MỤC LỤC<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Triết học của C. Mác và Ăng ghen là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại <br />
của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ <br />
XIX. Tuy nhiên, triết học của các ông khác một cách căn bản với các quan <br />
điểm, các hệ thống và các học thuyết trước đó. Sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy <br />
vật biện chứng (bao gồm cả chủ nghĩa duy vật lịch sử) của Mác và Ăng ghen <br />
thực sự là một cuộc cách mạng trong triết học.<br />
C.Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Đức. Cha của ông là một luật sư có <br />
quan điểm tiến bộ. Ông ủng hộ tư tưởng dân chủ tư sản và khai sáng Pháp. <br />
Năm 1835, Mác học luật ở đại học Bon, một năm sau chuyển sang học lịch sử <br />
và triết học ở Béclin. Mác bảo vệ luận án tiến sĩ triết học vào năm 24 tuổi. <br />
Tháng 6 năm 1843, Mác kết hôn với Gienni Phôn, người bạn gái từ hồi còn nhỏ <br />
của ông. Mac mất ngày 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C.Mác (1818 1883) F. Ăngghen (1820 1895)<br />
<br />
F. Ăng ghen sinh ngày 28/11/1820, tại Bácmen, tỉnh Rênani, nước Đức. Cụ <br />
thân sinh ra ông là chủ một xưởng dệt. Ông bỏ dở việc học ở bậc trung học về <br />
<br />
2<br />
làm việc cho cha, và sau đó làm thư ký cho một hãng buôn ở Bơrêmô. Năm <br />
1841, Ăngghen rời Bơrêmô đến Béclin tham gia vào một trung đoàn pháo binh. <br />
Cũng trong thời kỳ này, ông đã theo học triết học ở trường đại học và giao lưu <br />
với phái Hêghen trẻ. Từ tháng 3 năm 1842, ông đã bắt đầu xuất bản những tác <br />
phẩm đầu tiên của mình. <br />
Cuối tháng 8 năm 1844, ông gặp Mác tại Pari, thủ đô của nước Pháp. Sự gặp <br />
gỡ này đã đánh dấu một giai đoạn phát triển đặc biệt của triết học Mác nói <br />
riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Từ đây, C.Mác và Ăngghen đã có bước <br />
chuyển hoàn toàn từ thế giới quan duy tâm biện chứng sang thế giới quan duy <br />
vật biện chứng. Đó là quá trình phức tạp, vừa cải biến phép biện chứng duy <br />
tâm trong triết học cổ điển Đức, vừa vận dụng phép biện chứng duy vật vào <br />
việc nhận thức lịch sử xã hội để từng bước C.Mác và Ăng ghen hoàn chỉnh hệ <br />
thống triết học của mình về thế giới quan và phương pháp luận. Ăng ghen <br />
mất năm 1895, sau khi đã hoàn tất những phần việc mà Mác còn để lại. <br />
Từ năm 1844 đến năm 1895. C.Mác và F. Ăng ghen đã bổ sung và phát triển <br />
toàn diện những vấn đề của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. <br />
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử <br />
triết học nhân loại. Toàn bộ hệ thống triết học do Mác và Ănghen thực hiện đã <br />
chứng minh một cách bản chất và sinh động giá trị lý luận và thực tiễn lớn lao <br />
của học thuyết Mác.<br />
<br />
2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA TRIẾT <br />
HỌC MÁC<br />
1.1. Điều kiện kinh tế xã hội<br />
<br />
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở châu Âu, phương <br />
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo nên mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối lập, <br />
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. “… giai cấp tư sản không những đã rèn <br />
những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy <br />
chống lại nó, đó là những người công nhân hiện đại, những người vô sản”. <br />
<br />
3<br />
Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến một yêu cầu mới đòi hỏi phải có <br />
lý luận khoa học dẫn đường lý luận triết học Mác.<br />
<br />
1.2. Tiền đề lý luận<br />
<br />
Triết học Mác ra đời trên cơ sở là tiền đề lý luận trực tiếp là triết học cổ <br />
điển Đức mà tiêu biểu là triết học Cantơ, Heeghen, Phoiơbắc.<br />
Triết học duy tâm tiên nghiệm của Cantơ đã nêu ra những quan niệm khởi <br />
đầu về phép biện chứng, làm cơ sở cho tư tưởng biện chứng duy tâm trong lịch <br />
sử triết học cổ điển Đức. Triết học Hêghen là đỉnh cao của nền triết học cổ <br />
điển Đức, trình bày một cách có hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật của <br />
phép biện chứng duy tâm xuất phát từ “Ý niệm tuyệt đối”. Triết học duy vật <br />
nhân bản của Phoiơbắc đã nêu ra quan niệm về con người và lịch sử trên cơ sở <br />
giới tự nhiên và đời sống xã hội.<br />
Kế thừa trên tinh thần phê phán những hạt nhân hợp lý của triết học cổ điển <br />
Đức, C.Mác xây dựng hệ thống triết học duy vật biện chứng.<br />
<br />
1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên<br />
<br />
Vào giữa thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt được những thành tựu nổi bật về <br />
khoa học tự nhiên. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng được tìm ra <br />
bởi R.Maye và P.P. Giulơ; học thuyết tế bào được khám phá bởi Svan và <br />
Slâyđen của Đức; học thuyết tiến hóa của Đácuyn. Những phát minh vạch thời <br />
đại trong khoa học tự nhiên cùng với những thành tựu khoa học khác trong vật <br />
lý, hóa học, sinh học là cơ sở để C. Mác xây dựng và phát triển tư tưởng biện <br />
chứng trong học thuyết triết học.<br />
<br />
3. CÁC PHÉP BIỆN CHỨNG<br />
3.1. Khái niệm phép biện chứng<br />
<br />
Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa phản <br />
ánh sự tồn tại, vận động và phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện <br />
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.<br />
4<br />
Biện chứng bao gồm: biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới <br />
vật chất và biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng trong hoạt động tinh <br />
thần của con người.<br />
Phép biện chứng, là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế <br />
giới thành hệ thống các nguyên lý, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống <br />
các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. <br />
Theo Ăngghen, phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ <br />
biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của <br />
tư duy.<br />
Kết cấu phép biện chứng bao gồm: thế giới quan (hệ thống những quan <br />
điểm duy vật hoặc duy tâm về thế giới) và phương pháp luận (nguyên tắc <br />
phương pháp luận về nhận thức và hoạt động thực tiễn). Chính vì vậy khi <br />
nghiên cứu các hình thức cơ bản của phép biện chứng chúng ta sẽ thấy được <br />
sự khác nhau căn bản giữa các hình thức lịch sử của phép biện chứng.<br />
<br />
3.2. Các phép biện chứng trước Mác<br />
<br />
Người đầu tiên xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật là <br />
Hêraclit nhưng phép biện chứng của ông chưa được trình bày dưới dạng một <br />
hệ thống các luận điểm mà được trình bày dưới dạng các câu danh ngôn <br />
mang tính thi ca, triết lý. Heghen cũng đưa ra các nguyên lý, các cặp phạm trù <br />
và quy luật cơ bản của phép biện chứng nhưng trong ý niệm, tư duy biện <br />
chứng mà không thấy nó trong thế giới vật chất nên phép biện chứng của ông <br />
được Mác gọi là phép biện chứng lộn ngược.<br />
<br />
3.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
<br />
Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức khoa học, <br />
chủ nghĩa duy vật đã trải qua ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất <br />
phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó, <br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa <br />
duy vật, là hạt nhận lý luận của thế giới quan khoa học.<br />
<br />
5<br />
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ăngghen sáng lập. Với sự kế <br />
thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những <br />
thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ <br />
khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật <br />
chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại Tây Âu, đạt <br />
tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.<br />
Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây <br />
dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ <br />
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm các <br />
nội dung cơ bản: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật (nguyên lý về <br />
mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển); ba quy luật cơ bản của <br />
biện chứng duy vật (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, <br />
quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất <br />
và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định); các cặp phạm trù cơ bản của <br />
phép biện chứng duy vật (cái chung cái riêng, nguyên nhân kết quả, tất nhiên <br />
ngẫu nhiên, nội dung hình thức, bản chất hiện tượng, khả năng hiện <br />
thực); lý luận nhận thức duy vật biện chứng.<br />
<br />
3.4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử<br />
<br />
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã <br />
hội; là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện <br />
chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch <br />
sử nhân loại, nhờ đó hoàn thiện và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa <br />
duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật.<br />
Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử là các học thuyết hình thái kinh tế <br />
xã hội, biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biện chứng <br />
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, biện chứng giữa tồn tại xã hội và <br />
ý thức xã hội và tiến bộ xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
4. THỰC CHẤT CUỘC CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC DO <br />
MÁC VÀ ĂNG GHEN THỰC HIỆN<br />
Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện <br />
là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp <br />
biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và <br />
phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học <br />
trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa <br />
triết học và các khoa học cụ thể. <br />
Sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được <br />
thừa nhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Cuộc cách mạng <br />
này đã đưa triết học nhân loại từ thời kỳ chủ yếu là “giải thích thế giới” sang <br />
thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Với sự ra <br />
đời của triết học Mác, lịch sử triết học của nhân loại đã chuyển sang một <br />
thời kỳ mới về chất. Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở <br />
những điểm cơ bản sau:<br />
<br />
4.1. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng<br />
<br />
C. Mác và Ăngghen đã khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và <br />
phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên <br />
sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương <br />
pháp biện chứng đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.<br />
Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ <br />
nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy <br />
Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật <br />
và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất <br />
này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít. Tuy nhiên, sự thống <br />
nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của <br />
Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp <br />
biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như <br />
<br />
<br />
7<br />
Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về <br />
thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và <br />
lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại <br />
và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không <br />
ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong.<br />
Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển <br />
về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa <br />
duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là <br />
chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ <br />
điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với phương <br />
pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong phương pháp <br />
nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền <br />
thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện chứng của Hêghen <br />
không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ <br />
nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó không thực sự trở thành <br />
khoa học mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự phát triển tư duy nhân loại. <br />
Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật nhân bản của <br />
L.Phoiơbắc. Nhưng chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ <br />
nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn tách khỏi phương pháp biện chứng.<br />
Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ <br />
với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng <br />
phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên <br />
nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp <br />
biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, <br />
sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng <br />
trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy <br />
vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây <br />
chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.<br />
<br />
<br />
8<br />
4.2. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử<br />
<br />
Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc <br />
cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.<br />
Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát <br />
triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy <br />
vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, <br />
nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ <br />
nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một <br />
cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã <br />
hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách <br />
duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, <br />
tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để <br />
nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “chủ nghĩa duy vật <br />
lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận <br />
khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy <br />
tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính <br />
trị”. Như vậy, với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ <br />
nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới <br />
trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận <br />
động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh <br />
này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống <br />
như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra <br />
quy luật phát triển của lịch sử loài người”. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của <br />
C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình <br />
thức tổ chức xã hội này, nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một hình <br />
thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã <br />
nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến”. Về bản chất, chủ nghĩa duy <br />
vật lịch sử của C.Mác quan niệm duy vật về lịch sử cũng là chủ nghĩa duy <br />
vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử – lĩnh <br />
9<br />
vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa <br />
duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho <br />
C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được <br />
sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế xã hội tư bản <br />
chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại <br />
nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.<br />
<br />
4.3. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn<br />
<br />
, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa lý luận với hoạt động thực <br />
tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ <br />
nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.<br />
Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu <br />
vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Đúng như C.Mác đã <br />
từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách <br />
khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Cũng đã có một số nhà triết học <br />
muốn cải tạo thế giới nhưng lại bằng con đường không tưởng dựa vào các <br />
lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng con đường <br />
giáo dục đạo đức... Có thể nói, không một nhà triết học nào trước C.Mác hiểu <br />
được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các nhà triết học <br />
khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời <br />
bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông <br />
qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều <br />
này. C.Mác đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy <br />
vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, <br />
hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách <br />
thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm <br />
giác của con người, là thực tiễn”.<br />
Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ là giải thích thế giới, mà quan <br />
trọng hơn là cải tạo thế giới. Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã <br />
<br />
<br />
10<br />
chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn <br />
của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói <br />
riêng, vào triết học nói chung, C.Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về <br />
chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong triết học Mác, không có sự đối <br />
lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt <br />
động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản <br />
được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện <br />
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai <br />
cấp vô sản lại là cơ sở, động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật <br />
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Giữa triết học Mác với hoạt động <br />
thực tiễn của giai cấp vô sản có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Do vậy, triết <br />
học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô <br />
sản và của toàn thể nhân loại tiến bộ.<br />
<br />
4.4. Thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng.<br />
<br />
Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng. Tính <br />
khoa học sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì <br />
thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để. Triết học Mác biểu hiện tính cách <br />
mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết, trong mục đích cải tạo thế <br />
giới, trong vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Triết học đã chứng <br />
minh bằng sức mạnh của phương pháp biện chứng, sự thay thế chủ nghĩa tư <br />
bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. Chỉ có chủ nghĩa <br />
duy vật của Mác là đã chỉ rõ cho giai cấp vô sản con đường phải theo để thoát <br />
khỏi chế độ nô lệ về tinh thần. Trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống <br />
lay lắt từ trước tới nay. Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, <br />
còn giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh <br />
vì xã hội tương lai. <br />
Tính cách mạng trong triết học Mác biểu hiện ở bản chất khoa học và cách <br />
mạng của phép biện chứng. C.Mác cho rằng: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép <br />
<br />
11<br />
biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn <br />
tư tưởng giáo điều của chúng mà thôi” vì trong quan niệm tích cực về cái <br />
hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về <br />
sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi <br />
hình thái đã được hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận <br />
động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không <br />
khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán <br />
và cách mạng.<br />
<br />
4.5. Xác định mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể<br />
<br />
Với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật <br />
lịch sử,C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học <br />
cụ thể.<br />
Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau <br />
các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng. Chẳng hạn, ở phương Đông cổ <br />
đại, triết học thường ẩn giấu đằng sau các học thuyết về chính trị, tôn giáo, <br />
đạo đức... Ở Hy Lạp cổ đại, triết học được coi là “khoa học của các khoa <br />
học”. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của thần học, <br />
có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Ở thời kỳ Cận đại, triết <br />
học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con <br />
người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri <br />
thức của con người trong quan niệm của Ph.Bêcơn... Quan hệ giữa triết học <br />
Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn <br />
nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, <br />
thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học <br />
Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Chính những <br />
thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ những <br />
hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong nhận thức thế giới; <br />
đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện <br />
<br />
<br />
12<br />
chứng. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế <br />
giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của <br />
các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận <br />
của triết học Mác. Đúng như một nhà khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX đã nhận <br />
xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Tuy <br />
nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường rất ảnh <br />
hưởng đến sự phát triển tiếp tục của tư tưởng khoa học, khi chúng chỉ ra một <br />
trong rất nhiều phương hướng phát triển có thể có. Như vậy, sự ra đời của <br />
triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể.<br />
Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện có ý nghĩa lý luận và <br />
thực tiễn vô cùng to lớn đối với thời đại. Chính cuộc cách mạng này đã làm <br />
cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có cơ sở để trở thành khoa học. Cuộc cách <br />
mạng này cũng làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, chức năng và nhiệm <br />
vụ. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của <br />
nhân loại tiến bộ.<br />
<br />
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN<br />
Kể từ khi triết học Mác ra đời cho đến nay, thực tiễn đã có nhiều đổi thay, <br />
nhưng triết học Mác vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn <br />
trong thời đại ngày nay. Có thể nói, cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác <br />
thực hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn <br />
trong việc phát triển triết học Mác Lênin ở thời đại ngày nay. Điều này thể <br />
hiện ở chỗ:<br />
Một là, với tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta phải thấy <br />
rằng, triết học Mác Lênin là một hệ thống mở chứ không phải là hệ thống <br />
khép kín; nó đòi hỏi luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Đối với <br />
phương pháp biện chứng duy vật, không có gì là bất biến. Bản thân C.Mác, <br />
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả <br />
xâm phạm”, là khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trái lại, các nhà kinh <br />
<br />
13<br />
điển của chủ nghĩa Mác Lênin luôn đòi hỏi những người cộng sản sau này <br />
phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học Mác <br />
Lênin sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và phải biết bổ sung, hoàn <br />
thiện, phát triển chúng. Trên tinh thần ấy mà lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm học tập <br />
chủ nghĩa Mác Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin; học <br />
tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lênin để áp <br />
dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những <br />
vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”; “học tập cái tinh thần <br />
xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập <br />
những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin để áp dụng một cách sáng <br />
tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”. Đồng thời, Người <br />
cũng yêu cầu lý luận phải thường xuyên được “bổ sung bằng những kết luận <br />
mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”. <br />
Hai là, sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong <br />
trào công nhân những năm 30 40 của thế kỷ XIX. Bản thân triết học Mác <br />
cũng gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân. Chính <br />
C.Mác, trong quá trình sáng tạo triết học, đã khắc phục sự đối lập giữa triết <br />
học với hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vậy, bổ sung, hoàn thiện, <br />
phát triển triết học Mác Lênin phải theo hướng gắn bó với thực tiễn, bảo <br />
đảm sự thống nhất giữa triết học với thực tiễn. Thực tiễn luôn vận động, <br />
biến đổi và phát triển, do vậy, nhận thức của con người cũng luôn cần được <br />
bổ sung, hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đó. Triết học Mác <br />
Lênin cũng không nằm ngoài quy luật này. V.I. Lênin và Hồ Chí Minh là <br />
những tấm gương sáng về việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học <br />
Mác Lênin trong những điều kiện mới của thực tiễn. Sự thống nhất giữa <br />
triết học Mác Lênin với thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải đáp cho <br />
những vấn đề của ngày hôm nay từ chính thực tiễn ngày hôm nay chứ không <br />
thể chỉ tìm trong lịch sử. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung, hoàn thiện và phát <br />
14<br />
triển triết học Mác Lênin cần tránh hai thái cực sai lầm: hoặc là không thấy <br />
được những đổi thay của thực tiễn, bảo thủ không muốn bổ sung, hoàn thiện <br />
và phát triển những nguyên lý của triết học Mác Lênin; hoặc là quá nhấn <br />
mạnh, tuyệt đối hóa sự đổi thay của thực tiễn dẫn đến đòi xét lại triết học <br />
Mác Lênin.<br />
Ba là, ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa <br />
học cụ thể. Do vậy, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và <br />
công nghệ, triết học Mác Lênin không thể không được bổ sung, hoàn thiện, <br />
phát triển lý luận của mình. Sự hợp tác giữa những người nghiên cứu triết <br />
học Mác Lênin với các nhà khoa học tự nhiên trong điều kiện hiện nay là <br />
hết sức cần thiết. Nếu triết học Mác Lênin không được bổ sung, hoàn thiện <br />
và phát triển trên cơ sở khái quát những thành tựu mới của các khoa học cụ <br />
thể thì sẽ trở nên lạc hậu, nghèo nàn, khô cứng, không thể đáp ứng được vai <br />
trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất cho các khoa học cụ thể, <br />
cũng như cho quần chúng nhân dân trong hoạt động cải tạo thế giới. Đương <br />
nhiên, nếu không đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện <br />
chứng và phương pháp biện chứng duy vật thì trước những phát minh mới <br />
của khoa học, người ta dễ mất phương hướng, dễ mắc phải sai lầm trong <br />
nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Ph.Ăngghen đã từng phê phán một số <br />
nhà khoa học tự nhiên khi cho rằng, họ không cần tới tư duy lý luận. Theo <br />
Ph.Ăngghen, những nhà khoa học tự nhiên ấy, trên thực tế, lệ thuộc rất nhiều <br />
vào tư duy lý luận, nhưng thường lại là tư duy sai lầm được rút ra từ những <br />
học thuyết triết học “tồi tệ nhất”. Do vậy, Ph.Ăngghen cho rằng, “dù các nhà <br />
khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề chỉ <br />
ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ <br />
muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu <br />
biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”. Tuy nhiên, điều này <br />
không có nghĩa là chỉ cần nắm được triết học Mác Lênin thì con người sẽ <br />
giải quyết được mọi vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra. Triết học Mác <br />
15<br />
Lênin không phải bảo bối chứa sẵn mọi cách giải quyết những vấn đề do <br />
cuộc sống cũng như nhận thức đặt ra. Để tìm được lời giải đáp cho những <br />
vấn đề nảy sinh, bên cạnh những tri thức triết học Mác Lênin, còn phải cần <br />
đến những tri thức của các khoa học cụ thể, kinh nghiệm sống và hoạt động <br />
thực tiễn của mỗi người. Thiếu những điều đó, chúng ta không thể hiểu và <br />
vận dụng đúng những nguyên lý của triết học Mác Lênin. Do vậy, trong <br />
việc bổ sung, hoàn thiện và phát triển triết học Mác Lênin, cần phải chống <br />
cả hai thái cực sai lầm: hoặc coi thường triết học Mác Lênin, tuyệt đối hóa <br />
các khoa học cụ thể; hoặc chỉ thấy có triết học Mác Lênin, không thấy vai <br />
trò của các khoa học cụ thể. Đồng thời, cũng cần phải nhận thức đúng rằng, <br />
bản thân triết học Mác Lênin cũng cần được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện <br />
và phát triển.<br />
<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Tóm lại, thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác <br />
thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và <br />
phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa <br />
duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; <br />
đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối <br />
liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. C ó thể khẳng định lại rằng, <br />
hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ khi cuộc cách mạng trong triết học <br />
được C.Mác thực hiện, ý nghĩa của cuộc cách mạng này vẫn giữ nguyên tính <br />
thời sự và tính thực tiễn cho việc phát triển triết học Mác Lênin trong thời <br />
đại hiện nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994;<br />
2. Lịch sử triết học; GS.TS Nguyễn Hữu Vui, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà <br />
Nội, 2007;<br />
3. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, 2009;<br />
4. Giáo trình triết học, 2015;<br />
5. Giáo trình triết học, 2007;<br />
6. Tạp chí triết học, số 7, 2008.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />