Tài liệu về các PR
lượt xem 84
download
Câu 1: Các khái niệm về PR, nguyên tắc PR, sự cần thiết PR nói chung và với các DN nói riêng. + Các định nghĩa về PR Cũng như các ngành mới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về các PR
- Câu 1: Các khái niệm về PR, nguyên tắc PR, sự cần thiết PR nói chung và với các DN nói riêng. + Các định nghĩa về PR Cũng như các ngành mới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa tồn tại song song và bổ sung cho nhau. Ở Việt Nam, PR được hiểu như là một kết nối truyền thông trong việc quảng bá hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Theo viện quan hệ công chúng Anh (IPR): PR là 1 nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lãn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Theo Frank Jefkins: PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau. Theo hiệp hội QHCC thế giới năm 1978: PR là 1 nghệ thuật và môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các xu hướng và dự báo kết quả, tư vấn cho lãnh đạo của tổ chức, thực hiện các trương trình hành động đã được lập kế hoạch phục vụ cho quyền lợi của tổ chức và công chúng. Tóm lại: Đội tượng chủ yếu là tổ chức và công chúng. Chức năng là xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi. Công cụ chính làcác hoạt động truyền thông. Nền tảng là xây dựng trên cơ sở sự thật và hiểu biết lẫn nhau. + Nguyên tắc PR - Truyền thông trung thực để tạo uy tín. - Cởi mở và hành động kiên định để được tín nhiệm. - Hành động công bằng để được tôn trọng. - Truyền thông 2 chiều để tránh tình huống bất lợi và xây dựng mối qaun hệ . - Nghiên cứu môi trường, tổng kết đánh giá đưa ra quyết định hoặc kịp thời thay đổi để hòa hợp với xã hội. + Sự cần thiết của PR: PR có vai trò to lớn trong XH nói chung và nó đóng góp cho sự thành công của 1 tổ chức, 1 DN và đối với bản thân mỗi con người.
- - Với cá nhân: tạo dựng củng cố và pt hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, vai trò và quan hệ của họ với cộng đồng.. - Với tổ chức: là cầu nối giữa tổ chức với các nhóm công chúng bên trong cũng như bên ngoài. Truyền tải thông điệp đến khách hàng và nhứng nhóm công chúng của họ. Với nhóm CC đối nội, thông điệp là những ý kiến, chỉ đạo, tầm nhìn của lãnh đạo để truyền tải đến nhân viên được tốt nhất, cũng như xoa dịu các bất đồng trong DN (nếu có) Với nhóm CC đối ngoại, các thông điệp là nhằm giúp khách hàng dễ liên tưởng tới mỗi khi đối diện với 1 thương hiệu. PR dẽ ràng gây thiện cảm với CC nên đi sâu vào tâm trí khách hàng và thương hiệu ngày càng được mở rộng hơn. Do PR ít mang tính thương mại vì sử dụng các phuong tiện trung gian như hoạt động tài trợ, bài viết trên báo. + Xây dựng tạo dựng và duy trì hình ảnh, uy tín vho tổ chức. + Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. + Khuyến khích CC tham gia vào các hoạt động của tổ chức. + Khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên tích cực làm việc, đóng góp quyền lợi của tập thể. + Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng. PR đối với DN: - PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. - Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mại khác. - PR giúp DN tuyển dụng nhân lực tài giỏi. - PR giúp DN vượt qua những song gió và bão táp. Khi có khủng hoảng DN sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của DN. Câu 2: Giải thích các hoạt động của PR. + Quan hệ truyền thông: Giới truyền thông giữ 1 vị trí quan trọng trong XH hiện đại. Đó là những phương tiện truyền tin và phản ánh các sự kiện rất hiệu quả và
- mang danh nghĩa là đại diện cho CC. Quan hệ tốt vs giới truyền thông là 1 trong những chiến lược quan trọng của DN. Nhằm mục đích đưa các tin tức có giá trị lên các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý của mọi người về một doanh nghiệp/cá nhân/sản phẩm hay dịch vụ. Bao gồm các hoạt động tổ chức, họp báo soạn thảo các thông tin, truyền thông, thu hút các buổi phỏng vấn, lấy tin thậm chí thành lập các tờ báo riêng, website riêng cho mình. Mục đích: quan hệ tốt với các nhóm báo chí truyền thông là chiếc cầu nối ngắn nhất, hiệu quả nhất giữa DN với khách hàng. + Truyền thông nội bộ: Nhiều DN đã thành công trong việc ứng dụng PR nội bộ nhằm xd văn hóa DN, tạo sức mạnh bó đũa trong cạnh tranh. PR nôi bộ được hiểu là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mqh gắn bố bền vững giữa các thành viên trong nội bộ DN. PR nội bộ hướng tới việc xây dựng mqh tốt giữa các phòng ban trong DN, cty con trong tập đoàn, quan hệ giữa cấp quản lý lãnh đạo và các thành viên để tất cả tổ chức có cùng chung một tầm nhìn, một ý trí phát triển. Việc truyền đi thông tin nội bộ phải đồng bộ và thống nhất với chiến lược, mục đích của DN. Cần phải rõ ràng, đi đúng vđề, đối tượng. + Quan hệ cộng đồng: Nhận thức của cộng đồng về 1 DN, tổ chức có tầm ảnh hưởng quan trọng tới hoạt dộng của DN, tổ chức đó. Người tiêu dung thường có xu hướng mua sp mà họ có thiện cảm. vs thương hiệu đó hơn là sp mà họ có ác cảm. Chính vì lý do đó, các DN ngày nay ko ngại đầu tư 1 khoản tiền ko nhỏ và công tác quan hệ cộng đồng nhằm tạo ra thiện cảm và xây dựng quan hệ tốt với cộng đồng nơi mà DN hđ. Tham gia tích cực với cộng đồng để duy trì và cải thiện mqh có lợi cho đôi bên, khuyến khích sự tham gia của công chúng vào quá trình hình thành chính sách, kế hoạch kinh doanh. + Quan hệ nhà đầu tư: Tát cả các hoạt động công bô thông tin của DN với nhà đầu tư nhằm thỏa mãn nhu cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên. Mục tiêu: tạo quan hệ để các nhà đầu tư vào DN.
- + Quan hệ với cơ quan công quyền: Quan hệ trực tiếp với cơ quan lập pháp và hành pháp, đê kêu gọi sự hợp tác và tạo điều kiện cho hoạt động quần chúng của tổ chức. Quan hệ với chính quyền là 1 trong những nội dung quan trọng của PR. Mặc dù nhiều người không ủng hộ quan điểm này vì cho rằng đó là chạy chọt. + Quản lý khủng hoảng: Các Dn gọi khủng hoảng là cơn ác mộng và giải quyết khủng hoảng là công việc khó khăn nhất của hoạt động PR. Chính cách đối phó vs khủng hoảng mới thể hiện hết sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của người làm nghề PR. Những hướng giải quyết khủng hoảng: - XD cẩm nang, quy trình xử lý khủng hoảng. - Khi tình huống xấu xảy ra phải bình tĩnh, khởi động bộ phận giải quyết khủng hoảng. - Liên hệ vs các công ty đối ngoại chuyên nghiệp. Việc giải quyết khủng hoảng có thể thực hiện 24/7. - Tôn trọng tuyệt đối quy tắc phát ngôn chính thức, đồng bộ, nhanh chóng thiết lập kênh thông tin vs báo chí và các bên liên quan. - Khi quyết định hành động chấp nhận nhứng mất mát tạm thời, coi trọng uy tín và hiệu quả lâu dài. - Lên kế hoạch xd lại uy tín thời “hậu khủng hoảng”. + Sự kiện và tài trợ: Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện như khai trương, động thổ, khánh thành, các lễ kỷ niệm….. Các hoạt động tài trợ và từ thiện cần xuất phát từ mđ mang lại lợi ích cho cộng đồng và quảng bá thương hiệu. Mục tiêu : thu hút sự chú ý của công chúng, thể hiện cho công chúng hình ảnh tốt của tổ chức. + Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với KH: Hội nghị KH, chương trình huấn luyện về sử dụng và vận hành sp, chương trình sd thử hh và lấy ý kiến người td, tổ chức triển lãm… là nhóm các hđ có chi phí ko quá cao nhưng hiệu quả rất lớn. Tư vấn khách hàng, hỗ trợ thông tin cho khách hàng.
