intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính thanh khoản của chứng khoán

Chia sẻ: Bong Bong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

424
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính thanh khoản của chứng khoán Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán Trên thực tế, có những thời điểm nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng chúng chỉ là những con số trên giấy. Muốn bán nhưng không ai mua. Lý do? Vì họ đang sở hữu những cổ phiếu có tính thanh khoản kém.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính thanh khoản của chứng khoán

  1. Tính thanh khoản của chứng khoán Tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán Trên thực tế, có những thời điểm nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng chúng chỉ là những con số trên giấy. Muốn bán nhưng không ai mua. Lý do? Vì họ đang sở hữu những cổ phiếu có tính thanh khoản kém. Vậy tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản của chứng khoán là khái niệm thể hiện khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán Một giá trị của thị trường tập trung là tạo nên tính thanh khoản
  2. cao, hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch và chủ động trước các quyết định mua/bán. Tuy nhiên, có những phiên giao dịch, cột dư mua trống ngay từ đầu phiên, chủ động bán giá sàn nhưng vẫn khó thành công. Đó là điểm lo sợ nhất đối với nhà đầu tư, bởi nắm chứng khoán trong tay, thấy lỗ qua từng ngày và khả năng thanh khoản ngày một thu hẹp. Điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản Thứ nhất, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả làm ăn tốt và thông tin công bố minh bạch, rõ ràng thường có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại. Thứ hai, những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, ví dụ Chỉ thị 03 đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư dù rất muốn mua vào trong thời
  3. điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi không còn nguồn cung tiền từ ngân hàng. Thứ ba, hạn chế về “room” của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải rào cản hết “room” (là khoảng cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước đã niêm yết, hiện là 30% đối với các tổ chức tín dụng và 49% đối với các ngành nghề khác) hoặc gần hết room đối với nhiều cổ phiếu trong tầm ngắm của họ. Thứ tư, tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để mua vào. Thứ năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến người dân phải chi
  4. nhiều hơn cho tiêu dùng, do đó, số tiền đổ vào chứng khoán của họ sẽ ít đi. Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng… có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng. Vì vậy, khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư dứt khoát phải xem xét đến tính thanh khoản của chứng khoán, hay nói cách khác là khả năng bán chứng khoán để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu...có khả năng đổi thành
  5. tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu. Ta có thể lấy một ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải
  6. bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán. Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn và khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính lỏng cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư, thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính lỏng của chứng khoán giao dịch càng cao. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính lỏng chứng khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2