
Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu
- 250 -
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO HỘ KIỂU
DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Ngọc Bích Trâm
Khoa Marketing -Trường DH9 Tài chính - Marketing
Tóm tắt
Sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, sở hữu công nghiệp (SHCN) trong đó có
(KDCN) nói riêng vẫn còn là lĩnh vực khá mới m đối với người tiêu dùng Việt
Nam. Từ đại bộ phân các cán bộ, công chức nhà nước đến người dân lao động
thì sự hiểu biết về SHCN về KDCN vẫn còn hạn chế. Điều này lý giải tại sao phần
lớn người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận sử dụng các loại hàng hóa xâm phạm
quyền SHCN trong đó có KDCN với nhận thức “tiền nào của ấy”, điều này đã vô
hình chung tạo ra môi trường cho các loại hàng nhái, hàng giả KDCN tồn tại và
có điều kiện phát triển. Để có thể nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng Pháp
luật của người tiêu dùng về SHCN và KDCN cần phải có sự kết hợp giữa chủ sở
hữu KDCN - đặc biệt là các Doanh nghiệp (DN) với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền làm tốt công tác phổ biến Pháp luật về SHTT nói chung, về SHCN
nói riêng trong đó có KDCN. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày một số cơ
sở lý luận về KDCN và bảo hộ KDCN, đồng thời phân tích trường hợp của DN
Võng Xếp Duy Lợi để làm rõ về vai trò của bảo hộ KDCN trong kinh doanh.
Từ khóa: Kiểu dáng công nghiệp
1 Đặt vấn đề
Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu làm cho việc cạnh tranh giữa các
công ty trở nên khốc liệt hơn. Mỗi công ty đều nhận ra rằng sự sáng tạo, cải tiến,
phát triển các bằng sáng chế là điều kiện sống còn của mình. Khách hàng không
chỉ sử dụng sản phẩm vì chất lượng của nó mà còn vì kiểu dáng hình dạng bên
ngoài của sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp (DN) đều mong muốn tạo ra nhiều
sản phẩm với kiểu dáng công nghiệp (KDCN) tối ưu, thu hút được sự quan tâm
của công chúng; việc đầu tư vào nghiên cứu triển khai áp dụng các KDCN mới
ngày một được chú trọng. Trên thực tế thì hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ (TSTT)
nói chung và KDCN nói riêng của các DN Việt Nam còn hạn chế và dẫn đến việc