
1
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong khi mối liên hệ giữa PTTC, tích lũy vốn và tăng trưởng
kinh tế là rõ ràng và được rất nhiều nghiên cứu quan tâm, tác
động truyền dẫn CSTT đến nền kinh tế thực thông qua vai trò của
HTTC vẫn còn hạn chế. Toàn cầu hóa tài chính và sự hội nhập
của các thị trường tài chính trên các quốc gia khác nhau đã làm
tăng sự phức tạp trong môi trường mà các cơ quan tiền tệ quốc
gia hoạt động. Việc ra đời những loại tiền tệ mới, công nghệ
thanh toán mới, hay các tài sản tài chính thay thế khiến cho việc
xác định tổng lượng tiền tệ là khó khăn hơn, việc kiểm soát tiền
tệ của NHTW các nước cũng trở thành vấn đề nan giải. PTTC
làm thay đổi cả bên cung và bên cầu tiền tệ của nền kinh tế, khiến
các nhà hoạch định CSTT phải đối mặt với thách thức về khả
năng kiểm soát dòng vốn, quản lý thanh khoản, duy trì ổn định
tỷ giá và tránh các chu kỳ bùng nổ trong thị trường tài sản. Từ
quan điểm CSTT, câu hỏi về cách mà sự PTTC này ảnh hưởng
đến cách các NHTW thực hiện chính sách và cách thức chính
sách đó được truyền dẫn đến nền kinh tế như thế nào là đáng được
nghiên cứu, nhưng có rất ít bằng chứng về những tác động của
PTTC đến hiệu lực của CSTT trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứu cùng chủ đề, tuy nhiên,
họ còn gặp phải một số vấn đề cần được giải quyết. Thứ nhất,
thước đo hiệu lực CSTT chưa khái quát hết được những mục tiêu
của CSTT của các NHTW (Ma & Lin, 2016, Carranza, Galdon-
sanchez & Gomez-biscarri, 2010). Thứ hai, không chú trọng
phân tích các yếu tố tác động đến hiệu lực CSTT (Cecchetti,
Flores-Lagunes & Krause, 2006; Olson & Enders, 2012; Olson,