- Mục đích: tăng mối quan hệ, tạo thiện cảm giữa khách hàng với DN. Câu 3: Phân biệt PR vs quảng cáo, tiếp thị, báo chí. Cho ví dụ. Khác nhau Giống nhau Tiêu chí Quảng cáo PR Bản chất Cung cấp thông tin TT 2 chiều đa dạng TT 1 chiều, chủ Tin cậy hơn thể - KH Tiếng nói gián tiếp Ít tin cậy của bên t3 Tiếng nói trực tiếp của chủ thể Mục đích Làm cho nhiều Xd và củng cố vị Tăng doanh thu người biết về thế, uy tín, thương hiệu mình Chức năng nhiệm Định vị, tạo ra hình ko Thông báo, kích vụ ảnh đẹp cho CC thích, tăng nhận hoặc thay đổi nhận thức của KH về sp, thức cũ tạo ra cái DN mới Phương tiện Sd các thông điệp để thông tin, thuyết phục Đối tượng sd Tất cả các tổ chức Các DN hoặc 1 số ko tổ chức KD Đối tượng tác KH, nhà đầu tư, cơ Chủ yếu là KH ko động quan công quyền… Nội dung Có thể có lợi hoặc Luôn có lợi cho ko bất lợi cho người người muốn QC muốn đưa thông điệp Tính chất của Đáng tin cậy và Thiếu tính đáng tin ko thông điệp cậy và kq. Ít khách quan. Nghiêm túc, cần nghiêm túc, cần sáng tạo, tg tồn tại khéo léo, tinh xảo, dài, sức lan tỏa chuyên nghiệp, rộng lượng thông tin hạn chế, tg tồn tại ngắn Vị trí trong hđ QC Đi sau (củng cố) Đi trước (thông ko và PR báo) Khả năng tác động Dài, rộng Ngắn, hẹp ko Ko phải trả tiền Phải trả tiền Kinh phí ko Đối tượng thích Thương hiệu, sp Thương hiệu, sp cũ ko hợp mới
- Tiếp thị PR PR Báo chí Đối tượng hướng đến Đối tượng hướng đến là Đại diện cho tổ chức Không đại diện cho tổ Nhiều phương tiện khác chức là công chúng. khách hàng. Giúp cho 1 tổ chức và Thúc đẩy hoạt động đưa nhau Làm một phương tiện cộng đồng của nó có sp từ nhà sản xuất và mối liên hệ với nhau 1 nhà phân phối đến cho cách tương hỗ KH. Mục tiêu ngắn hạn là Mục tiêu ngắn hạn là sự thấu hiểu lẫn nhau doanh số bán hàng. hoặc sự định vị vị trí của tổ chức trong lòng KH hay cộng đồng của Mt tuyệt đối là vì lợi nhuận. mình. Mt tuyệt đối là sự yêu mến và cía nhìn đầy tích cực của CC đối vs Thước đo sự thành công là chúng doanh số hay sự cty. Thước đo sự thành gia tăng của doanh thu. công là nhữn ý kiến từ phía cộng đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía CC. Ví dụ: chương trình “P/S bảo vệ nụ Ví dụ về QC: Prudential – Luôn luôn cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu => Chăm Dutch Lady Việt Nam, chương trình sóc khách hàng tốt. “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Ví dụ về sự kết hợp của PR và Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” Marketing: “Cam kết trả 1 tỷ đồng cho của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” bất cứ ai tìm được 1 chai nước tương của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Chin-Su không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ Tế về 3-MCPD” của Chin-Su. điển hình của hoạt động PR vì một mục đích cao đẹp chung tay xây dựng cộng đồng Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn. Câu 4: Trình tự hoạch định PR và sự cần thiết của nó. * Trình tự hoạch định: 1. Đánh giá tình hình: Để có thể đánh giá tình hình chính xác và hiệu quả, cần phải tìm hiểu cẩn thận. Việc tìm hiểu cần thực hiện bằng một cuộc nghiên cứu những thông tin hay số
