Tiểu luận: Tư tưởng triết học Việt Nam
lượt xem 103
download
Tiểu luận: Tư tưởng triết học Việt Nam trình bày khái quát chung về mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học trong tiến trình phát triển tư tưởng của dân tộc; nguồn gốc, đối tượng và nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam; đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tư tưởng triết học Việt Nam
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA, TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA DÂN TỘC:......................3 2.3. Những nội dung cơ bản:.................................................................................................................11 2.3.1.Tư tưởng về xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập:........................................11 2.3.2. Tư tưởng yêu nước: ...............................................................................................................12 2.3.3. Tư tưởng thân dân:.................................................................................................................12 2.3.4.Tư tưởng đạo đức: ..................................................................................................................13 2.3.5.Tư tưởng tôn giáo:...................................................................................................................13 2.3.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh:...........................................................................................................15 a. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...........................................15 b. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . 17 CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM:....................................19 3.1. Những tư tưởng khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam:........................................................19 3.2. Một số đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam :.............................................................................20 KẾT LUẬN.......................................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................25 LỜI MỞ ĐẦU Nền văn hoá lâu đời ở Việt Nam đã hình thành,lưu giữ và tiếp thu nhiều tư tưởng phản ánh tiến trình dựng nước, giữ nước và những khả năng sáng tạo của nhiều thế hệ người Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Những tư tưởng ấy rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Chúng trở thành nội dung, đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau như: sử học, văn học, kinh tế học, chính trị học, luật GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 1
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình học, xã hội học, khoa học quân sự, khoa học ngoại giao…trong đó có triết học. Thế nhưng lịch sử triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ mới ra đời cách đây không lâu ở Việt Nam. Bởi vậy, đòi hỏi các nhà lý luận tiếp tục làm rõ những vấn đề liên quan đến lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam – tư tưởng triết học đã từng định hướng sự phát triển, bao quát một cách rộng rãi, chi phối suy nghĩ và hành động của con người Việt Nam trong từng mốc phát triển lịch sử của nó. Đó là các vấn đề như: Ở Việt Nam có triết học hay không? Nguồn gốc hình thành, đối tượng, phạm vi, nội dung, đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam là gì? Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tư tưởng triết học Việt Nam Những nội dung cơ bản và nét đặc trưng của nó ” làm đề tài tiểu luận của mình. PHẦN NỘI DUNG GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 2
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA, TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA DÂN TỘC: Văn hoá là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hoá của một dân tộc. Xét trên nhiều khía cạnh, triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, song nó chính là chất liệu của các hệ thống triết học bác học.Có thể khẳng định rằng văn hoá, các triết lý và các hệ thống triết học chính là ba tầng bậc khác nhau của văn hoá theo nghĩa rộng. Các thành tố văn hoá trong hệ thống chỉnh thể bao hàm và gắn kết lẫn nhau tạo nên những cái chung, những triết lý mang tính thế giới quan, trong đó tích trữ những kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được. Chúng không phải là những phạm trù triết học dù chúng phản ánh hiện thực, thể hiện thành những quy tắc, chuẩn mực của hoạt động, thành những triết lý, thành các cái chung văn hoá. Các triết lý có thể hoạt động và phát triển cả ở bên ngoài các hệ thống triết học, nhưng chúng lại vốn có trong các nền văn hoá mà ở đó, chưa có những hình thức phát triển của các hệ thống triết học. Trong các triết lý mang tính thế giới quan có thể có những phương án sống và hoạt động riêng, đặc trưng cho những kiểu văn hoá khác nhau và ăn sâu trong ý thức con người. Đồng thời chúng cũng gắn liền với những nội dung, phương thức, chương trình hành động của quá khứ lẫn tương lai, thể hiện những đặc điểm của phương thức giao tiếp và hoạt động của con người, của việc bảo tồn, chuyển tải kinh nghiệm xã hội và thang bậc giá trị. Chúng mang đặc trưng dân tộc và chủng tộc trong mỗi nền văn hoá, xác định đặc điểm của các nền văn hoá khác nhau. Ý nghĩa của những triết lý trong văn hoá sẽ được các cá nhân nhận thức và chúng sẽ xác định tầm quan niệm về thế giới, hành động và cách xử thế GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 3
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình của các cá nhân. Ý nghĩa của những triết lý ở tầm nhóm và cá nhân sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của họ. Trong mỗi một nền văn hoá dân tộc bao giờ cũng bao hàm những triết lý về con người, cuộc sống, xã hội và thế giới nói chung. Nhưng đó chưa phải là hệ thống triết học. Những cái chung, những triết lý đó có thể rời rạc, tản mạn, không liên kết chặt chẽ, lôgíc được với nhau, mặc dù chúng có thể là những triết lý sâu sắc. Chúng thể hiện sự suy tư, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ trong đời sống. Chúng có thể được thể hiện bằng ca dao, tục ngữ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, cách hành xử trong cuộc đời. Đối với người Việt Nam, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” từ lâu đã là một triết lý sống, một cách hành xử trong quan hệ giữa người với người. Nhưng đó chưa phải là triết học, càng chưa phải là một hệ thống triết học. Khác với các hệ thống triết học bác học do các nhà tư tưởng, các nhà khoa học hoàn toàn xác định tạo ra, các triết lý, thường là vô danh, xuất hiện và tồn tại trong các hình thức khác nhau: ca dao, tục ngữ, trong cuộc sống thường ngày, trong kiến trúc, v.v.. Không thể xác định được chính xác thời gian ra đời của một cái chung, một triết lý cụ thể nào đó. Nhưng có thể xác định được tác giả và thời gian xuất hiện của một hệ thống triết học cụ thể. Những triết lý, những cái chung phong phú và đa dạng đó tồn tại lâu đời trong cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc, nhưng chúng chỉ có thể tồn tại bên cạnh nhau, phản ánh các mặt, các quá trình cụ thể của đời sống xã hội mà không thể tạo thành một hệ thống triết học có kết cấu lôgíc bên trong, như một lý thuyết hay hệ thống lí luận triết học. Chúng không thể có tính khái quát cao và tính hệ thống chặt chẽ như các hệ thống triết học bác học. Các triết lý đó nằm ngay trong văn hoá dân tộc, chúng không tách rời mà gắn chặt với văn hoá theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp, trong cả văn hoá vật GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 4
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình chất lẫn văn hoá tinh thần. Chúng hoà vào văn hoá dân tộc và là một yếu tố cấu thành căn bản có ý nghĩa quyết định chiều sâu của văn hoá dân tộc. Ở một góc độ nhất định, có thể nói, các triết lý ấy chính là lớp trầm tích cô đọng của văn hoá dân tộc. Tuy không phải là toàn bộ nền văn hoá, nhưng chúng là yếu tố cốt lõi tạo nên chất lượng của nền văn hoá, làm cho văn hoá phong phú và sâu sắc hơn. Chính vì vậy, các triết lý là bộ phận cấu thành cốt lõi và quan trọng của văn hoá. Hơn nữa, trong mỗi nền văn hoá dân tộc, các triết lý thường gần gũi, gắn bó trực tiếp với đời sống thường ngày của con người, nó được truyền tải thông qua giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình; được con người tiếp thu qua kinh nghiệm, học hỏi ở bạn bè… Mặt khác, các triết lý mới đạt tầm kinh nghiệm chứ chưa phải ở tầm trình độ lý luận. Do vậy, chúng dễ hiểu, dễ vận dụng, sát hợp với tâm thức, bản sắc, tính cách của cộng đồng và dễ đi sâu vào con người, dễ tiếp thu và định hướng hoạt động, giao tiếp của con người nhẹ nhàng hơn so với các nguyên lý lý luận. Văn hoá dân tộc là môi trường sống, nguồn nuôi dưỡng các hệ thống triết học bác học. Các hệ thống triết học bác học là sản phẩm trước hết của nền văn hoá dân tộc, chúng được tích tụ, chưng cất và thăng hoa qua tài năng nhận thức, suy tư và bản lĩnh của các triết gia. Không chỉ chất liệu của các hệ thống triết học bác học được tích tụ và trầm lắng, tinh luyện từ văn hoá mà cả năng lực nhận thức, suy tư và bản lĩnh cùng những phẩm chất khác của các triết gia sáng tạo nên các hệ thống triết học bác học cũng đều được nẩy mầm, nuôi dưỡng trong nền văn hoá dân tộc. Như vậy, văn hóa, triết lý và triết học của mỗi dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành tư tưởng đặc trưng cho dân tộc đó. Vấn đề đặt ra đối với nước ta là: Việt Nam có một nền văn hoá rất lâu đời, một nền triết lý (chủ GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 5
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình yếu là triết lý dân gian) rất sâu sắc và đặc sắc. Vậy, nước ta có tư tưởng triết học hay không? Trả lời câu hỏi đó về cơ bản có hai quan điểm khác nhau: Thứ nhất, Việt Nam không có triết học. Ở quan điểm này, các nhà lý luận cho rằng, Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, người Việt Nam chỉ biết tiếp thu, sao chép những tư tưởng từ bên ngoài và sử dụng cho phù hợp với thực tế đất nước, chứ không có sáng tạo gì thêm. Thứ hai, Việt Nam có triết học. Tôi đồng ý với quan điểm này. Mặc dù ở Việt Nam không có các triết gia lỗi lạc, không có các trường phái triết học tiêu biểu. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật, duy tâm, khả tri, bất khả tri hay biện chứng và siêu hình… cũng chưa được đặt ra một cách rõ ràng và sáng tỏ. Song, khi đặt vấn đề rằng phải có các triết gia, phải đưa ra và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học… . mới xét tới một dân tộc nào đó có triết học hay không, thì e rằng đó là cách xem xét không biện chứng. Bởi vì, khi xét nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội về sự ra đời của triết học, cũng như xem xét các chức năng cơ bản của triết học, như chức năng thế giới quan, chức năng phương pháp luận, chức năng nhân sinh quan của triết học thì Việt Nam hoàn toàn có triết học. Vấn đề đặt ra ở đây là, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của triết học Việt Nam thông qua những hình thức đặc thù như thế nào? Trước khi xuất hiện triết học Mác – Lênin, ở Việt Nam đã có truyền thống văn, sử, tôn giáo bất phân. Bởi vậy, ở Việt Nam không có triết học với tư cách GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 6
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình là một bộ môn khoa học độc lập hiểu theo nghĩa hiện đại, mà chỉ có những tư tưởng hay học thuyết triết học nằm trong các cuốn sách về văn, sử hay tôn giáo. Nếu xét ở góc độ những vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của triết học hiện nay thì quả thật ở Việt Nam, khía cạnh này rất mờ nhạt. Nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng, dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong đó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền triết học và văn minh lớn lân cận. Sự nghiên cứu tư tưởng dân tộc khiến việc khẳng định Việt Nam có tư tưởng triết học dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng cũng cho rằng, chúng ta không chỉ có những tư tưởng triết học, mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó. CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM: 2.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng triết học Việt Nam: Như chúng ta đã biết, triết học ra đời với hai nguồn gốc: nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 2.1.1. Về nguồn gốc nhận thức: Triết học với tiêu chí như là một hệ thống những tri thức chung nhất của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt tới một giới hạn nhất định. Đó là ở trình độ nhận thức lý luận. Điều đó cũng có nghĩa là khi ngôn ngữ đã phát triển tới giai đoạn có chữ viết. Ở Việt Nam, theo các nhà khoa học, cách nay bốn nghìn năm, vào thời kỳ Tiền Đông Sơn, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, mà trước hết GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 7
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình là hoạt động sản xuất, nhận thức của cư dân người Việt đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng. Những nhận thức này được biểu hiện thông qua kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá và bằng kim loại. "Do đó, chúng ta phải đánh giá cao hoạt động tư duy trừu tượng của cư dân Tiền Đông Sơn, mà trong một chừng mực nào đó, có thể gọi là tư duy khoa học của họ. Chính thứ tư duy chính xác đó được phát triển nhờ hoạt động sản xuất, nhưng nó lại có tác động ngược lại một cách tích cực với kỹ thuật sản xuất". Theo suy đoán, từ thời kỳ Đông Sơn về sau, đã hình thành các huyền thoại, hơn nữa có quan điểm còn cho rằng thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện một hệ thống thần thoại khá ổn định. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, nền sản xuất nước ta cho t ới nay v ẫn là một nền sản xuất nhỏ, có nguồn gốc xa xưa từ chế độ công xã nông thôn kéo dài hàng ngàn năm và sự ảnh hưởng tiêu cực của nó tới nhận thức của dân tộc ta là không nhỏ. Những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thói quen cục bộ, địa phương, tư tưởng đẳng cấp, địa vị, vô chính phủ, mê tín dị đoan cùng những phong tục, tập quán lạc hậu khác chính là vật cản đối với nhận thức lý luận. Đúng như C.Mác đã chỉ rõ: "Những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử”. 2.1.2. Về nguồn gốc xã hội Gắn liền với nguồn gốc nhận thức là nguồn gốc xã hội. Triết học chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp, cũng như có sự xuất hiện đội ngũ trí thức. Tuy nhiên, với quan điểm lịch sử cụ thể, nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam lại có những nét đặc thù của nó. Quá trình ra đời của triết học Việt Nam không gắn với sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp ở trong nước một cách rõ nét, mà chủ yếu là gắn với công cuộc chống ngoại xâm để giành và giữ độc lập dân tộc. GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 8
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Thời kỳ Bắc thuộc bắt đầu bằng sự xâm lược của nhà Hán năm 110 trước công nguyên cho tới khi Ngô Quyền giành được độc lập vào năm 939. Trong thời gian này, kẻ thù đã tìm mọi cách để Hán hoá dân tộc ta, về tư tưởng là truyền bá Nho giáo. Những âm mưu thâm độc này đều bị nhân dân ta kiên quyết chống lại để bảo vệ nền văn hiến của mình. Cùng với Nho giáo còn có Phật giáo và Đạo giáo cũng được truyền vào nước ta. Sự tương tác của tam giáo này trên cơ sở những tư tưởng 'triết học của dân tộc Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn quật cường của đất nước, đã từng bước tạo nên tư tưởng triết học Việt Nam. "Cái quý giá” trong di sản ấy là trình độ nhận thức vững chắc về tự nhiên và xã hội, về cuộc sống đấu tranh chống thiên tai địch hoạ và mỗi tâm lý có bản sắc riêng thể hiện trong phong tục, nếp sống và sự ứng xử giữa mọi người. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc và lật đổ ách thống trị của ngoại bang nhất giải phóng dân tộc như một ngọn lửa cháy trong di sản ấy". Thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập thịnh vượng (thế kỷ X đến thế kỷ XV) là thời kỳ mà dân tộc ta đã giành được độc lập, tự chủ bằng xương máu của mình. Những thắng lợi vĩ đại của công cuộc dựng nước và giữ nước ấy được phản ánh sinh động và rực rỡ trong đời sống ý thức của dân tộc, trong đó tư tưởng triết học về dân, về con người, về dân tộc… hay nói chung hơn, những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò là trung tâm của nó và xuyên suốt về sau. Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc và đỉnh cao của sự phát triển ấy được toả sáng rực rỡ trong tư tưởng triết học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Chính những tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam chỉ đạo hệ thống những luận điểm cách mạng nổi tiếng của Người. Nó quyết định tính đúng đắn của đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam do Hồ GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 9
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Như vậy, xét về nguồn gốc ra đời, triết học Việt Nam hoàn toàn có cơ sở nhận thức và xã hội của nó. Việc tiếp tục tìm hiểu khái quát để làm rõ những nội dung phong phú, sâu sắc, trong tính chỉnh thể của nó, thiết nghĩ, đó là trách nhiệm cấp bách của các nhà lý luận. 2.2. Đối tượng của tư tưởng triết học Việt Nam Giới nghiên cứu đều thấy rằng, triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. C òn triết học phương Đông thường gắn với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị xã hội, đạo đức (Trung Quốc), những tư tưởng triết học Việt Nam th ì gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nói Việt Nam có tư tưởng triết học vì Việt Nam được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ngoài ra còn dựa tr ên một số căn cứ sau: Thứ nhất, Việt Nam có một khả năng tư duy khái quát phát triển rất sớm, biết rút ra những cái chung từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên, x ã hội và con người, nghĩa là biết tìm ra quy luật chung. Thêm nữa, Việt Nam biết lấy qu á khứ để soi vào hiện tại, căn cứ vào hiện tại để định hướng cho tương lai; biết xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động phát triển... Thứ hai, Việt Nam có nhiều chiến công oanh liệt trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, sau mỗi chiến công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lý luận. Chẳng hạn, tổng kết từ thời đại nọ sang thời đại kia, tổng kết từ thời loạn lạc, chiến tranh sang hoà bình, tổng kết sau khi khắc phục những thiên tai... Đó là những khái quát ít nhiều có tính triết học. Thứ ba, Việt Nam có sự giao lưu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa thế giới: tiếp biến với nền văn hóa vĩ đại của Trung Hoa khi phong kiến phương Bắc vào GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 10
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình xâm chiếm Việt Nam; tiếp biến với văn hóa Ấn Độ đồ sộ một phần do đạo Phật từ Ấn Độ du nhập sang, hoặc tiếp nhận đạo Kitô giáo qua cuộc xâm lược của thực dân phương Tây. Những tư tưởng triết học trên đây đó được Việt Nam tiếp nhận một cách có chọn lọc, sau đó bản địa hóa. Như vậy, đối tượng của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là: Nghiên cứu sự phát triển tư tưởng triết học bản địa qua hoạt động sống của con người: sản xuất, đấu tranh xã hội, đấu tranh với tự nhiên. Nghiên cứu quá trình nội địa hóa những tư tưởng triết học bên ngoài qua sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông. 2.3. Những nội dung cơ bản: 2.3.1.Tư tưởng về xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập: Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Thể hiện sự nhận thức chính trị căn bản và sâu sắc. Lý Công Uẩn gắn việc dời đô với việc dựng nước nhằm củng cố nền độc lập dân tộc. Dời đô nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chứ không phải việc làm tùy tiện của cá nhân. Với chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã khẳng định ý thức, tư tưởng về việc xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của đất nước, chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập. Năm 1054 vua Lý Nhân Tông cho đổi tên nước thành Đại Việt, điều đó thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức bình đẳng sâu sắc Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: Trong cuộc kháng chiến chống Tống quyết liệt Nguyễn Trãi với bài Cáo Bình Ngô. Lê Thánh Tông với việc ý thức về quốc gia dân tộc là việc cho vẽ bản đồ đất nước Việt Nam. GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 11
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình 2.3.2. Tư tưởng yêu nước: Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm là một nội dung chủ đạo trong đời sống xã hội thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập. Nó được biểu hiện rất rõ trong tinh thần đoàn kết của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược: Đầu tiên, phải kể đến chiến thắng của Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) đánh tan quân xâm lược Tống tại cửa sông Bạch Đằng. Khi nói đến chiến thắng quân xâm lược thời kỳ này không thể không nói tới ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân dân nhà Trần với những chiến thắng đã đi vào vào lịch như Bạch Đằng, Chương Dương, Đông Bộ Đầu… Và một chiến thắng không thể không nói tới trong giai đoạn này đó là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân xâm lược Minh, giành lai độc lập tự do, đưa đất nước ta bươc vào một giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam. Đây là những bằng chứng hùng hồn nói lên tinh thần yêu nước của quân dân Đại Việt, những chiến công chống giặc ngoại xâm oanh liệt khiến cho lòng tự hào dân tộc được bồi đắp, niềm tin vào tương lai của dân tọc được khẳng định, nhận thức mới về sự tồn tại phát triển của đất nước được nâng lên. 2.3.3. Tư tưởng thân dân: Tư tưởng thân dân được hình thành và phát triển là một yếu tố góp phần làm tăng thêm sức mạnh của các triều đại phong kiến Việt Nam. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Ông đã rất chú trọng đến ý dân, lòng dân khi tiến hành các hoạt động chính trị. Để thực hiện việc dời đô ông nói: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân. GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 12
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Các vị vua nhà Trần: tiêu biểu là vua Trần Minh Tông “hết thảy dân sinh đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào ta để cho bốn bể khốn cùng”. Dưới triều Trần những nông nô, nô tỳ có công đánh giặc như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão… đều được đánh giá rất cao và đều trở thành những tướng cầm quân giỏi. Đây là tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc. Nó phản ánh sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam khi lợi ích giai cấp thống trị còn gắn với lợi ích quốc gia dân tộc và không đối kháng gay gắt với lợi ích của dân chúng. Tuy nhiên, tư tưởng này vẫn còn bị hạn chế bởi thế giới quan của giai cấp địa chủ phong kiến, người dân lao động chưa được nhìn nhận và đánh giá đầy đủ, họ chỉ được coi là thứ dân, là dân đen, là bậc tiểu nhân mà thôi. 2.3.4.Tư tưởng đạo đức: Việc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến đòi hỏi phải có ý thức hệ phong kiến trong đó có ý thức đạo đức. Lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng, giai cấp phong kiến đặc biệt đề cao tư tưởng về trung, nghĩa, hiếu, nhân xem đó là những đức tính cơ bản của con người. Và tư tưởng đạo đức ở giai đoạn này trên lập trường tư tưởng Nho giáo đạt đến đỉnh cao ở Nguyễn Trãi. Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Mà ông biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước. Không phải nhà Nho nào thời bấy giờ cũng có lập trường, quan điểm tiến bộ và làm được như ông. 2.3.5.Tư tưởng tôn giáo: Phật giáo: sau gần 10 thế kỷ du nhập vào nước ta đến nay có điều kiện phát triển. Đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của phật giáo Việt Nam, đặc GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 13
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình biệt là dưới triều Lý – Trần, phật giáo đã trở thành quốc giáo. Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng và lớn mạnh trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Các nhà sư đồng thời cũng là những nhà trí thức của xã hội và cũng là những trụ cột của triều đình. Nhưng phật giáo dần mất vị trí của mình trong đời sống xã hội bắt đầu từ cuối thời Trần và nó đã nhường dần vị trí của mình trên vũ đài chính trị cho nho giáo. Song nó vẫn được phát triển trong đời sống của nhân dân, của xã hội , nó vẫn song hành cùng tồn tại với nho giáo và đạo giáo. Nho giáo: Với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, được coi là nguyên tắc, khuôn mẫu soi sáng cho hoạt động quản lý xã hội của các vương triều phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XV. N ho giáo du nhập vào Việt Nam cùng với bước chân của quân xâm lược phương Bắc từ những năm đầu công nguyên, nhưng chính vì nó theo bước chân của quân xâm lược vào nước ta và nó chủ yếu là công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền nên nó đã không thể phát triển mạnh được tại nước ta. Mà mãi đến thế kỷ 10 nó mới bắt đầu được các triều đình phong kiến Việt Nam chú ý phát triển và nó phát triển cực thịnh trở thành quốc giáo của Việt Nam vào thế kỷ 15 dưới thời Lê sơ và đạt được những thành tựu rực rỡ nhất dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. Nho giáo đề cao những qui tắc đạo đức hướng xã hội vào khuôn phép, trật tự phong kiến với phương châm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đạo giáo: Cùng với phật giáo, nho giáo đạo giáo cũng có vị trí khá quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu phật giáo giúp con người rõ lẽ sinh tử, hướng tới tự do tuyệt đối. Nho giáo giúp con người đạt được danh vọng thì đạo giáo đề cao cá nhân, góp phần giải tỏa những bức xúc tâm lý trong con người. Thường lúc trẻ người ta tìm đến nho giáo mong đường công danh, lúc về già hoặc lúc không gặp thời, thất thế người ta tìm đến với đạo giáo sống cảnh an nhàn. Đạo giáo ảnh hưởng khá sâu sắc tới nhiều tầng lớp trong xã hội kể cả những người đã theo phật giáo, đạo giáo. GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 14
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Tư tưởng tôn giáo là một yếu tố tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến, là một thành tố của văn hóa, tư tưởng tôn giáo còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Đại Việt. Nó phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy hào hùng và oanh liệt trong sự nghiệp xây dựng quốc gia độc lập tự chủ 2.3.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh: a. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam. ̣ Thứ nhất: Băng viêc đ ̀ ̣ ặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội ở ̣ Viêt Nam là gì?”, trên c ơ sở tiêp cân chu nghia MacLênin t ́ ̣ ̉ ̃ ́ ừ cac ph ́ ương diên ̣ ̣ ức, văn hoa, xa hôi,.. tuy vao cac đôi t đao đ ́ ̃ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ượng người Viêt Nam khac nhau, cac ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̃ ̣ ̣ goc đô xem xet va muc đich cua môi Hôi nghi khac nhau, mà H ́ ồ Chí Minh đưa ra nhiều định nghĩa về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ những quan điểm cụ thể khác nhau ây c ́ ủa Người về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có thể khái quát những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vao nh ̀ ưng năm 60 cua thê ky XX theo t ̃ ̉ ́ ̉ ư tưởng triêt hoc H ́ ̣ ồ Chí Minh la:̀ Môṭ : Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam là m ̣ ột chế độ chính trị ma ̀ ở đo moi ́ ̣ quyền làm chủ đêu thu ̀ ộc về nhân dân. Hai: Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam là m ̣ ột chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, vơi l ́ ực lượng san xuât tiên tiên hiên đai va khoa h ̉ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ọc ki thuât tiên tiên ̃ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ́ ữu tư nhân vê t hiên đai, dân xoa bo chê đô chiêm h ̀ ̀ ư liêu san xuât đê th ̣ ̉ ́ ̉ ực hiên ̣ ́ ̣ chê đô công hữu đôi v ́ ới tư liêu san xuât. ̣ ̉ ́ Ba: Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam là giai đoan xã h ̣ ̣ ội phát triển cao hơn CNTB về văn hóa, đạo đức. Bôń : Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam m ̣ ơi chi la m ́ ̉ ̀ ột xã hội thực hiên công ̣ bằng hợp lý. GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 15
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Năm: Chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam là công trình t ̣ ập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng đăt d ̣ ưới sự lãnh đạo của Đảng Công san Viêt Nam. ̣ ̉ ̣ Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ây ch ́ ứa đựng trong đó một hệ thống các giá trị đặc thù, mà giá trị trung tâm là con người với các nhu cầu lợi ích của nó. Con người là mục tiêu phát triển. Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là xã hội của con người, vì con người, chế độ xã hội đó mang bản chất dân chủ, nhân đạo trong tiến trình vận động xã hội loài người. Thứ hai, khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?”, Hồ Chí Minh đa xác đ ̃ ịnh nhưng m ̃ ục tiêu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam la:̀ Môṭ : phải xây dựng cho được Nhà nước Viêt Nam la nha n ̣ ̀ ̀ ươc c ́ ủa dân, do dân và vì dân. Hai: phải xây dựng một nền kinh tế công nông nghiệp tiên tiên hi ́ ện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến hiên đai, trên c ̣ ̣ ơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện Ba: phải xây dựng ngay lập tức và đi trước một bước là nền văn hóa mới XHCN ở Viêt Nam. ̣ ̉ ực hiên ngay nguyên tăc “làm tùy s Bôń : phai th ̣ ́ ức hưởng theo lao đông”, ̣ đông th ̀ ơi thi ̀ ết lập quỹ phúc lợi công cộng để điều tiết thu nhập cho toàn dân. ̉ ấy của dân, tài dân, sức dân mà lam l Năm: phai l ̀ ợi cho dân. Thứ ba, khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Hồ Chí Minh đông th ̀ ơi đã ch ̀ ỉ ra cac đ ́ ộng lực phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam la:̀ Môṭ : Động lực hiểu theo nghia rông trong t ̃ ̣ ư tưởng Hô Chi Minh là s ̀ ́ ử dụng đồng bộ các đòn bẩy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. kich thich tinh tich ́ ́ ́ ́ GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 16
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình cực cua ng ̉ ươi lao đông. ̀ ̣ Ở nghia rông, Ng ̃ ̣ ươi nhân manh hai nôi dung: tinh đông ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ bô trong sử dung cac đon bây va trinh đô, năng l ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ực cua đôi ngu can bô quan ly ̉ ̣ ̃ ́ ̣ ̉ ́ trong sử dung đon bây. ̣ ̀ ̉ Hai: Động lực hiểu theo nghĩa hẹp trong tư tưởng Hô Chi Minh là vân đê ̀ ́ ́ ̀ con người. Đông l ̣ ực con ngươi v ̀ ơi t ́ ư cach la con ng ́ ̀ ươi công đông, Ng ̀ ̣ ̀ ười nhân ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ manh đo la Đai đoan kêt toan dân tôc. Đông l ̀ ́ ̀ ực con ngươi v ̀ ơi t ́ ư cach la con ́ ̀ ngươi ca nhân, Ng ̀ ́ ười khăng đinh đo la con ng ̉ ̣ ́ ̀ ười mới XHCN. b. Tư tưởng triêt hoc H ́ ̣ ồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Thứ nhât: Nêu điên đat nh ́ ̃ ̣ ư Mac, Ăngghen va Lênin vê th ́ ̀ ̀ ời ky qua đô lên ̀ ́ ̣ ̃ ̉ ̣ CNXH, thi Hô Chi Minh đa chi ra: Viêt Nam t ̀ ̀ ́ ừ một nước nông nghiệp lạc hậu, ̣ ̣ ́ ến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát thuôc đia va phong kiên ti ̀ triển tư bản chủ nghĩa. Ngươi khăng đinh tinh chât cua no la cu ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̉ ́ ̀ ộc đấu tranh một mất một còn giưa CNXH va CNTB ̃ ̀ ở Viêt Nam. ̣ Tư tưởng nay v ̀ ơi th ́ ực tiên đ ̃ ưa miên Băc lên CNXH, H ̀ ́ ồ Chí Minh không ̉ ̀ ̃ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ chi trung thanh, ma đa vân dung sang tao va phat triên chu nghia MacLênin trong ̀ ́ ̀ ́ ̃ ́ ̣ ̣ điêu kiên Viêt Nam, làm cho lý lu ̀ ận quá độ gián tiếp lên CNXH theo hình thức thứ hai của Lênin đâu tiên tr ̀ ở thành hiện thực. Thứ hai: Trong điêu kiên giao điêu, ng ̀ ̣ ́ ̀ ười ta đa quên l ̃ ời day cua Lênin ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ợp vơi t “Không co CNXH giông nhau cho moi dân tôc, chi co CNXH phu h ́ ́ ́ ưng ̀ ̣ ́ ̉ ́ ới phai tuân thu môt “mô hinh CNXH”, H dân tôc”, băt ca thê gi ̉ ̉ ̣ ̀ ồ Chí Minh quan ̣ niêm ch ủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm lịch sử cụ thể khác nhau nên phương thức, biện pháp, bước đi cách làm khác nhau. Người nhắc nhở, việc học tập những kinh nghiệm n ước ngoài là rất cần thiết. Nhưng Ngươi cung nhân manh: “Ta không th ̀ ̃ ́ ̣ ể không thể ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ giông Liên Xô, vi Liên Xô co phong tuc tâp quan khac, co lich s ử đia ly khac” . ̣ ́ ́ ́ ̣ Làm khac, thâm chi lam trái v ́ ̀ ới Liên Xô, ta vân là macxit. ̃ GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 17
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình Tư tưởng nay va th ̀ ̀ ực tiên cach mang Viêt Nam cua Ng ̃ ́ ̣ ̣ ̉ ươi, ch ̀ ưng minh s ́ ự ̣ ̉ ư duy đôc lâp, t đung đăn, khoa hoc cua t ́ ́ ̣ ̣ ự chu, sang tao va đôi m ̉ ́ ̣ ̀ ̉ ới cua Ng ̉ ười. Thứ ba: Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở phương Đông chủ trương xây dựng CNXH vơi nên kinh tê nhiêu thanh phân. ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ Thứ tư: Hồ Chí Minh là người đâu tiên trên thê gi ̀ ́ ới chủ trương chia nhỏ thời kỳ quá độ lên CNXH thành nhiều bước đi. Theo Ngươi, quy mô, trinh đô, ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ̃ ươc đi phai tuy thuôc vao thanh t tôc đô cua môi b ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̀ ựu cua qua trinh CNH, HĐH đât ̉ ́ ̀ ́ nươc ́ ở môi th ̃ ơi ky. ̀ ̀ Thứ năm: Xuât phat t ́ ́ ừ trinh đô rât thâp cua Viêt Nam, ma Ng ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ươi đa chi ra ̀ ̃ ̉ ̣ tâm quan trong to l ̀ ơn cua quyêt tâm dân tôc khi th ́ ̉ ́ ̣ ực hiên muc tiêu CNXH. Ng ̣ ̣ ươì tưng day, lam CNXH ̀ ̣ ̀ ở Viêt Nam thi “muc tiêu la môt, biên phap phai m ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ươi va ̀ ̀ ̉ quyêt tâm phai hai m ́ ươi”. Thứ saú : Theo Hồ chí Minh muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở ̣ Viêt Nam ph ải đảm bảo 4 nguyên tắc: Một: Phải đảm bảo một cách tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai: Phải nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước đối với toàn xã hội. Ba: Phải mở rộng và tăng cường hoạt động chủ động và tích cực co hiêu qua ́ ̣ ̉ của các tổ chức chính trị quần chúng. Bốn: Phải đào tạo đu đ ̉ ội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lịch sử. Tư tưởng triêt hoc H ́ ̣ ồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua tư bản chu nghia ̉ ̃ ở Việt Nam trên đây, là sản phẩm của sự kêt tinh nh ́ ưng giá tr ̃ ị truyên th ̀ ống tốt đẹp của Việt Nam vơí tinh hoa văn hóa của nhân loại trên cơ sở nên t ̀ ảng của chủ nghĩa MácLênin, là GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 18
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình sự phat triên chu nghia MacLênin băng tri tuê uyên thâm vê nhiêu linh v ́ ̉ ̉ ̃ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̃ ực cuả ̣ Hô Chi Minh trong điêu kiên m ̀ ́ ̀ ới. CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM: 3.1. Những tư tưởng khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam: Có quan điểm cho rằng tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc. Theo họ, dân tộc Việt Nam có tính thực dụng cao, chỉ biết tiếp thu, chế biến các hệ thống tư tưởng, tôn giáo cho phù hợp với mình, chứ không có sự sáng tạo. Đó là sự thực của lịch sử tư tưởng chính thống Đại Việt . Rồi ngay cả tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng nhẹ nhàng mà không sâu. Rằng, người Việt đại thể là thông minh, nhưng không mấy ai có trí tuệ lỗi lạc phi thường, có chăng thì chỉ giàu khả năng nghệ thuật hơn khoa học, giàu trực giác hơn luận lý, óc sáng tạo ít, nhưng bắt chước, thích ứng, dung hòa thì tài , v.v.. Tựu trung lại, quan điểm này phủ nhận tư tưởng triết học bản địa. Quan điểm khác cho rằng, ở Việt Nam chỉ có lịch sử tư tưởng nói chung, chứ không có lịch sử tư tưởng triết học. Nếu có tư tưởng triết học th ì chỉ là những triết lý, chứ không gọi là tư tưởng triết học. Xu hướng này tuyệt đối hóa tính hệ thống của triết học. Trên thực tế, nhiều nhà tư tưởng của thế giới cổ đại cũng chỉ đưa ra các câu châm ngôn, các triết lý nhân sinh, khái quát một số hiện tượng nào đó của tự nhiên chứ không phải ai cũng xây dựng được các hệ thống tư tưởng, quan điểm hoàn chỉnh như các nhà triết học nổi danh hàng đầu, tiêu biểu như Platôn, Arítxtốt... Trên thế giới, những quốc gia có nền triết học phát triển thì việc tìm ra những đặc thù của nó là cần thiết. Ngay cả khi nó tồn tại dưới dạng triết học thì cũng phải nói lên sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác, và dân tộc GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 19
- Đề tài: Tư tưởng triết học Việt Nam Học viên: Nguyễn Sơn Bình nào cũng có cái gọi là tư tưởng triết học. Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam là rất cần thiết. 3.2. Một số đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam : Thứ nhất, tư tưởng triết học Việt Nam gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Như chúng ta đã khẳng định, nếu như triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên , triết học Ấn Độ thường gắn với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn với chính trị xã hội, đạo đức thì những tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với c ông cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Do ảnh hưởng của phương thức sản xuất châu Á, nên ở Việt Nam không có sự phát triển của khoa học tự nhiên, không có sự phát triển thương mại (sĩ – nông – công thương), không có tiền đề ra đời của chủ nghĩa tư bản. Điều đó làm cho chế độ phong kiến kéo dài. Cuối cùng, thế giới quan triết học, tư tưởng triết học Việt Nam luụn cú tớnh chất phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề về chính trị, xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh. Phạm trù "nước", xét trên b ình diện triết học, là những cộng đồng người, là dân tộc, quốc gia. Do đó, yêu nước trong tư tưởng triết học chính là ý thức trách nhiệm với giống nòi, với cộng đồng dân tộc được khái quát thành lý luận. Tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tinh thần đoàn kết, tinh thần bảo vệ bờ c õi lãnh thổ, bản sắc văn hoá dân tộc. Nó cũng chính là chiếc lăng kính, bộ lọc để các hệ tư tưởng du nhập tè bên ngoài đi qua. Nghiên cứu đặc điểm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo ở Việt Nam sẽ thấy rõ điều đó. Trong quá trình giao lưu với văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây, tư duy triết học Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh vẫn giữ vai tr ò chủ thể để tiếp biến văn hoá ngoại lai. Chẳng hạn, Phật giáo Ấn Độ có tính vô vi xuất GV: TS.Nguyễn Thị Phượng Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Kinh tế chính trị: Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới VN
43 p | 1171 | 405
-
Tiểu luận - Tư duy biện chứng của Phật giáo ảnh hưởng thế nào đến tư duy con người Việt Nam
10 p | 650 | 306
-
Tiểu luận Triết học: Tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Hoa cổ đại, ảnh hưởng của nó đến tư duy của người Việt Nam
57 p | 1041 | 284
-
Tiểu luận triết học: Tư tưởng triết học phật giáo và sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam
30 p | 417 | 127
-
Bài tiểu luận: Triết học phật giáo và ảnh hưởng tư tưởng của nó tới đời sống tâm lý con người Việt Nam
24 p | 848 | 113
-
Đề tài: " MỘT SỐ TƯ TƯỞNG VÀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY "
12 p | 329 | 73
-
TIỂU LUẬN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
45 p | 256 | 57
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
17 p | 219 | 53
-
Tiểu luận: Tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Hoa cổ đại ảnh hưởng của nó đến tư duy của người Việt Nam
41 p | 398 | 51
-
Chủ đề "Một vài suy nghĩ về tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá dân tộc”
18 p | 134 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay
126 p | 49 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay
87 p | 79 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
18 p | 121 | 19
-
TIỂU LUẬN: TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
139 p | 131 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm “Nam Sơn tùng thoại"
27 p | 54 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị của Lê Quý Đôn và Jong Yak Yong
177 p | 35 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Đức Đạt qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại
27 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn