Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
lượt xem 54
download
Bài tiểu luận được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc. Đánh giá tình hình thế giới và đất nước hiện nay và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
- TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (PLT06A) ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên: Nhóm Lớp: Cán bộ chấm thi Điểm 1. 2. Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2022
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam là một nước anh hùng trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và lập nên nhiều chiến công hiển hách như: đánh đuổi thực dân Pháp rút quân về nước,... Do vậy, độc lập dân tộc không chỉ là khát vọng mang tính phổ biến với toàn nhân loại, mà còn là khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã đanh thép khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển các cuộc xung đột kinh tế, chính trị, văn hóa diễn ra ngày càng gay gắt của các nước trên thế giới. Đồng thời, đất nước ta cũng đã và đang phải đối phó với những căng thẳng, xung đột tranh chấp có liên quan đến vấn đề dân tộc cũng như chủ quyền hợp pháp của dân tộc ta. Ngoài ra, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, gây chia rẽ, ly khai dân tộc, ảnh hưởng tới sự toàn vẹn và thống nhất của đất nước. Do đó, độc lập dân tộc là một yếu tố cấp thiết và đòi hỏi toàn thể dân tộc Việt Nam giữ gìn và xây dựng Tổ quốc. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, được Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng vào tình hình thực tiễn đất nước vào việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc, thực hiện xây
- dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta trong suốt bề dày lịch sử, việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức về vấn đề độc lập dân tộc trong bối cảnh tình hình hiện nay là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, em xin chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc. Đánh giá tình hình thế giới và đất nước hiện nay và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận có nhiệm vụ: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc; Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc; Giá trị thực tiễn và lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Phạm vi của tiểu luận: nghiên cứu một số nột dung chủ yếu về độc lập dân tộc, cũng như đi sâu vào phân tích và vận dụng nó trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam,...
- Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kế, khảo sát và tổng kết thực tiễn,... 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đê tai ̀ ̀ Ý nghĩa lý luận: đề tài góp phần làm rõ nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc. Nêu lên giá trị to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với độc lập dân tộc Việt Nam nói riêng và độc lập dân tộc thế giới nói chung. Ý nghĩa thực tiễn: những thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được trong việc đề ra những chính sách về độc lập dân tộc, từ đó rút ra bài học thực tiễn cho bản thân. NỘI DUNG I. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Độc lập dân tộc phải là độc lập với đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và thể hiện ở tự do, hạnh phúc của dân. Như bao nhiêu người dân Việt Nam yêu nước khác sống kiếp nô lệ dưới thời thuộc Pháp, khát vọng và mong muốn lớn nhất của Hồ Chí Minh là quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc. Độc lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, đây là khát vọng mang tính phổ biến của các dân tộc bị mất quyền dân tộc, chịu sự đè nén, thống trị của ngoại bang. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh
- xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, thực hiện áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa đối với các dân tộc thuộc địa từ đó, đã tạo ra sự bất bình đẳng lớn trong lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh phê phán và lên án chủ nghĩa thực dân đã chà đạp và thủ tiêu quyền dân tộc, kìm hãm sự phát triển của các dân tộc thuộc địa. Cách tiếp cận độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh xuất phát từ quyền con người. Quyền con người là một giá trị được thừa nhận và đề cao trong các bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi” và khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản Tuyên ngôn bất hủ đó và phát triển thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Với việc tiếp cận vấn đề độc lập dân tộc từ quyền con người tức quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng cho một pháp lý quốc tế mới về quyền dân tộc và sự bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc. 2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc
- Ý trí quyết tâm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập tự do được thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị Vécxây (Pháp), thay mặt nhóm những yêu nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, bao gồm tám điểm với hai nội dung chính: Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế vào đó bằng đạo luật; Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân (tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, cư trú). Đây là hình thức thử nghiệm đầu tiên của Người sử dụng pháp lý tư sản, đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Bản yêu sách không mang tính chất cải lương, vì nó gắn chặt mục tiêu đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết với yêu sách cụ thể đòi quyền tự do dân chủ. Vào đầu năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Người cũng xác định mục tiêu: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”; “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”; “Dựng ra chính phủ công nông binh...”. Phải đấu tranh, phải đánh đổ thực dân, đế quốc để giành độc lập cho dân tộc, theo Người, đó phải là mục tiêu đầu tiên của cách mạng nước ta. Cách mạng Tháng Tám thành công, Người khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và đọc lập ấy”. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Người thể hiện lòng quyết tâm với trái tim sắt đá, bảo vệ cho rằng nền độc lập dân tộc mà nhân dân mới giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên
- ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn Độc lập tự do”. Với chân lý đó nhân dân Việt Nam đã đồng lòng, anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi vẻ vang, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước. Tư tưởng của Bác, độc lập dân tộc là một mệnh đề hành động gắn với cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Quan điểm trên của Người vừa có giá trị lý luận, thực tiễn to lớn, vừa có ý nghĩa bổ sung, phát triển chủ nghĩa MácLênin về quyền dân tộc, cụ thể là quyền độc lập, tự do. 2.2. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân Độc lập phải gắn liền với tự do, đó là lẽ đương nhiên trong đấu tranh cách mạng của các dân tộc. Hồ Chí Minh tiếp thu và đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Người cũng từng viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyên và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để khẳng định dân tộc Việt Nam cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”. Độc lập cũng phải gắn với sự tự do, hạnh phúc của nhân dân. Là một dân tộc thuộc địa bị đế quốc thực dân thống trị, bóc lột, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than, cơ cực, đói rét,... nên mong muốn, khát khao lớn nhất của dân tộc Việt Nam là làm sao nước nhà được độc lập, ai ai cũng tự do, hạnh phúc, cơm no, áo ấm. Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng tha thiết, chính đáng trên, sau khi giành độc lập dân tộc, Người tiếp tục đấu tranh vì mục đích cơm no, áo ấm,... cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Nước được độc
- lập, mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do khi được ăn no, mặc đủ”. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc cho nhân dân, như Bác đã từng bộc bạch tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Sự ham muốn đầy tính nhân văn và thắm đượm tình thương yêu dân tộc của Người và đó cũng là mục tiêu tối thượng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. 2.3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để, gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Độc lập của dân tộc Việt Nam trước đây là độc lập dưới chế độ phong kiến. Mọi quyền hành đều do giai cấp phong kiến thống trị chi phối còn tuyệt đại đa số nhân dân không có quyền tự do, dân chủ, sống dưới thân phận những người nô bộc. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới đều gieo ảo tưởng về “độc lập tự do” trong nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh chỉ cho rằng đó chỉ là “cái bánh vẽ”, chỉ là “độc lập hình thức”, “độc lập giả hiệu”, thực chất mọi quyền hành về chính trị, kinh tế đều nằm trong tay bọn thực dân, đế quốc. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh phải đấu tranh giành cho được nền độc lập thật sự. Nền độc lập thật sự, tức là dân tộc đó phải được độc lập về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ. Độc lập phải gắn liền với quyền tự quyết dân tộc. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia phải do nhân dân của dân tộc đó tự quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Nền độc lập thực sự, hoàn toàn phải được thực hiện triệt để theo nguyên tắc thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc là một nguyên tắc không thể nhân nhượng. “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, “Miền nam Việt Nam là máu của máu Việt Nam, thịt của thị Việt Nam”, “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. 2.4. Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho các dân tộc khác Quyền độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc. Chúng ta không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Hồ Chí Minh luôn gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, triệt để gắn với cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Tư tưởng đó khẳng định những căn cứ pháp lý về quyền con người, quyền dân tộc, có ý nghĩa thời đại sâu sắc và mang tính nhân văn cao cả. Là một chiến sĩ yêu nước, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam, mà đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Bác cũng không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình". II. Giá trị và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
- 1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Giá trị lý luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đã bổ sung và phát triển sáng tạo làm phong phú học thuyết chủ nghĩa MácLênin xuất phát từ tình hình thực tiễn bối cảnh đất nước ta. Ngoài ra, nó cũng đã làm chuyển hóa phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là cơ sở để Đảng ta đề ra đường lối chủ trương đối với vấn đề dân tộc trong tình hình hiện nay. Và Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là một vấn đề mang tính chiến lược cách mạng trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều phức tạp như vậy, thì phải giữ vững được độc lập dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và trên cơ sở đó nhà nước đề ra các chính sách và các cơ chế để chúng ta có thể phát triển đúng theo các định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, nó còn đặt cơ sở để xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Giá trị thực tiễn: Đây là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà luôn phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kì bấy giờ. Thực tiễn cách mạng ở một số nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn. 2. Vận dụng tư tưởng HCM về độc lập dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay
- 2.1. Thực trạng Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, nước ta đã giành được nhiều thắng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một là, xác định con đường đúng đắn, phù hợp với thực trạng tình hình của đất nước về mọi mặt. Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống nhân dân và đã đạt được những thành tựu nổi bật: quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020, đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN,... Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần chúng côngnôngtrí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hoá, giáo dục đã được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Về chính trị, xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Hai là, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Nước ta trở thành một quốc gia có chế độ chính trị độc lậptừng bước hoàn thiện và có bước phát triển. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trịxã hội, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước. Xây dựng toàn diện nền
- quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh đạt nhiều kết quả. Ba là, thành lập một bộ máy nhà nước đơn nhất, có một Đảng duy nhất, thống nhất, vững chắc. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bên cạnh những thành tựu to lớn, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng có nhiều khuyết điểm và hạn chế: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và sự chi phối của họ đối với các nước nhỏ, tạo nên sự xung đột về lợi ích, dẫn đến bất ổn về an ninh đối với nhiều quốc gia, nhất là những nước có vị trí chiến lược quan trọng như Việt Nam. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững về mọi mặt. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả, tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa cao. Trong đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, đồng thời cũng có nhiều thế lực phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay,Việt Nam cũng gặp phải không ít các vấn đề đe doạ đến độc lập chủ quyền quốc gia, nhất là những vấn đề về ngoại giao. Đơn cử như các vấn đề về tranh chấp biên giới, vùng biển đảo. 2.2. Nguyên Nhân
- Những hạn chế chủ yếu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Về khách quan: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là một sự nghiệp to lớn, toàn diện, lâu dài, rất khó khăn, phức tạp. Tình hình thế giới và khu vực có những mặt tác động không thuận lợi, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị. Về chủ quan: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, chưa được quan tâm đúng mức, đổi mới tư duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ, có mặt còn lạc hậu, hạn chế so với chuyển biến nhanh của thực tiễn. Nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn còn hạn chế. Phương pháp và cách thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa chặt chẽ. Quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu không được quy định rõ ràng, thiếu cơ chế để kiểm soát quyền lực. Nhiều chủ trương, nghị quyết đúng không được tích cực triển khai thực hiện, kết quả đạt thấp. Một số chính sách không phù hợp thực tiễn, chậm sửa đổi, bổ sung. Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt chưa được coi trọng thường xuyên, đúng mức, chưa tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng, ý chí và hành động trong Đảng trước những diễn biến phức tạp của tình hình. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn thiếu ý thức, chưa quan tâm việc xây dựng cơ chế, chính sách để trọng dụng người có đức, có tài. 2.3. Giải Pháp Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, tình hình thế giới luôn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định bất trắc. Do
- vậy, Đảng và nhà nước ta cần có những giải pháp cụ thể trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Đó là: Nâng cao bản lĩnh chính trị và trí tuệ của Đảng, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả. Đảng luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn lãnh đạo cách mạng. Kiên quyết đấu tranh những thế lực thù địch chống phá Đảng và nhà nước. Phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Sức mạnh của Đảng là sức mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Do đó, việc phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật của Đảng. Thực hiện nghiêm túc, thành nề nếp chế độ tự phê bình và phê bình. Mọi biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật, gây chia rẽ, bè phái làm suy yếu khối đại đoàn kết thống nhất của Đảng phải được xử lý kỷ luật nghiêm minh; luôn đảm bảo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Phải tăng cường xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở đảng thực sự. Tổ chức cơ sở đảng là cầu nối Đảng với quần chúng, nơi trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chấn chỉnh, củng cố các cơ sở yếu kém, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ cơ sở, chú ý bố trí đúng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Phát huy vai trò của mỗi tổ chức cơ sở đảng trong tổ chức, quy tụ sức mạnh của quần chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên là một phần tử cấu thành tổ chức Đảng. Do đó, các tổ chức đảng cần quản lý chặt chẽ, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bồi
- dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt cho họ. Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc và đưa cán bộ, đảng viên vào hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra, sàng lọc, kiên quyết, kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người không còn đủ tư cách đảng viên. Tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cần chú ý xác định mục tiêu, phương hướng và nội dung hoạt động từng thời kỳ, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong đổi mới tổ chức và hoạt động. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với đổi mới phong cách hoạt động, lề lối làm việc thực sự dân chủ, thiết thực, nói và làm thống nhất, khắc phục bệnh quan liêu, tuỳ tiện, chủ quan, hình thức. 3. Liên hệ bản thân sinh viên Là sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học thì bản thân em luôn tự ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trước hết là ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, sống, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập để mai sau xây dựng đất nước, luôn hiểu rõ học tập tốt là yêu nước. Ngoài ra, sinh viên cũng cần phải quan tâm đến đời sống chính trịxã hội của địa phương cũng như đất nước, đồng thời thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luôn tin tưởng và đi theo đường lối của Đảng và nhà nước, cũng như vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tránh những suy nghĩ sai lệch của dân về đường lối của Đảng. Luôn thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, cũng như rèn luyện tác phong và lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội đặc biệt là các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà
- nước, phải biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc và lối sống suy đồi đạo đức, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoáđạo đức truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng của bản thân như: tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, những hoạt động mang tính xã hội nhân văn như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên,...
- KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc, mang tính tính khoa học, có giá trị lý luận và thực tiễn lớn. Đồng thời, nó cũng đã khái quát hóa được toàn bộ những vấn đề bức thiết trong đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc. Qua quá trình nghiên cứu về những cuộc giải phóng dân tộc trên toàn thế giới cũng như nghiên cứu qua những luận điểm của chủ nghĩa MácLênin, Người đã phát hiện những quan điểm đúng đắn và sáng tạo ấy: nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng dộc lập của các dân tộc khác. Tư tưởng của Người không theo một khuôn mẫu mà được hình thành và phát triển gắn liền với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đối với dân tộc Việt Nam, thì sự phát triển đó theo phương hướng xã hội chủ nghĩa, với mong muốn của Người là: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Đảng ta đã lấy chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc làm kim chỉ nam cho hành động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không ngừng xây dựng và phát triển đất nước đi đôi với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đảng và nhân dân ta cần phải bình tĩnh, sáng suốt trong phân tích, đánh giá bản chất vấn đề Biển Đông trên các khía cạnh địa chính trị và chủ quyền quốc gia, đánh giá bản chất mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc, để có những đối sách hợp lý bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và xây dựng một
- mối quan hệ đúng đắn giữa hai quốc gia quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa lý luận chính trị, Tài liệu học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trang 8386, Học viện Ngân hàng, năm 2021. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, trang 5863, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2021. 3. PGS, TS Hoàng Phúc Lâm, Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới, Đảng ủy khối các cơ quan trung ương, http://dukcqtw.dcs.vn/kiendinhmuctieudoclapdantocvachunghia xahoitrongtinhhinhmoiduk15344.aspx 4. Thu Hằng, Những giải pháp hiệu quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương, https://tuyengiao.vn/thoisu/nhunggiaiphaphieuquaxaydungvabao vetoquoctrongtinhhinhmoi84430 5. Phạm Kinh Oanh, Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?, https://luathoangphi.vn/trachnhiemcuabanthantrongsunghiepxay dungvabaovetoquochiennay/
- 6. https://loigiaihay.com/giatrilyluanvathuctiencuatutuongho chiminhvevandedantocvacachmanggiaiphongdantoc c124a20117.html 7. Đức Bình, Nhìn lại 30 năm đổi mới, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, https://skhdt.thuathienhue.gov.vn/?gd=28&cn=56&tc=5072
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
18 p | 6477 | 1825
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
21 p | 5967 | 1512
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên
24 p | 2844 | 759
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
12 p | 4251 | 727
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự vận dụng của Đảng và nhà nước ta về chính sách đối với Việt Kiều yêu nước hiện nay
30 p | 1846 | 621
-
Tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc"
36 p | 4496 | 555
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
14 p | 1796 | 462
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
9 p | 1148 | 299
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
30 p | 983 | 293
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
35 p | 1668 | 171
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
17 p | 2432 | 143
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
43 p | 1445 | 138
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc
34 p | 1532 | 134
-
TIỂU LUẬN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ GẮN KẾT XÂY DỰNG ĐẢNG VỚI CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
89 p | 509 | 98
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920-1930 (Giai đoạn hình thành tư tưởng cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam)
21 p | 997 | 63
-
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
13 p | 1025 | 51
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng
4 p | 229 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn