Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội
lượt xem 4
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT YÊN HOÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II BỘ MÔN: TIN HỌC NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: TIN HỌC – KHỐI 11 A. HÌNH THỨC BÀI KIỂM TRA • Kiểm tra lý thuyết. • 100% câu hỏi TNKQ gồm 2 phần: o Phần I: Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn. o Phần II: Câu hỏi Đúng/Sai. • Thời gian: 50 phút. B. NỘI DUNG ÔN TẬP Chủ đề 4: Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu (Bài 10 đến bài 15 SGK) MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin từ dữ liệu lưu trữ cho các bài toán quản lí. - Các thao tác với dữ liệu trong bài toán quản lí (lấy dẫn chứng trong một bài toán cụ thể). - Ý nghĩa của các thao tác thu thập dữ liệu, cập nhật dữ liệu, truy xuất dữ liệu, khai thác thông tin trong bài toán quản lí. NỘI DUNG 1. CẬP NHẬT DỮ 2. TRUY XUẤT DỮ LIỆU 3. THU THẬP DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG LIỆU & KHAI THÁC THÔNG TIN • Thêm • Tìm kiếm • Lợi ích: giảm bớt công sức thu thập, • Xóa • Sắp xếp độ chính xác cao, cung cấp khối • Chỉnh sửa • Lọc dữ liệu (theo những lượng dữ liệu lớn. tiêu chí nào đó) • Việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, cần đảm bảo đầy đủ và chính xác. • VD: Máy quét mã vạch trong siêu thị, công tơ điện tử, bãi xe thông minh, điểm danh vân tay/khuôn mặt,… Bài 11: Cơ sở dữ liệu YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học: đảm bảo hạn chế tối đa việc dư thừa dữ liệu, đảm bảo tính nhất quán; dữ liệu được lưu trữ độc lập với việc phát triển phần mềm. - Khái niệm và các thuộc tính cơ bản của cơ sở dữ liệu (nêu ví dụ). NỘI DUNG v Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí không đơn thuần là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính. Cần phải tổ chức việc lưu trữ một cách khoa học. v Khái niệm CSDL: CSDL là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính. 1
- v Một số thuộc tính cơ bản của CSDL: Tính cấu trúc Dữ liệu được lưu trữ trong CSDL theo một cấu trúc xác định (dạng bảng) Tính toàn vẹn Các giá trị dữ liệu trong CSDL phải thỏa mãn sự ràng VD: Số CCCD phải đúng 12 buộc nhất định, tùy thuộc và hoạt động của tổ chức mà chữ số; giới tính nhập vào CSDL phản ánh chỉ có thể có 2 lựa chọn,… Tính nhất quán Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có VD: Hệ thống quản lí đặt vé sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình máy bay: không thể có 2 cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải đảm bảo đúng đắn người cùng đặt 1 chỗ ngồi Tính an toàn và • CSDL phải đảm bảo an toàn. VD: CSDL Điểm thi không bảo mật thông • Phải ngăn chặn được các truy xuất không được phép. cho phép người dùng là HS tin • Phải khôi phục được dữ liệu khi có các sự cố phần được sửa điểm cứng hoặc phần mềm. Tính không dư CSDL không lưu trữ các dữ liệu trùng lặp hoặc những VD: CSDL Điểm thi không thừa thông tin có thể dễ dàng suy diễn và tính toán được từ lưu trữ thông tin tuổi, vì từ những dữ liệu đã có thông tin ngày sinh có thể tính toán được tuổi Tính độc lập dữ Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với Phần mềm không cần “nhìn liệu việc xây dựng phát triển phần mềm thấy” chi tiết về cách lưu trữ mà vẫn sử dụng được dữ liệu Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Khái niệm hệ Quản trị CSDL, các chức năng của hệ Quản trị CSDL, ý nghĩa của hệ Quản trị CSDL trong quản lí. (nêu tên một số hệ QTCSDL phổ biến hiện nay) - Khái niệm hệ CSDL, các thành phần của hệ CSDL (lấy ví dụ trên thực tế và chỉ rõ thành phần). - Mô hình CSDL tập trung và CSDL phân tán, ưu và nhược điểm của từng mô hình. NỘI DUNG v HQT CSDL: • Khái niệm HQT CSDL: HQT CSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất DL của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu. • Các nhóm chức năng của HQT CSDL: Định nghĩa dữ liệu Cập nhật và truy Bảo mật, an toàn Giao diện lập trình ứng xuất dữ liệu CSDL dụng § Khai báo CSDL với § Chức năng cập § Kiểm soát quyền § Cung cấp các phương tên gọi xác định. nhật dữ liệu: thêm, truy cập dữ liệu thức và công cụ cho § Tạo lập, sửa đổi sửa, xoá dữ liệu § Kiểm soát các các nhà phát triển ứng kiến trúc bên trong § Chức năng truy giao dịch để đảm dụng CSDL (để họ có mỗi CSDL. xuất dữ liệu theo bảo tính nhất quán thể gửi được truy vấn § Cho phép cài đặt những tiêu chí khác của dữ liệu. đến CSDL từ ứng các ràng buộc toàn nhau (sắp xếp, tìm § Cung cấp các dụng mà họ phát triển, vẹn dữ liệu để kiểm kiếm, kết xuất báo phương tiện thực nhằm đáp ứng những soát tính đúng đắn cáo,…) hiện sao lưu dự nhu cầu công việc cụ của dữ liệu. phòng (backup) thể). v Hệ CSDL: • Khái niệm Hệ CSDL: Một hệ thống gồm 3 thành phần: CSDL, HQT CSDL và các phần mềm ứng dụng CSDL gọi là Hệ CSDL. o Phần mềm ứng dụng CSDL là phần mềm được xây dựng tương tác với HQT CSDL nhằm mục đích hỗ trợ người dùng thông tin từ CSDL một cách thuận tiện theo yêu cầu xác định. 2
- v Hệ CSDL tập trung và phân tán: Hệ CSDL tập trung Hệ CSDL phân tán Mô hình Khái niệm Hệ CSDL tập trung là Hệ CSDL mà CSDL Hệ CSDL phân tán là hệ CSDL mà CSDL được lưu trữ tập trung trên một máy tính. được lưu trữ trên nhiều máy tính khác nhau trên mạng máy tính. Ưu điểm Dễ dàng bảo trì, thuận lợi trong công tác v Tính sẵn sàng cao, dễ dàng mở đảm bảo nhất quán dữ liệu và an ninh (vì rộng vì có thể bổ sung thêm trạm CSDL CSDL lưu trữ tập trung trên một máy tính). một cách nhanh chóng khi cần thiết. v Độ tin cậy và an toàn dữ liệu nâng cao vì thường có những bản sao lưu dữ liệu được lưu trữ ở các trạm cục bộ khác nhau. v Nếu xảy ra sự cố tại 1 trạm thì các trạm khác vẫn HĐ được. Nhược v Khi triển khai trên diện rộng đòi hỏi v Kiến trúc phức tạp nên khó thiết kế điểm mạng máy tính ổn định và đường truyền và triển khai, chi phí duy trì cao hơn. có tốc độ đáp ứng đủ nhanh. v Tính nhất quán dữ liệu có thể bị v CSDL tập trung khi gặp sự cố thì ảnh hưởng nếu đồng bộ hoá không chương trình ứng dụng CSDL không chạy nhanh chóng, kịp thời. được. Ví dụ v CSDL của MS Access. v Thường được những tổ chức lớn, v Hệ thống quản lý thi TN THPT QG có nhiều người truy xuất trên phạm vi (vì lý do bảo mật). địa lý rộng lớn sử dụng để tối ưu hoá tốc độ, giảm tải đường truyền: Facebook, Google,… CSDL được cài đặt trên nhiều máy chủ ở nhiều quốc gia. 3
- Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mô hình CSDL quan hệ và mối quan hệ giữa các đối tượng trong mô hình CSDL quan hệ. - Các thuật ngữ và khái niệm liên quan: bản ghi, trường (thuộc tính), khóa, khóa chính, khóa ngoài, liên kết dữ liệu (xác định được trong ví dụ bảng cụ thể). NỘI DUNG v Mô hình dữ liệu quan hệ là mô hình tổ chức dữ liệu thành các bảng dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính giống nhau, các bảng có thể có quan hệ với nhau. v CSDL quan hệ là CSDL lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bảng có quan hệ với nhau. v Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan: • Bản ghi, trường: o Bản ghi (record): tương ứng mỗi hàng trong bảng, là tập hợp các thông tin về một đối tượng cụ thể được quản lí trong bảng. o Trường (field): tương ứng mỗi cột trong bảng, thể hiện thuộc tính của đối tượng được quản lí trong bảng. • Khoá chính: o Khóa là một hay một nhóm các trường mà giá trị của chúng tại các bản ghi không trùng nhau, xác định duy nhất một bản ghi, cho phép phân biệt các bản ghi của bảng. o Một bảng có thể có nhiều khóa. o Khoá chính: là một khoá mà có số trường ít nhất trong các khóa của bảng. • Khoá ngoài: o Trường hay nhóm các trường ở bảng này làm thành khóa chính ở một bảng khác được gọi là khóa ngoài. o Hai bảng lúc đó gọi là có quan hệ với nhau qua khóa ngoài. • Liên kết dữ liệu: o Liên kết (join) dữ liệu theo khóa là dùng khóa ngoài của bảng để thực hiện việc ghép nối dữ liệu hai bảng với nhau. o CSDL thường gồm nhiều bảng liên kết với nhau nhằm hạn chế dư thừa dữ liệu, thuận lợi trong việc đảm bảo tính nhất quán, tính toàn vẹn của dữ liệu khi cập nhật dữ liệu. • Các trường và dữ liệu: o Mỗi trường cần xác định kiểu dữ liệu. o Mục đích xác định kiểu dữ liệu của trường: - Hạn chế lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu. - Kiểm soát tính đúng đắn về logic của dữ liệu. Bài 14: SQL – Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lợi ích của ngôn ngữ truy vấn SQL. (người dùng chỉ cần viết ra yêu cầu dưới dạng một câu truy vấn - muốn làm gì, chứ không phải nghĩ cách để thực hiện yêu cầu ấy. Mọi việc còn lại sẽ do hệ QTCSDL giải quyết: tiếp nhận yêu cầu ở dạng câu truy vấn rồi lấy ra kết quả theo đúng yêu cầu) - Ngôn ngữ truy vấn SQL có ba thành phần là: o DDL: ngôn ngữ định nghĩa DL. (Data Definition Language) o DML: ngôn ngữ thao tác DL. (Data Manibulation Language) o DCL: ngôn ngữ kiểm soát DL. (Data Control Language) - Cú pháp câu lệnh SQL để khởi tạo CSDL, tạo bảng trong CSDL, thiết lập các khoá; cập nhật và truy xuất CSDL; phân quyền người dùng CSDL (viết được câu truy vấn). 4
- NỘI DUNG v KHỞI TẠO CSDL (DDL): o Tạo CSDL: CREATE DATABASE ; o Tạo bảng trong CSDL: CREATE TABLE ( , , … ); o Thay đổi cấu trúc bảng: ALTER TABLE ; VD: Thêm khoá chính cho bảng: ALTER TABLE ADD PRIMARY KEY. ; v CẬP NHẬT VÀ TRUY XUẤT DỮ LIỆU (DML) o Điều kiện ON: 5
- v KIỂM SOÁT QUYỀN TRUY CẬP (DCL) Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tầm quan trọng của việc bảo mật CSDL. - Một số biện pháp bảo vệ hệ CSDL (cần chính sách bảo mật toàn diện). - Nhận thức được các sự cố dẫn tới mất an toàn dữ liệu (nguồn điện, hư hỏng thiết bị lưu trữ), từ đó đề xuất được các biện pháp/chính sách để đảm bảo an toàn dữ liệu. NỘI DUNG 6
- C. LUYỆN TẬP TNKQ Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong quá trình xử lí thông tin trong bài toán quản lí thì công việc nào sau đây bắt buộc phải thực hiện trước các công việc còn lại? A. Tạo lập CSDL B. Cập nhật dữ liệu C. Khai thác dữ liệu D. In dữ liệu Câu 2: Ở ngân hàng cần phải lưu trữ và khai thác dữ liệu nào dưới đây? A. Khách hàng B. Lượng tiền gửi vào rút ra mỗi ngày C. Số khách hàng đến mở tài khoản D. Cả ba đáp án trên Câu 3: Thao tác nào sau đây không thuộc nhóm “Cập nhật dữ liệu”? A. Sửa đổi dữ liệu B. Thêm/bổ sung dữ liệu C. Xóa dữ liệu D. Thống kê dữ liệu Câu 4: Chọn đáp án đúng trả lời câu hỏi: “Một số việc khai thác thông tin thường gặp là?” A. Tìm kiếm dữ liệu, thống kê, lập báo cáo B. Sửa chữa, bổ sung thêm, xóa để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực tế C. Nhập dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, lập báo cáo D. Tìm kiếm dữ liệu, thống kê, xóa dữ liệu Câu 5: Cấu trúc của một bảng được xác định bởi? A. Các mô tả của các cột B. Nội dung của các dòng C. Thuộc tính của bảng D. Tên của bảng Câu 6: Cách làm nào sau đây gọi là thu thập dữ liệu tự động? A. Nhập dữ liệu vào máy tính từ bàn phím B. Quét mã vạch C. Viết vào một quyển sổ D. Ghi dữ liệu ra giấy rồi nhập vào máy tính Câu 7: Kiểu dữ liệu Yes/No thường dùng cho trường nào sau đây: A. Họ tên B. Giới tính C. Ngày sinh D.ĐTB Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau: A. Quản lí là hoạt động rất phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. B. Quản lí là hoạt động ít phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí thông tin để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. C. Quản lí là hoạt động ít phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí dữ liệu để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. D. Quản lí là hoạt động rất phổ biến. Mục đích chính của quản lí là xử lí dữ liệu để đưa ra các quyết định. Vì vậy việc thu thập, lưu trữ dữ liệu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Câu 9: Xét CSDL học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lý , Hóa, Tin. Hỏi việc tính điểm trung bình 5 môn đó thuộc công việc nào sau đây? A.Tìm kiếm dữ liệu B. Khai thác dữ liệu C. Tạo lập CSDL D. Cập nhật dữ liệu Câu 10: Bạn Nam sử dụng phần mềm HeidiSQL để tạo các bảng chứa thông tin của học sinh lớp 11. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây? A. HeidiSQL là một CSDL B. Các bảng được tạo ra là một CSDL. C. Các bảng được tạo ra là một Hệ QTCSDL D. Các bảng được tạo ra là một Hệ CSDL 7
- Câu 11: Theo em biểu mẫu dưới đây lấy nguồn từ mấy bảng? A. 3 B. 2 C. 5 D. 1 Câu 12: Việc ghi chép dữ liệu dùng để? A. Lưu trữ dữ liệu B. Khai thác dữ liệu C. Truy xuất dữ liệu D. Cả ba đáp án trên Câu 13: Khai thác thông tin từ những dữ liệu đã có là? A. Tính toán dữ liệu B. Phân tích dữ liệu C. Thống kê dữ liệu D. Cả ba đáp án trên Câu 14: Để khắc phục tình trạng tắc nghẽn tại các quầy thanh toán do nhập dữ liệu thủ công thì người ra đã? A. Tạo ra các mã vạch mang thông tin về mặt hàng dán trên bao bì B. Thực hiện thanh doán qua đầu đọc mã vạch C. Dữ liệu về hàng hóa và doanh thu được lưu trữ tự động D. Cả ba đáp án trên Câu 15: Mục đích chính của quản lý thông tin là? A. Xử lý thông tin để đưa ra các quyết định B. Thu thập thông tin C. Lữu trữ dữ liệu D. Đáp án khác Câu 16: Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời việc? A. Xử lý dữ liệu B. Truy xuất dữ liệu C. Khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng D. Đáp án khác Câu 17: Thói quen cá nhân của người lưu trữ có thể dẫn đến ? A. Sự nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công B. Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ tự động C. Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công D. Cả ba đáp án trên Câu 18: Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng vì? A. Xử lý thông tin là mục đích của việc lưu trữ B. Thu thập thông tin là mục đích của việc lưu trữ C. Khai thác thông tin là mục đích của việc lưu trữ D. Đáp án khác Câu 19: Những bài toán quản lý liên quan tới những lĩnh vực lớn hoặc có nhiều biến đồng sẽ thường xuất hiện? A. Các yêu cầu khai thác thông tin đa dạng khác nhau từ dữ liệu lưu trữ B. Các yêu cầu xử lý thông tin phức tạp 8
- C. Các yêu cầu thu thập thông tin khó thực hiện D. Đáp án khác Câu 20: Việc thay đổi cách lưu trữ dữ liệu phải sửa đổi phần mềm dẫn tới? A. Việc thiết kế, bảo trì, phát triển phần mềm mất nhiều thời gian và công sức B. Việc thiết kế, bảo trì, phát triển phần mềm nhanh chóng C. Việc thiết kế, bảo trì, phát triển phần mềm mất nhiều tiền bạc D. Tất cả đều đúng Câu 21: Cơ sở dữ liệu là? A. Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau B. Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính C. Một tập hợp các dữ liệu được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính D. Đáp án khác Câu 22: Tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu là A. Cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép, chống được việc sao chép dữ liệu không hợp lệ B. Khả năng mô đun phần mềm ứng dụng không cần phải cập nhật khi thay đổi cách thức tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu C. Các giá trị dữ liệu phải thỏa mãn những ràng buộc cụ thể tùy thuộc vào thực tế mà nó phản ánh D. Đáp án khác Câu 23: Phát biểu “Cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép, chống được việc sao chép dữ liệu không hợp lệ” đề cập đến thuộc tính nào của CSDL? A. Tính nhất quán B. Tính bảo mật và an toàn C. Tính toàn vẹn D. Tính cấu trúc Câu 24: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có chức năng? A. Định nghĩa dữ liệu B. Bảo mật, an toàn CSDL C. Cập nhật và truy xuất dữ liệu D. Cả ba đáp án trên Câu 25: Một hệ QTCSDL có thể quản trị bao nhiêu CSDL? A. Một CSDL B. Sáu CSDL C. Mười CSDL D. Nhiều CSDL Câu 26: Dữ liệu cần được bảo mật, chỉ cung cấp cho? A. Người có thẩm quyền B. Người nắm dữ dữ liệu C. Người tạo lập phần mềm D. Tất cả đều đúng Câu 27: Hệ QTCSDL cung cấp các phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) nhằm? A. Phòng các sự cố gây mất dữ liệu B. Đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu C. Kiểm soát quyền truy cập dữ liệu D. Khai thác thông tin từ CSDL Câu 28: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là A. Tập hợp các dữ liệu khác nhau được lưu vào máy tính theo một cấu trúc và logic nhất định B. Phần mềm dùng để tạo lập, tìm kiếm, lưu trữ,… cơ sở dữ liệu C. Phần mềm quản lý dữ liệu D. Phần mềm khảo sát thu thập dữ liệu 9
- Câu 29: CSDL tập trung là A. Dữ liệu không lưu trữ tập trung ở một máy mà được lưu trữ ở nhiều máy trên mạng và được tổ chức thành những CSDL con B. Dữ liệu tập trung ở một máy hoặc nhiều máy C. Toàn bộ CSDL được lưu ở một dàn máy tính (có thể bao gồm một hoặc nhiều máy được điều hành chung như một máy) D. Đáp án khác Câu 30: Mô hình cơ sở dữ liệu là gì? A. Một loại mô hình dữ liệu xác định một cách cơ bản cách thức dữ liệu có thể được lưu trữ, sắp xếp và thao tác B. Một loại mô hình dữ liệu xác định cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu C. Một loại mô hình dữ liệu xác định cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu và xác định một cách cơ bản cách thức dữ liệu có thể được lưu trữ, sắp xếp và thao tác D. Cả ba đáp án trên Câu 31: Bản thu âm trong Hình 13.1d tương ứng với dòng 0005 TN là bản thu âm của bản nhạc nào? A. Tình ca B. Xa khơi C. Việt Nam quê hương tôi D. Du kích sông Thao Câu 32: Khoá chính của bảng Ca sĩ và bảng Bản nhạc là? A. Sid và Aid B. Sid và Mid C. Mid và Aid D. Sid Câu 33: Mỗi hàng của bảng được gọi là một? A. Trường B. Thuộc tính C. Khóa D. Bản ghi Câu 34: CSDL quan hệ tổ chức lưu trữ dữ liệu dưới dạng? A. Các đoạn văn ngắn B. Các dãy số C. Các bảng gồm các hàng và cột D. Đáp án khác 10
- Câu 35: Trường thể hiện? A. Thuộc tính của đối tượng được quản lý trong bảng B. Định dạng của đối tượng được quản lý trong bảng C. Đặc điểm của đối tượng được quản lý trong bảng D. Đáp án khác Câu 36: Một bảng có thể có? A. Nhiều khóa B. Chỉ một khóa C. Chỉ mười khóa D. Đáp án khác Câu 37: Có thể dùng gì để thực hiện ghép nối dữ liệu hai bảng với nhau A. Khóa trong B. Khóa chính C. Khóa ngoài D. Đáp án khác Câu 38: Mỗi trường có các dữ liệu? A. Cùng một kiểu B. Khác kiểu C. Giống kí tự D. Đáp án khác Câu 39: Việc thực hiện các thao tác dữ liệu sẽ có nhiều thuận lợi nhờ? A. Sự nhất quán về dữ liệu B. Sự nhất quán về cách sắp xếp C. Sự nhất quán về cấu trúc D. Đáp án khác Câu 40: Việc kết nối dữ liệu hai bảng với nhau bằng khóa ngoài được gọi là A. Liên kết dữ liệu theo định dạng B. Liên kết dữ liệu theo chữ C. Liên kết dữ liệu theo khóa D. Đáp án khác Câu 41: Mô hình dữ liệu quan hệ là? A. Mô hình tổ chức dữ liệu thành các bảng dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính khác nhau B. Mô hình tổ chức dữ liệu thành các bảng dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính khác nhau có quan hệ với nhau C. Mô hình tổ chức dữ liệu thành các bảng dữ liệu của các đối tượng có các thuộc tính giống nhau, có thể có quan hệ với nhau D. Đáp án khác Câu 42: Trong giao dịch chuyển tiền, số tiền đã bị trừ bớt trong tài khoản chuyển đi nhưng lại chưa xuất hiện trong tài khoản nhận về. Trường hợp này vi phạm thuộc tính cơ bản nào của CSDL? A. Tính nhất quán B. Tính bảo mật và an toàn C. Tính toàn vẹn D. Tính độc lập Câu 43: SQL là? A. Ngôn ngữ truy vấn định chuẩn cho việc định nghĩa, cập nhật, truy xuất và điều khiển dữ liệu từ các CSDL quan hệ B. Ngôn ngữ thực hiện các thuật toán C. Ngôn nghữ thực hiện việc thêm, xóa, sửa dữa liệu D. Đáp án khác Câu 44: Có thể dùng SQL để thao tác trên hệ QTCSDL nào? A. Oracle B. SQL server C. MySQL D. Cả ba đáp án trên Câu 45: Thành phần nào của SQL cung cấp các câu truy vấn kiểm soát quyền người dùng với CSDL? A. DCL B. DDL C. DML D. DSL Câu 46: Thành phần nào của SQL cung cấp các câu truy vấn cập nhật và truy xuất dữ liệu? A. DML B. DDL C. DCL D. DSL 11
- Câu 47: Muốn chỉ đụng chọn chỉ các dòng thỏa mãn điều kiện nhất định ta dùng câu truy xuất nào dưới đây? A. WHERE B. ORDER BY C. INNER JOIN D. DELETE FROM WHERE Câu 48: Muốn Thêm dữ liệu bào bảng với giá trị lấy từ ta dùng câu truy xuất nào dưới đây? A. INSERT INTO VALUES B. ORDER BY C. INNER JOIN D. DELETE FROM WHERE Câu 49: Muốn sắp xếp các dòng kết quả theo thứ tự chỉ định ta dùng câu truy xuất nào dưới đây? A. WHERE B. ORDER BY C. INNER JOIN D. DELETE FROM WHERE Câu 50: Muốn liên kết các bảng theo thứ tự chỉ định ta dùng câu truy xuất nào dưới đây? A. WHERE B. ORDER BY C. INNER JOIN D. DELETE FROM WHERE Câu 51: Muốn xóa các dòng trong bảng thỏa mãn ta dùng câu truy xuất nào dưới đây? A. WHERE B. ORDER BY C. INNER JOIN D. DELETE FROM WHERE Câu 52: Sự cố có thể xảy ra là? A. Sự cố về nguồn điện: hệ thống cấp điện không đủ công suất B. Sự cố hư hỏng thiết bị lưu trữ: thiết bị hư hỏng vì tuổi thọ C. Sự cố về nguồn điện: nguồn điện bị gián đoạn đột ngột D. Cả ba đáp án trên Câu 53: Tại sao cần phải có những quy định về ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản của mình và dữ liệu trong CSDL? A. Nó giúp người dùng thực hiện các biện pháp bảo mật B. Tránh mất mát dữ liệu C. Đảm bảo tính trung thực của dữ liệu và phát hiện lỗ hổng bảo mật D. Cả ba đáp án trên đều đúng 12
- Câu 54: Nhóm người nào sẽ có toàn quyền tuyệt đối với các bảng trong CSDL A. Người dùng có quyền tạo lập các bảng của CSDL B. Người dùng có quyền thêm vào CSDL nhưng không có quyền xóa, chỉnh sửa C. Người dùng được quyền tìm kiếm, xem nhưng không có quyền cập nhật D. Người dùng có quyền xóa, sửa những không có quyền thay đổi cấu trúc bảng, không có quyền xóa bảng Câu 55: Biểu mẫu xem dữ liệu không cho phép người dùng thực hiện thao tác nào sau đây: A. Hiển thị và xem một phần hoặc toàn bộ dữ liệu trong bảng B. Hiển thị các bản ghi theo thứ tự sắp xếp của một trường nào đó C. Xem dữ liệu được lọc theo một tiêu chí nào đó D. Thay đổi, sửa, xóa dữ liệu trong CSDL Câu 56: Việc bảo đảm an ninh CSDL phụ thuộc vào? A. Ý thức của người dùng B. Ý thức của người tạo ra C. Ý thức của người hỗ trợ D. Đáp án khác Câu 57: Khi xây dựng chính sách bảo mật CSDL cần phải? A. Bổ sung cả những nội dung liên quan đến ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản của mình cũng như đối với dữ liệu trong CSDL B. Bổ sung cả những nội dung liên quan đến ý thức và trách nhiệm của người dùng C. Bổ sung cả những nội dung liên quan đến dữ liệu trong CSDL D. Đáp án khác Câu 58: Khi một ứng dụng CSDL hoạt động, người quản trị? A. Có thể biết được hết người dùng đang làm gì, các hoạt động diễn ra bên trong hệ thống ra sao....... B. Có thể quản lý được hết người dùng đang làm gì, các hoạt động diễn ra bên trong hệ thống ra sao....... C. Không thể biết được hết người dùng đang làm gì, các hoạt động diễn ra bên trong hệ thống ra sao....... D. Đáp án khác Câu 59: Những truy xuất của người dùng có thể cần phải được lưu lại dưới dạng A. Biên bản (log file) B. Bản ghi C. Trường D. Tất cả đều đúng Câu 60: Biện pháp giám sát trạng thái của hệ thống, người dùng là? A. Có những quy định về làm biên bản lưu trữ hoạt động của hệ thống và kế hoạch sử lý những tình huống có thể xảy ra B. Có những quy định về làm biên bản lưu trữ hoạt động của hệ thống C. Có những kế hoạch sử lý những tình huống có thể xảy ra D. Đáp án khác Câu 61: Khi hệ thống cấp điện đột ngột dừng vì những lí do khác thì cần A. Dùng bộ lưu điện để cấp điện ngay cho hệ thống máy tính quản trị CSDL B. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện C. Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất D. Cả ba đáp án trên đều đúng 13
- Câu 62: Một số thuộc tính cơ bản của CSDL bao gồm: A. Tính cấu trúc; tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn B. Tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn.C. Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất C. Tính cấu trúc; tính không dư thừa; tính độc lập; tính toàn phần; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn D. Tính cấu trúc; tính dư thừa; tính độc lập; tính toàn vẹn; tính nhất quán; tính bảo mật và an toàn Câu 63: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có bao nhiêu nhóm chức năng? A. 4 nhóm chức năng B. 3 nhóm chức năng C. 2 nhóm chức năng D. 5 nhóm chức năng Câu 64: Chọn câu trả lời đúng nhất. Hãy cho biết những hệ QTCSDL được dùng phổ biến hiện nay? A. Oracle, MySQL, SQL Server, DB2. B. Oracle, MySQL, SQL Server, Python. C. Oracle, Corel, SQL Server, DB2. D. Pascal, MySQL, SQL Server, DB2. Câu 65: Hãy chỉ ra các cột của bảng Bản nhạc? A. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 001, 002, 003, 004, 005, 006 B. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 001, 1, Du kích sông Thao. C. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: Mid, Aid, TenBN D. Bảng Bản nhạc gồm có các cột: 1, 2, 3, 4, 1, 2 Câu 66: Hãy chỉ ra các cột của bảng Bản nhạc? A. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Văn Cao B. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Đỗ Nhuận C. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Hoàng Việt D. Nhạc sĩ sáng tác bản nhạc "Trường ca sông Lô" là nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ Câu 67: Một bảng có thể có nhiều khoá. Người ta có thể chọn (chỉ định) một khoá trong các khoá đó làm khoá chính của bảng và thường chọn khoá có số trường ít nhất. Hãy quan sát bảng bên dưới và chỉ ra trường nào có thể được chọn làm khoá chính? 14
- A. Trường SBD B. Trường Họ và tên C. Trường Điểm D. Trường Mã kì thi Câu 68: SQL có ba thành phần, đó là những thành phần nào? A. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, ngôn ngữ thao tác dữ liệu và ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu. B. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, ngôn ngữ thao tác dữ liệu và ngôn ngữ kiểm tra dữ liệu. C. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, ngôn ngữ cập nhật dữ liệu và ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu. D. Ngôn ngữ tạo lập dữ liệu, ngôn ngữ thao tác dữ liệu và ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu. Câu 69: Câu truy vấn CREATE TABLE có ý nghĩa gì? A. Khai báo khoá ngoài B. Khởi tạo CSDL C. Khởi tạo bảng D. Khai báo khoá chính Câu 70: SQL được xây dựng từ những năm nào? A. SQL được xây dựng từ những năm 1990 B. SQL được xây dựng từ những năm 1980 C. SQL được xây dựng từ những năm 1970 D. SQL được xây dựng từ những năm 1960 Câu 71: Chọn câu trả lời đúng nhất. Sự cố hư hỏng thiết bị lưu trữ có hai dạng thường gặp đó là: A. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì ít sử dụng; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì sử dụng quá nhiều B. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì lí do không sử dụng C. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì ít sử dụng; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì các lí do khác D. Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ; Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì các lí do khác Câu 72: Nêu giải pháp cho sự cố “Thiết bị lưu trữ bị hư hỏng vì quá tuổi thọ”? A. Mua thiết bị dự phòng, khi xảy ra hư hỏng sẽ thay thế B. Phục hồi dữ liệu định kì C. Quản lí thời gian sử dụng của thiết bị lưu trữ, thay thế trước khi thiết bị đến giai đoạn thường bị hư hỏng D. Sao lưu dữ liệu định kì Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho các phát biểu sau: a) Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu của CSDL được gọi là Hệ quản trị cơ cở dữ liệu. b) Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập CSDL được gọi là CSDL. 15
- c) Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để lưu trữ CSDL được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ liệu. d) Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để khai thác thông tin của cơ sở dữ liệu được gọi là hệ quản trị cơ cở dữ liệu. Câu 2: Cho các phát biểu sau: a) Hệ cơ sở dữ liệu gồm một tập hợp gồm: cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng cho phép tương tác với CSDL. b) Hệ cơ sở dữ liệu chính là một cơ sở dữ liệu nào đó . c) Hệ cơ sở dữ liệu gồm một cơ sở dữ liệu cùng với hệ điều hành để hệ quản trị CSDL thực hiện. d) Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Câu 3: Cho các phát biểu sau: a) CSDL luôn chỉ được lưu trữ và khai thác tại một máy tính. b) Trong hệ CSDL tập trung, việc quản lí và cập nhật dữ liệu dễ dàng hơn so với hệ CSDL phân tán. c) Trong tất cả các hệ CSDL, nếu có sự cố không truy cập được một máy chủ CSDL thì toàn bộ hệ thống CSDL đó ngừng hoạt động. d) Một hệ CSDL phân tán đắt hơn so với một hệ CSDL tập trung vì nó phức tạp hơn nhiều. Câu 4: Trường hợp nào sau đây cho thấy dữ liệu vi phạm “ràng buộc toàn vẹn về dữ liệu”? a) Trong cùng một bảng có hai bản ghi trùng nhau. b) Nhập điểm kiểm tra của học sinh nhỏ hơn 0. c) Dữ liệu tại cột [số báo danh] của các bản ghi không được phép trùng nhau. d) Dữ liệu tại cột [họ tên] của các bản ghi trùng nhau. Câu 5: Cho các phát biểu sau: a) Trong CSDL quan hệ, mỗi bảng chỉ có một khoá. b) Khoá của một bảng chỉ là một trường. c) Nếu hai bản ghi khác nhau thì giá trị khoá của chúng phải khác nhau. d) Các hệ quản trị CSDL quan hệ tự động kiểm tra ràng buộc khoá để đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Câu 6: Cho các phát biểu sau: a) CSDL là tập hợp dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị nhớ phục vụ cho hoạt động của một cơ quan, đơn vị nào đó. b) Hệ CSDL của một đơn vị là phần mềm quản trị CSDL của đơn vị đó. c) Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thoả mãn một số ràng buộc để góp phần đảm bảo được tính đúng đắn của thông tin. d) Hệ quản trị CSDL là chương trình kiểm soát được các cập nhật dữ liệu. 16
- Câu 7: Cho các phát biểu sau a) Hệ CSDL phân tán cho phép người dùng truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau trên mạng máy tính. b) Hệ CSDL mà CSDL được lưu trữ tập trung trên một máy tính được gọi là hệ cơ sở dữ liệu tập trung. c) Cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các trạm khác nhau của một máy tính. d) Cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các trạm khác nhau của một mạng máy tính. Câu 8: Cho các phát biểu sau a) Để đảm bảo an toàn dữ liệu cần xây dựng chính sách an toàn dữ liệu cùng kế hoạch xử lí các sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục. b) Các hệ QTCSDL hầu hết không hỗ trợ chức năng sao lưu định kì và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu gần nhất. c) Chính sách an toàn dữ liệu cũng phải bao gồm những quy định về ý thức, trách nhiệm đối với người dùng và người vận hành hệ thống. d) Các hệ QTCSDL đều hỗ trợ chức năng sao lưu định kì và phục hồi dữ liệu từ bản sao lưu gần nhất. --------- 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn