intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh lứa tuổi 13-17 tại một số trường phổ thông năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lứa tuổi 13-17 là lứa tuổi vị thành viên với nhiều thay đổi trong phát triển thể chất và tinh thần. Tình trạng dinh dưỡng tốt và thói quen ăn uống phù hợp giúp cho các em có nền tảng thể lực tốt cho quá trình phát triển sau này. Bài viết trình bày mô tả tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh lứa tuổi 13-17 tại một số trường phổ thông tại 4 tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ năm 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh lứa tuổi 13-17 tại một số trường phổ thông năm 2017

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI 13-17 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂM 2017 Nguyễn Thị Hồng Diễm*, Trần Quỳnh Anh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lứa tuổi 13-17 là lứa tuổi vị thành viên với nhiều thay đổi trong phát triển thể chất và tinh thần. Tình trạng dinh dưỡng tốt và thói quen ăn uống phù hợp giúp cho các em có nền tảng thể lực tốt cho quá trình phát triển sau này. Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh lứa tuổi 13-17 tại một số trường phổ thông tại 4 tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ năm 2017. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Địa điểm nghiên cứu: 4 tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kon Tum, Cần Thơ. Học sinh từ lớp 8-lớp 12 tại 24 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tổng số có 6.407 học sinh đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì là 11,1% (nam 15,6% và nữ 7,1%), tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng là 9,5% (nam 12,5% và nữ 7,0%). Trong 30 ngày qua, tỷ lệ học sinh ăn trái cây ≥1 lần/ngày là 79%. Tỷ lệ học sinh ăn rau ≥1 lần/ngày là 88%. Tỷ lệ học sinh uống nước có ga ≥1 lần/ngày là 29%. Trong 7 ngày qua, tỷ lệ học sinh ăn đồ ăn nhanh >1 lần trong tuần là 21%. Kết luận: Mặc dù phần lớn học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường và thói quen ăn uống phù hợp, còn một tỷ lệ đáng kể suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, tiêu thụ nước ngọt có ga và ăn đồ ăn nhanh thường xuyên. Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cần tiếp tục hướng đến nhóm đối tượng này, nhất là học sinh nam Từ khóa: học sinh tuổi 13-17, dinh dưỡng, thói quen ăn uống ABSTRACT NUTRITION STATUS AND EATING HABIT AMONG SCHOOL STUDENTS AGED 13-17 IN 2017 Nguyen Thi Hong Diem, Tran Quynh Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 174 - 179 Background: School students in the period of adolescent ages from 13-17 are facing with many changes in mental health and physical health. Good nutrition status and eating habit are important factors for healthy development in a later life. Objectives: To describe nutrition status and eating habit among school students aged 13-17 in some schools at four provinces of Hải Phòng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ in 2017. Methods: Applying cross-sectional study design. Study sites: Hải Phòng, Nghệ An, Kon Tum, Cần Thơ. School students grades 8-grades 12 at 24 secondary and high schools. In total 6.407 students have been participated in the survey. Results: The percentage of students with overweight and obese were 11.1% (male 15,6% and female 7.1%), the percentage of students with underweight were 9.5% (male 12.5% and female 7.0%). The percentage of Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế * *Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng-Trường Đại học Y Hà Nội * Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thị Hồng Diễm ĐT: 0905165239 Email: hongdiemmoh@gmail.com 174
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 students eating fruits ≥1 time/day during past 30 days were 9%; eating vegetable were 88%. The percentage of students consuming carbonated soft drinking ≥1 time/day during past 30 days were 29%. The percentage of students consuming fast food ≥1 time/day during past 7 days were 21%. Conclusion: Although majority of participants have good nutrition status and eating habit, there have been significant number of students with bad nutrition status and eating habit including underweight, overweight, obese, consuming carbonated soft drink and fast foods regularly. Nutrition communication program need to be continued for this target population, especially male students. Keywords: school students aged 13-17, nutrition status, eating habits ĐẶT VẤN ĐỀ của học sinh cả trong hiện tại và khi bước sang Các nghiên cứu trên thế giới đều nhấn mạnh tuổi trưởng thành, gồm có các hành vi như thói đến sự cần thiết phải quan tâm đến sức khỏe lứa quen ăn uống, thói quen vệ sinh, sử dụng đồ tuổi vị thành niên. Đây là lứa tuổi phát triển uống có cồn hay chất gây nghiện, bạo lực và bắt mạnh mẽ về thể chất và thường được coi là lứa nạt học đường, hành vi tình dục. Vì thế, các tuổi khỏe mạnh, nhưng ở tuổi này việc hình chương trình can thiệp giáo dục truyền thông thành các hành vi sức khỏe xấu sẽ dẫn đến ảnh cần tập trung vào các hành vi sức khỏe của học hưởng đến sức khỏe sau này, đặc biệt là nguy cơ sinh(3). mắc các bệnh không lây nhiễm. Tình trạng dinh Theo kết quả sức khỏe học sinh trong độ tuổi dưỡng và thói quen ăn uống ở lứa tuổi này là từ 13 đến 17 tuổi năm 2013 tại Việt Nam cho một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thể chất thấy, tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng thể gầy còm của lứa tuổi này. Ở Việt Nam hiện nay, gánh là 16,4%, thừa cân là 6,4%, béo phì là 1,2%; tỉ lệ nặng kép của dinh dưỡng cộng đồng là vừa phải học sinh thường xuyên uống nước uống có ga từ giải quyết với tình trạng suy dinh dưỡng, vừa một đến hơn một lần một ngày là 31,1%. Năm phải kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì đang 2016, một nghiên cứu trên 12.000 học sinh từ 11 - có xu hướng gia tăng(1). 14 tuổi tại 38 trường trung học cơ sở trên địa bàn Nghiên cứu của Heba A (2011)(2) trên 1400 thành phố Hà Nội cho biết có 15,26% học sinh học sinh từ 11-17 tuổi ở Seychelles cho biết có thừa cân và 5,46% học sinh mắc béo phì(4). khoảng 24% học sinh thừa cân không nhận thức Năm 2017 Cục Y tế Dự phòng tiến hành một được mình bị thừa cân và 29% học sinh cân nặng khảo sát về hành vi sức khỏe của học sinh tại 4 bình thường lại cho là mình bị gầy. Nhận thức tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ về cân nặng của học sinh có liên quan chặt chẽ nhằm cung cấp những bằng chứng cập nhật về đến hành vi kiểm soát ăn uống. Một nghiên cứu thực trạng hành vi sức khỏe của học sinh, giúp hệ thống hơn 2.000 bài báo trên toàn cầu nhằm cho việc đưa ra các chính sách ưu tiên trong tìm hiểu tỷ lệ vị thành niên tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe học sinh. Trong khuôn khổ thể chất không đầy đủ (
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kontum, Cần Thơ khai toàn bộ học sinh trong lớp tham gia vào năm 2017. nghiên cứu. ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU: Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn Học sinh tại các trường học được lựa chọn gián tiếp với bộ câu hỏi tự điền khuyết danh, vào nghiên cứu. Lựa chọn chủ đích 4 tỉnh chiều cao và cân nặng của học sinh được đo tham gia vào nghiên cứu là Hải Phòng, Nghệ bằng thước đo chiều cao gắn tường và cân An, Kon Tum, Cần Thơ. Đây là 4 tỉnh nằm ở điện tử. các vùng sinh thái khác nhau của đất nước và Bộ câu hỏi của Điều tra sức khỏe học sinh có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tại mỗi toàn cầu (Global School-related Health Student tỉnh, lựa chọn có chủ đích 01 quận và 02 huyện Survey) tại Việt Nam được sử dụng cho nghiên để có được số liệu của khu vực thành thị và cứu này. Bộ câu hỏi Điều tra sức khỏe học sinh nông thôn trong tỉnh. toàn cầu gồm 80 câu hỏi, trong đó có 05 câu hỏi Tiêu chí chọn quận, huyện về vấn đề ăn uống: tần suất ăn các thực phẩm như hoa quả, rau, uống nước ngọt có ga, ăn đồ Là quận, huyện có điều kiện kinh tế xã hội ăn nhanh. trung bình trong tỉnh, không chọn quận, huyện giàu hay quận, huyện nghèo của tỉnh. Số liệu được thu thập tại lớp học. Học sinh Tại mỗi quận, huyện sẽ lựa chọn 02 trường, 01 của lớp được chọn được đề nghị ở lại lớp sau giờ trường trung học cơ sở và 01 trường trung học học để điền phiếu. Học sinh được giải thích rõ về phổ thông. mục đích của nghiên cứu. Học sinh tham gia nghiên cứu tự nguyện. Nghiên cứu viên có mặt Phương pháp nghiên cứu tại lớp học để giải thích những thắc mắc của học Thiết kế nghiên cứu sinh trong khi điền phiếu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Biến số nghiên cứu Cỡ mẫu Tình trạng dinh dưỡng: tỷ lệ thừa cân, béo Cỡ mẫu ước tính cho 1 tỉnh. Sử dụng công phì, suy dinh dưỡng được đánh giá thông qua thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ trong chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi dành cho trẻ 5 quần thể. - 19 tuổi. Chuẩn dùng để so sánh các chỉ số hiện Cỡ mẫu n tính được = 1.050. Số học sinh điều nay đang dùng là chuẩn tăng trưởng của Tổ tra tại mỗi tỉnh là 1.050 x 1.5 (hệ số chọn mẫu) = chức Y tế thế giới năm 2007. 1.600 học sinh. Học sinh điều tra cho 4 tỉnh là Thói quen ăn uống: Tỷ lệ học sinh có ăn 1.600 x 4 = 6.400 học sinh. Thực tế đã điều tra rau/hoa quả và số lần ăn rau/hoa quả trung trên 6.407 học sinh. bình/ngày trong 30 ngày qua. Tỷ lệ học sinh Chọn mẫu uống nước ngọt có ga và ăn đồ ăn nhanh và số Tại mỗi tỉnh chọn chủ đích 6 trường: 2 lần ăn/uống trung bình trong 30 ngày qua. trường khu vực thành thị và 4 trường khu vực Xử lý và phân tích số liệu nông thôn. Trong 2 trường ở mỗi khu vực có 1 Số liệu được làm sạch, nhập và phân tích trường trung học cơ sở (THCS) và 1 trường bằng phần mềm EPI DATA và STATA. trung học phổ thông (THPT). Tại mỗi trường Các số liệu được trình bày dưới dạng số THCS, chọn học sinh khối 8 và khối 9, mỗi khối lượng, tỷ lệ phần trăm. chọn 3 lớp. Tại mỗi trường THPT, chọn học sinh Test thống kê Chi- bình phương được sử cả ba khối 10, 11 và 12, mỗi khối chọn 2 lớp triển dụng trong phân tích đơn biến. 176
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 KẾT QUẢ 5,9% và béo phì là 1,2%, sự khác biệt này có ý Tổng số đối tượng nghiên cứu là 6.407 học nghĩa thống kê (p
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học cây. Tỷ lệ học sinh nam uống nước ngọt có ga trung học phổ thông thừa cân, béo phì qua một ≥1 lần/ngày cao hơn nữ; Tỷ lệ học sinh nữ ăn khảo sát năm 2016 trên 12000 học sinh ở thành đồ ăn nhanh hơn 1 lần/tuần cao hơn nam, khác phố Hà Nội cho biết tỷ lệ học sinh thừa cân béo biệt có ý nghĩa thống kê. phì là 21,72%. Như vậy tỷ lệ thừa cân béo phì ở BÀN LUẬN học sinh Hà Nội cao gấp đôi so với nghiên cứu của chúng tôi(7). Đây là một điều tra khảo sát hành vi sức khỏe học sinh lứa tuổi vị thành niên quy mô lớn Xem xét tình trạng dinh dưỡng của học sinh triển khai tại 4 tỉnh Hải Phòng, Nghệ An, Kon theo giới, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học Tum, Cần Thơ. Đây là 4 tỉnh nằm ở các vùng sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường ở nữ sinh thái khác nhau của đất nước và có điều kiện cao hơn nam (86% và 72%). Như vậy, học sinh kinh tế xã hội khác nhau. Tổng cộng đã có 12 nam là nhóm có tình trạng dinh dưỡng bất trường trung học cơ sở và 12 trường trung học thường cao hơn nữ, cụ thể tỷ lệ suy dinh dưỡng phổ thông được chọn vào tham gia nghiên cứu ở nam là 12,5% nữ 7%; tỉ lệ học sinh nam thừa với số lượng học sinh tham gia trả lời phiếu lên cân và béo phì là 15,6%, cao gấp đôi học sinh nữ đến hơn 6000 em. Năm 2012 Cục Y tế Dự phòng (tỷ lệ này ở nữ là 7%). Điều tra năm 2012 cũng đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới triển khai cho kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, một điều tra sử dụng Bộ câu hỏi của Điều tra sức béo phì ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ. khỏe học sinh toàn cầu (Global School-related Về thói quen ăn uống, khảo sát thói quen ăn Health Student Survey). Do đó bộ câu hỏi này đã uống trong 30 ngày qua cho thấy tỷ lệ học sinh được chuẩn hóa tiếng Việt và tỷ lệ của cuộc khảo ăn trái cây ≥1 lần/ngày chiếm gần 80%, tỷ lệ học sát này có thể so sánh với điều tra năm 2012(5,6). sinh ăn rau ≥1 lần/ngày chiếm gần 90%. Sự khác Trong tổng số 6.407 học sinh của 24 trường biệt giữa nam và nữ về thói quen ăn trái cây và từ 4 tỉnh tham gia vào nghiên cứu, học sinh nữ ăn rau không có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết chiếm tỷ lệ cao hơn nam (53,9% và 46,06%). Tỷ quả nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ lớn học sinh lệ nữ cao hơn ở cả hai nhóm tuổi: từ 13-15 và có thói quen ăn rau, hoa quả hàng ngày. Mặc dù từ 16-17. tỷ lệ học sinh ăn rau, trái cây dưới 1 lần 1 ngày nằm trong khoảng 10-20%, nhưng tương ứng Kết quả nghiên cứu cho thấy 4/5 số học sinh với con số khoảng 600-1200 học sinh cũng là một (80%) có tình trạng dinh dưỡng bình thường. con số đáng để chúng ta lưu tâm. Các chương Trong số 20% học sinh có tình trạng dinh dưỡng trình tuyên truyền về dinh dưỡng và thói quen bất thường, tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì là ăn uống vẫn cần tiếp tục được triển khai trong 11,1%, suy dinh dưỡng là 9,5%. Tỷ lệ này phản học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. ánh đúng tình trạng “gánh nặng kép” trong cuộc chiến chống lại tình trạng suy dinh dưỡng và Tiêu thụ nước ngọt có ga và ăn đồ ăn nhanh thừa cân, béo phì ở nước ta hiện nay. Tỉ lệ thừa đang là xu hướng thịnh hành trong giới trẻ. Hiện cân và béo phì theo khảo sát của chúng tôi cao nay số lượng các cửa hàng bán đồ ăn nhanh như hơn so với thời điểm điều tra năm 2012, tỉ lệ KFC hay Lotteria đang gia tăng ở nước ta, không thừa cân và béo phì năm 2012 là 5,6%. Như vậy chỉ xuất hiện nhiều ở các thành phố trực thuộc tỷ lệ thừa cân béo phì đã tăng gần gấp đôi sau 5 trung ương mà cả ở các thành phố trực thuộc năm. Đây là một con số đáng báo động. Nguyên tỉnh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhân có thể là do cùng với sự phát triển của kinh học sinh uống nước có ga thường xuyên trong 30 tế, thì đời sống vật chất được nâng cao giúp làm ngày qua (≥1 lần/ngày) là gần 30% (tương đương giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng nhưng chế độ ăn giàu gần 1800 học sinh); tỷ lệ học sinh cho biết đã ăn đường đạm, lối sống tĩnh tại hiện đại làm tăng đồ ăn nhanh trên 1 lần trong 7 tuần qua là nguy cơ mắc thừa cân, béo phì. Tỷ lệ học sinh khoảng 20% (tương đương 1200 học sinh). Tỷ lệ 178
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 tiêu thụ nước ngọt có ga tương đương với tỷ lệ sinh (80%-90%) ăn rau và hoa quả thường được báo cáo trong điều tra năm 2012. xuyên. Có một tỷ lệ nhất định học sinh thường Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong tiêu xuyên uống nước ngọt có ga và ăn đồ ăn nhanh thụ nước ngọt có ga và ăn đồ ăn nhanh. Tỷ lệ (20%-30%). học sinh nam uống nước ngọt có ga ≥1 lần/ngày TÀI LIỆU THAM KHẢO cao hơn nữ; trong khi tỷ lệ học sinh nữ ăn đồ ăn 1. Lưu Phương Dung, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ nhanh hơn 1 lần/tuần cao hơn nam, khác biệt có (2017). Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội, năm 2016. Y học Dự phòng, 27(8):586-591. ý nghĩa thống kê. 2. Heba A, et al (2011). "Is Accurate Perception of Body Image Mặc dù tỷ lệ học sinh uống nước ngọt có ga Associated with Appropriate Weight-Control Behavior among Adolescents of the Seychelles ". Journal of Obesity, pp.8. và ăn đồ ăn nhanh chiếm khoảng 20-30% trong 3. Nguyễn Văn Hiển (2012). "Khoa học hành vi và truyền thông tổng số học sinh được điều tra. Đây cũng là con giáo dục sức khỏe". Sách giáo khoa. số đáng được lưu tâm đối với các bậc cha mẹ, 4. WHO (2003). "Diet, nutrition and the prevention of chronic diseases: report of a Joint WHO/FAO Expert Consultation. các thày cô và ngành y học dự phòng trong WHO Technical Report Series, No. 916". URL: tuyên truyền về dinh dưỡng cho học sinh, nhất https://www.who.int/dietphysicalactivity/publications/trs916/en là ở lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này, các /. 5. Việt Nam GSHS (2013). Global School- based Student Health em có xu hướng thực hiện các hành vi đua theo Survey: Vietnam 2013 Fact Sheet. URL: bạn bè. Ví dụ uống nước có ga và ăn đồ ăn https://extranet.who.int/ncdsmicrodata/index.php/catalog/482. 6. WHO (2018). Healthy diet. URL: nhanh vì thấy nhiều bạn làm như vậy, hoặc ảnh http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs394/en/. hưởng từ phim ảnh nước ngoài. 7. WHO (2015). Guideline: Sugars intake for adults and children. Geneva: World Health Organization. URL: KẾT LUẬN https://www.who.int/nutrition/publications/guidelines/sugars_i Khoảng 20% số học sinh được khảo sát có ntake/en/. tình trạng dinh dưỡng bất thường trong đó 11% là thừa cân béo phì và 9% là suy dinh dưỡng. Tỷ Ngày nhận bài báo: 02/11/2019 lệ thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng ở học Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2019 sinh nam cao hơn học sinh nữ. Đại đa số học Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2