Tiểu luận Quản lý nhà nước về lao động: Quản lý nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh Quảng Trị
lượt xem 46
download
Tiểu luận Quản lý nhà nước về lao động: Quản lý nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh Quảng Trị trình bày một số nội dung chính sau: Một số khái niệm cơ bản lao động việc làm; Vai trò và ý nghĩa của việc làm đối với phát triển kinh tế xã hội; Điều kiện kinh tế đặc điểm xã hội tỉnh Quảng Trị; Những hạn chế và nguyên nhân về giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh Quảng Trị; Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động tại tỉnh Quảng Trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản lý nhà nước về lao động: Quản lý nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh Quảng Trị
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2) KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ***** TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH QUẢNG TRỊ. SỐ BÁO DANH: SINH VIÊN THỰC HIỆN: LỚP: GV: ĐOÀN THỊ THỦY Điểm số Cán bộ chấm thi 1 Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2
- TP HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2021 MỤC LỤC
- 3 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện hiện tại, Quảng Trị có lợi thế về địa chính trị và địa kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội, là điểm đầu của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây về phía Việt Nam, tiếp giáp với nước bạn là Lào với cửa khẩu Lao Bảo; cửa ngõ hướng ra biển Đông của các địa phương liên quan trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tuy nhiên trên thực tế, Quảng Trị vẫn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nguồn lao động trẻ hàng năm bổ sung vào rất lớn, từ đó dẫn đến sự mất cân đối giữa cung cầu lao động. Vì thế mà tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm khá phổ biến. Nhu cầu việc làm của người lao động rất lớn. Giải quyết việc làm cho người lao động luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài. Giải quyết việc làm có liên quan đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, không chỉ tác động đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với an ninh trật tự, đời sống xã hội. Ở nước ta, giải quyết việc làm còn là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên như lao động, đất đai, tài chính… góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hiện tại, việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và đặc biệt là giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị nói riêng đang là vấn đề nóng bỏng, đặt ra nhiều thách thức đối với người dân, cấp ủy Đảng và chính quyền của địa phương. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa cực kì quan trọng trong thực tiễn phát triển hiện nay ở địa phương. Với tính cấp thiết và ý nghĩa thiết thực trên đây, tôi xin chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh Quảng Trị” để làm tiểu luận kết thúc
- 4 môn học này. 2.THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1 Một số khái niệm cơ bản lao động việc làm: 2.1.1.Lao động – việc làm Xét về phương diện kinh tế xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích và thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận. Dưới góc độ pháp lí: Điều 55 Hiến Pháp năm 1992 quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. Trên cơ sở này, Bộ luật lao động Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Điều 9, Chương II). Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Là hoạt động lao động; tạo ra thu nhập; hoạt động này phải hợp pháp. 2.1.2.Tạo việc làm: Tạo việc làm hay giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Vì vậy “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính
- 5 sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm” 2.1.3.Thất nghiệp, thiếu việc làm: Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) trích dẫn: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công thịnh hành” [11, tr.400]. “Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong” [5, tr.259]. 2.2 Vai trò và ý nghĩa của việc làm đối với phát triển kinh tế xã hội 2.2.1 Vai trò của việc làm Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. 2.2.2.Ý nghĩa của việc làm đối với người lao động và xã hội Bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. Thất việc và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động.
- 6 2.2.3. Điều kiện kinh tế đặc điểm xã hội tỉnh Quảng Trị: Tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 4.737,44 km2 chiếm 1,43% diện tích cả nước. Dân số hiện nay là 638.627 người (ngày 31/12/2020),trong đó dân số nam là 317.201 người chiếm 49,7%, nữ là 321.426 người chiếm 50,3% dân số thành thị là 207.305 người chiếm 32,46%. Quảng Trị với nhiều tiềm năng và lợi thế nổi bật hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng mới của khu vực miền Trung với thế mạnh về năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) và nhiệt điện. Nguôn tai nguyên khoang san ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ữ lượng lơn, chât l phong phu va đa dang, môt sô khoang san co tr ́ ̀ ́ ́ ́ ượng cao như: titan, đa vôi, cát th ́ ạch, anh trăng. Cách không xa b ́ ờ biển Quảng Trị có nguồn khí với trữ lượng lơn, khu v ́ ực mỏ nằm gần đảo Cồn Cỏ, trong thơi gian t ̀ ơi ngu ́ ồn khí này được khai thác, Quảng Trị se t ̃ ạo ra khả năng cho phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu khí đốt và vật liệu công nghệ mới. Sản lượng gỗ rừng trồng đứng đầu của Việt Nam. Quảng Trị có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Du lịch văn hóa lịch sử, được tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh thời hiện đại hết sức đồ sộ và độc đáo trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Đường 9 Khe Sanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại … Bên cạnh đó, tinh còn có nhi ̉ ều danh lam thắng cảnh như Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, động Brai, giêng cô Gio ́ ̉ An…, nhiều bãi biển đep nh ̣ ư Cửa Tùng, Cửa Việt, Vĩnh Thái mang vẻ đẹp rất riêng với cát trắng tinh khôi, bằng phẳng, mịn màng, làn nước trong xanh mà ít nơi nào có được. 2.4 Tình hình thực tế lao động việc làm
- 7 Thành tích: Năm 2020 dù phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID 19, tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực bằng nhiều phải pháp tích cực và đồng bộ, tỉnh Quảng Trị vẫn hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm mới cho hơn 11.100 lao động (đạt 100,94% so với kế hoạch năm 2019). Về lao động: Lực lượng lao động năm 2020 là 367.257 người,trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 311.263 người .Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 1,39%. Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động 44,51%. Số việc làm được tạo mới từ 20162020 là 58.815 việc làm, bình quân 11.763 việc làm trên năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 là 65,88%. 2.4.1 Tạo việc làm tại chỗ Giải quyết việc làm đã gắn liền với các chính sách, mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo. Ngoài ra, các chính sách đối với người lao động ngày càng được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động bổ sung hàng năm rất lớn, nhưng nhờ các chương trình, dự án giải quyết việc làm, dự án nâng cao năng lực gắn với đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, công tác giải quyết việc làm đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công nghiệp chưa phát triển, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn chủ yếu còn nhỏ lẽ, các cơ sở doanh nghiệp khác hoạt động cầm chừng, phát triển sản suất kinh doanh chưa thực sự mạnh mẽ nên vấn đề giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế. 2.4.2. Tạo việc làm thông qua dự án phát triển thị trường lao động Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động, đặc biệt là mở thêm văn phòng vệ tinh tại huyện Hướng Hóa và dự kiến mở ở xã Quảng Trị. Việc đầu tư
- 8 đúng trọng tâm đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm. Trung tâm đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho người lao động cần tìm kiếm việc làm, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Sàn giao dịch việc làm đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp lao động tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu của người lao động tìm kiếm việc làm và các đơn vị tuyển dụng. 2.4.3.Tình hình đào tạo nghề cho lao động Công tác đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh giai đoạn 20162020 được triển khai đúng hướng, phù hợp với nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.4.4 Tình hình xuất khẩu lao động Trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và Hội đoàn thể trong tỉnh, thực hiện có kết quả công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các sàn giao dịch việc làm, lựa chọn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín để giới thiệu đến các địa phương trong tỉnh tư vấn tuyển chọn tạo nguồn lao động, tạo việc làm thông qua đào tạo nghề. Huyện Gio Linh và Huyện Triệu Phong đang có những chuyển biến tích cực nhờ hiệu quả từ việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài. 2.5 Những hạn chế và nguyên nhân về giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Quảng Trị 2.5.1. Những hạn chế :
- 9 Chất lượng việc làm chưa cao, thiếu tính ổn định, chưa gắn đào tạo nghề với tạo việc làm. Đa phần lao động nông thôn vẫn chưa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật kém, thiếu trình độ chuyên môn nên việc giải quyết việc làm chất lượng chưa cao, thiếu tính bền vững và thu nhập thấp. Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ còn một số tồn tại, hạn chế, yếu kém. Cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng trong thời gian qua được hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù để giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, nhưng công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Mặt khác, tỉnh còn thiếu nguồn lực để thực hiện chính sách, do đó tác động của các chính sách giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ chưa cao, chưa đạt được mục tiêu của chính sách đề ra như chính sách giải quyết đất sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển kinh tế, đào tạo gắn với giải quyết việc làm, chính sách ưu tiên xét tuyển, thi tuyển vào cơ quan hành chính và sự nghiệp công lập... Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo theo quy định của cấp dưới đối với cấp trên, chất lượng báo cáo chưa sâu, đánh giá chưa kỹ, số liệu còn chệch choạc ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý. Chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm đều đạt và vượt nhưng không chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan cấp dưới xây dựng chỉ tiêu kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, dẫn đến không ít khó khăn cho công tác đánh giá các chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, để xây dựng những chính sách khả thi, phù hợp với từng địa phương.
- 10 Hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm về tiến độ giải ngân vẫn còn một số trường hợp do công tác uỷ thác, bình bầu các hộ tham gia tổ tiết kiệm nên để làm được thủ tục vay vốn diễn ra chậm, mất nhiều thời gian, phần nào cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của người dân khi vào vụ mùa nuôi trồng hoặc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn vay vẫn còn một số hộ sử dụng vốn chưa đúng mục đích như trong hồ sơ dự án đã được phê duyệt, khi kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng vay vốn, dự án rơi vào tình trạng gia hạn nợ, nợ quá hạn. Công tác thẩm định một số trường hợp cho vay chưa đúng về thời hạn cây trồng, vật nuôi, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định. Hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài. Công tác vận động tuyên truyền của các cấp, các ngành chưa rộng, chưa sâu, thiếu thường xuyên, thông tin cung cấp cho người lao động chưa phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Chưa làm cho nhân dân nhận thấy rõ được lợi ích, hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài của công tác xuất khẩu lao động, từ đó mà số người tham gia xuất khẩu lao động chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Số người tham gia xuất khẩu lao động những năm gần đây, có phần chững lại và giảm xuống, đặc biệt đối với thị trường Malaysia do thu nhập không hấp dẫn nên số người tham gia ít, các thị trường khác như Đài Loan thì yêu cầu về ngoại hình (chiều cao, cân nặng) hoặc chi phí cao quá khả năng tài chính của người lao động. Vai trò quản lý Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động ở một số xã, phường, thị trấn chưa được tốt trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát, để phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong xuất khẩu lao động. Theo dõi, tổng hợp báo cáo công tác xuất khẩu lao động của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở một số
- 11 huyện chưa kịp thời đã ảnh hưởng đến tiến độ thời gian tổng hợp báo cáo, tổng kết cũng như việc giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động. Thực hiện phối hợp giữa Sở Lao động – Thương binh Xã hội với các ngành, các cấp ở địa phương, tổ chức đoàn thể và ngược lại chưa chặt chẽ, không nhịp nhàng, thiếu đồng bộ dẫn đến không huy động tập trung được nguồn lực lớn để thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm hiệu quả hơn. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp chưa phổ biến, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn xa lạ, khó tiếp cận vì phương pháp canh tác truyền thống vẫn chưa thay đổi triệt để, dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa khó cạnh tranh, giá cả tiêu thụ không ổn định, ảnh hưởng lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.Thậm chí đại bộ phận người dân tộc Vân Kiều và Pakô còn tập tục đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư không ổn định tại các vũng giáp danh biên giới Lào. Trong các báo cáo chưa phân tích sâu, đầy đủ, mổ xẻ các nguyên nhân chính yếu, cơ bản các dạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đặc biệt là đối với lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với lợi thế của từng địa phương. 2.5.2. Nguyên nhân Quy mô nền kinh tế tỉnh nhà còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng chưa cao; tính bền vững, tính cạnh tranh còn yếu; tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp. Khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế. Việc khảo sát nhu cầu đào tạo nghề tại một số địa phương chưa cụ thể, nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng không có việc làm; nhu cầu việc làm của một số nghề nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thị trường nông sản nên không ổn định.
- 12 Do ngân sách tỉnh hạn chế nên kinh phí bố trí chưa đảm bảo đúng theo kế hoạch; các dự án đầu tư, khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống; kinh tế trang trại; kinh tế hợp tác xã; kinh tế hộ gia đình phát triển chậm, nên chưa có điều kiện thu hút lao động. 2.6 Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Quảng Trị 2.6.1 Phương hướng giải quyết việc làm Tập trung phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng xã, từng huyện phù hợp với đặc điểm, kinh nghiệm, kinh tế của từng hộ gia đình dân tộc thiểu số tại chỗ. Ưu tiên phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc thiểu số, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, giảm nghèo, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước để tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia học nghề, có cơ hội tốt nhất để tìm kiếm việc làm mới với năng suất lao động và thu nhập cao hơn.
- 13 Tiếp tục phát triển các khu kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh ở các xã, các huyện dọc tuyến biên giới Campuchia, nhất là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất công nghiệp; ưu tiên sử dụng nhiều lao động dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm việc; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thồng. Thực hiện và từng bước hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tín dụng cho vay ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm; chính sách hỗ trợ học nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Tăng cường hoạt động Trung tâm Dịch vụ việc làm hỗ trợ trực tiếp để giới thiệu việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ thất nghiệp, người thiếu việc làm ở nông thôn trong thị trường lao động. 2.6.2 Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giải quyết việc làm Thường xuyên nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Từ đó nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân đối với nhiệm vụ giải quyết việc làm; nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc làm, tạo việc làm đối với phát triển kinh tếxã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội của địa phương. Giao và kiểm tra chỉ tiêu, nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động là dân tộc thiểu số tại chỗ, làm cơ sở đánh giá năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cấp.
- 14 Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đối với các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cần lựa chọn những hình thức thích hợp như: tổ chức sinh hoạt nói chuyện thường xuyên theo định kỳ các tụ điểm dân cư, cung cấp tờ rơi, tăng cường các hình thức phát sóng đa dạng, liên tục, hấp dẫn trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã và thôn buôn để nhân dân nắm bắt thực hiện. Nội dung phổ biến, tuyên truyền, quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động phải căn cứ vào từng đối tượng để lựa chọn cho phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người nghe. Nội dung tuyên truyền vận động cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, đặc biệt người lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Tổ chức tập huấn, phổ biến cung cấp thường xuyên các chính sách mới, văn bản mới, những ưu đãi, lợi ích đối với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ để tạo điều kiện chấp hành tốt pháp luật của nhà nước về việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại chỗ phải phát triển toàn diện từ thể chất, dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, rèn luyện các phẩm chất tâm lý xã hội thích ứng với xã hội nông nghiệp nông thôn hiện đại. Chú trọng phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa các khâu của quy trình sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm th ực hiện cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút, hỗ trợ các gia đình còn khó khăn.
- 15 Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở nông thôn, lực lượng này giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra việc làm mới thu hút một phần không nhỏ lao động nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động. Sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong khu vực lâm nghiệp, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu tạo điều kiện cho lao động thiểu số tại chỗ tham gia quản lý, điều hành phát triển sản xuất. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Kiến nghị đề xuất với chính phủ và các bộ ,cơ quan ngang bộ. Chính phủ cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư các công trình trọng điểm cho tỉnh Quảng Trị, để thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động ở các huyện nghèo (ở Quảng Trị có huyện Đakrông), các xã ven biển của tỉnh tham gia xuất khẩu lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế về lao động, giữ vững các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, phát triển thêm các thị trường lao động có tiềm năng để thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. 2.6.3 Kiến nghị đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành Để tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động thì trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh cần phải xác định rõ các mục tiêu, các chỉ tiêu về việc làm mới. Từ đó có các giải pháp về tạo môi trường, cũng như hỗ trợ về tài chính, nhằm khuyến khích mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, đặc biệt ưu tiên cho những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
- 16 Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn, miền núi, miền biển nhất là các vùng có lợi thế về phát triển nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến, để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí cho Chương trình Mục tiêu việc làm đúng theo dự toán của Chương trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, để đảm bảo cho các hoạt động của Chương trình. Các sở, ban ngành chức năng cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh hoạt động quảng bá các lợi thế của tỉnh Quảng Trị để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, ban hành các chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư và hoạt động trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các doanh nghiệp may mặc, giày da,... Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tuyên truyền sâu rộng Chương trình Mục tiêu việc làm trong nhân dân, để nhân dân nhận thức đúng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Chương trình; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ cho lao động xuất khẩu. Để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Trung tâm Dịch vụ Việc làm tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp có uy tín và có đơn đặt hàng chất lượng cao đến Quảng Trị để tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- 17 3.KẾT LUẬN Quảng Trị tuy có nguồn lao động trẻ lại dồi dào, nhưng do chất lượng lao động vẫn còn thấp. Mặt khác, tỉnh đi lên từ xuất phát điểm thấp, hạ tầng cơ sở kém phát triển, là một tỉnh thuần nông, nền công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh chậm phát triển, lại chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt . Vì thế muốn tạo ra việc làm ngày càng nhiều thì đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhanh chóng, phát triển mạnh hệ thống đào tạo dạy nghề. Bên cạnh đó, phải có sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, của các cơ quan ban ngành nhằm vạch ra những chính sách, giải pháp đồng bộ có hiệu quả thiết thực, nhất là phải phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Phải tạo điều kiện cho mọi người lao động tham gia tạo việc làm cho mình và cho người khác vừa góp phần giải quyết khó khăn trước mắt, vừa đẩy mạnh nền kinh tế tỉnh nhà phát triển đi lên. Để thực hiện hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về giải quyết việc làm thì hoạt động quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho người lao động có đủ điều kiện, cơ hội để tìm kiếm việc làm ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng cường bền vững. Để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, đặc biệt là đối với người lao động dân tộc thiểu số Quảng Trị sẽ phải nổ lực phấn đấu không ngừng để phát triển sản xuất, mở rộng nhiều ngành nghề tạo môi trường thuận lợi cho tập thể và mỗi cá nhân người lao động có điều kiện để thực hiện năng lực lao động sáng tạo, vừa đáp ứng nhu cầu cống hiến vừa hưởng thụ thành quả chính đáng
- 18 của mình. Với truyền thống lao động cần cù, chịu khó, cộng với trí thông minh và tài năng sáng tạo của nhân dân, cùng với tinh thần đoàn kết, ham học hỏi chắc chắn tỉnh Quảng Trị sẽ ngày càng phát triển đi lên. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị, được download tại địa chỉ: www.quangtri.gov.vn Đỗ Hoàng Toàn Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế NXB lao động xã hội. Tạp chí giáo dục. Tạp chí lí luận – Khoa học giáo dục. Bộ giáo dục và đào tạo, được download tại địa chỉ: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn Thư viện số: Trường Đại học Lao động Xã hội (CS2), được download tại địa chỉ: http://ldxh.tailieu.vn/ https://tapchicongthuong.vn/baiviet/taodonglucchonguoilaodongnghien cuudienhinhtaicongtytnhhnhahangjw75239.htm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Giải pháp giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động
21 p | 6435 | 1575
-
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Không đăng ký khai sinh hậu quả và trách nhiệm thuộc về ai
32 p | 8656 | 1127
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tranh chấp bất động sản thừa kế là quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
22 p | 2626 | 619
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tăng cường công tác phổ biến pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN
21 p | 1994 | 486
-
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước: Xử lý tình trạng sinh viên rút hồ sơ thôi học chuyển trường khác
25 p | 1913 | 437
-
Tiểu luận quản lý nhà nước về kinh tế
17 p | 2177 | 252
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Xử lý vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn, lập bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng và vận chuyển vật liệu trên đê bao
23 p | 1015 | 242
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Xử lý vi phạm pháp luật về vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
24 p | 817 | 169
-
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
29 p | 726 | 158
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện A tham mưu chi quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương sai mục đích theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành
15 p | 623 | 142
-
Tiêu luận Quản lý Nhà nước Chuyên viên 6
19 p | 297 | 85
-
Tiểu luận Quản lý Nhà nước về kinh tế: Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý luận và thực tiễn các phương pháp và công cụ QLNN về kinh tế mà anh/chị quan tâm?
17 p | 172 | 40
-
Tiểu luận Quản lý nhà nước: Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng – huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
25 p | 328 | 32
-
Tiểu luận Quản lý nhà nước: Xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với bà Trịnh Thị Cửu, tại địa chỉ khách sạn Khánh Trang - số 556 đường ¼, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
19 p | 86 | 28
-
Tiểu luận Quản lý nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước: Tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay
28 p | 37 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
109 p | 31 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
25 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn