. Đưa dữ liệu ra: write/ writeln(); 3. Lệnh Writeln; dùng để xuống dòng 4. Để xuất dữ liệu là số thực: Write(X: Độ rộng của số thực : phần thập phân); - Độ rộng: Dành bao nhiêu chỗ để viết số thực - Phần thập phân: muốn hiển thị mấy chữ số thập phân VD. X=12. Lệnh Write(x); cho kết quả xuất hiện trên màn hình là 1.20000000000E+01 Write(X:6:2); kết quả sẽ là: 12.00 BÀI 8: Các phím tắt cần nhớ ghi lập trình: F2: Lưu chương trình vào đĩa F3: Mở chương trình đã lưu Alt + F3: Đóng chương trình hiện hành Alt + X: Thoát khỏi phần mềm Pascal Alt + F9: Biên dịch chương trình Ctrl + F9: Thực hiện chương trình BÀI 9 1. Câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng thiếu: If then ; 2. Câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng đủ: If then else ; 3. Câu lệnh ghép: nếu sau then có từ 2 câu lệnh thực hiện cùng điều kiện thì sử dụng câu lệnh ghép begin…end; Bài 10. Cấu trúc lặp 1. Lặp với số lần biết trước bằng câu lệnh For..do Trường hợp tiến For to do < CL >; - Câu lệnh sau do được thực hiện tuần tự từ [gtđầu..gtcuối] - Sau mỗi lần lặp biết tăng lên 1. - Biếnđếm > gtcuối vòng lặp KT 3. Lặp với số lần chưa biết trước bằng câu lệnh While..do While do ; Ý nghĩa: Trong khi điều kiện đúng ĐK S thì thực hiện cầu lệnh và lặp lại cho đến khi điều kiện sai thì kết thúc Đ Câu lệnh Trang 2/7
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH, NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 1. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau? A. Phát hiện được lỗi cú pháp B. Thông báo lỗi cú pháp C. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa D. Tạo được chương trình đích. 2. Chương trình dịch còn không cần thiết nữa khi viết chương trình bằng A. Ngôn ngữ máy tính C. Hợp ngữ B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao D. Ngôn ngữ tự nhiên 3. Người ta thường viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao bởi: A. Gần với ngôn ngữ tự nhiên C. Không phụ thuộc vào máy tính B. Ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu… D. Cả ba đều đúng BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 1. Khi viết chương trình trong Pascal, muốn sử dụng các tên dành riêng ta phải ? A. Không cần khai báo B. Khai báo 1 lần C. Khai báo lại nếu cần D. Không sử dụng được 2. Khi đặt tên cho một đối tượng trong Pascal có thể A. Bắt đầu bởi các chữ số B. Bắt đầu bởi các chữ cái C. Bắt đầu bởi dấu sao (*) D. Bắt đầu bởi dấu gạch giữa hoặc cách trống 3. Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là : A. Hằng B. Từ khóa C. Tên chuẩn D. Biến 4. Thành phần của nào sau đây không phải là thành phần của ngôn ngữ lập trình? A. Bảng chữ B. Chương trình dịch C. Cú pháp D. Ngữ nghĩa 5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau? A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị B. Hằng là đại lượng thay đổi theo giá trị biến C. Hằng là đại lương thay đổi theo chương trình D. Biến là đại lượng không thay đổi với mọi chương trình 6. Trong các tên dưới đây, tên nào không phải là tên dành riêng? A. Word B. Var C. Uses D. Program 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi đặt tên A. Tên được bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới B. Trong tên không có dấu cách C. Không có các các kí tự ngoài các số, chữ cái, dấu gạch dưới trong tên D. Tên trùng với từ dành riêng 8. Các từ: PROGRAM, BEGIN, END là A. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt 9. Các từ: SQR, SQRT, REAL là A. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt 10. “Từ khóa ” là cách gọi khác của A. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt BÀI 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH 1. Chọn câu khai báo đúng trong các khai báo sau: A. const m = 5; B. const n : integer; C. var x: byte, real; D. const m =n = 2; 2. Cú pháp khai báo hằng trong pascal : A. Const ; B. Const ; C. Const =; D. Const := ; Trang 3/7
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI 3. Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào bắt buộc phải có? A. Phần khai báo biến B. Phần khai báo thư viện C. Phần tiêu đề chương trình D. Phần thân chương trình 4. Từ kháo USES dùng để ? A. Khai báo thư viện B. Khai báo tên chương trình C. Khai báo hằng D. Khai báo biến 5. Chọn khai báo hằng đúng nhất? A. Const x =: 45; B. Const x : 45; C. Const x := 45; D. Const x = 45; BÀI 4-5: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN - KHAI BÁO BIẾN 1. Các kiểu dữ liệu chuẩn trong Pascal gồm: A. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic. B. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu ký tự. C. Kiểu số, kiểu logic, kiểu ký tự. D. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu ký tự. 2. Trong Pascal cung cấp bao nhiêu kiểu dữ liệu chuẩn ? A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 3. Chọn cú pháp khai báo biến đúng ? A. Var = ; B. Var : ; C. Var =: ; D. Var := ; 4. Khai báo dưới đây, bộ nhớ cần cấp phát bao nhiêu byte? Var a, b : byte; c, d : integer; e, f : real ; A. 20 B. 21 C. 18 D. 19 5. Trong cùng một chương trình, mỗi biến khai báo tối đa bao nhiêu lần ? A. 2 lần B. 1 lần C. Không cần khai báo D. 3 lần 6. Kiểu số thực Real có bộ nhớ lưu trữ một giá trị là: A. 4 byte B. 10 byte C. 2 byte D. 6 byte 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Kiểu dữ liệu chuẩn không phụ thuộc vào bộ nhớ trong B. Kiểu dữ liệu chuẩn cho biết các phép toán cần thiết tác động lên dữ liệu C. Kiểu dữ liệu chuẩn không cho biết được phạm vi lưu trữ dữ liệu D. Kiểu dữ liệu chuẩn phụ thuộc vào các phép toán tác động lên dữ liệu 8. Kiểu dữ liệu nào sau đây không thuộc kiểu dữ liệu chuẩn ? A. Bit B. Integer C. Real D. Char BÀI 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH GÁN 1. Lệnh gán được thực hiện như thế nào? A. Tính giá trị của biểu thức ở vế trái rồi gán giá trị vừa tính được cho biến ở vế phải. B. Tính giá trị của biểu thức ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho biến ở vế trái. C. Tính giá trị của biến ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho biểu thức ở vế trái. D. Tính giá trị của biểu thức ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho hằng ở vế trái. 2. Trong Pascal lệnh gán có dạng? A. =: ; B. = ; C. : ; D. :=; 3. Tính giá trị của biểu thức ; S := (12 mod 5) + (7 div 2) ; A. 5 B. 6 C. 1 D. 2 4. Biểu thức nào sau đây đúng khi cả A và B đều đúng A. not (A) or not (B) B. not (A and B) C. A and not( B) D. A and B Trang 4/7
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI 5. Biểu thức x := (sqr(3) div 4) ; kết quả là x = ? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 6. Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây A. Phép toán Logic C. Phép toán quan hệ B. Phép toán số học với số nguyên D. Phép toán số học với số thực BÀI 7 : CÁC THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN 1. Câu lệnh writeln ; có tác dụng ? A. Xóa màn hình B. Dừng chương trình C. Xuống dòng D. Hiện một xâu ký tự 2. Để nhập giá trị biến a từ bàn phím, ta viết : A. Write(Nhap a = ) ; Readln(a); B. Write(‘ Nhap a = ’ ); Readln(a) ; C. Read( ‘Nhap a = ’); Writeln(a) ; D. Writeln(‘Nhap a = ‘ , a); 3. Để nhập giá trị cho 2 biến x,y lệnh nào sau đây là sai ? A. Readln(x,y,); B. Readln(x,y); C. Readln(x);Readln(y); D. Read(x); Read(y); 4. Thủ tục Writeln( < danh sách kết quả ra >); dùng để ? A. Nhập dữ liệu từ bàn phím, con nháy xuống dòng B. Đưa dữ liệu ra màn hình, con nháy xuống dòng C. Đưa dữ liệu ra màn hình, con nháy không xuống dòng D. Nhập dữ liệu từ bàn phím, con nháy không xuống dòng BÀI 8: SOẠN THẢO, DỊCH, HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH 1. Câu lệnh Alt + X trong Pascal dùng để ? A. Thoát chương trình B. Lưu chương trình C. Mở chương trình D. Thực hiện chương trình 2. Để phóng to hoặc thu nhỏ màn hình làm việc của Pascal, ta sử dụng tổ hợp phím ? A. Alt + Enter B. Shift + Enter C. Ctrl + Enter D. Alt + X 3. Câu lệnh CLRSCR ; có tác dụng ? A. Xóa màn hình B. Dừng chương trình C. Xuống dòng D. Hiện một xâu ký tự 4. Để lưu chương trình vào ổ đĩa của máy tính, ta sử dụng phím nào sau đây ? A. F3 B. F9 C. F2 D. F6 BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH 1. Trong Pascal, câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng là ? A. If then else ; B. If do else ; C. If then ; D. If then do ; 2. Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ được thực hiện như thế nào? A. Nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2. B. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 2, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 1. C. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2. D. Nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh , ngược lại thì không thực hiện gì cả 3. Xét đoạn chương trình sau trong Pascal: Var a,b,T:real; {1} Begin {2} If b0 then T:=a/b; {3} Else {4} Writeln(‘Mau bang 0, khong chia duoc’); {5} End. {6} 4. Chương trình trên báo lỗi ở dòng nào? Trang 5/7
- Trường THPT Đào Sơn Tây Lý Thuyết Tin học 11 - HKI A. dòng 1 B. dòng 3 C. dòng 4 D. dòng 5 5. Lệnh rẽ nhánh nào sau đây là sai ? A. if a : = b then c := a + b ; B. if a = b then c := a+ b ; C. if not( a = b) then c := a+ b ; D. if not( a b) then c := a+ b ; 6. Lệnh rẽ nhánh nào sau đây là sai ? A. if a := 5 then b := a + 1; B. if a > b then b:= b + 1; C. if a > b then b = a; D. if a = 5 then b = a + 1; 7. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ? A. A + B B. A > B C. N mod 100 D. “A nho hon B” BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP 1. Câu lệnh lặp tiến trong Pascal là? A. For i := to do ; B. For i := to then ; C. For i := to do ; D. For i := to downto ; 2. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: Trong lệnh lặp dạng for ….do thì: A. Biến đếm trong lệnh lặp không cần phải khai báo. B. Biến đếm là kiểu số nguyên hoặc kiểu ký tự C. Giá trị đầu và giá trị cuối phải cùng kiều dữ liệu với biến đếm D. Giá trị của biến đếm tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm sau vòng lặp 3. Cho đoạn chương trình sau: For i := ‘A’ to ‘N’ do write(i); Với câu lệnh trên thì ta cần khai báo biến i thuộc kiều dữ liệu nào sau đây? A. Char B. Real C. Byte D. Integer 4. Cho đoạn chương trình sau: For i := 1 to n do If (i mod 2 = 0) and (i mod 3 = 0) then write(i , ‘ ’); Với n = 20 thì kết quả hiển thị là A. 6 12 18 B. 2 3 6 12 18 C. 3 6 9 12 18 D. 6 9 12 18 5. Cho đoạn chương trình sau: S := 0; For i := 1 to n do if i mod 2 0 then S := S + i; write(‘S = ‘, S); Với n = 10 thì kết quả hiển thị là A. S = 25 B. S = 26 C. S = 27 D. S = 28 6. Kết quả của S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau : S :=1 ; for i :=1 to 10 do If (i mod 2) = 0 then S :=S+i ; Write(S) ; A. 32 B. 31 C. 33 D. 30 7. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước là? A. While do ; B. While then ; C. For := to < giá trị cuối> do ; D. For := to < giá trị đầu> do ; 8. Biểu thức trong lệnh lặp While luôn mang giá trị nào sau đây? A. Số nguyên B. Số thực C. Ký tự D. Logic 9. Chọn lệnh đúng để thể hiện lệnh lặp bằng câu lệnh while-do để tính tổng S = 1+2+. . .10 ? A. S:=0; while i < 10 do S:=S+ i; B. S := 0; i:=1; while i do begin S:=S + i; i:=i+1; end; C. S:=0; i:=1; while i < 11 do S:= S + i; i := i + 1; D. S := 0; i:=1; while i
- 10. Tính giá trị của T sau khi thực hiện dãy lệnh sau: T:= 1; i:= 1; While i
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 10 chương 1 - Học kỳ 1 năm 2013 – 2014
7 p | 1012 | 99
-
Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 10 Chương IV
8 p | 1274 | 69
-
Đề cương ôn tập môn Tin học lớp 10 chương III - Học kỳ 1 năm 2013 – 2014
16 p | 288 | 36
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Tin học 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường PTDTNT Ninh Hòa
5 p | 356 | 33
-
Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kỳ II (năm học 2014-2015)
14 p | 170 | 26
-
Tài liệu học tập môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
14 p | 14 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn Tin học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
18 p | 9 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
16 p | 11 | 5
-
Đề cương Ôn tập môn Tin Học cuối học kì II
5 p | 90 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Tin học 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
4 p | 74 | 4
-
Tài liệu ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Chế Lan Viên
13 p | 9 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
11 p | 22 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thạnh Mỹ, Nam Giang
6 p | 15 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
1 p | 44 | 3
-
Nội dung ôn tập môn Tin học lớp 11
6 p | 13 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Tin học 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 24 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn