
Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu
- 238 -
BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ
TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
ThS. Đỗ Thị Mai Hoàng Hà
Khoa Thuế-Hải Quan - Trường Đại học Tài chính – Marketing
Đặt vấn đề
Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với
nông sản – sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Bởi lẽ doanh nghiệp muốn xác lập
được thị trường ở nước ngoài thì phải có chiến lược tiếp cận và có kế hoạch về
nhãn hiệu độc quyền tại thị trường đó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài mà chỉ
chú trọng đến tiếp thị, bán hàng. “Khả năng tài chính hạn chế, quy mô doanh
nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều kinh nghiệm ở sân chơi quốc tế là những hạn
chế lớn của doanh nghiệp Việt trong khai thác cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ tại
nước ngoài”.
Từ khóa: bảo vệ thương hiệu, nông sản./.
1 Tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu
1.1 Thương hiệu
Thương hiệu có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng về căn bản nó
mang tính phân biệt hoặc chỉ dẫn đến một nguồn gốc thương mại của hàng
hóa/dịch vụ, thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể
và thậm chí trong một số trường hợp nó còn liên hệ tới hình ảnh của một quốc
gia. Dưới góc độ pháp lý, một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, ví dụ như Nhãn hiệu, Tên thương mại,
Chỉ dẫn địa lý, …
Các đối tượng xấu lợi dụng 2 nguyên tắc dưới đây để xác lập quyền sở hữu
cho mình nhằm chiếm đoạt thương hiệu của Việt Nam, cụ thể:
(i) Nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ. Vì đặc trưng của
quyền sở hữu công nghiệp (chẳng hạn như quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, …) là bị giới hạn theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là