Tình hình sản xuất chuối
lượt xem 16
download
Nội dung của bài báo cáo gồm 3 phần: Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn Việt GAP và tình hình sản xuất chuối tại Vĩnh Phúc. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình sản xuất chuối
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHUỐI 1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Yên Lạc là huyện đồng bằng, phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên là 107,7 km2(Theo điều tra năm 2010), chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc. Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 16 xã. Phía Bắc, Yên Lạc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Mê Linh (Hà Nội), phía Nam là Sông Hồng. Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý này tạo cho Yên Lạc lợi thế phát triển những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đồng thời phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh nhằm thu hút khách từ thị trường tiêu dùng Hà Nội rộng lớn. Địa hình Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5 độ, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Có một số xã vùng trũng. Nhìn chung, địa hình của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Có 6 xã phía Nam ven Sông Hồng thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, huyện Yên Lạc mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng với những nét đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Một số đặc điểm về khí hậu của huyện (đo tại Trạm Vĩnh Yên ) như sau: + Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24,9oC, trong đó, cao nhất là 29,8oC (tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là 16,6oC (tháng 1). + Độ ẩm trung bình trong năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng 8) là 85%, tháng thấp nhất (tháng 12 ) là 73-74%. + Lượng mưa trung bình hàng năm là 1300-1400mm. trong đó, tập trung vào tháng 8 hàng năm và thấp nhất là tháng 11. Tổng số giờ nắng trong năm: 1000- 1700 giờ Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng cao. Đất đai Yên Lạc đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Bình quân giai đoạn 2005-2010, đất nông nghiệp chiếm 65.38%, đất chưa sử dụng và sử dụng vào mục đích khác chỉ có 687.5 ha, chiếm 6.36% tổng diện tích. Với diện tích nhỏ, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp, khoảng 537m2/người và 1.146 m2/lao động nông nghiệp. Trồng trọt của Yên Lạc khá đa dạng. Các loại cây trồng chính gồm cây lương thực (chủ yếu là lúa, ngô), rau đậu thực phẩm, cây
- công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương), cây ăn quả và một số cây dài ngày khác. Giá trị sản xuất trồng trọt thời kỳ 2006-2010 tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (khoảng 57%). Do vậy, chưa có sự chuyển dịch và thay đổi vị trí mang tính đột phá giữa ngành trồng trọt và các ngành nông nghiệp khác (chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Qui hoạch và đưa vào sản xuất 41 vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung, diện tích 1055.3ha, đã triển khai 36 vùng, diện tích 952ha. Các vùng trồng trọt tập trung chuyên canh như: vùng sản xuất lúa tập trung và luân canh cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) ở các xã vùng giữa, vùng sản xuất rau đậu ở các xã vùng phía Bắc; vùng cây dài ngày (dâu tằm, cây ăn quả) và luân canh rau, đậu ở các xã vùng bãi phía Nam. Trong vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa tập trung tiến hành gieo trồng một số giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt như: TBR-1, HT1, khoai tây Nicolai, đậu tương DT96. Năng suất cây trồng hàng năm đều tăng, năng suất lúa đạt cao nhất từ trước đến nay (lúa 64tạ/ha, ngô 50 tạ/ha). Diện tích trồng cây lương thực giảm nhẹ, song do tăng năng suất, nên sản lượng lúa liên tục tăng và lương thực bình quân đầu người tăng. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt để tăng năng suất đất, hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Lúa là cây lương thực chính của huyện. Tổng diện tích gieo trồng lúa những năm qua giảm nhưng năng suất liên tục tăng (Lúa đạt 64 tạ/ha, Ngô đạt 50 tạ/ha) nên sản lượng lương thực gia tăng. Hầu hết diện tích lúa vụ xuân đã được chuyển sang trà xuân muộn với năng suất cao và ổn định. Giống lúa lai được phổ biến rộng. Tuy nhiên, các giống lúa đang gieo cấy vẫn chủ yếu là giống phổ thông, chất lượng trung bình, giá trị chưa cao. Diện tích lúa phân bố khá đều ở tất cả các xã, song ở các xã vùng giữa có tính ổn định và năng suất cao hơn. Cây ngô được trồng vào vụ đông. Diện tích ngô giảm dần trong mấy năm qua, do dành đất cho các loại cây công nghiệp như đậu tương, lạc. Diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm (đậu tương, lạc) tăng liên tục trong thời kỳ 2006- 2010, tạo điều kiện để tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. Đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng của huyện. Yên Lạc là huyện trồng đậu tương lớn của tỉnh. Diện tích năm 2005 là 1445ha, dự kiến 2010 đạt 2216ha, chiếm khoảng 20% về diện tích và sản lượng đậu tương của toàn tỉnh. Lạc là cây trồng truyền thống của huyện. Diện tích tăng nhanh, từ 342 ha năm 2000 lên gần 432 ha năm 2005 và dự tính đạt 500ha năm 2010. Năng suất lạc liên tục tăng và thuộc loại cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 320 ha năm 2005 lên 528 ha năm 2009, bình quân thời kỳ này tăng 13.3%/năm. Các loại cây ăn quả như cam, quýt, vải, nhãn được đưa vào trồng với mục đích sản xuất hàng hóa nhưng mang tính thử nghiệm, thăm dò nên quy mô nhỏ. Tổng diện tích mới được gần 20 ha.
- 2. Tình hình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn Việt GAP Việt Nam trên cơ sở những quy định chung về P trên thế giới, ở Việt Nam Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn có ban hành quyết định số 84/2008/ Đ- BNN, ngày 28 tháng 7 năm 2008, về Ban hành uy chế ch ng nhận uy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet P) cho rau, quả và chè an toàn từ những quy chế trên nhiều địa phương trong nước đã đạt được ch ng nhận Viet P tại một số vùng ở Việt Nam đã xuất hiện những mô hình trồng chuối theo tiêu chuẩn Việt P như Khuyến ngư (KNKN) huyện U Minh Thượng hỗ trợ, bà con vùng đệm U Minh Thượng đã xây dựng điểm trồng chuối già Nam Mỹ và chuối xiêm theo tiêu chuẩn Viet P trên đất liếp. Trạm KNKN huyện đem về trồng thí điểm ở các nông hộ, diện tích trên 4ha. Tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã xây dựng được 40 ha mô hình thâm canh chuối tiêu hồng theo hướng Viet ap đạt năng suất từ 44,4 đến 47,8 tấn/ha, sản phẩm quả tươi đạt tiêu chuẩn TCCN- VietGap 10-07 và được cấp ch ng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn Viet ap. Các mô hình thâm canh đạt thu nhập từ 222 – 239 triệu đồng/ha, làm tăng hiệu quả kinh tế so với việc trồng hoa màu khác như lạc, đậu và ngô từ 55-70 triệu đồng/ha. Tổ hợp tác sản xuất chuối Tiêu Hồng theo Viet P - xã Hương Nộn mỗi năm cung cấp sản lượng 180 tấn ra thị trường. Cuối năm 2014, anh Thành ở Hưng Yên và bà con địa phương tận dụng 30 hecta đất nông nghiệp để trồng chuối theo mô hình VietGAP. Theo đó, các khâu từ chọn giống đến trồng, chăm sóc và đóng gói đều tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn này. Nhờ ng dụng thành công kỹ thuật chăm sóc, mỗi ngày cơ sở sản xuất chuối của anh Thành xuất khẩu khoảng 20 tấn sang Nga, Hàn uốc, Nhật Bản, Malaysia..., chưa kể thị trường trong nước. Bên cạnh đó tại trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ đã xa dựng được 40 ha mô hình thâm canh chuối tiêu hồng theo hướng Viet ap, đạt năng suất 44,4 đến 47,8 tấn/ha, sản phẩm quả tươi đạt tiêu chuẩn TCCN- VietGap 10-07 và được cấp ch ng nhận theo tiêu chuẩn Viet P. Các mô hình thâm canh chuối đạt thu nhập từ 229-239 triệu đồng/ha,làm tăng hiệu quả kinh tế so với trồng hoa màu khác như lạc, đậu và ngô từ 55-70 triệu đồng/ha. Kết quả thực hiện mô hình góp phần đẩy mạnh phát triển nghề trồng chuối tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, an toàn đối với s c khỏe người tiêu dùng. 3. Tình hình sản xuất chuối tại Vĩnh Phúc Những năm gần đây, tại một số đồng đất bãi ven sông Hồng của tỉnh Vĩnh Phúc, chuối tiêu hồng đang dần trở thành cây trồng đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Và xã Liên Châu, huyện Yên Lạc là một trong những địa phương đó. Trong đó tập trung nhiều nhất ở các thôn Nhật Chiêu 5, Nhật Chiêu 6, và Nhật Chiêu 7. Diện tích này được tăng lên rất nhanh theo từng năm: năm 2006 toàn xã mới chỉ trồng 9,6ha trong đó chủ yếu dùng giống chuối tiêu bản địa và chuối tây; năm 2009 diện tích trồng chuối đã tăng lên 19,6ha với hai giống chuối chủ yếu là chuối tây và chuối tiêu hồng; đến năm 2010 diện tích chuối là 30ha với giống chủ yếu là chuối tiêu hồng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên từ nhiều năm nay, người dân Liên Châu xây dựng vùng chuyên canh cây chuối với hai loại chính là chuối tây và chuối tiêu hồng.. Hiện nay, toàn xã có 84 ha diện tích đất trồng chuối (trong đó, 40% diện tích là giống chuối tây và 60% diện tích là chuối tiêu hồng) phân bố rộng khắp tại 7 thôn. Trong những năm gần đây, cây chuối đã làm thay đổi đời sống của nhiều hộ dân, giúp nhiều hộ nghèo vươn lên trở thành hộ khá giả của địa phương. Trong năm 2016, mặc dù có thời điểm do ảnh hưởng của thiên tai, bão lốc nên diện tích trồng chuối bị thiệt hại đáng kể làm cho sản
- lượng giảm, tuy nhiên, ước tính cả năm 2016, tổng sản lượng chuối của toàn xã vẫn đạt khoảng 2.050 tấn với trị giá trên 15 tỷ đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích chuỗi giá trị bưởi ở Vĩnh Long
23 p | 598 | 176
-
Báo cáo “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
77 p | 485 | 174
-
Báo cáo “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế”
91 p | 428 | 130
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp
160 p | 431 | 110
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO MÔ HÌNH SẢN XUẤT TINH GỌN "
8 p | 129 | 34
-
Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh
198 p | 56 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Liên kết của các thành viên trong chuỗi cung ứng vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
122 p | 74 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"
12 p | 101 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long
77 p | 103 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
116 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
125 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chuỗi giá trị Ba kích tím huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
116 p | 30 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm
108 p | 38 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75
132 p | 31 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm chi phí chuỗi cung ứng sản phẩm tivi và màn hình vi tính của công ty TNHH điện tử Samsung Vina
106 p | 39 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
31 p | 65 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển Tín dụng theo chuỗi giá trị cho sản xuất, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
29 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn