intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên. Hình thức giao tiếp của người cao tuổi trong diện được khảo sát khá phong phú. Bên cạnh việc thường xuyên giao tiếp với người thân trong gia đình thì người cao tuổi cũng thường xuyên xem tivi, giao tiếp qua điện thoại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0047 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 181-186 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG HÌNH THỨC GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ VĨNH YÊN Nguyễn Văn Hiếu Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên. Hình thức giao tiếp của người cao tuổi trong diện được khảo sát khá phong phú. Bên cạnh việc thường xuyên giao tiếp với người thân trong gia đình thì người cao tuổi cũng thường xuyên xem tivi, giao tiếp qua điện thoại. Họ cũng thường giao tiếp tâm linh với người đã khuất thông qua hình thức cầu nguyện tại gia đình. Từ khóa: Người cao tuổi, hình thức giao tiếp. 1. Mở đầu Đối với người cao tuổi, sự thay đổi căn bản hoạt động, vị trí và vai trò xã hội đã làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ nói chung, giao tiếp nói riêng. Từ chỗ tham gia hoạt động chuyên môn hàng ngày, có điều kiện tiếp xúc với nhiều người chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, môi trường hoạt động bị thu hẹp, quan hệ xã hội và giao tiếp chính thức giảm đi, thay vào đó là các giao tiếp không chính thức. Phạm vi, đối tượng, nội dung giao tiếp của người cao tuổi có sự thay đổi khiến cho cuộc sống của họ có nhiều biến động. . . Nhiều người không thích nghi được với giai đoạn mới của cuộc sống đã rơi vào trạng thái stress, rối loạn tâm thần, gây tác động xấu đến tâm lí, sức khỏe và cuộc sống của bản thân cũng như những người thân trong gia đình họ. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu những đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi để có thể hiểu sâu hơn về giao tiếp nói riêng, đời sống tâm lí của họ nói chung và đưa ra các biện pháp hỗ trợ giúp người cao tuổi điều chỉnh hoạt động, giao tiếp để họ thích nghi tốt hơn với cuộc sống mới là việc làm có ý nghĩa về mặt thực tiễn cũng như lí luận. Các nghiên cứu về người cao tuổi ở nước ngoài và nước ta gần đây rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, khả năng tiếp tục lao động, các hoạt động và trải nghiệm tâm lí của người cao tuổi, sự chuẩn bị tâm lí, tài chính để thích ứng với cuộc sống sau khi nghỉ hưu, chế độ an sinh xã hội đối với người cao tuổi... Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Jon F. Nussbaum, Justine Couplan (2004): Giao tiếp và sự già hóa [5] ;Micheal J.Leitner, Sara F.Leitner (2004): Giải trí cuối đời [6]; Theris A. Touhy and Kathleen F Jett (2012): Hướng đến - sức khỏe - già hóa [7]; Đặng Vũ Cảnh Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Nguyễn Văn Hiếu, e-mail: hieu.ctxh@gmail.com. 181
  2. Nguyễn Văn Hiếu Linh (2009): Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt nam [2]; Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc (2010): Tâm trạng của người mới về hưu trên địa bàn Hà Nội [3]. Mặc dù các tác giả đã quan tâm nghiên cứu về thực trạng đời sống, tâm lí, sức khoẻ của cao tuổi, những vấn đề này chỉ được quan tâm ở mức độ nhất định, đây chỉ như một bức tranh sơ lược về cuộc sống của người cao tuổi, chỉ ra thực trạng những khó khăn trong cuộc sống của người cao tuổi để kêu gọi sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đến nhu cầu của họ. Hầu hết các nghiên cứu này đều tiếp cận từ góc độ xã hội học, dịch tễ học hơn là tâm lí học, công tác xã hội. Vì thế, những nghiên cứu về người cao tuổi nói chung và thực trạng giao tiếp nói riêng là cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được chọn là 155 người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên. Đây là những người cao tuổi hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp điều tra bảng hỏi. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Thang điểm và cách đánh giá như sau: Thang điểm max = 5 (thường xuyên) và min = 1 (không bao giờ), với ý nghĩa điểm càng cao, mức độ giao tiếp càng thường xuyên, điểm càng thấp, mức độ giao tiếp càng không thường xuyên. 2.2. Kết quả nghiên cứu Trong giao tiếp, tùy theo điều kiện và tình huống, người cao tuổi có thể giao tiếp trực tiếp hoặc giao tiếp gián tiếp với người khác (thông qua các phương tiện khoa học kĩ thuật) hoặc họ kết hợp các hình thức giao tiếp khác nhau. Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở Vĩnh Yên qua hai biểu hiện: Hình thức giao tiếp trực tiếp và hình thức giao tiếp gián tiếp. Thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở Vĩnh Yên được thể hiện qua Bảng 1 và Biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên Kết quả tại Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy, trong cuộc sống hàng ngày hình thức trực tiếp chủ yếu của người cao tuổi là trò chuyện với vợ/ chồng và các con cháu (ĐTB: 4,37) và gặp gỡ bạn 182
  3. Thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên bè (ĐTB: 3,31). Những hình thức giao tiếp gián tiếp thường xuyên của người cao tuổi là xem tivi (ĐTB: 4,36), giao tiếp qua điện thoại (ĐTB: 4,29), nghe đài (ĐTB: 3,77), giao tiếp tâm linh, người đã khuất thông qua việc thắp hương cầu nguyện tại gia đình (ĐTB: 4,11). Có thể thấy, trong cuộc sống thường ngày, song song với việc giao tiếp với mọi người sống xung quanh thì người cao tuổi cũng thường xuyên giao tiếp tâm linh với người đã mất tại gia đình để thoả mãn nhu cầu tâm linh. Điều này cũng thể hiện niềm tin của người cao tuổi vào mối quan hệ qua lại gắn bó giữa người đang sống và người đã mất với mục đích cầu mong cho cuộc sống no ấm và bình an của gia đình. Hình thức giao tiếp tâm linh góp phần giải toả những căng thẳng, bức xúc của người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày và là một trong những tác nhân tích cực trong việc củng cố vai trò, vị thế văn hoá của họ trong gia đình hiện nay. Bảng 1. Hình thức giao tiếp của người cao tuổi tại thành phố Vĩnh Yên Mức độ GT trước đây Mức độ GT hiện nay Stt Hình thức giao tiếp ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Giao tiếp gián tiếp 1. Trò chuyện với người thân 4,25 0,68 4,37 0.62 2. Sang nhà hàng xóm chơi 2,59 1,06 2,73 1,54 3. Gặp gỡ bạn bè 3,02 0,57 3,31 0,80 4. Đi thăm người thân 3,16 1,09 3,01 0,67 Tham gia các hoạt động vui chơi, 5. 2,59 1,53 3,30 1,10 giải trí 6. Tham quan du lịch cùng gia đình 2,53 1,09 2,62 1,35 7. Tham quan du lịch cùng bạn bè 2,52 1,13 2,65 1,12 Tham gia các hoạt động của quê 8. 2,98 1,22 3,07 1,37 hương, Giao tiếp gián tiếp 9. Xem tivi 3,59 1,10 4,36 1,06 10. Giao tiếp qua điện thoại 4,06 1,14 4,29 0,84 11. Đọc sách báo 4,21 1,20 2,77 1,77 12. Đọc tin tức trên internet 2,63 1,81 2,77 1,77 13. Giao tiếp trên internet 2,05 1,45 2,10 1,50 14. Viết thư 1,56 1,00 1,45 0,94 15. Đi lễ chùa 2,82 1,33 3,15 1,38 16. Thắp hương tại gia đình 4,00 1,12 4,11 1,03 Ghi chú: Thang điểm max = 5 (thường xuyên) và min = 1 (không bao giờ), với ý nghĩa điểm càng cao, mức độ GT càng thường xuyên, điểm càng thấp, mức độ GT càng không thường xuyên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh việc giao tiếp với người thân, bạn bè thì chiếc tivi là phương tiện giao tiếp, hình thức giải trí phổ biến của nhiều người cao tuổi. Do có nhiều thời gian khi về già họ xem tivi ở mức độ thường xuyên hơn khi họ còn trong độ tuổi lao động (ĐTB của mức độ xem tivi ở thời điểmcòn lao động: 3,59; hiện nay: 4,36). Với hình thức truyền thông đa 183
  4. Nguyễn Văn Hiếu kênh hiện nay, chiếc tivi thoả mãn hầu hết nhu cầu của người xem, từ kênh thời sự, phim truyện, ca nhạc, thể thao đến những kênh phổ biến kiến thức khác. Mọi người có thể ngồi ở nhà, nhưng có thể biết được rất nhiều tin tức, sự kiện xảy ra ở những nơi khác, phù hợp với tâm lí của nhiều người, trong đó có người cao tuổi. Theo kết quả khảo sát, người cao tuổi ở Vĩnh Yên qua điện thoại khá thường xuyên (ĐTB: 4,29). Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, giao tiếp của con người đã thuận tiện hơn rất nhiều, giao tiếp qua điện thoại giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực, nó giúp rút ngắn khoảng cách về địa lí, giúp mọi người liên lạc với nhau thường xuyên hơn mà không phải đi lại nhiều, điều này rất phù hợp với người cao tuổi nên được thường xuyên sử dụng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thỉnh thoảng cao tuổi đọc sách báo (ĐTB: 2,77), tuy nhiên so với thời điểm còn lao động, việc đọc sách báo giảm đi đáng kể (Thời điểm còn lao động, ĐTB của mức độ đọc sách báo: 4,21). Thực tế, có thể thấy, đối với nhiều người cao tuổi ở Vĩnh Yên, đọc sách báo là một thói quen hàng ngày của họ. Đối với những người có trình độ chuyên môn cao, mặc dù đã cao tuổi, nhưng họ vẫn tiếp tục làm những công việc cũ trước đây (những nhà giáo, bác sĩ...), do đó họ vẫn thường xuyên đọc sách báo để tham khảo, tiếp nhận thông tin phục vụ cho công việc của họ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, người cao tuổi ở Vĩnh Yên thỉnh thoảng sang nhà hàng xóm chơi (ĐTB: 2,73). Dường như ở thành phố Vĩnh Yên, lối sống đã khép kín dần, đã hạn chế việc mọi người sang nhà nhau chơi thường xuyên, mà chỉ dần còn là chào hỏi xã giao. Khi đã nghỉ lao động, việc giao tiếp với tổ tiên, ông bà cha mẹ và người thân đã mất thông qua việc thắp hương cầu nguyện tại gia đình được người cao tuổi thực hiện khá thường xuyên (ĐTB: 4,11). Tuy nhiên hình thức giao tiếp tâm linh với các thần linh thông qua việc đi lễ chùa không được thường xuyên bằng (ĐTB: 3,15). Người cao tuổi ở Vĩnh Yên được khảo sát thỉnh thoảng đi tham quan du lịch cùng gia đình và bạn bè (ĐTB: 2,62 và 2,65). Thực tế cho thấy, khi về già, chỉ trừ những người tuổi cao, sức yếu không thể vận động được nữa, phần đông người cao tuổi rất có nhu cầu được đi lại thăm viếng nơi này nơi khác, nhất là những nơi mà cuộc đời người cao tuổi đã đi qua như muốn tìm lại những dấu ấn của thời trai trẻ để tự hào về những cống hiến, những thành đạt của mình và chứng kiến sự đổi thay của xã hội. Tuy nhiên, đối với nhiều người cao tuổi do sức khoẻ bị hạn chế, họ không thể đi xa, một số khác do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên dù muốn họ cũng không thể đi được. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đa số người cao tuổi ở Vĩnh Yên ít sử dụng internet. Đối với phương tiện hiện đại như internet không phải người cao tuổi nào cũng dễ dàng sử dụng được, nó đòi hỏi sự đầu tư trang thiết bị cho đến việc trang bị các kiến thức cần thiết khi sử dụng. Phương tiện này mới được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây, chủ yếu phổ biến ở những người trẻ tuổi. Thế hệ những người cao tuổi hiện nay chỉ có một số ít có điều kiện làm quen với phương tiện này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã có một số người cao tuổi thường xuyên sử dụng internet. Phần lớn trong số họ là những người có học vấn cao, là những người còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Họ đã tìm thấy những lợi ích thiết thực của internet và học cách sử dụng phương tiện này. Kết quả khảo sát cho thấy, người cao tuổi ở VĩnhYên thỉnh thoảng dành thời gian vui chơi, giải trí (ĐTB:3,30) và việc dành thời gian vui chơi, giải trí ở thời điểm hiện tại của người cao tuổi cũng tăng hơn so với thời điểm còn lao động (ĐTB: 2,59). Thực tế cho thấy, đối với một số người 184
  5. Thực trạng hình thức giao tiếp của người cao tuổi ở thành phố Vĩnh Yên cao tuổi có chuyên môn cao (kĩ sư, bác sĩ, nhà giáo...) họ vẫn tiếp tục tham gia làm thêm, do vậy, họ ít có thời gian để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí hơn những người cao tuổi không tham gia làm thêm. Với nhiều người cao tuổi khác, họ rất tích cực tham gia và tìm thấy niềm vui trong các hoạt động cộng đồng, giải trí của người cao tuổi. Ở thành phố với không gian gia đình chật hẹp, giao tiếp với thiên nhiên của người cao tuổi bị hạn chế tối đa nên họ tận dụng việc đi tập thể dục hàng ngày để giao tiếp với thiên nhiên, với con người. Khi đi tập thể dục buổi sáng người cao tuổi được gần gũi với cỏ cây, hoa lá, hít thở không khí trong lành và trò chuyện với bạn bè đồng trang lứa, khiến tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Có thể nhận thấy, với thời gian rảnh rỗi nhiều hơn khi nghỉ lao động, người cao tuổi đã dành được nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho việc giải trí và thoả mãn nhu cầu tâm linh mà khi còn đi làm do bận rộn họ chưa thể thực hiện được. So sánh theo giới tính, kết quả cho thấy, nữ giới thường xuyên sang nhà hàng xóm chơi và thắp hương cầu nguyện tại gia đình hơn nam giới (ĐTB của mức độ sang nhà hàng xóm chơi ở nữ giới là 4,02; nam giới: 3,63. ĐTB của mức độ thắp hương cầu nguyện tại gia đình ở nữ giới: 4,25; nam giới: 3,94; p
  6. Nguyễn Văn Hiếu 3. Kết luận Hình thức giao tiếp của người cao tuổi trong diện được khảo sát khá phong phú. Bên cạnh việc thường xuyên giao tiếp với người thân trong gia đình thì người cao tuổi cũng thường xuyên xem tivi, nghe đài, giao tiếp qua điện thoại. Họ cũng thường giao tiếp tâm linh với người đã khuất thông qua hình thức thắp hương cầu nguyện tại gia đình. Phương tiện giao tiếp hiện đại như internet ít được người cao tuổi ở Vĩnh Yên sử dụng. Có sự khác biệt về hình thức giao tiếp ở những người cao tuổi có trình độ học vấn, nghề nghiệp, chức vụ công tác trước khi nghỉ lao động khác nhau. Những người cao tuổi là trí thức, có trình độ học vấn cao thường xuyên sử dụng internet, đọc sách báo hơn những cao tuổi là công nhân, lao động tự do có trình độ học vấn thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 1999. Người cao tuổi Việt Nam thực trạng và giải pháp. Nxb Lao động Xã hội. [2] Đặng Vũ Cảnh Linh, 2009. Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Nxb Dân trí. [3] Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc, 2010. Tâm trạng của người mới về hưu trên địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Viện Tâm lí học. [4] Mạc Văn Tiến, 2005. An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Nxb Lao động Xã hội. [5] Jon F. Nussbaum, Justine Couplan, 2004. Handbook of Communication and aging research. Lawrence Erlbaum Associates Publishers, London. [6] Micheal J.Leitner, Sara F.Leitner, 2004. Leisure in Later Life. The Harworth Press. [7] Theris A.Touhy and Kathleen F Jett, 2012. Toward - Healthy - Aging. ABSTRACT Communication practices carried out by senior citizens in Vinh Yen Province The article looks at the ways in which elderly people communicate in Vinh Yen Province. It was discovered that elderly people commonly talk with members of their family frequently and they talk on the phone (to unknown people at an unknown frequency). They also communicate with the dead by praying at home (also at an unknown frequency). Keywords: Elderly people, communication forms. 186
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2