HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN ĐƯƠNG<br />
<br />
THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP<br />
VÀO NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế<br />
Mã số:<br />
62 34 04 10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
PGS. TS Trịnh Thị Ái Hoa<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br />
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Nguyễn Xuân Đương (2014), "Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp<br />
ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và quản lý, Số 9.<br />
2. Nguyễn Xuân Đương (2014)," Giải pháp tài chính nhằm thu hút đầu tư của<br />
doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh", Tạp chí Kinh tế và quản lý,<br />
Số 10.<br />
<br />
3.Nguyễn Xuân Đương (2015), "Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng<br />
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh", Tạp chí<br />
Kinh tế và quản lý, Số 13.<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Ở nhiều quốc gia, đi cùng với sự phát triển của nông nghiệp là các hình thức tổ<br />
chức sản xuất hiện đại như hình thành doanh nghiệp trong nông nghiệp, thiết lập chuỗi<br />
giá trị, kênh phân phối… Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại với sự gắn kết<br />
chặt chẽ giữa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, có sự liên kết giữa các chủ thể<br />
trong sản xuất nông nghiệp, và phát huy những lợi thế của hình thức quản trị theo mô<br />
hình doanh nghiệp vào nông nghiệp... Đặc biệt có sự xuất hiện của doanh nghiệp trong<br />
hoạt động đầu tư vào tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp là cầu<br />
nối sản xuất nông nghiệp với thị trường.<br />
Việt Nam là nước nông nghiệp với đóng góp bình quân của ngành nông nghiệp<br />
chiếm khoảng 20% GDP của cả nước. Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu<br />
vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được<br />
khoảng 55-60% yêu cầu, vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng trong nông nghiệp, nông<br />
thôn. Vai trò của hình thức tổ chức sản xuất khác như doanh nghiệp trong đầu tư vào<br />
nông nghiệp còn hết sức mờ nhạt. Nói cách khác doanh nghiệp Việt Nam còn ít quan<br />
tâm đầu tư vào nông nghiệp, hoặc đầu tư vào nông nghiệp nhưng với quy mô rất nhỏ.<br />
Đối với tỉnh Bắc Ninh, nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình<br />
tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nói chung và quá trình đẩy<br />
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Nông nghiệp đã<br />
tạo ra khoảng trên 40% GDP và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nông nghiệp có<br />
vị trí chiến lược quan trọng, liên quan đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản của đời<br />
sống đại đa số nhân dân. Tuy vậy, sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp vào nông<br />
nghiệp còn rất hạn chế, trong khi đầu tư của Nhà nước (trung ương và địa phương) bị<br />
giới hạn bởi nguồn vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong đầu tư cho nông<br />
nghiệp không cao. Theo đó, nông nghiệp tỉnh chưa có được sự bứt phá trong phát triển,<br />
tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp của tỉnh chưa được khai thác tối đa cho phát triển<br />
kinh tế địa phương.<br />
Mặc dù Nhà nước Trung ương và chính quyền tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã có<br />
những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư<br />
vào nông nghiệp, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách này vẫn còn xa rời với<br />
nhu cầu thực của doanh nghiệp, vẫn chưa đủ mạnh và thiếu hấp dẫn đối với các doanh<br />
nghiệp. Thực tế đó đòi hỏi chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần có những đột phá trong cơ<br />
chế, chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp địa phương, thực sự kết nối được<br />
doanh nghiệp với kinh tế nông nghiệp, kết nối sản xuất của nông dân với thị trường.<br />
Thực tế đó cũng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, có hệ thống<br />
các cơ chế, chính sách của chính quyền tỉnh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh<br />
nghiệp vào tỉnh Bắc Ninh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương.<br />
Chính từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thu hút đầu tư của doanh nghiệp<br />
vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Về mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư của doanh<br />
nghiệp vào nông nghiệp, thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp<br />
<br />
2<br />
<br />
tỉnh Bắc Ninh, Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút các doanh nghiệp<br />
đầu tư vào nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.<br />
Về nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thực hiện mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ: (1) Hệ thống hóa và làm rõ hơn<br />
cơ sở lý luận, kinh nghiệm về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp; (2)<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ở tỉnh<br />
Bắc Ninh hiện nay; (3) Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích, thu hút các<br />
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông<br />
nghiệp địa phương. Cụ thể, Luận án nghiên cứu các cơ chế, chính sách của chính quyền<br />
cấp tỉnh trong thu thu hút đầu tư và việc chính quyền tỉnh thực hiện các chính sách<br />
chung của Nhà nước trung ương trong việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào<br />
lĩnh vực nông nghiệp nói chung.<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
Về không gian, Luận án nghiên cứu thu hút đầu tư của các loại hình doanh<br />
nghiệp vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.<br />
+ Đối tượng thu hút đầu tư là các doanh nghiêp. Họ là các doanh nghiệp trong<br />
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong Luận án này<br />
được hiểu là tất cả các tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh<br />
nghiêp, Luật Hợp tác xã và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông<br />
nghiệp nhằm mục tiêu lợi nhuận.<br />
Về thời gian, Luận án nghiên cứu việc chính quyền tỉnh thu hút đầu tư của các<br />
loại hình doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 và<br />
các giải pháp được đề xuất hướng đến 2020.<br />
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu<br />
Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài Luận án là nghiên cứu từ 3 nội dung thu<br />
hút đầu tư (xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, xây dựng và thực hiện các chính sách<br />
thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện các hỗ trợ khác) mà chính<br />
quyền tỉnh thực hiện. Các nội dung này được thực hiện nhằm thu hút các đối tượng là<br />
các doanh nghiệp (đã được xác định ở phần phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án).<br />
Mục tiêu thu hút đầu tư của các doanh nghiệp mà chính quyền tỉnh hướng tới là các<br />
mục tiêu trung gian và các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu trung gian của thu hút đầu tư gồm<br />
tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư, khuyến khích đầu tư và kiểm soát<br />
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là sự tăng trưởng và ổn định<br />
đầu tư của doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của địa<br />
phương trong chiến lược phát triển của tỉnh. Các mục tiêu đó được thể hiện ở một số<br />
chỉ tiêu cụ thể như số lượng doanh nghiệp được thu hút, tốc độ thu hút đầu tư của<br />
doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp, quy mô vốn đầu tư của doanh<br />
nghiệp, lĩnh vực được thu hút.<br />
<br />