- liệu thống kê sẵn có, hoặc phải thực hiện một cuộc nghiên cứu hoàn toàn mới. Một phương pháp thường được sử dụng cho mục đích PR là thăm dò dư luận. 2. Xác định mục tiêu: Trước khi lập kế hoạch cần phải xác định dược mục tiêu. Mục tiêu là các bước cần thiết để xác định mục đích, cần phải đo lường định lượng. 3. Xác định nhóm công chúng: Xác định nhóm công chúng liên quan đến sự thành công của chiến lược truyền thông. Nhóm công chúng chỉ lấp chỗ trống hoạc không chính xác sẽ dẫn tới việc không tập trung, truyền thông không thiệu quả. Xác định nhóm công chúng liên quan. Những đối tượng tổ chức cần quan tâm. Xác định mối quan hệ. 4. Chiến lược: KH bao quát để đạt được các mđ, mt của PR: - Ko phải những gì cần đạt mà là đạt ntn? - 1 chương trình có nhiều chiến lược, phụ thuộc vào mt và loại CC mt. 1 chiến lược PR gồm: - Chủ đề bao quát. - Thông điệp/ chủ đề chính. - Kênh giao tiếp chính. 5. Chiến thuật: Các công việc hay hành động cụ thể để thực thi triển khai các chiến lược. sử dụng các công cụ của PR để truyển tải thông điệp đến công chúng. 6. Lịch trình: Dựa vào trương trình đặt ra một lộ trình chi tiết để thực hiện chương trình đó. Cần phải thực tế và tập trung. TG biểu của chiến dịch và lịch trình chi tiết của từng công việc/ hoạt động. 7. Hoạch định ngân sách: Chiến dịch này sẽ hao tổn bao nhiêu ngân sách? Đưa ra mức chi phí phù hợp cho các đề xuất bên trên 8. Đánh giá kết quả: Đo lường kết quả có đạt được mục tiêu hay không? Tiêu chí đánh giá:
- - Tính xác thực, tin cậy, cụ thể. - Chỉ ra loại mt và pp đánh giá. * Sự cần thiết của hoạch định: - Nhằm thiết lập mt cho các hđ PR, tạo cơ sở đánh giá kq sau này. - Nhằm ước tính số giờ làm việc và các chi phí liên quan khác. - Nhằm chọn các ưu tiên về số lượng và lịch trình thực hiện các hoạt động khác nhau trong chương trình. - Nhằm qđ tính khả thi của việc tiến hành các mt đề ra trong đk có đầy đủ nhân sự, có sẵn các thiết bị hỗ trợ, có đầy đủ kinh phí. Câu 5: Công chúng, phân loại công chúng, công chúng mục tiêu trong PR? Tại sao phải xác định công chúng và tại sao cần có sự phân biệt các nhóm công chúng trong PR? * Công chúng: - Cùng đối mặt vs vấn đề/ cơ hội như nhau - Tổ chức và sẵn sang tranh luận các vấn đề/ cơ hội đó. - Tự họ tổ chức để đối phó vs vấn đề/ cơ hội đó tốt hơn. * 10 nhóm CC cơ bản: Bên ngoài Bên trong + Người lao + KH + Nhà đầu tư/ tài động + Hội viên chính + Nhà cung cấp + nhà phân phối + Những nhóm gây sức ép + Truyền thông + Chính phủ + Cộng đồng dân cư * Công chúng mục tiêu trong PR:
- Xđ nhóm CC mục tiêu đặc biệt quan trọng đối vs thành công của chiến lược truyền thông. Nhóm CC chỉ để lấp chỗ trống hoặc ko chính xác sẽ dẫn tới việc ko tập trung, truyền thông ko hiệu quả. Ngược lại, xđ tốt nhóm CC mục tiêu sẽ xđ được các thông điệp và chiến thuật phù hợp giúp đạt được mục tiêu. * Cách xđ nhóm CC: - Những ai mà tổ chức cần phải giao tiếp/ xây dựng mqh và tại sao? - Nhóm CC là những người riêng biệt mang tính tình huống: + Tình huống tạo ra CC. + Cần thiết phải hiểu tình huống và ai sẽ là người bị ảnh hưởng. * Vì sao phải xđ nhóm CC: Chọn ra những nhóm CC phù hợp để: - Tập trung giao tiếp khi thực hiện chương trình PR. - Xđ, giới hạn, phân bổ nguồn ngân sách cho từng nhóm trọng điểm 1 cách hợp lý. - Nhằm lựa chọn ra pp và các kênh truyền thông thích hợp, có hiệu quả và ít tốn chi phí.. - Chuẩn bị thông điệp vs hình thức và nội dung cho phù hợp. Câu 6: Các hoạt động của PR trong công ty, giải thích các hoạt động đó, mlh giữa các hoạt động đó. Các hđ PR trong công ty: 1. Quan hệ vs truyền thông: - Báo, đài là công cụ giúp nhà PR chuyển thông tin cần thiết của tổ chức đến công chúng: hình ảnh, chính sách và hoạt động. - PR giúp nhà báo tiếp cận nguồn tin. - PR đã được nhìn nhận ở dưới gốc độ là quản lý và cố vấn chiến lược truyền thông. 2. Quan hệ vs KH: - Dịch vụ KH + ý kiến của KH về sp. + phòng dịch vụ KH: tách ra khỏi chức năng truyền thông/ PR - Xây dựng lòng tin và hình ảnh tốt đẹp của công ty.
- 3. Quan hệ vs nhân viên: - Nhân viên là “nhà ngoại giao” của cty: nguồn thông tin chính về cty cho bạn bè và người thân của họ. - Chính sách cty tốt sẽ củng cố hình ảnh đẹp đẽ của cty trong lòng nhân viên và sự trung thành của họ. - Đạo đức của nhân viên. 4. Quan hệ vs các nhà đầu tư: - Đối tượng: + Nhà pt tài chính, cá nhân/ đơn vị đầu tư, cổ đông/ cổ đông tiềm năng. + Cơ quan truyền thông về tài chính. - Thông báo chính xác tình hình hđ và tình hình tài chính của cty. - Hđ PR: khả năng giao tiếp, kiến thức tài chính và kiến thức về luật pháp. 5. Truyền thông tiếp thị: PR kết hợp các hđ khác để nhận diện nhu cầu KH, nhận thức về sp: - Tiếp thị - Quảng cáo - Khuyến mại - Bán hàng 6. Quan hệ vs chính quyền: - Chính sách của địa phương, quốc gia tác động đến hoạt động của cty: + Phục vụ cho hđ kinh doanh. + Kêu gọi hợp tác và tạo đk cho những hđ. - Hđ PR: + Thu thập thông tin, phổ biến quan điểm và hình ảnh cty. + Cộng tác vs cp trong các dự án mang lợi ích cho 2 bên. + Khuyến khích nhân viên tham gia vào hđ của cq. 7. Từ thiện và hoạt dộng cộng đồng (CSR): - Tham gia tích cực vs cộng đồng để duy trì và cỉa thiện mqh có lợi cho đôi bên. - Các hđ tài trợ cộng đồng: + “Đèn đom đóm” của Sữa Cô gái Hà Lan. + “Tôi yêu Việt Nam” của Honda Việt Nam.
- 8. Hoạt động PR trong cơ quan công quyền: - Có nhiều cấp độ khác nhau. - Những nhóm CC chủ yếu: cử tri, giới truyền thông, công nhân… - Hoạt động: + Minh bách hóa. + Hiểu rõ hơn hđ của cơ quan đó. + Có thể thực hiện vai trò giám sát/ phản biện. Câu 7: Nắm vững mạch truyền thông, vai trò truyền thông, các loại truyền thông đại chúng. * Mạch truyền thông: Nguồn tin→Mã hóa→Thông điệp→Giải mã→Nhận tin ↑ │ ─────────Phản hồi←──────── Nguồn tin: - Nguồn tin xuất phát từ nhân vật trung tâm hoặc tổ chức truyền tin. - Không thể đảm bảo rằng thông tin đó được người thu nhận hiểu một cách tương ứng. - Có thể dùng cử chỉ, âm vực và âm lượng để tạo nhấn mạnh đặc biệt. Mã hóa: - Những gì nguồn tin muốn liên hệ đến phải được chuyển tải từ ý tưởng bên trong thành một nội dung giao tiếp. - Từ/ngữ nghĩa: một từ được hiểu khác nhau bởi những người khác nhau; từ ngữ liên tục thay đổi về nghĩa và cách sử dụng; từ ngữ được dùng trong giai đoạn mã hóa sẽ tác động nhiều đến thông điệp đầu ra khi dùng để giao tiếp với người nhận tin. Thông điệp: - Đa dạng các phương tiện truyền thông: phát biểu cá nhân, báo, tạp chí, thông cáo báo chí, họp báo, bản tin phát thanh-truyền hình, hội thảo gặp mặt. - 3 cách diễn giải thông dụng hơn, đó là: Nội dung chính là thông điệp Phương tiện chính là thông điệp Con người (chủ thể, đối tượng) chính là thông điệp
- Giải mã: - Sau khi được truyền tải, một thông điệp cần thiết phải được giải mã bởi người nhận tin trước khi họ có hành động hay phản ứng - Người nhận tin giải mã thông điệp như thế nào phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người đó. Thiên lệch trong nhận thức của cá nhân xuất phát từ nhiều yếu tố: các khuôn mẫu áp dụng, các biểu tượng sử dụng, ngữ nghĩa, áp lực trong cùng nhóm, kênh truyền thông được sử dụng. Nhận tin: - Truyền thông không diễn ra nếu một thông điệp không được truyền tải đến đối tượng mục tiêu hoặc không đạt được tác động mong đợi. - Ngay cả khi thông điệp được người nhận tin hiểu một cách rõ ràng thì cũng chưa thể đảm bảo rằng phản ứng và hành động của họ sẽ theo mong đợi. Thực tế, một thông điệp có thể tạo ra những tác động như sau: làm thay đổi thái độ - quan điểm, tạo ra thái độ - quan điểm, tạo ra nghi ngờ, cũng có thể chẳng tạo ra điều gì. Phản hồi: Là thành phần đb quan trọng trong chuỗi truyền thông. Người truyền thông phải nhận được phản hồi của người nhận tin để biết xem những thông điệp nào đã được truyền tải và thông điệp nào chưa được tiếp nhận, giúp họ tạo cấu trúc hợp lý nhất cho các thông điệp tương lai. * Vai trò của truyền thông: - Đại diện công luận và tạo ra công luận - Tiếng nói của các cơ quan cp - Tác nhân của sự phát triển - Người bảo vệ xã hội - Cung cấp kênh truyền thông hiệu quả và kinh tế: + Với CC rộng lớn và phân tán + Tin cậy: “xác nhận bởi bên thứ ba” * Các loại truyền thông đại chúng:
- Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến moi người trong xã hội thông qua các phuong tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, internet… - Truyền thông in ấn: + Báo: Nhật báo/Tuần báo/ thời báo + Tạp chí: Giải trí/ chuyên ngành/ nghiên cứu + Sách: Cẩm nang/ danh bạ - Truyền thông điện tử: + Tryền hình: hình ảnh và âm thanh + Đài phát thanh: âm thanh - Truyền thông online: + Báo mạng: phiên bản báo in/ trực tuyến + TT điện tử online: phiên bản/ trực tuyến Câu 9: Đạo đức trong nghiên cứu PR thể hiện như thế nào, nó có liên hệ gì với thông tin. * Đặc điểm của hành vi đạo đức trong hoạt động PR Trong hoạt động PR, hành vi đạo đức vừa liên quan đến cá nhân người làm PR, vừa liên quan đến tổ chức nơi họ phụng sự. Người làm PR cần phải quan tâm đến đạo đức của bản thân cũng như các giá trị đạo đức của tổ chức, nơi họ làm việc. * Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức trong hoạt động PR -Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của người làm PR: cá nhân, khách hàng, tổ chức, những người cùng ngành nghề, và xã hội * Mối liên hệ giữa đạo đức với các vai trò chính của người làm PR - Đạo đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ưu việt của tổ chức. Các chiến dịch PR thường liên quan đến các vấn đề của cộng đồng và hướng sự chú ý của cộng đồng vào tổ chức. Do đó, những người làm PR phải đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động đạo đức của tổ chức - 4 vai trò chính của người làm PR đều có liên quan mật thiết đến đạo đức: Vai trò người cố vấn Vai trò luật sư
- Vai trò người điều khiển Vai trò người gìn giữ lương tri. * Quy tắc đạo đức nghề nghiệp PR - Người làm PR là người đảm bảo những mục tiêu của tổ chức hài hoà với trách nhiệm xã hội, là người thiết lập sự đối thoại, lắng nghe và phát ngôn chính thức cho tổ chức - PR nếu được tác nghiệp đúng đắn có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Điều này giúp người làm PR có cơ hội là người đứng đầu trong các tác nghiệp liên quan đến đạo đức nghề nghiệp - Thách thức đối với PR là kiên định với phẩm chất trung thực. Nếu tất cả những người hành nghề PR đều sử dụng cách tiếp cận phẩm chất nghề nghiệp trung thực thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp sẽ trở thành vấn đề trung tâm của PR, và PR sẽ trở thành một ngành nghề chuyên môn thực sự có ích cho cộng đồng và xã hội. * Người hành nghề PR cần: - Xem xét, đánh giá kỹ một vấn đề, khách hàng hay tổ chức có xứng đáng cho các nỗ lực PR hay không - Tôn trọng quyền được biết thông tin của công chúng - Quan tâm đến niềm tin và các giá trị văn hoá của công chúng - Tác nghiệp trung thực, không lừa dối - Hiểu rỏ luật pháp và các chính sách công - Hiểu rỏ những quy tắc cơ bản và cách ứng xử.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quan hệ công chúng: Hoạt động PR
18 p | 1220 | 588
-
Hoạch định chiến lược PR
18 p | 1175 | 482
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm PR
29 p | 1156 | 448
-
Phương pháp PR hiệu quả với túi tiền eo hẹp!
4 p | 673 | 305
-
Hướng dẫn Phá vỡ bí ẩn PR
183 p | 675 | 269
-
Hướng dẫn cách lập kế hoạch PR
27 p | 349 | 128
-
Tài liệu Truyền thông đa phương tiện
60 p | 569 | 117
-
Tài liệu: Quan hệ công chúng
160 p | 243 | 79
-
Khái niệm về PR
22 p | 217 | 62
-
Quảng cáo và PR
6 p | 251 | 60
-
Lịch sử PR & Hoạt động PR trong các tổ chức
20 p | 206 | 57
-
HUA Quan hệ công chúng: Bài giảng 2. Lịch sử PR & Hoạt động PR trong các tổ chức
20 p | 212 | 43
-
Tài liệu quan hệ công chúng
160 p | 162 | 40
-
pr lý luận và ứng dụng: phần 1 xã hội
88 p | 101 | 19
-
PR - public relations
15 p | 140 | 18
-
Phân biệt PR và quảng cáo
6 p | 237 | 12
-
Bài tập môn Quan hệ công chúng đại cương: Tìm hiểu về Ivy Lee - Cha đẻ ngành quan hệ công chúng (PR)
9 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn